Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Yêu Người Không Phải Chồng

Chương 19

« Chương TrướcChương Tiếp »


Vì giữ thể diện cho chồng nên khi ở công ty, tôi vẫn giả vờ đối xử với Nhung như bình thường, còn cô ta xưa nay cũng nổi tiếng hiền lành ngoan ngoãn nên càng không gây sự với tôi trước mặt người khác.

Có một hôm, con bé Thu phòng nhân sự tự nhiên post lên nhóm Zalo của công ty tôi một đoạn ghi âm ngắn. Bình thường tôi không thích vào đó buôn chuyện nên chẳng để tâm, thế mà lại có mấy người tag tôi vào, bảo “đây có phải giọng con Ngân không?”, tôi mới tò mò ấn vào thử.

Đoạn ghi âm ấy lưu nửa chừng nửa vời, bắt đầu từ đoạn tôi nói với Nhung: ” làm thư ký thì cứ an phận làm thư ký, đừng có được nước lấn tới, muốn trèo lên đầu người khác. Hạng như cô muốn làm bà chủ công ty còn xa lắm. Muốn tôi ở nhà cho cô thoải mái ve vãn sếp phải không, yên tâm, loại như cô càng muốn thì tôi càng cho cô không được toại nguyện.”

Sau đó tiếng nức nở của Nhung nói xin lỗi, cuối cùng là những tiếng “ào ào” vì có người ngã xuống nước cùng âm thanh kêu gào “cứu tôi với, cứu tôi với” của cô ta.

Nếu không phải người trực tiếp nói chuyện hôm ấy, có lẽ tôi cũng nghĩ mình mới là người tự nhiên tìm cớ gây sự với Nhung rồi đẩy cô ta xuống hồ bơi. Mà mọi người trong nhóm Zalo có lẽ cũng nghĩ vậy, thế nên vài người còn xửng cồ lên chửi:

– Ôi sao cái Ngân có thể làm thế được? Làm thế là gϊếŧ người rồi chứ gì nữa?

– Ngân trả lời đi xem nào, đoạn ghi âm kia có phải giọng em không?

Con bé Thu phòng nhân sự là đứa to mồm nhất, nó bảo:

– Thảo nào hôm chị Nhung bị ngã xong, lúc sơ cứu cứ luôn miệng nói “em xin lỗi chị, em xin lỗi chị”. Hóa ra là bị bà Ngân này dọa rồi đẩy xuống hồ nên mới sợ thế. Khổ thân chị Nhung, thế mà không dám nói ra, toàn im lặng chịu đựng. May hôm ấy có người gọi điện đến, chị Nhung vô tình bấm nghe máy rồi để đó, thế là mới thu âm lại được cuộc nói chuyện kia. Nếu không thì bà Nhung chịu oan ức chết mất.

– Ngân trả lời đi. Không một là bọn tôi lên báo giám đốc, hai là báo công an. Đẩy người không biết bơi xuống bể bơi là gϊếŧ người rồi.

Tôi thấy bọn họ gào mồm lên đòi công bằng thì cau mày suy nghĩ một lát, cuối cùng tay gõ xuống mấy chữ:

– Nếu ghi âm được thì sao không gửi luôn đoạn ghi âm từ đầu đến đuôi ấy. Gửi một đoạn lưng chừng làm gì. Gửi đoạn gốc đi, xem Nhung nói gì.

– Chỉ thế là hiểu rồi, cần gì phải gốc nữa. Nếu không có gì thì tự nhiên nhắc đến thư ký với sếp làm gì? Chị thích sếp nên mới muốn dằn mặt chị Nhung, vì chị Nhung thân cận với sếp hơn chị đúng không? Chị mới đến mà gớm thật, may mà chị Nhung hiền chứ gặp phải bọn này thì không xong đâu.

– Hiền hay không tôi không biết, nhưng cái gì cũng có nguyên nhân. Đừng post một đoạn nửa chừng nửa vời thế.

