- Alo, mẹ à? Mẹ đến đâu rồi?
- Cho hỏi cô là người thân của số điện thoại này ạ?
Một giọng nói đầy nam tính vang lên trong điện thoại của mẹ cô.
- Mẹ tôi đâu? Anh là ai? Cô vội vàng hỏi lại.
- Mẹ cô bị tai nạn đang nằm tại phòng cấp cứu bệnh viện Bạch Mai. Cô tới đi.
Cô chưa kịp nói gì thì người kia tắt bụp điện thoại. Cô run rẩy, nước mắt tuôn rơi. Sau đó cô hoảng hốt vội vàng lấy cái túi sách và chạy ra đầu ngõ. Anh Hùng xe ôm thấy cô gọi:
- Này, Linh Đan, em đi đâu vội thế?
- Anh cho em lên bệnh viện Bạch Mai nhé.
Cô vừa nói vừa lấy cái mũ bảo hiểm ở xe Hùng đội lên đầu.
- Ai làm sao à?
- Nhanh lên, mẹ em đang cấp cứu.
- Mẹ em bị sao?
- Em không biết. Hôm nay mẹ em bảo xuống đây thăm em.
Vậy mà, em đợi mãi không thấy gọi điện có người nghe máy bảo mẹ em đang ở Bạch Mai.
Ngồi sau xe Hùng, nước mắt cô vẫn rơi lã chã. Cô sợ, rất sợ, sợ mất đi người mẹ yêu quý của mình. Cô chỉ có người thân duy nhất là mẹ. Mẹ có làm sao thì cô không biết sẽ sống trên cuộc đời này như thế nào cả.
Mười lăm phút sau, Hùng chở cô đến cổng viện Bạch Mai.
- Em gửi anh tiền xe
- Tiền nong gì, anh em cùng xóm trọ mà. Đợi anh cùng vào.
- Thôi, anh về đi làm đi ạ. Cần gì em gọi anh và mọi người giúp.
- Ừ! Thế anh về trước, có gì em cứ gọi nhé.
- Vâng.
Cô đi vào khoa cấp cứu và gọi vào số điện thoại của mẹ cô, người đàn ông nghe điện thoại và chỉ đường cho cô. Đến nơi, mẹ cô vẫn nằm trong phòng cấp cứu chưa ra. Bên ngoài ghế chờ, hai người đàn ông, mặc vét sang trọng đang ngồi chờ.
- Mẹ! Mẹ ơi?
Cô gào lên, khóc nghẹn ngào, tay nắm vào cửa phòng cấp cứu. Chân cô không đứng vững nữa, cô quỵ xuống khóc nấc lên. Khi nghe tin mẹ vào viện chân cô dường như không thể bước nổi nữa nhưng cô không cho phép bản thân mình yếu đuối. Giờ đây, nhìn vào phòng cấp cứu kín bưng cô càng run sợ hơn và cô đã gục ngã.
- Cô là con gái của cô ấy? Một người đàn ông lên tiếng.
-…P..h…ả…i.
Cô nhìn hai người đàn ông, nước mắt lăn dài, mãi mới nói được lên lời.
- Cô cứ bình tĩnh, giờ theo tôi đi làm thủ tục nhập viện cho mẹ cô đi đã.
Nói rồi người đàn ông ấy dìu cô đứng dậy.
- Người nhà đến rồi thì đưa đi làm thủ tục vào viện đi. Mọi chi phí, chúng ta trả.
Người đàn ông còn lại lạnh lùng nói.
- Vâng, sếp.
Rồi anh ta dẫn cô đi làm thủ tục nhập viện cho mẹ cô. Cô lo, lo lắm nhưng cô phải bình tĩnh. Giờ phút này cô không được gục ngã không mẹ cô phải làm sao? Lấy hết bình tĩnh cô mới hỏi được người đàn ông đi cùng.
- Mẹ tôi bị làm sao? Sao các anh đưa mẹ tôi vào viện?
Dù trong đầu cô nghĩ chắc chắn đây là người làm mẹ cô bị tai nạn nhưng người ta đã đưa vào viện và cũng nói mọi chi phí sẽ chi trả nên cô kiềm chế bản thân cũng không ầm ĩ lên làm gì với người ta cho thêm rối ren mọi việc.
- Mẹ cô sang đường không nhìn đúng lúc xe tôi đi tới. May tôi phanh kịp, chỉ xước xát nhẹ nhưng lại bị ngất đi nên sếp tôi đưa vào đây.
- Anh là?
- Tôi là Sơn trợ lý của sếp Phong.
- Vâng, cảm ơn hai anh.
Làm thủ tục xong quay về phòng cấp cứu thì mẹ cô được đẩy ra.
- Bác sỹ, mẹ tôi sao rồi?
- Mẹ cô chỉ bị xay xát nhẹ ở chân và tay, nhưng do hoảng quá nên bị ngất thôi. Giờ cần nghỉ ngơi một lúc rồi sẽ tỉnh.
