Ở An Sơn huyện, Dương gia cũng đang tất bật thu hoạch lá trà, toàn bộ hơn hai ngàn ba trăm mẫu trà của Dương gia đều được thu hoạch. Vì theo lời Mẫn Trúc, toàn bộ trà trồng xen cây ăn trái đã được dùng phân bón là chính loại trái cây đang trồng, nên có thể thu hoạch sớm cũng không sao.
Năm nay năm trăm bảy mươi mẫu ở đồi Bạch trà được chăm sóc toàn bộ như một mẫu trà năm ngoái của Mẫn Trúc là khi nắng quá gắt của mùa hè sẽ dùng rơm phủ một lớp lên mỗi cây trà. Cây trà cũng lớn hơn một chút, một mẫu cho ra hai cân rưỡi trà khô, tổng Bạch trà làm ra là một ngàn bốn trăm hai mươi lăm cân.
Còn trà trồng xen canh ông mới thu trước ba trăm mẫu, cho ra được sáu trăm ba mươi cân trà khô. Mà lần sao lá trà này, ông đã bỏ ra hai mẫu trà để thử nghiệm độ lửa. Dương Trí và Cẩn Minh phụ giúp ông trong việc sao loại trà này.
Mẫn Trúc đã cẩn thẩn nhớ lại những gì nàng đã tìm hiểu ở thế giới trước, viết toàn bộ ra giấy đưa cho Cẩn Minh trước khi đi kinh thành.
Cẩn Minh và Dương Trí hết sức cẩn thận canh độ lửa, chỉ để cho lửa luôn âm ỉ cháy, tuyệt không để cháy lớn lên. Dương lão gia tử cũng hết sức tập trung đảo đều tay.
Cuối cùng, sau khi thành phẩm hoàn thành, tổ tôn ba người nhãn tình sáng lên. Lúc sao, một mùi hương trái cây thơm ngát, quyện cùng mùi lá trà cứ phảng phất vờn quanh. Lúc trà khô, lá trà có hình xoắn ốc, màu xanh biếc, trông thật đẹp mắt.
Dương lão gia tử pha một bình trà, uống thử, mọi người Dương gia tâm trạng bây giờ còn kích động hơn cả khi Mẫn Trúc làm ra Bạch trà.
Tất cả đưa mắt chăm chú nhìn theo ly trà Dương lão gia tử đang cầm đưa lên mũi ngửi, rồi ông đưa lên miệng nhấp một ngụm trà.
Mọi người nhìn Dương lão gia tử thấy ông nở nụ cười hài lòng, lúc này Dương Khiêm vội lấy bình trà lớn mới pha, rót cho mỗi người một ly, lớn nhỏ đều có. Mọi người nhận ly trà, cũng làm theo Dương lão gia tử, một mùi trái cây pha cùng hương trà nhẹ nhàng thanh thoát bay ra. Lại nếm thử một ngụm, vị trà rõ rệt, nhưng nước trà vừa nuốt xuống, mùi trái cây lại cứ vương vấn nơi đầu lưỡi, lại như cảm thấy có chút vị ngọt của trái táo, nhưng lại cũng như vị thơm của trái lê.
Trong lòng tất cả đều hô to " thành công rồi".
Dương lão gia tử là vui quá, kích động quá mà khóc. Mọi người cũng ôm lấy nhau vừa cười vừa khóc. Hạnh phúc như vỡ òa trong ngày hôm nay.
Dương gia thành công rồi. Từ nay trà của Dương gia đã có chỗ đứng trong giới trồng trà rồi. Ông cũng theo ý Cẩn Minh và Dương Trí, gọi đây là Bích Loa Xuân.
Dương lão gia tử cho thu hoạch toàn bộ lá trà, chính ông giám sát việc sao trà, không để bất kỳ một sơ sót nhỏ nào xảy ra. Hội trà năm nay ông sẽ cho Dương Khiêm, Dương Thiên và Dương Hào mang trà đi.
Ba người mang một trăm cân Bạch trà, Một trăm cân Bích Loa Xuân, và những loại trà bình thường, mỗi thứ một chút. Lần đi này còn mang theo cả Đại Mao mười bảy tuổi,là người lớn tuổi nhất năm ngoái Dương lão gia tử mua trong số hai mươi người.