– Thôi bà này cố chấp lắm. Cứ đi báo với sếp chị em ạ. Giờ mình lên báo với lãnh đạo xem bà ấy sao. Đã sai còn gân cổ cãi. Gϊếŧ người chứ không phải dạng vừa.

Thế là đến buổi chiều, mấy người phe Nhung tập hợp lại rồi lên báo cáo giám đốc chuyện tôi dọa dẫm Nhung rồi đẩy cô ta xuống hồ.

Bọn họ không biết tôi là vợ Dương mà chỉ biết Nhung là thư ký đắc lực của sếp, mọi sắp xếp toàn là cô ta làm nên theo phe để lấy lòng, đi lên báo cáo sếp đông như quân nguyên. Mà còn chọn lúc có cả mấy phó giám đốc ở đấy.

Thu mở volume to hết cỡ phát lại đoạn ghi âm kia, phòng tôi ngay kế bên phòng sếp nên nghe được rõ ràng. Nó nói:

– Báo cáo sếp với các chú, các anh lãnh đạo trong công ty mình. Hôm nay em mới nhận được đoạn ghi âm này, lẽ ra em không có thẩm quyền gì để đến đây báo cáo cả nhưng chị Nhung chắc chắn sẽ không nói ra, mà hành vi của chị Ngân kia là gϊếŧ người chứ không phải bình thường. Nếu không nói thì sau này biết đâu chị Ngân còn làm nhiều thứ khác hại người nữa. Thế nên buộc em phải lên đây báo cáo sếp. Sếp xem xử lý thế nào chứ chị em và mọi người trong công ty bức xúc lắm.

Nhung lúc đó cũng trong phòng nên giả vờ quát:

– Thu, em làm gì đấy. Những chuyện này sao em lại mang lên đây.

– Nhưng mà em ức. Chị bị bà Ngân kia đè đầu cưỡi cổ mãi chị vẫn chịu được à? Trước thì chửi chị, hắt nước vào mặt chị, giờ lại còn suýt gϊếŧ chị nữa đấy. Thế mà chị vẫn chịu được. Ma mới mà dám bắt nạt ma cũ.

– Thôi.

Một chú phó giám đốc nói:

– Ngân nào? Con bé cố vấn pháp luật mà hôm trước xồng xộc đi chân đất vào phòng Dương đấy hả?

Lần này, chồng tôi chưa kịp trả lời thì chú Hà lại lên tiếng thay tôi:

– Nó quen thân với Dương từ nhỏ nên thế ấy mà, có sao đâu. Mấy chuyện kia chắc là hiểu lầm gì đấy chứ con bé Ngân ngoan mà, sao lại gϊếŧ người gì được. Toàn nói vớ vẩn.

– Có ghi âm rõ ràng đây này chú này. Chủ tịch công đoàn cũng lên tiếng, không thể để bà Ngân lộng hành như thế được chú ạ. Mà nhiều lần rồi chứ không phải một lần.

– Thế mấy đứa có nhìn thấy nó đẩy cái Nhung xuống không?

– Cháu không thấy nhưng nghe tiếng là biết. Với cả có chị Nhung ở đây, chị Nhung nói đi. Nói với mọi người xem hôm ấy là sao, sao chị phải sợ rồi xin lỗi thế.

Giọng Nhung thỏ thẻ khuyên Thu thôi, nhưng lát sau thấy mấy người cứ bảo nói ra sự thật đi, cuối cùng cô ta lại bảo:

– Cháu nghĩ chắc chị Ngân hiểu lầm cháu gì đấy thôi ạ. Việc cũng không nghiêm trọng đến mức ấy.

– Thế có chuyện đẩy xuống bể bơi không?

– Lúc chị ấy đứng dậy thì vô tình va phải cháu thôi ạ.

Nghe xong câu này, chồng tôi mới chậm rãi lên tiếng:

– Nhung nói đúng đấy, Ngân không phải người như thế. Hơn nữa, Ngân còn là cố vấn pháp luật công ty mình, em ấy rõ luật hơn mọi người nhiều. Tự biết gϊếŧ người hay vô ý gϊếŧ người hậu quả thế nào. Thế nên mọi người không cần phải nghĩ nặng nề làm gì, có khi là không may thôi.

