Chương 2

Sáng hôm sau Nhã Quỳnh đến công ty làm như thường lệ. Cô hiện tại chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường trong ngân hàng nhà mình. Trong khi Nhã Chi được làm trưởng phòng kinh doanh. Vị trí này đối với cô ta mà nói đã cao hơn cô rất nhiều rồi.

– Nhã Quỳnh, đây là cà phê buổi sáng của cô. Tôi để nó ở đây nhé, cô nhớ tranh thủ uống kẻo nguội.

Đây là anh Tùng, anh là đồng nghiệp chung phòng rất tốt với cô. Ai cũng đồn đại anh ta có tình cảm với cô nên đặc biệt đối xử tốt hơn những người khác. Nhưng cô lại thấy điều đó là bình thường. Đồng nghiệp với nhau không quan tâm nhau thì làm sao đoàn kết phát triển được.

– Anh để trên bàn giúp em đi. Em soạn lại một chút văn bản rồi uống sau.

Nghe cô nói vậy anh Tùng không bỏ đi mà tiếp tục tám chuyện.

– Hình như mắt em hôm nay bị thâm quần thì phải. Tối qua em ngủ không ngon à?

– Có sao, em cũng ăn ngủ bình thường mà.

– Ừ, nếu vậy thì chắc do anh nhìn lầm rồi. Mà trưa nay em muốn ăn gì? Để anh giúp em đặt đồ ăn nhé.

– Không cần đâu anh, bây giờ em cũng chưa biết trưa nay mình ăn gì nữa. Anh về chỗ làm việc đi, nếu không mọi người sẽ dị nghị đó.

Tùng luôn như vậy, luôn đối xử và quan tâm cô một cách nhiệt tình nhất. Nhưng lần nào cũng thế, Nhã Quỳnh đều chối từ và không muốn nhận một chút ân huệ gì từ anh.

Mọi người xung quanh đều hay tán thưởng cô. Họ nói cô thật có phước, được sinh ra trong một gia đình giàu có. Ngoài đời lại có rất nhiều kẻ đưa người đón. Mỗi lần nghe qua cô chỉ cười nhẹ cho có lệ. Bởi đâu ai biết lòng cô dù chưa yêu nhưng cũng bị gia đình làm cho héo úa đi từng ngày rồi.

Họ nói cô được ba và dì cưng như trứng. Nhưng thật ra trứng rất dễ vỡ. Họ nói cô sống trong nhung lụa rất hạnh phúc. Nhưng thật ra nhung lụa rất dễ rách. Tất cả những thứ cô có được cũng chỉ là đồ tạm bợ. Hai mẹ con bà Dung sẽ đá đuổi cô ra khỏi nhà khi nào còn chưa biết nữa là.

Buổi trưa cũng đến, cô vừa sắp xếp lại bàn làm việc thì điện thoại bên cạnh cũng reo lên. Nhìn qua số điện thoại trên đó, cô không bắt máy mà đi đến cửa kính nhìn xuống cổng ngân hàng. Đúng là Quốc Đại đang đứng bên dưới chờ cô. Ngày nào anh cũng đến mang cơm cho cô cứ như thể đã là người tình của nhau rồi vậy.

– Quốc Đại.

Nhã Quỳnh từ trong đi ra, nghe tiếng cô gọi Quốc Đại mặt mừng thấy rõ đi lại gần cô.

– Cuối cùng em cũng chịu xuống rồi. Lúc nãy em không nghe điện thoại anh còn tưởng em vì chuyện tối qua mà giận không muốn gặp anh nữa chứ.

Nhã Quỳnh không giận, sao cô phải để tâm tư mình giận dỗi những người ngoài như vậy.

– Tôi không giận anh, nhưng mà anh sau này đừng đến gặp tôi nữa. Anh làm như vậy nhiều người sẽ nghĩ không hay về tôi đấy.

– Sao vậy, sao lại nghĩ không hay. Anh thích em, muốn theo đuổi em thì có gì sai đâu.

– Anh thích tôi, theo đuổi tôi thì không có gì sai. Nhưng cách thức anh làm lại khiến tôi thấy mệt mỏi. Tối qua vì nể tình anh đứng dưới trời lạnh mấy tiếng đồng hồ chờ tôi nên tôi mới đi ăn với anh. Tôi thấy nét mặt anh xanh xao như vậy chắc tối qua đã nhiễm lạnh rồi. Anh về nghĩ ngơi đi, tôi vào trong đây.