- Chuyển cho cô ấy nằm ở phòng VIP. Người mà Sơn nói tên là Phong lên tiếng.
- Vâng. Cô y tá đi cạnh vị bác sỹ và anh Sơn trợ lý cùng lên tiếng.
Mẹ cô được chuyển về phòng xong xuôi. Bác sỹ dặn cô một vài điều và rời đi. Trong phòng chỉ còn cô, Sơn và Phong.
- Bệnh nhân không sao rồi chúng ta đi thôi. Đưa thêm cho cô ấy một ít tiền.
Phong nói với Sơn rồi đứng dậy bước đi.
- Đây là danh thϊếp của tôi, có gì cô gọi điện cho tôi nhé. Lúc khác tôi qua đưa thêm tiền cho cô sau.
- Các anh đã đóng tiền viện phí cho mẹ tôi rồi.
- Chúng tôi cũng có phần trách nhiệm, điều trị sẽ mất thêm nhiều chi phí ngoài nữa mà.
Nói rồi Sơn bước đi nhanh theo Hoàng.
Cô nhìn theo hai người đi đến cuối hành lang, hai người đàn ông đẹp trai, một người thì nhẹ nhàng, còn một người lạnh như băng. Cô lắc đầu, nghĩ làm gì dù gì người ta cũng có trách nhiệm với mình như thế là được rồi. Cô cầm danh thϊếp lên xem: Trần Lê Sơn - Trợ lý tổng giám đốc tập đoàn ABJ. Cô cất danh thϊếp vào túi và đi đến bên mẹ.
Mẹ cô nằm đấy, nắm lấy bàn tay gầy gò của mẹ cô lại khóc. Cô thương mẹ, tiếc thay cho mảnh đời không êm đềm của mẹ. Một đời vì cô mà vất vả. Người ta nói: Hồng nhan bạc phận. Câu nói ấy không biết có đúng không? Nhưng có lẽ với mẹ cô là rất đúng.
Mẹ cô, đã từng là người con gái đẹp nhất vậy mà số phận thật trớ trêu. Đẹp không mài ra để ăn được. Đẹp, nhưng khổ một đời người.
Ngày ấy, mẹ cô mới vừa 20 tuổi, đang ở cái tuổi đẹp nhất của người con gái. Đẹp như bông hoa rừng giữa miền sơn cước. Được nhiều trai bản yêu mến, nhưng mẹ cô lại không thích ai. Bà ngoại cô mất sớm, còn ông ngoại và một người cậu thôi. Nhà mẹ cô vất vả, cậu lại đang đi học 12, nên mẹ cô phải phụ ông làm và nuôi cậu. Thủ tục trọng nam kinh nữ ăn sâu vào gốc rễ bản làng nơi đó. Nên con gái không được đi học như con trai, mà tuổi mẹ cô như vậy đã cập kề bước sang tuổi ế. Thương bố, thương em, mẹ cô không đồng ý yêu ai cả, mong cậu cô học hành nên người để đõ vất vả.
Rồi một ngày, một đoàn địa chất lên vùng cao nguyên đá ấy để công tác. Họ sinh sống và làm việc tại bản của mẹ cô gần 1 năm. Trong đó có bố cô, qua lời kể của mẹ, bố cô đẹp trai và có nụ cười tỏa nắng. Bố mẹ yêu nhau, và đến cái ngày bố chuẩn bị hết lịch công tác phải trở về, mẹ đã trót trao thân cho bố. Bố hứa, bố về sẽ đưa người lớn lên nói chuyện, hỏi cưới mẹ cô cho đúng phong tục. Mẹ chỉ biết bố ở Hà Nội, làm ở đoàn địa chất Miền Bắc. Bố cô về, một đi không trở lại.
Hai tháng sau cái đêm hôm đó mẹ cô biết mình có cô. Ông ngoại biết chuyện tức giận lắm, mẹ bị đánh, bị mắng, rồi còn bị ông đuổi đi. Mẹ cô định bỏ đi tìm bố cô, nhưng không biết Hà Nội ở đâu. Từ bé đến lớn không đi đâu ra khỏi bản cả thậm chí đi ra thị trấn cũng là giấc mơ xa xôi.
Dần dần, ông cũng không còn trách mẹ nữa. Cũng có người lớn tuổi đến hỏi cưới mẹ, mà mẹ không ưng. Mẹ tin là một ngày nào bố sẽ tìm mẹ con cô. Mẹ bảo luôn tin tưởng tình yêu bố dành cho mẹ nên mẹ đặt cô tên là Linh Đan. Cô là động lực cố gắng của mẹ, là tình yêu của mẹ dành cho bố. Cứ thế cô lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, chưa từng biết bố mình là ai chỉ có duy nhất một tấm ảnh đen trắng cũ kĩ được mẹ cất cẩn thận, coi như báu vật.