– Vâng. Mọi người trong công ty cũng không muốn làm rùm beng lên, chủ yếu là sợ còn có chuyện tiếp theo nữa thôi ạ.

– Cứ về phòng làm việc đi. Lãnh đạo công ty sẽ họp rồi đưa ra hướng xử lý.

– Vâng ạ.

Lẽ ra nên gọi tôi sang để đối chất, nhưng tôi biết chồng và chú Hà bảo vệ tôi nên mới không gọi tôi sang. Đứng cãi nhau với họ chẳng được gì mà có khi còn mất mặt, thế nên tôi cũng nghĩ mình không nên giải thích nữa là hợp lý.

Lúc bọn họ đi rồi, tôi mới lững thững đi sang phòng chồng, lần này còn ngoan ngoãn gõ cửa mấy tiếng rồi mới đi vào.

Chồng tôi thấy mặt tôi ỉu xìu như bánh đa ngâm nước, không động viên thì thôi, còn cười:

– Sao thế?

– Sao là sao, anh biết sao rồi còn hỏi.

– Giờ mới biết em cãi nhau cũng giỏi đấy.

– Trước em học Luật mà, anh quên à?

– Nhung chọc gì em mà em lại nói thế?

– Nó bảo em ở nhà an phận đi, đừng bám theo anh đến công ty nữa.

– Còn gì nữa?

– Bảo em lợi dụng anh.

Dương cúi đầu tiếp tục ký giấy tờ trên bàn, sắc mặt không biểu cảm, chỉ thản nhiên nói đúng một câu:

– Anh tự nguyện mà, có sao đâu.

– Anh còn trêu em nữa à? Giờ phải làm sao được? Mọi người đang ầm ỹ trên Zalo kìa, lan khắp công ty rồi. Hay là anh giả vờ kỷ luật em đi.

– Em có làm gì sai đâu, sao phải kỷ luật em?

– Nhưng mà giờ mọi người đứng về phe Nhung, bảo em cố tình làm thế. Anh không xử lý thì mọi người lại nói anh thiên vị. Đấy là may mà mọi người còn chưa biết em là vợ anh đấy.

– Không sao đâu. Từ từ rồi mọi người quên ngay thôi.

Nói là nói thế nhưng mấy cái tin vớ vẩn này cứ rầm rộ trong công ty mãi, mà chắc chắn là do Nhung đứng sau kích động nên mới thế. Tất nhiên, Dương đã biết tỏng bộ mặt của cô ta rồi nhưng sa thải bây giờ không hợp lý lắm, nội bộ lại bảo sếp này kia rồi loạn cả lên, nhất là Dương đang còn trẻ nữa, nhiều người cứng tuổi trong công ty vẫn còn chưa tin tưởng anh lắm.

Cuối cùng mấy người thậm chí còn lên tiếng đòi đuổi việc tôi, gộp cả với vụ công ty Hồng Hà vào nữa để nói. Tôi thấy mình cứ mặt dày đi làm thì áp lực quá, chồng tôi thì khó xử, cuối cùng đành đề nghị với Dương:

– Em nghỉ mấy ngày nhé. Nga sắp bảo vệ luận văn, em sang đó với nó mấy hôm.

– Anh đi với em.

– Thôi, em tự đi được mà. Giờ hợp đồng nhiều, anh cứ ở nhà xử lý đi.

– Dạo này giãn việc rồi. Chờ xưởng sản xuất nữa là được thôi. Tý anh đặt vé máy bay, ngày kia mình đi.

– Anh làm thế mọi người lại bảo em có tư tình với anh đấy, cứ để mình em đi thôi. Em đi ba ngày rồi về ấy mà.

– Thế em không có tư tình với anh à?

Khi chồng tôi nói câu này, lòng tôi đang não nề cũng phải bật cười. Tôi tròn xoe mắt, giả vờ ngơ ngơ ngác ngác:

– Không, em trong sáng, em có tư tình gì với anh đâu.