Cô không nấn ná thêm mà quay đi. Quốc Đại không cam tâm liền kéo tay cô lại.

– Em sao vậy? Bình thường em không nói gì, sao hôm nay lại lạ vậy?

Cô cũng không biết vì sao, đáng lẽ cô không chút bài xích với anh. Nhưng không hiểu sao những lần gần anh cô lại thấy khó chịu vô cùng. Chắc đây là cảm giác ở gần người mà mình không thích rồi. Sự thật là vậy mà, cô không thích Đại.

Cô gạt tay Đại ra khỏi mình rồi nghiêm giọng nói lại.

– Anh nghĩ tôi chảnh cũng được, kiêu căng cũng được, đừng đi theo tôi nữa là được.

– Nhưng mà Nhã Quỳnh à, em có thể nói cho anh biết tại sao em mãi cũng không chịu thích anh không? Anh còn điều gì chưa làm hài lòng em hay sao?

– Không, đơn giản tôi không thích là không thích. Cảm giác là vậy, trực giác là vậy, lý trí cũng như vậy. Mong anh hãy giữ lại một chút tình bằng hữu giữa hai chúng ta. Còn bây giờ tôi bận rồi, anh cũng về đi.

Lần này cô đi mất Quốc Đại cũng không níu kéo nói thêm bất cứ gì. Anh cúi mặt vài giây buồn bã rồi lên xe trở về nhà. Anh thích cô như vậy, bỏ nhiều tâm tư vì cô như vậy mà mãi vẫn không được báo đáp khiến tâm anh ray rứt không yên. Chẳng lẽ bản thân anh chưa đủ thành ý sao?

Vừa về đến nhà, bà Tuyền nhìn anh hậm hực đi lên lầu. Nét mặt anh lộ rõ hai chữ u uất khiến bà chau mày đi theo anh lên phòng. Đứa con trai này của bà sao lại khổ như vậy, sinh ra đã bệnh tật, từ nhỏ đến lớn được ba mẹ bao bọc kĩ càng. Nhưng lại không gặp được chuyện gì thuận chiều may mắn hết.

– Con trai, con lại làm sao vậy? Tối qua phát bệnh sao không ở nhà nghỉ ngơi mà còn chạy lung tung? Mà có chuyện gì rồi? Sao lại ủ rũ buồn bã vậy con?

Quốc Đại đanh mặt buồn bả. Lát sau nhìn bà Tuyền mới nói.

– Con thất tình rồi, rõ ràng là con rất cố gắng rồi nhưng sao cô ấy một chút cũng không bị con lây động vậy chứ?

– Con nói Nhã Quỳnh đó sao? Nó nói chia tay con à?

Đang bực bội gặp thêm bà Tuyền không hiểu đầu đuôi câu chuyện khiến anh càng nóng giận thêm.

– Không phải, con và cô ấy đã quen nhau đâu mà chia tay. Từ đầu đến cuối chỉ là một mình con đơn phương cô ấy thôi.



– Trời đất, vậy là đôi mắt con bé có vấn đề ở chỗ nào à? Con trai mẹ xuất sắc hoàn hảo ở mọi mặt như vậy mà nó còn không chịu thì nó đòi thế nào nữa. Cái con nhỏ này đúng là không biết thức thời gì hết. Thôi con trai của mẹ ngoan. Cô gái như vậy nếu con cứ cố muốn có thì sau này nó cũng sẽ không dễ phục tùng dưới chân con đâu. Thôi để mẹ tìm cô gái khác đủ yêu cầu hơn nó cho con nhé.

– Chậc, mẹ không hiểu gì hết. Thôi mẹ ra ngoài đi, con muốn trong phòng một mình.

– Sao vậy? Mẹ nói gì sai ý con à? Sao tự nhiên lại nổi nóng với cả mẹ thế này?

– Tóm lại mẹ không hiểu gì hết. Con thích Nhã Quỳnh, ngoại trừ cô ấy ra con không lấy ai đâu.

Bà Tuyền nghe xong liền trố mắc nhìn con.