Chuyến đi hội trà lần này, Bạch trà lại rất khả quan. Lữ gia và Quý gia đều ký kết hợp đồng mỗi năm mỗi nhà thu năm trăm cân Bạch trà. Có ba thương nhân cũng muốn mỗi năm thu một trăm cân Bạch trà, hai người muốn mỗi năm thu năm mươi cân. Còn hai mươi lăm cân Dương gia sẽ tự bán.
Về phần Bích Loa Xuân, giá cả đã định từ ở nhà là ba trăm lượng một cân. Giá này là không thể bớt nữa, tuy có chút cao, nhưng dùng trái cây để bón phân, lại nói những loại trà nổi danh đều là năm trăm đến bảy trăm lượng một cân. Còn có loại là ngàn vàng khó cầu, nhưng Bích Loa Xuân chưa khẳng định được vị trí của mình, nâng giá quá cao là điều không thể.
Nhưng Bích Loa Xuân không dễ thương lượng. Lữ gia và Quý gia chỉ phái quản gia tới ký hợp đồng, hai vị quản gia không thể quyết định chuyện trọng đại này thay chủ tử được, nên mỗi người mua một cân mang về dò ý chủ tử nhà mình.
Mà vị công tử áo tím năm ngoái, lần này mới ngày thứ ba đã lại xuất hiện một cách phô trương nhất có thể. Dương Khiêm vừa nhìn đã nhận ra hắn, Dương Khiêm nói nhỏ vào tai Dương Hào, Dương Hào gật đầu, vội vã ra cửa lều đón tiếp vị công tử an mặc xa hoa này:" vị công tử này, xin mời vào nếm thử trà mới của Dương gia".
Tử y công tử nhướn đôi mắt hoa đào nhìn Dương Hào rồi "ồ " một tiếng, sau đó gật đầu bước chân vào trong lều.
Dương Thiên động tác chuyên nghiệp pha Bích Loa Xuân cho tử y công tử.
Vị công tử đó đưa trà lên mũi ngửi rồi gật gù:" không tệ, mùi thật thơm, thoang thoảng cả mùi trái cây nữa". Sau đó nhấp một ngụm, đặt ly trà xuống, hắn cười nói:" Duệ vương hai năm nay quả có lộc uống trà, gói cho ta mười cân đi, trà này ta sẽ tặng cho Duệ vương và Bình vương".
Dương Hào chuyên nghiệp gói mười cân trà vào mười hộp giấy nhỏ. Hộp trà của Dương gia có nét độc đáo riêng, bên ngoài là hộp giấy cứng vuông vức có ghi chữ "Dương Cẩn" lại có hình bông hoa trà, bên trong có một lớp giấy dầu đậy kín lá trà để trà không bị bay mất mùi, bảo đảm hương vị nguyên vẹn của loại trà đó.
Tử y công tử nhìn hộp trà cười nói:" rất có ý tứ". Sau đó không chút do dự móc ra ba tờ ngân phiếu, mỗi tờ trị giá một ngàn lượng đặt trên bàn. Để cho gia đinh xách mười túi trà còn hắn tiêu sái rời đi.
Cũng có bốn thương nhân lớn mua mỗi người năm cân, còn vài quản gia của một số thương nhân chỉ dám mua hai, ba lạng mang về cho chủ tử nếm thử. Nhưng có người mua là khả quan rồi.
Đến lúc hội trà kết thúc, Bích Loa Xuân còn dư lại tới tận hơn bốn mươi cân. Ba người cũng có chút uể oải.
Nhưng lần này Dương Khiêm, Dương Hào và Dương Thiên uể oải dư thừa rồi.
Hội trà ở đây chưa kết thúc, bốn nhà buôn trà nổi tiếng là Lữ gia, Quý gia, Mộ Dung gia và Trì gia đã phái quản gia tới, mỗi nhà đều muốn năm trăm cân Bích Loa Xuân. Nếu năm nay Bích Loa Xuân bán tốt, năm sau sẽ tới ký hợp đồng dài hạn.
Lữ gia và Quý gia còn trực tiếp thu luôn năm trăm cân Bạch trà đã ký kết hợp đồng mua Bạch trà hàng năm lúc ở hội trà mang đi luôn rồi.
