Mở Đầu

Cut một vài phân đoạn trong truyện

Bị bạn bè xa lánh phỉ nhổ, bị thầy cô hắt hủi, bị gia đình kinh tởm, bị đánh đập, bị hành hạ, bị chửi rủa chỉ vì cậu phát hiện bản thân đồng tính và chấp nhận đều đó.

Vì điều đó cậu bị đưa đến bệnh viện tâm thần 5 lần?

Đây là chấp nhận đồng tính trong mắt bọn họ sao??

**

Nhìn cái bàn vốn dĩ là của mình bị hàng tá chữ viết kinh tởm, những lời chửi rủa nhục mạ kia, cậu mỉm cười nhìn bạn nữ ngồi cạnh, hỏi :“Đây là bàn của ai vậy?”

“Là của một thằng đồng tính ghê tởm”

“Các người kì thị sao?”

“Không có, nhưng nó nhìn kinh tởm chết”

Không kì thị??? Mà kinh tởm người đồng tính?? Không kì thị mà đưa đồng tính vào bệnh viện tâm thần?? Văn hóa cởi mở là cái gì, lối sống cởi mở là cái gì chỉ để chưng cho bên ngoài coi thôi chứ thật ra trong lòng họ đồng tính là biếи ŧɦái, đồng tính là bệnh hoạn. Hay thật, nói hay thật.

***

Chờ xem tiểu thụ nhà mình trả thù và bị laocong bắt về như thế nào nhoa❤

_________________________________________

Dưới đây là ghi cho đủ số chữ thôi😅

Đam mỹ (tiếng Trung: 耽美; bính âm: Dān měi) là thể loại tiểu thuyết lãng mạn khai thác chủ đề đồng tính luyến ái nam, thường có xuất xứ từ Trung Quốc, lấy bối cảnh Trung Quốc và hòa trộn nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc. Tương tự như yaoi và shōnen-ai, thể loại này hướng tới độc giả nữ.[1] Theo những người theo đuổi dòng tiểu thuyết này thì “đam” có nghĩa là đam mê, “mỹ” có nghĩa là đẹp, và “Đam mỹ” nghĩa là Đam mê cái đẹp. Từ này bắt nguồn từ tiếng Nhật たんび (Tanbi) – mang ý nghĩa duy mĩ, lãng mạn.

Khi du nhập vào Đài Loan, dòng tiểu thuyết này được gọi là “Boy’s Love”. Ngày nay tại Nhật Bản, “June” mới là tên gọi cho thể loại tiểu thuyết này.[2] Cùng với sự xuất hiện và bùng nổ của văn học mạng nói chung, tiểu thuyết đam mỹ được đăng vô số kể trên mạng Internet Trung Quốc, trong đó có tới hàng nghìn tác phẩm được dịch sang tiếng Việt bao gồm nhiều thể loại con khác nhau như cổ trang, hiện đại, tương lai… Hầu hết độc giả của dòng tiểu thuyết này là các cô gái hoặc phụ nữ trẻ, ngoài ra còn có một số ít nam thanh niên, họ được gọi với cái tên là hủ nữ và hủ nam.

Đam mỹ cũng được sử dụng trong việc phân loại thể loại truyện tranh Trung Quốc; tuy vậy, không như yaoi trong tiếng Nhật, đam mỹ không được sử dụng để chỉ phim hoạt hình và phim người đóng chuyển thể từ các tác phẩm đam mỹ. Vì những điều kiện kiểm duyệt ngặt nghèo ở Trung Quốc, các yếu tố tình yêu đồng giới trong các bộ phim chuyển thể thường được chuyển thành tình cảm huynh đệ, bạn bè.[3]

Đã có những ý kiến lo ngại về tác hại của dòng truyện này, bởi chúng có nội dung sáo mòn, vô bổ, thậm chí thô tục, phản cảm.[4] Do ảnh hưởng tâm lý bởi dòng truyện này, nhiều bạn trẻ đắm chìm vào những câu chuyện tình yêu ảo tưởng, trở nên phi thực tế, có cái nhìn tiêu cực trước thực tại. Thậm chí có những cô gái trở nên mê muội, lý tưởng hóa tình yêu đồng tính, dẫn tới tôn thờ chủ nghĩa độc thân (không muốn kết hôn với nam giới) hoặc có những hành vi lệch lạc giới tính (muốn gần gũi người đồng giới để bắt chước theo truyện)[5].

Tiểu thuyết Đam mỹ Trung Quốc lần đầu xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 2007, tính đến hiện tại hầu hết Đam mỹ được dịch và đăng trên mạng Internet Việt Nam, được dịch từ những người không biết tiếng Trung. Họ dịch dựa vào phần mềm Quick Translator, phần mềm nhận đầu vào là đoạn văn bản tiếng Trung và xuất ra đoạn văn bản Hán-Việt, bản VietPhrase một nghĩa và bản VietPhrase nhiều nghĩa. Nhờ phần mềm này, người dịch truyện không nhất thiết phải biết tiếng Trung, song do là bản dịch thô của phần mềm nên nó đòi hỏi người dịch phải cẩn thận kiểm tra lại câu chữ để đảm bảo không mắc lỗi dịch sai.