– Gì vậy, làm gì có chuyện ngoại trừ nó ra con không lấy ai khác chứ? Có phải nó làm con giận đến nỗi mất khôn rồi không?

– Không, con đã nói rồi. Trong chuyện này mẹ không hiểu gì hết nên đừng hỏi con nữa. Con muốn yên tĩnh một mình. Mẹ đi ra ngoài giùm con đi.

Bị anh xua đuổi hai lần, bà Tuyền đã có chút nổi giận. Thiết nghĩa cô gái tên Lưu Nhã Quỳnh kia là ai mà dám làm con trai cưng của bà phải nổi giận với mẹ của nó như vậy chứ. Đúng là chưa vào nhà đã gây ra hoạ. Nếu đã không còn cách giải quyết nào khác thì đành cưới thôi. Không tự nguyện thì ép rồi cũng thành đôi. Chung quy lại thì cũng chỉ cần một cái đám cưới thôi mà. Bà không tin hai bên gia đình đã đồng ý mà đôi trẻ lại phản đối. Còn chuyện ngày hôm nay thì đợi đứa con dâu chưa qua cửa này vào nhà rồi bà tính toán với nó sau vậy. Nghĩ tới nghĩ lui bà lại vỗ vai Quốc Đại rồi nói.

– Con yên tâm đi, nếu con đã thích nó như vậy thì để mẹ cưới nó về cho con.

Quốc Đại hết sức ngạc nhiên nhìn bà. Vì anh có ngủ cũng muốn có được cô. Thế nhưng lại quên mất việc ép cưới cô. Dù sao thế giới này cũng không phải chưa từng có chuyện ép cưới. Mấy vùng núi sơn dã còn có tục bắt vợ thì sao anh lại không thể? Sau này về chung một nhà sớm muộn rồi cũng yêu thôi mà.

– Mẹ nói sẽ cưới cô ấy cho con hả? Liệu có được không?

Bà Tuyền lườm con trai một cái rồi trề môi.

– Hum, sao lại không được? Con nghĩ xem đây là thời buổi gì rồi? Chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng chỉ cần bỏ ra một mớ tiền là được giải quyết hết thôi. Có tiền mua quan còn được huống chi là một cô vợ.

– Nhưng tiền chỉ áp dụng lên người nghèo thôi. Gia đình cô ấy cũng bề thế không kém gì nhà chúng ta.

– Chậc, cái thằng con ngốc này của mẹ biết khi nào mới suy nghĩ trưởng thành lên được đây? Nhà nó có bề có thế, vậy thì chúng ta chi thêm tiền cho đủ thành ý thì kiểu gì nhà bên đó cũng chịu gả thôi. Tóm lại cái chúng ta cần thể hiện là thành ý.

Đúng, bà Tuyền nói đúng. Đối với kẻ nghèo thì dùng tiền là thượng sách. Còn đối với kẻ giàu thì dùng tâm là thượng sách. Tâm ơ đây ý nói là tiền bỏ ra sẽ tính theo cấp số nhân.

– Vậy thì được, nếu cô ấy không muốn tự nguyện thì con cưỡng cầu. Con không tin sau khi thành vợ thành chồng rồi cô ấy cũng không chịu thích con.

Thấy con trai có lại chí khí, bà Tuyền liền cười to rồi gật đầu.

– Đúng, con trai là phải có khí thế như vậy đó. Nếu con có chí lớn mà không có tinh thần thì cũng không thành công đâu biết không con trai?

Quốc Đại hình như vẫn còn canh cánh điều gì đó trong lòng. Vậy nên vừa mới lấy lại tinh thần hào hứng lên chưa được vài giây thì lại xụ mặt.

– Con thì được ba mẹ lo cho đủ chuyện, nay thành gia lập thất cũng cần có mẹ giúp đỡ, con tự thấy mình được nhận quá nhiều phúc đức rồi. Nhưng mà đột nhiên con lại nghĩ đến nó. Mẹ à, con thấy..

– Mẹ cấm con không được nhắc đến nó nữa. Nó là vận xui của con, của cả mẹ nữa. Suốt cuộc đời này mẹ chỉ cần có một mình con là đủ rồi. Thôi, chuyện này cứ tính như vậy đi. Mẹ đi ra ngoài đây, con nghỉ ngơi đi nha.