Số trà Bích Loa Xuân năm nay thu được là hai ngàn năm trăm cân, bây giờ bán hai ngàn cân, lại mang đi hội trà một trăm cân, ông cũng chỉ còn lại bốn trăm cân thôi. Cả nhà Dương gia bây giờ là ngủ cũng cười tỉnh rồi. Chỉ trong một ngày, mà thu được sáu mươi vạn lượng bạc. Ôi, nằm mơ cũng chưa thấy tiền nhiều như vậy.
Khi ba người Dương Khiêm xách trà về, nghe tin như vậy thì há hốc miệng kinh ngạc. Họ chưa về mà trà đã bán gần hết, thật không thể tin được mà. Vậy mà ba người trên đường về cứ sợ bóng sợ gió một hồi.
Vì có Đại Mao làm chân chạy, nên số Bạch trà khi được khách nhân đặt hàng đã cho Đại Mao chạy về lấy để giao cho khách nhân ngay tại hội trà. Mà trà hàng năm giao cho thương nhân nhỏ cũng đã được vận chuyển đi, nên kho trà Dương gia bây giờ là trống đi rất nhiều.
Kết thúc hội trà cũng tới lúc các thiếu niên Dương gia đi thi.
Mọi người trong Dương gia bắt đầu khẩn trương lên. Vì thi tú tài và cử nhân là đầu tháng tư, Dương Trí và Cẩn Minh là do đích thân Dương lão gia tử đưa lên phủ thành. Còn Dương Kính, Dương Đăng, Dương Khoa và Dương Liêm là do Dương Hào đưa tới trước cổng trường thi.
..... Ta là đường phân cách kinh thành...
Ở kinh thành, Lâm Hải cũng đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng này.
Mẫn Trúc và Cẩn Tuệ ngày ngày theo nương đi dạo chợ ở kinh thành. Mẫn Trúc nhìn đình đài lầu các và các khu chợ sầm uất, các tửu lâu tấp nập người ra vào ở kinh thành thì ngay lập tức muốn mở cửa hàng hương liệu ở đây.
Kinh thành là vùng đất ngọa hổ tàng long, có thể buôn bán ở nơi này quả là không còn gì tốt hơn.
Nhưng bây giờ kinh phí để thuê hay mua cửa hàng là một chuyện nan giải.
Cái gì bản thân chưa thể thực hiện ngay được, Mẫn Trúc cũng không tự ép bản thân. Lại cùng Cẩn Tuệ ngày ngày vui vẻ đi theo nương.
Hôm nay đã là mười bốn tháng tư, sáng mai Lâm Hải chính thức bước vào khu vực thi Đình.
Thi Đình sẽ mất ba ngày, các sĩ tử phải mang theo lương khô, nước uống đủ để phục vụ trong chính bản thân trong ba ngày thi.
Đã có kinh nghiệm của lần thi Hội trước, Dương thị tuy có chút lo lắng, nhưng nàng vẫn cố hết sức trấn tĩnh bản thân, lần lượt kiểm tra tất cả các loại bút, mực, giấy, lương khô, thịt khô, một ít bánh, còn có cả bạch trà và một ấm đun nước nhỏ, một cái ly bằng gỗ.
( Ngày xưa mọi người đi thi khổ dễ sợ nhỉ.)
Mẫn Trúc cùng Cẩn Tuệ hôm nay năn nỷ Lâm Hải dẫn đi chợ. Vì cả hai tháng này Lâm Hải đã vùi đầu vào ôn luyện sách vở rồi, một ngày này Mẫn Trúc muốn để đầu óc Lâm Hải ở trong tam trạng thoải mái nhất có thể. Như vậy đến khi vào trường thi mới không mệt chết mệt sống.
Lâm Hải vốn trước giờ Mẫn Trúc cầu là hắn đáp ứng, vậy mà hôm nay có chút do dự.
Mẫn Trúc thấy cha do dự thì nàng kéo tay áo cha:" cha, người đã đọc sách bao nhiêu năm nay rồi, nghỉ ngơi một ngày trước khi đi thi để sắp xếp lại số sách trong đầu mình, như vậy vào trường thi mới không bị nhầm lẫn".
