Ngồi nói chuyện với nhau được chốc lát, thì tiếng chuông vào học vang lên, học đường đang vốn náo nhiệt, đột nhiên an tĩnh xuống dưới, các cô nương quy quy củ củ ngồi xong.
Tiền phu tử cầm sách vở đi vào học đường. Các học sinh đang ngồi thấy vậy đột nhiên đứng dậy: “Phu tử.” Sau đó các nàng khom lưng về hướng Tiền phu tử.
Tiền phu tử gật đầu: “Ngồi đi. Hôm nag Ất ban của chúng ta có một cái học sinh mới, tên là Cố Linh. Cố Linh, trò đứng dậy, chào hỏi và giới thiệu về mình đi.”
“Dạ thưa phu tử.”
Cố Linh đứng dậy, “Xin chào mọi người, mình tên là Cố Linh, thật vui vẻ khi được làm quen với mọi người.” Cố Linh đã phát hiện, nàng đại khái là học sinh lớn tuổi nhất trong Ất ban. Việc này thật ra lại khá dễ hiểu, những gia đình cho nữ nhi đi tư thục, đều là những nhà có điều kiện không tồi, vì thế nên khi cho nữ nhi tiến học sẽ khá sớm, mà những nhà như Cố gia thì đâu ai dư tiền cho một nữ nhi đi tư thục.
Cho nên Cố Linh tuổi này mới đi học ở Ất ban cũng không có gì kì quái cả.
Tiền phu tử ý bảo Cố Linh ngồi xuống: “Hôm nay chúng ta sẽ học bài 《 300 bài thơ Đường 》.”
Lại nói tiếp, đây là thế giới trong tiểu thuyết, nhưng cũng từng xuất hiện triều đại Đường Tống, nhưng lại không có thời Nguyên Minh Thanh.
Cố Linh nhớ rõ trước kia xem tiểu thuyết thấy mấy tác giả khác miêu tả, khoai tây, ngô và khoai lang được tìm thấy ở Minh triều đã bắt đầu phổ cập, thế giới này từ Tống triều đã bắt đầu khác với lịch sử ở thế giới ban đầu, khoai tây và khoai lang thì chưa xuất hiện, nhưng ngô thì đã đã xuất hiện.
Dựa theo lịch sử của thế giới ban đầu, khoai tây được tìm thấy vào năm 1682 ở Trung Quốc, còn ngô thì được tìm thấy vào năm 1531 ở Trung Quốc, mà khoai lang ở Trung Quốc thì được tìm thấy vào năm 1593, ba loại cây nông nghiệp, thì ngô được tìm thấy sớm nhất, như vậy có phải khoai lang và khoai tây cũng sắp xuất hiện rồi?
Đương nhiên, đay cũng chỉ là suy đoán của Cố Linh.
“" Tảo thu" là một bài thơ viết về phong cảnh, có thời Đường thi nhân hứa hồn sở.
Dao dạ phiếm thanh sắt,
Tây phong sinh thuý la.
Tân huỳnh thê ngọc lộ,
Tảo nhạn phất kim hà.
Cao thụ hiểu hoàn mật,
Viễn sơn tình cánh đa.
Hoài Nam nhất diệp há,
Tự giác Động Đình ba.. (*)
Câu thơ trên có ý nghĩa……”
Bởi vì là nơi tiến học của nữ tử, cho nên Tiền phu tử giảng cũng không sâu, nàng chỉ giới thiệu đơn giản về tác giả, nói về ý tứ của thơ: “Kế tiếp sẽ cho mọi người thời gian một khắc, mọi người tự đọc sách, sau khi kết thúc một khắc, ta sẽ kiểm tra.”
Trong tay Cố Linh có ba quyển sách, phân biệt là 《 Đệ tử quy 》, 《 Quỳnh lâm ấu học 》, 《 300 bài thơ Đường 》.
Quyển sách vỡ lòng mà tư thục chuẩn bị cho học sinh có 300 ngàn chữ, 《 Tam Tự Kinh 》, 《 Bách Gia Tính 》, 《 Thiên Tự Văn 》. Nhưng là Ất ban năm nay đã dạy《 đệ tử quy 》, 《 quỳnh lâm ấu học 》 và《 300 bài thơ Đường 》, cho nên Tiền phu tử đưa cho Cố Linh cũng chính là ba quyển sách này.
Tuy rằng chữ ở cổ đại chính là chữ phồn thể, nhưng đối với Cố Linh nói để nhận biết chữ thì vô cùng đơn giản, nàng đi theo phu tử đọc một lần, sau đó nhớ kỹ nội dung này.
Phải nói, những chữ này ở dạng giản thể này đều biết, chẳng qua khi biến thành phồn thể lúc, có một vài chữ không biết. Nhưng Cố Linh dựa theo phương pháp học tạp ở hiện đại, ghi chữ giản thể của chữ đó ra bên cạnh rồi học thuộc, cho nên liền dễ dàng nhớ kỹ.
-----(*) Đây là bài thơ " Tảo thu " ( " Đầu thu" ) của Hứa Hồn.
早秋
遙夜泛清瑟,
西風生翠蘿。
殘螢栖玉露,
早雁拂金河。
高樹曉還密,
遠山晴更多。
淮南一葉下,
自覺洞庭波。
Dịch nghĩa
Đêm dài tràn đầy sắc khí trong trẻo trang trọng
Gió tây thổi qua những cây đằng la màu xanh biếc
Những con đom đóm tàn hơi bám bào hạt sương như ngọc
Chim nhạn bay sớm lướt qua dải Ngân Hà
Những đám cây cao trời sáng mà còn thấy rậm rì
Núi xa xa thấy trời lại càng đẹp biết bao
Một lá cây rơi xuống trên dòng sông Hoài
Tự cảm thấy lòng đã nổi sóng khói.
Bản dịch của Trương Việt LinhĐêm khuya thổn thức cõi lòng thay
Thổi dạt hàng cây ngọn gió may
Sương ngọc lưa thưa đom đóm đậu
Kim Hà lác đác nhạn hồng bay
Cây cao ban sớm um tùm phủ
Núi biếc trời quang thẳm thẳm bày
Chiếc lá Hoài Nam vừa mới rụng
Động Đình sóng gợn biết liền ngay