Lúc nào cũng vậy, cứ mỗi lần nhắc đến chuyện này là bà Tuyền lại tìm cớ rời đi. Quốc Đại bất giác nhìn lên bức ảnh được chụp chung hiếm hoi cùng với một người đàn ông trạc tuổi trên tủ đầu giường mà thầm buồn bã, xót thương. Thật ra đây cũng không phải chụp chung mà là ảnh ghép. Là anh đã lấy ảnh của người đó rồi ghép vào hình mình để ra được tấm hình đôi này.

– Em trai, một ngày nào đó anh sẽ mang em về đoàn tụ với gia đình chúng ta.

Nhã Chi đi làm cũng rất được lòng người. Là một trưởng phòng mà, đương nhiên sẽ có người mến cũng sẽ có người ghét. Như giờ nghỉ trưa hôm nay ngoài nhà ăn, Nhã Chi đang ngồi ăn trưa thì bị một cấp dưới của mình cố ý làm đổ lon nước lên người. Chắc buổi làm việc sáng nay Nhã Chi đã la mắng gì cô ta nên mới bị cô ta làm vậy cho bỏ ghét.

– Này cô bị đuôi hay mắt để trên đỉnh đầu mà làm ra chuyện này? À, hay là lúc nãy cô bị tôi nói mà không phục nên mới cố tình kiếm chuyện hả?

Cô nhân viên có vẻ đã bất mãn muốn làm một vố để nghĩ việc nên cũng không sợ gì Nhã Chi. Ngược lại còn dằn mâm xán chén, nghênh ngang mặt mày.

– Tôi cố tình đó thì sao? Đừng nghĩ mình là thiên kim tiểu thơ rồi muốn lộng hành thế nào thì lộng hành. Rõ ràng báo cáo đó cô đã giao cho thân tín của cô đi làm. Sau đó cô ta làm không tốt liền bắt tôi đi sửa. Cô cho thân tính mình thời gian 1 tuần để làm ra nó. Vậy mà cho tôi 1 ngày để sửa lại cái mớ bồng bông kia. Đây rõ ràng là hϊếp người quá đáng lại không chịu nói lý lẽ. Bây giờ cô muốn sao? Muốn gây hấn đúng không?

Nhã Chi mặc dù tâm địa không tốt nhưng vẫn biết chừng mực. Nhất là vẫn biết mình đang làm việc cho công ty nhà nên cũng biết thế nào là đúng, là đủ.

– Cô có chuyện gì không phục thì có thể vào văn phòng tôi nói chuyện. Ở đây là nhà ăn, cô nhìn cô làm ra mấy trò này thì còn ra thể thống gì nữa? Tôi không muốn nói chuyện công ở đây. Cô mau lên văn phòng gặp tôi nhanh.

– Tôi không đi đó cô làm gì được tôi? Tôi muốn ở đây lớn tiếng cho mọi người biết cô đã ỷ mạnh hϊếp yếu như thế nào.

Nhã Chi như không sợ lời đe doạ của cô ta mà ngược còn cong môi thách thức. Huống hồ Nhã Chi đã địa mắt nhìn thấy Nhã Quỳnh cũng đang có mặt. Vậy nên cô ta muốn mượn gió bẻ măng.

– Nếu cô muốn vậy thì để tôi nói lớn cho mọi người nghe luôn. Nếu đã là nhân viên của tôi thì ai cũng như nhau chứ không phân biệt thân tín hay không thân tín. Thân tín của tôi được ra thời hạn 1 tuần là vì phải báo cáo của cả một quý. Sau đó vì trúng lịch làm việc của tôi, cô ta phải đi giúp tôi làm nên cô mới phải đảm nhiệm thay việc sửa. Mà cô chỉnh sửa chỉ có 1 ngày là vì chỉ có 1 hạng mục bị sai. Đáng lí ra tôi chỉ cho cô nửa ngày để hoàn thành. Nhưng vì khối lượng công việc cô khá dày đặc nên tôi mới cho cô 1 ngày. Thử hỏi mọi người có mặt ở đây ai có thể viết báo cáo của 1 quý với thời gian ít hơn 1 tuần thì bước ra đây cho tôi xem. Còn ai chỉ sửa 1 lỗi sai mà mất thời gian nhiều hơn 1 ngày thì cũng bước ra đây cho tôi diện kiến đi.