Cẩn Tuệ nghe muội muội nói thì buồn cười, nhưng cũng cố nhịn vì hắn cũng muốn cha nghỉ ngơi một chút nên nói:" cha đã không bồi muội muội hai tháng rồi, muội ấy hôm nay muốn cha bồi đi chợ, người đáp ứng muội ấy đi cha".
Bị hai đứa con nói cho xiêu lòng, Lâm Hải gật đầu đáp ứng:" được rồi, chúng ta đi thôi".
Mẫn Trúc nhảy lên hoan hô,câu đó ở trước mặt Lâm Hải giơ hai tay lên. Lâm Hải cười cười cúi xuống ôm con gái nhỏ lên, ba cha con vui vẻ đi chơi.
Nhưng hôm nay khác mọi ngày ra ngoài rồi, mới đến đoạn đường nhỏ hơi vắng ở gần chợ, Cẩn Tuệ bị một bàn tay nhỏ bé túm lấy cổ chân. Cẩn Tuệ giựt mình nhìn xuống chân mình thì cũng giựt mình. Một đứa nhỏ đầu tóc bù xù, quần áo tơi tả, mặt mũi lem luốc, thân hình gầy gò, chỉ có ánh mắt là to tròn nhưng lại có chút thẫn thờ.
Đứa bé túm chặt chân Cẩn Tuệ, Cẩn Tuệ gọi cha đang ôm Mẫn Trúc đi trước vài bước:" cha, người mau tới xem".
Lâm Hải cùng Mẫn Trúc đang vui vẻ nói chuyện mấy ngày qua Mẫn Trúc đã tìm thấy, nhìn thấy những gì đặc biệt ở kinh thành, nghe Cẩn Tuệ gọi thì cũng có chút giựt mình, hai người quay lại, thấy một đứa trẻ lem luốc đang ôm chặt chân Cẩn Tuệ không buông, thì Lâm Hải vội ôm Mẫn Trúc hai bước làm một bước tới.
Mẫn Trúc để cha thả mình xuống, nhìn đứa trẻ gầy gò trước mắt mà nàng cảm thấy xót xa.
Cẩn Tuệ ngồi xuống, gỡ tay bạn nhỏ ra khỏi cổ chân mình, nhẹ giọng hỏi:" tiểu đệ à, đệ trước buông tay, đệ có chuyện gì, mau nói ra, ca hứa, ca giúp được sẽ giúp hết sức mình.
Đứa bé đó cũng nghe lời buông tay, ánh mắt đáng thương nhìn ba cha xon Lâm Hải nói:" cầu xin bá bá, cầu xin mọi người cứu mấy huynh đệ chúng con. Cha mẹ con lúc dẫn chúng con lên kinh thành tìm người thân, đi ngang qua sông, vô tình bị rơi xuống sông mà nước sông lúc đó chảy xiết nên bị nước cuốn đi.
Chúng con nhờ được một vị thúc thúc tốt bụng đưa đến kinh thành, nhưng nhà người quen không nhận chúng con, đuổi chúng con ra khỏi cửa. Huynh đệ chúng con lang thang ở đây xin ăn đã mười ngày rồi. Đệ đệ của con đang bị bệnh. Xin người giúp đỡ thu lưu chúng con, xin người cứu đệ đệ con, cầu xin người".
Đứa bé vừa nói vừa dập đầu bang bang. Lâm Hải vội đỡ đứa bé dậy hỏi:" đệ đệ con giờ ở đâu? Mau đưa ta tới xem".
Đứa bé nghe vậy thì nhãn tình sáng lên, cố hết sức đứng dậy, xiêu xiêu vẹo vẹo chạy vào trong một ngõ hơi tối.
Ba cha con Lâm Hải vội đi theo, Cẩn Tuệ nhanh chân chạy trước, Lâm Hải còn phải dắt theo Mẫn Trúc nhưng cũng vội vã theo sau.
Ở trong một góc phía sau của một căn nhà lớn, một đứa bé đang nằm co ro trên bậc thềm, thân thể nhỏ bé đang run lên từng đợt. Lâm Hải cúi xuống sờ trán bé thì thấy nóng ran. Lâm Hải vội vã ôm đứa bé lên, Cẩn Tuệ đi trước chỉ đường đến dược đường