Do ảnh hưởng từ dòng tiểu thuyết này, hiện nay giới trẻ còn dùng từ “đam mỹ” để chỉ mối quan hệ đồng tính nam bên cạnh “đồng tính”, “gay”, “bê đê”, “tomgirl” (“bóng lộ”). Tương tự dùng từ “bách hợp” để chỉ mối quan hệ đồng tính nữ và “ngôn tình” cho mối quan hệ dị tính.

Đam mỹ Việt Sửa đổi

Đam mỹ Việt là một thể loại tiểu thuyết đồng tính do các tác giả người Việt Nam viết (thường là các hủ nữ: các bạn nữ yêu thích tình yêu đồng tính nam) mang văn phong Trung Quốc, bị ảnh hưởng sâu bởi văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc,[cần dẫn nguồn] lạm dụng từ Hán-Việt và kết cấu câu tương tự tiếng Trung, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Cũng có nhiều truyện do các fan nữ của các nhóm nhạc nam (thường là nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan[6]) viết về thần tượng của họ. Thể loại này gọi là fan-fiction.

Bên cạnh những cuốn tiểu thuyết đam mỹ được du nhập từ Trung Quốc, ở Việt Nam cũng có nhiều cuốn truyện gay được tự viết ra, song do không có nội dung, văn phong lôi cuốn, cốt truyện đơn giản nên bị lép vế do làn sóng đam mỹ từ Trung Quốc ồ ạt kéo sang.

Xuất bản Sửa đổi

Trước năm 2013, tất cả các tác phẩm đam mỹ tại Việt Nam đều là dịch chui, tự đăng trên mạng và in lậu.

Tháng 3 năm 2013, từ nền tảng phát hành tiểu thuyết ngôn tình trước đó, “Tình yêu của đau dạ dày” của tác giả Điệp Chi Linh là cuốn tiểu thuyết đam mỹ đầu tiên được phát hành hợp pháp tại Việt Nam do Bách Việt và Nanubooks xuất bản. Từ đó mở đường cho một loạt các tác phẩm đam mỹ xuất bản tại Việt Nam như: Cuộc sống đại học xui xẻo (Bách Việt và Nanubooks), Này những phong hoa tuyết nguyệt (IPM), Phồn chi (Owlbooks), Hàng không bán (Amak Books)…[7]

Dù có nhiều cuốn được đánh giá là thiếu chuyên nghiệp trong dịch thuật nhưng đam mỹ vẫn là thể loại văn học được một bộ phận giới trẻ tìm đọc.

Trước đó, cũng có một số truyện gay do tác giả Việt Nam sáng tác được xuất bản như: Không lạc loài (Lê Hoài Anh), Đời Callboy (Nguyễn Ngọc Thạch), Tôi là gay (Angry Chuột), Mẹ ơi, con đồng tính (Nguyễn Ngọc Thạch, Võ Chí Dũng)…[7]

Theo 1 thống kê trên mạng, có đến một nửa (49,4%) độc giả của dòng truyện này ở Việt Nam chỉ dưới 15 đến 18 tuổi, và 37% độc giả trong độ tuổi 18 - 22 tuổi. Như vậy, chính học sinh trung học phổ thông đang là đối tượng chính của dòng truyện này, trong khi chúng ẩn chứa nhiều yếu tố độc hại, đáng kể nhất là những đoạn miêu tả cụ thể, thô tục những cảnh yêu đương, thậm chí là quan hệ tìиɧ ɖu͙© bừa bãi giữa những người đồng tính[8]

Theo ông Bùi Việt Thắng - giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nộ, dòng truyện này có ảnh hưởng không tốt đến thị hiếu của độc giả. Xa hơn, nếu để dẫn đến mức “nghiện” hay mê muội thế giới đam mỹ, thì có thể gây ra những biểu hiện lệch lạc về tâm lý[9].

Năm 2015, dòng truyện đam mỹ đã bị Cục Xuất bản - In và Phát hành (Bộ Thông tin - Truyền thông) cảnh báo. Cục đã gửi các Nhà xuất bản yêu cầu “không đăng ký xuất bản các đề tài truyện ngôn tình, đam mỹ; lựa chọn mua bản quyền, dịch và xuất bản các xuất bản phẩm có nội dung lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam” với lí do: “Thời gian gần đây, một số nhà xuất bản đã xuất bản nhiều xuất bản phẩm ngôn tình, đam mỹ (phần lớn là của nước ngoài), nội dung sáo mòn, vô bổ, thậm chí thô tục, phản cảm, bị thu hồi”. Ông Hoàng Trọng Hiển, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Hải Dương nhận xét: “Vì tò mò nên nhiều người trẻ tìm đến thể loại tiểu thuyết đam mỹ. Do chưa có hiểu biết sâu sắc nên nhiều bạn đọc bị mất phương hướng, từ đó dẫn tới nhận thức méo mó về tình yêu, cuộc sống, đánh tráo khái niệm nhân văn và trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam”.[10]