Mọi người nghe xong bắt đầu xì xầm bàn tán. Ả nhân viên càng nghe càng phẫn bộ. Cô ta nhìn Nhã Chi rồi nghiến răng ken két, tay cũng cầm chắc cái nĩa ăn cơm.



– Cô còn dám đứng đây xảo biện khiến tôi mất mặt sao? Được thôi, hôm nay tôi sẽ cho cô đẹp mặt.

Nói rồi ả nhân viên vung cao cái nĩa trong tay rồi xoẹt ngang vào má Nhã Chi. Nhã Chi thấy ả muốn làm gì, cô ta có thể né đi nhưng lại cố tình bước lùi chỉ nửa bước để đầu cái nĩa r.ạch sơ vào mặt mình một lằn rướm m.áu.

Nhã Quỳnh bên cạnh chứng kiến cảnh đó liền nổi nóng chạy nhanh tới nắm chặt cổ tay ả nhân viên xoay ngang một cái. Hung khí trong tay rơi xuống đất, ả ta cũng nhăn nhó mặt mày kêu đau.

– Á, á đau quá, cô mau buông tôi ra, tôi phải cho cô ta một bài học nhớ đời.

Nhã Quỳnh trừng mắt siết chặt tay hơn rồi thẳng tay tát mạnh vào mặt ả ta.

– Bây giờ thì cô đã tỉnh chưa? Cô cầm vật có tính sát thương như vậy tấn công người khác là sẽ ở tù? Đang làm trò ngu ngốc như vậy mà tưởng mình là anh hùng sao? Tôi ra tay ngăn cản cô như vậy là để giúp cô dừng lại đúng lúc. Vả lại người nhà họ Lưu chúng tôi không phải dễ ức hϊếp. Cô còn không mau thức tỉnh tôi sẽ lập tức báo công an ngay bắt cô về đồn. Tôi cho cô chọn đấy.

– Nhã Quỳnh, có biết cô cũng không ưa gì đứa em gái như cô ta. Xem như tôi cũng trả một mối hận cho cô. Tại sao cô lại cản tôi?

– Cô im ngay, từ khi nào mà chuyện của tôi lại để cho cô xen vào? Có thù có ghét hay không là chuyện của chị em nhà chúng tôi. Còn bây giờ cô mau cút về phòng nhân sự rồi xin nghỉ việc đi. Đừng để tôi làm lớn chuyện cô sẽ ở tù đấy.

– Cô..

– Đi ngay lập tức cho tôi.

Nhã Quỳnh vừa nói vừa ném tay cô ta sang một bên. Ả nhân viên thấy cô trừng mắt như sắp nút sóng mình nên cũng vội liếc Nhã Chi một cái rồi bỏ đi.

Đợi ả ta đi khỏi, đám đông cũng dần tan bớt. Nhã Quỳnh lúc này mới nhìn sang Nhã Chi rồi nhỏ giọng.

– Em không sao chứ?

Nhã Chi một tay ôm vết thương mà trong lòng lại nghĩ ra trò vui trái ngược với khuôn mặt đầy sự oan uất của mình bây giờ.

– Thì ra cô ta và chị quen biết nhau. Nếu chị ghét tôi thì có thể nói thẳng vào mặt tôi. Sao lại dùng tay của nhân viên khác để dằn mặt tôi chứ? Chuyện này tôi nhất định sẽ nói với ba, để cho ba đứng ra giải quyết lấy lại sự công bằng cho tôi. Chị hãy đợi đấy.

Nhã Chi cố tình để mình bị thương chỉ để có cớ mách lẻo với ông Đức. Đợi khi Nhã Quỳnh tội càng thêm tội thì sớm muộn gì cũng sẽ bị gả khuất mắt đi mà thôi.

Nhã Quỳnh làm ơn mắc oán cũng đã nhiều lần rồi nên cũng không quá bất ngờ vì thái độ lật lọng của Nhã Chi. Dù sao cô ra tay ngăn cản chuyện vừa rồi cũng không hẳn là để giúp cô em gái ngang ngạnh này. Nhưng nếu cô có mặt ở đó mà không bước ra tương cứu thì mọi người sẽ càng đồn đãi rằng chị em nhà họ Lưu bất hòa. Chuyện này ảnh hưởng đến danh tiếng của cả nhà nên cô không thể làm lơ. Vả lại cũng có thể ngăn được một kết cục xấu xảy ra.

