Chương 3: Dự trữ vật tư

Xuyên không về những năm 70, vậy thì phải dự trữ một lượng vật tư rất lớn! Không chỉ có thể khiến cho cuộc sống của mình được tốt hơn, nói không chừng còn có thể dựa vào vật tư để chinh phục được cả giang sơn.

Suy nghĩ thật kỹ càng một lúc, cô vừa lập danh sách mua sắm, trong miệng còn không ngừng lẩm bẩm gì đó, xác định mình không bỏ sót thứ gì mới thay áo quần đi ra ngoài mua đồ.

Cố Cảnh Nguyệt đi tới văn phòng luật sư trước, chuyển nhượng căn nhà của mình cho chị gái. Ủy thác luật sư mười ngày sau liên lạc với chị mình, xem như quà cưới cô tặng cho chị của mình.

Thuê một nhà kho lớn ở một nơi hẻo lánh, từ chối lời đề nghị làm người trông kho hộ của ông chủ, mượn lý do mình đã nhờ người thân trông hộ rồi.

Đến cửa hàng đồ cũ và bán lại tất cả những con xe xịn của mình đi, liên hệ với bên trung gian, ủy thác cho họ bán đi hết những căn nhà của mình, trừ căn biệt thự mà bây giờ cô đang ở. Đến một cửa hàng tái chế xa xỉ để tái chế tất cả quần áo, túi xách, giày dép và đồ trang sức không có giá trị sưu tập.

Làm xong những việc này, Cố Cảnh Nguyệt mua những thứ trong danh sách đã liệt kê ra.

Cố Cảnh Nguyệt vừa đến nhà máy bột mì, liền bị bảo vệ chặn lại ở cửa: “Vào đây làm gì?”

Cố Cảnh Nguyệt nói rõ mục đích của mình với bảo vệ: “Đặt mua bột mì, làm phiền chú thông báo một tiếng.”

Bảo vệ gọi một cuộc điện thoại, nói mấy câu gì đó rồi cho Cố Cảnh Nguyệt vào trong.

Đến phòng làm việc của xưởng, Cố Cảnh Nguyệt gõ cửa.

Bên trong truyền đến giọng nói: “Vào đi.”

Xưởng trưởng ngẩng đầu lên thấy người đi vào là một cô gái bèn cau mày hỏi: “Là cô muốn đặt bột mì?”

Cố Cảnh Nguyệt cười nhẹ nói: “Đúng vậy, công ty cần mua một lượng lớn bột mì để làm phúc lợi.”

Xưởng trưởng sai người đưa Cố Cảnh Nguyệt tới kho, ông Lý của phòng kinh doanh nhìn thấy Cố Cảnh Nguyệt bèn hỏi: “Cô Cố, cô ước chừng muốn mua bao nhiêu? Cần loại bột cứng, bột mì đa dụng hay bột bánh?”

Cố Cảnh Nguyệt vừa nghe thấy vậy, có nhiều loại đến vậy hả, cô ngập ngừng hỏi: “Ông Lý, những loại bột này có khác gì nhau sao?”

Ông Lý nhiệt tình giải thích với Cố Cảnh Nguyệt, ông ấy giới thiệu sự khác biệt của những loại bột này: “Cô Cố, bột cứng thích hợp để làm bánh mì và các sợi mì dài, bột đa dụng thì thích hợp làm bánh bao, màn thầu, bánh cuốn, còn bột bánh thì thích hợp hơn để làm bánh ngọt, bánh quy.”

Cố Cảnh Nguyệt nghĩ vào những năm 70 chắc là toàn ăn màn thầu và bánh bao. Còn về bánh mì và bánh kem thì tương đối ít.

Cố Cảnh Nguyệt thầm xác định trong lòng rồi nói với ông Lý: “Tôi cần 20 vạn bột mì da dụng, à không, 20 vạn đi, còn bột cứng và bột bánh thì mỗi loại lấy một vạn.”

Ông Lý nghe vậy vui như mở cờ, đây đúng là một khách hàng lớn!

Cố Cảnh Nguyệt để lại địa chỉ kho, quẹt thẻ xong còn được ông Lý nhiệt tình đưa ra ngoài cửa xưởng.

Đặt một vạn gạo, năm nghìn nếp. Dầu đậu, dầu lạc, dầu hạt, dầu mè, mỗi loại đặt 5 nghìn thùng.

Đi đến nhà máy thịt đặt mua thịt lợn, thịt bò, thịt dê, mỗi loại một nghìn cân.

Tất nhiên cũng phải tới chợ hải sản mua tôm càng, tôm sú, tôm càng xanh, cua biển, cua xanh, cua hoàng đế. Bạch tuộc, mực, cá hồi, cá mú. Dao cạo nghêu, ốc xà cừ, sò điệp, hàu và nhiều cái khác.

Mì ăn liền, mì chua cay, bún ốc...

Các loại bánh ngọt, bánh kem...

Nguyên liệu làm trà sữa...

Đường trắng, đường nâu...

Chọn mua đủ các loại giống rau xanh, trồng ở trong không gian. Sau này muốn ăn loại rau gì thì trong không gian đều có, nghĩ thôi đã thấy tuyệt rồi.

Lên mạng tra tìm vào những năm 70 thì biết được giai đoạn đó rất thiếu vải cotton, cô tìm đến hai xưởng may đều không tìm thấy chất liệu vải mang cảm giác của những năm 70, Cố Cảnh Nguyệt có chút thất vọng.