– Sao lạ thế nhỉ? Thế mà mấy hôm nay, tối nào em cũng bắt anh đi ngủ sớm nhưng vẫn hai giờ sáng anh mới được ngủ.

– Đấy làm gì tính là tư tình?

– Thế là gì?

Tôi ngồi hẳn vào lòng chồng, hai tay vòng lên cổ anh rồi ghé sát vào tai Dương, thì thầm khe khẽ một câu:

– Là gạ gẫm. Anh có muốn em gạ gẫm anh ngay ở đây không?

Chồng tôi nuốt khan một ngụm nước bọt, rõ ràng có vật gì đó dưới đùi tôi bỗng chốc trướng lên, nhưng ngoài mặt anh vẫn lắc đầu từ chối:

– Đây đang ở công ty. Để tối về nhà anh ngủ sớm với em.

– Ở công ty thì làm sao? Em không được tư tình với sếp à? À không, em không được gạ gẫm sếp à?

– Ngân.

Có trời mới biết, từ lúc chúng tôi chưa chính thức yêu nhau, mấy lần vào phòng làm việc này, nhìn thấy chồng mặc áo sơ mi quần âu chỉnh tề, ngồi ở bàn nghiêm túc ký duyệt văn kiện, trong lòng tôi đã xuất hiện một suy nghĩ, đó là phải lột sạch bộ quần áo trên người anh xuống, để xem một người tập Gym đều đặn như chồng tôi lúc mặc đồ đã đẹp rồi, lúc cởi ra còn có thể đẹp được đến đâu.

Hôm nay hiếm lắm mới có dịp thực hiện được mong muốn của mình, tôi từ khi được trở thành một người phụ nữ theo đúng nghĩa, đã bỏ qua mọi sự e thẹn và khúc mắc hết rồi, giờ chỉ muốn chồng tôi chiều chuộng tôi thôi.

Tay tôi trườn như con rắn trên ngực chồng, luồn vào bên trong sờ cơ ngực rắn chắc nhưng lại đàn hồi một cách kỳ lạ của anh, sau đó lại cầm một tay Dương đặt trên ngực tôi, khẽ nói:

– Em gạ gẫm sếp được không?

Lần này chồng tôi hít sâu một hơi, vài giây sau như hạ quyết tâm, đột ngột đứng dậy, bế tôi đặt lên bàn rồi dứt khoát đi ra khóa cửa phòng. Lần đầu tiên nhìn thấy anh gấp gáp như vậy, hoàn toàn trút bỏ vẻ bề ngoài điềm đạm lạnh lùng của một tổng giám đốc vì tôi, tôi không nhịn được, bật cười thành tiếng:

– Sếp ơi gấp thế?

Vừa nói xong dứt lời thì cúc áo tôi đã bị người nào đó mở ra, sau đó người ấy lại vùi đầu ở giữa ngực tôi, thỏa mãn rên nhẹ một tiếng:

– Em nhất quyết không tha cho anh đấy à?

– Không tha. Hành anh bằng được.

– Tốt. Thế anh thua rồi.

Dương cười cười, bàn tay không an phận luồn vào trong váy tôi. Anh đẩy tôi nằm xuống bàn, giấy tờ trên đó bị tôi đυ.ng vào rơi lả tả xuống đất. Thế mà vị tổng giám đốc nào đó chẳng hơi đâu quan tâm đến việc ấy, chỉ tập trung gặm nhấm từng tý một trên người tôi. Mà phải nhấn mạnh là bình thường anh là người cực chỉn chu gọn gàng , ký giấy tờ cũng không hề làm nhăn giấy dù chỉ là một nếp.

Ngày hôm đó, trong phòng làm việc của chồng tôi lại vang lên những âm thanh da thịt va chạm, những tiếng rên không dám bật ra mà chỉ dám ghìm lại trong cổ họng của tôi. Ánh nắng của chiều tà chiếu lên hai bóng hình đang quấn quít trên bàn làm việc, tôi nằm bên dưới có thể nhìn thấy mặt trời đỏ rực chiếu vào sau tai của một người, vẽ lên những mảng sáng tối trên gương mặt của anh. Trong cơn đê mê, tôi nhớ chân mình quấn chặt vào hông anh như không muốn buông ra, không biết đi đến đâu mới là tận cùng, chỉ biết hôm nay cứ yêu thôi… không cần biết đâu là đích đến…

Hai ngày sau, chúng tôi lên máy bay sang Houston để tham lễ bảo vệ luận văn của em tôi.