Buổi chiều, Nhã Quỳnh còn đang tất bật với công việc chất chồng như núi thì ả nhân viên lúc trưa gây rối trong nhà ăn cũng tìm tới.

– Cảm ơn cô lúc trưa đã giải vây cho tôi. Không có cô thì tôi đã nóng giận mà làm chuyện mất khôn rồi. Nếu không có cô thì bây giờ có lẽ tôi đã đứng ở đồn cảnh sát chứ không phải ở đây nữa.

Ả ta nhỏ giọng nói rất thành tâm. Nhã Quỳnh ngược lại rất điềm tĩnh, tay vẫn lướt đều trên bàn phím, mắt vẫn hướng vào màn hình mà môi lại mấp máy.

– Cô không cần cảm ơn tôi, sau này phải nhớ tự biết kiềm chế cảm xúc của mình là được rồi. Nên nhớ nếu mình yếu thế mà còn không biết sử dụng cái đầu thì sẽ có một ngày bản thân chết mà cũng không biết lý do đó.

– Tôi biết rồi, chuyện hôm nay là do tôi lỗ mãng. Hi vọng sẽ không liên lụy gì đến cô.

– Cô đi đi, bây giờ cô đứng đây nói chuyện với tôi là đã liên lụy đến tôi rồi đấy.

Ả nhân viên hiểu rõ ý tứ trong câu nói của cô nên vội gật đầu cảm ơn cô thêm một tiếng rồi quay ra ngoài.

Ả nhân viên vừa đi khỏi, thì ở một góc dãy hành lang, nơi mà Nhã Chi và ông Đạt đang đứng ở đó quan sát cũng vừa chứng kiến hết mọi chuyện bên văn trong phòng.

– Đó ba thấy chưa, rõ ràng là chị Quỳnh cấu kết với người ngoài để đối phó con. Con thật không ngờ là chị em trong nhà mà chị ấy lại đối xử với con như vậy đấy. Nếu có việc gì không hài lòng về con thì chị ấy có thể nói thẳng với con mà. Đằng này chị ấy lại hành xử như vậy ba thấy có được không?

Nhã Chi vừa khóc vừa oan ức kể tội với ông Đạt. Từ trước đến nay ông Đạt chỉ bận tâm đến công việc, phát triển ngân hàng này cho gia đình. Nên chuyện nhà toàn quyền giao hết cho bà Dung. Mấy chuyện chị em ganh tị nhau hay đấu đá nhau ông đều không hay biết. Lần này Nhã Chi bị thương, còn Nhã Quỳnh lại có liên quan đến người làm điều đó khiến ông không thể nào bênh vực nổi.

– Thôi con đừng khóc nữa, chuyện này về nhà ba sẽ nói rõ lại với chị con. Ở đây là chỗ làm việc công con không nên làm mọi chuyện lớn ra đến như vậy.

– Con nghe lời ba mà. Con chịu nổi oan lớn như vậy cũng không dám làm lớn chuyện. Chỉ có chị Quỳnh là công khai qua lại với người dám ra tay với con mà thôi. Chuyện này chắc chắn người ngoài sẽ đồn đãi không ngớt miệng. Con không sợ bản thân bị thương hay thiệt thòi gì. Con chỉ lo cho danh tiếng của ba, danh tiếng của cả nhà ta bị ảnh hưởng mà thôi.

Ông Đạt đã bận đến không có thời gian ngủ nghỉ. Bây giờ lại bị chuyện cõng con này làm cho phân tâm khiến ông cảm thấy khó chịu thở dài.

– Ba đã biết rồi con mau về phòng làm việc đi. Tối nay về sớm ba sẽ nói chuyện lại với con Quỳnh.

– Dạ, con tin ba sẽ giành lại sự công bằng cho con mà. Vậy con đi nha ba.

– Ùm.

Nhã Chi vòng ra đằng sau ông rồi đi về hướng phòng làm việc của mình. Lúc thoát khỏi tầm mắt của ông cô ta còn nhìn vào phòng làm việc của Nhã Quỳnh mà nhếch môi một cái đắt thắng.

– Để xem lần này chị có bị gả đi hay không. Đồ con hoang.