Trước khi sang đó tôi không nói cho Nga biết, thế nên lúc nó thấy tôi với Dương đột nhiên xuất hiện ở đó thì bất ngờ lắm. Ban đầu thì cười nhưng lúc sau có lẽ tủi thân quá nên hai mắt nó cứ đỏ hoe:

– Em đã bảo chị đừng sang rồi mà. Mất công bay đi bay về.

Tôi thương em nên cổ họng nghẹn lại không nói được câu gì. Chồng tôi đứng bên cạnh thấy thế, chỉ khẽ cười:

– Em gái tốt nghiệp thạc sĩ thì anh chị phải sang chứ. Bố mẹ không sang được thì có anh chị đây. Cố lên.

Nhìn người người có cha có mẹ tặng hoa, còn em tôi thì một thân một mình, lủi thủi chẳng có hoa cũng chẳng có bố mẹ, tôi thương quá nhưng sợ khóc thì em lại xúc động rồi không bình tĩnh bảo vệ luận văn được, thế nên tôi đành nuốt cục nghẹn vào trong lòng, cố tỏ ra tươi cười:

– Cố lên. Tốt nghiệp thành công, về chị mua giày hiệu cho mày.

– Chanel nhé.

– Đồng bóng lắm.

– Louboutin?

– Ok. Được luôn.

– Thế thì chị chờ đấy, em bảo vệ luận án xong hốt giày của chị.

Lúc đến lượt Nga lên bảo vệ luận án, nó liếc nhìn xuống tôi và Dương như muốn tìm kiếm một lời động viên, tôi mỉm cười rồi lặng lẽ gật đầu, chồng tôi thì ở bên cạnh nắm chặt tay tôi cho đến khi bài luận văn của em tôi kết thúc. Không cần chờ hội đồng giám khảo công khai điểm mà chỉ cần nhìn thấy thái độ hài lòng ra mặt của họ khi em tôi lên trình bày thôi, tôi cũng đã đoán được nó đỗ rồi.

Kết quả là khi biết điểm, Nga ôm tôi khóc như mưa:

– Chị ơi em đỗ thạc sĩ thật rồi này. Làm thạc sĩ thật rồi này.

Tôi cũng khóc, hai mắt tôi đỏ hoe ôm chặt lấy bờ vai vừa gầy vừa kiên cường của em mình, vỗ về:

– Ừ, mang bằng thạc sĩ về báo với bố. Nói cho bố biết nhà mình có thạc sĩ rồi, thạc sĩ nước ngoài hẳn hoi.

– Vâng. Về báo với bố thôi.

– Em có muốn gọi điện thoại cho mẹ không?

– Không. Em không gọi đâu. Mình về báo với bố thôi.

Ba người chúng tôi về lại Việt Nam mấy ngày sau đó, việc đầu tiên khi về nước là Nga mang bằng thạc sĩ đến bệnh viện thăm bố tôi. Nó kể với bố tôi rất nhiều, nói những năm qua nó đã chịu đựng như thế nào ở đất khách quê người, nói làm sao để nó có ngày hôm nay, còn bảo nó sẽ không làm việc ở nước ngoài đâu, nó sẽ không để nước mình chảy máu chất xám. Nó sẽ về Việt Nam làm việc rồi ngày nào cũng đến chăm sóc bố tôi.

Tôi ngồi một bên chỉ biết khóc, cứ nghĩ mấy năm qua khổ nhiều rồi, sóng gió nhiều rồi, cuối cùng đời tôi cũng được bình yên qua giông bão. Thế nhưng, bình yên ấy cũng không kéo dài được bao lâu, khi Nga về được một tuần thì có số điện thoại nước ngoài gọi đến cho tôi. Tôi tưởng người quen hoặc ở bên Mỹ có vấn đề gì nên người ta gọi đến thông báo, ai ngờ khi vừa Alo thì đầu dây bên kia lại nói:

– Ngân à?

Nhận ra giọng mẹ mình, tôi bỗng dưng thần người ra. Bởi vì không nghĩ mẹ còn nhớ đến chị em tôi, bao nhiêu lâu nay tôi với Nga sống chết thế nào bà cũng không thèm quan tâm, giờ đột nhiên gọi về khiến tôi cứ cảm thấy khó tin làm sao ấy.

Mẹ tôi thấy tôi không trả lời thì gọi thêm mấy tiếng nữa:

– Ngân? Có phải số Ngân đấy không?

– À vâng. Ai đấy ạ?

– Mẹ, mẹ đây. Con không nhận ra giọng mẹ à?

– À, mẹ ạ. Lâu quá không nói chuyện, con quên cả giọng mẹ đi rồi. Mẹ gọi cho con có việc gì thế ạ?

– Sao con lại nói thế? Mẹ nuôi con lớn bao nhiêu năm, sao giờ con lại nói năng xa cách với mẹ thế?

– Đâu có, mẹ xa cách với chị em con trước đấy chứ. Mà thôi, mẹ gọi con có chuyện gì không ạ?

– Mẹ hỏi thăm con với Nga thôi. Mẹ gọi cho Nga nhưng nó không nghe máy.

– Con với Nga vẫn khỏe, hai chị em vẫn sống tốt mẹ ạ.

– Mẹ xin lỗi, mấy năm nay mẹ bận quá, không có thời gian quan tâm đến hai đứa. Con đừng trách mẹ, mẹ ở bên này cũng phải bươn chải làm việc, không lo được gì cho hai đứa nên mẹ cũng không dám gọi.

– Không. Con không trách mẹ đâu, con cũng không mong mẹ lo gì cho bọn con cả. Thế nên con không trách mẹ.

– Con đừng nói thế. Em tốt nghiệp chưa con? Nó đi làm chưa?

– Nó mới tốt nghiệp xong được một tuần. Mới về nước thôi nên vẫn chưa xin việc.

– Thế… bố… bố có khỏe không con?

– Cảm ơn mẹ. Bố con vẫn khỏe. Vẫn nằm như cũ thôi, vẫn chưa tỉnh.

– Mẹ muốn về thăm bố, bây giờ bố đang ở viện nào hả con?

– Thôi mẹ ạ. Bố con con vẫn tốt cả. Mẹ không cần phải thăm đâu.

– Mẹ biết mẹ có lỗi với ba bố con. Nhưng bây giờ mẹ nhận ra mẹ sai rồi, mẹ muốn quay về chăm sóc bố con. Con đừng có đuổi mẹ thế.

– Con không đuổi mẹ, mà bây giờ mấy bố con con quen cuộc sống không có mẹ rồi. Mẹ về thăm cũng có giải quyết được gì đâu.

– Con đi làm cả ngày, rồi Nga nó cũng đi làm cả ngày. Rồi ai chăm bố con? Ai ở bệnh viện với bố con? Phó mặc hết cho y tá rồi có bằng người nhà không? Dù gì mẹ với bố con cũng lấy nhau mấy chục năm, giờ mẹ biết sai rồi, con để cho mẹ về chăm sóc bố con đến lúc cả hai cùng chết. Mẹ với bố sống với nhau bao nhiêu năm, đến lúc chết mẹ cũng muốn về với bố. Con đừng tách bố mẹ ra.

Tôi suy nghĩ hết cả một đêm, cuối cùng cũng thấy mẹ tôi nói có phần nào đó đúng. Bố tôi nằm viện không có ai chăm sóc, mà dù sao bố mẹ cũng đã từng sống với nhau mấy chục năm, con cái cũng không bằng vợ chồng, thế nên cuối cùng tôi đồng ý nói cho mẹ tôi biết bệnh viện chỗ bố.

Lúc tôi nói chuyện này với chồng, đầu mày của anh hơi cau lại, Dương muốn nói gì đó nhưng cuối cùng suy nghĩ sao lại đành thôi. Anh bảo:

– Em có muốn mẹ về không?

– Anh muốn nghe em nói thật hay nói dối?

– Tất nhiên là thật.

– Em vẫn mong mẹ quay lại với bố. Dù sao mẹ cũng là người đẻ ra bọn em, có bỏ bọn em thì bọn em cũng không bỏ mẹ được.

– Ừ, nếu thế thì em bảo mẹ về đi.

– Cảm ơn anh.

Còn Nga khi biết mẹ tôi về, nó phản đối ra mặt:

– Sao chị lại cho mẹ biết bệnh viện chỗ bố? Ngày trước bố ốm nằm đấy, công ty phá sản, hai mẹ em không một xu dính túi, mẹ vẫn bỏ để đi đó thôi. Giờ mọi chuyện ổn hết rồi lại quay về làm gì?

– Dù sao đó cũng là mẹ mình. Mẹ mang nặng đẻ đau thì mới có chị em mình. Đánh kẻ chạy đi chứ ai lại đánh kẻ chạy lại. Em đừng khó khăn với mẹ nữa.

– Nhưng mà em thấy sao sao ấy. Lâu nay quen mình là đứa mồ côi mẹ rồi.

– Phỉ phui cái mồm, nói linh tinh.

– Thật đấy.

– Thôi cứ để mẹ về chăm bố. Con cái cũng không bằng vợ được. Biết đâu mẹ về bố lại tỉnh.

– Thôi tùy chị.

Mẹ tôi về nước vào ba ngày sau đó, vì lâu lắm mới về mà nhà cũ thì đã bán từ lâu rồi nên bà cũng về ở tạm với vợ chồng tôi. Ban đầu vì vẫn còn ngượng ngập nên chúng tôi rất ít trò chuyện với mẹ, nhưng mãi sau thấy mẹ tôi dường như biết hối lỗi thật sự, bà chăm bố tôi rất tận tình nên tôi dần dần cũng bớt đề phòng.

Có hôm, mẹ tôi rửa bát cùng tôi còn tỉ tê nói chuyện:

– Thế hai đứa định lúc nào đẻ con?

– Con cũng chưa biết. Khi nào có bầu thì đẻ thôi ạ.

– Cũng hơn bốn năm rồi còn gì. Ông bà thông gia bên ấy không sốt ruột à?

– Ông bà cũng giục mấy lần nhưng duyên chưa đến nên chưa có con thôi ạ.

– Hay là đi khám xem. Giờ mẹ thấy vô sinh nhiều lắm, đi khám để còn biết bệnh rồi mà chữa.

– Vâng, cứ để thêm nửa năm nữa xem như thế nào. Không có thì con đi khám.

– Mà thằng Dương đối xử tốt với con không? Ở với con nó có dằn vặt chuyện nhà mình không?

– Không, anh ấy bình thường ạ.

– Ừ, nhà nó giàu thế, giờ cứ phải chi tiền lo cho nhà mình thế, mẹ sợ nó nghĩ nhà mình ăn bám, lợi dụng nó ấy.

– Không phải đâu, anh ấy không thế đâu. Với cả giờ công ty nhà mình cũng hoạt động ổn định lại rồi, kinh doanh cũng bắt đầu có lãi. Nói chung anh Dương điều hành còn phát triển hơn ngày xưa nữa ạ.

– Thế thì tốt quá. Thế bây giờ cổ phần của con là nó giữ hết à? Cả của bố với Nga nữa?

– Không ạ. Con chỉ có 5% thôi, em Nga cũng 5%, anh Dương 32%, còn lại của bố 7% ạ.

– Ừ. Thôi thế là được rồi, nhà mình như này mẹ cũng mừng. Chỉ mong bố con tỉnh lại nữa thôi.

– Vâng.

Tối hôm đó, nằm trên giường nói chuyện với chồng, tôi mới đến chuyện công ty. Tôi bảo giờ Nhung bị chuyển xuống phòng hành chính rồi, tôi kiêm nhiệm vụ thư ký cho chồng thì phải tăng lương cho tôi, hoặc là cho tôi thêm 2% cổ phần của anh làm vốn cũng được. Dương nghe xong mới xoa đầu tôi, bảo:

– Anh chuyển hẳn cho em 32% của anh.

– Xùy, em không tin đâu. Anh chuyển hết 32% thì anh mất chức giám đốc luôn. Em làm giám đốc đấy.

– Ừ, cho em làm giám đốc. Anh định về GLA.

– Gì cơ?

Tôi bật dậy nhìn chồng, chuyện này chúng tôi chưa hề bàn bạc gì với nhau cả, tôi biết tương lai sớm muộn gì anh cũng phải về quản lý công ty của bố anh nhưng không nghĩ là nhanh đến thế. Chồng tôi thấy thái độ của tôi hốt hoảng thì khẽ cười, vỗ vỗ lưng tôi:

– Anh về đó nhưng vẫn quản lý công ty này thay em. Em cũng học dần đi. Quản lý công ty. Với cả giờ có Nga rồi, có cả anh nữa, anh với Nga hậu thuẫn cho em, em không phải sợ.

– Nhưng mà sao anh nói gấp thế? Sao không bàn bạc gì với em?

– Anh chưa đi. Anh mới làm thủ tục sang nhượng cổ phần cho em thôi. Vài hôm nữa xong, anh vẫn ở lại đến khi nào em quen thì anh mới đi.

– Nhưng mà…

– Không sao mà. Cứ yên tâm, có anh ở đây, không phải lo nhé. Anh trả lại công ty cho em không suốt ngày cứ có người nói anh cướp công ty, cướp luôn cả em.

– Ngày đó bồng bột thì tính gì.

– Anh đùa đấy.

– Thế em sắp không được gạ gẫm sếp trong phòng làm việc nữa à?

– Nếu em muốn thì anh đến cho em gạ gẫm.

– Cái đồ dê già.

– Anh nói này, cổ phần anh sang nhượng cho em, em không được sang nhượng cho bất kỳ ai. Người thân hay ai cũng không được sang nhượng. Em nhớ chưa?

– Tại sao lại thế?

– Ngoài anh ra, em đừng tin ai cả.

Lúc ấy, tôi đã không hiểu được câu này của chồng, cho đến mãi sau này mới thấm thía thế nào là cốt nhục tình thân cũng không bằng người dưng. Tôi nghĩ chồng chỉ đề phòng bất trắc thế thôi nên ngoan ngoãn gật đầu:

– Vâng, em biết rồi.

– Mai anh đi ra ngoài tiếp khách. Chắc muộn mới về. Em với cả nhà cứ ăn cơm trước đi, đừng chờ anh. Tối anh về nhé.

– Vâng, em biết rồi.

Ngày hôm sau, tôi cứ nghĩ chồng tôi đi tiếp khách rồi sẽ về như mọi ngày nhưng đợi mãi, đợi mãi, đợi đến gần mười giờ đêm cũng không thấy Dương về. Gọi điện thoại thì sợ làm phiền anh nên tôi không gọi.

Thời gian này tôi đã thay Nhung làm thư ký của chồng rồi nên tôi biết tối nay Dương gặp đối tác nào, biết họ là doanh nghiệp lớn nên đàm phán sẽ lâu, thế nhưng chờ đến tận nửa đêm cũng không thấy chồng về.

Đến gần mười một rưỡi, tôi sốt ruột quá nên hạ quyết tâm gọi điện thoại cho chồng, ai ngờ vừa mới cầm điện thoại lên, còn chưa kịp nhấn gọi đã thấy số Dương gọi đến. Tôi vội vàng bấm nút nghe máy, đang định hỏi “bao giờ anh về?” thì đầu dây bên kia lại vang lên tiếng một người xa lạ:

– Cô ơi, cô có phải là vợ của chủ số điện thoại này không?

---------
« Chương TrướcChương Tiếp »