“Như thị am” tuy rằng chỉ là một cái am ni cô, nhưng danh tiếng cũng không kém so với “Đại Báo Ân tự” chuyên dùng cho Hoàng gia lễ Phật. Nó hưng thịnh là chuyện ngẫu nhiên, cũng là chuyện tất nhiên.
Sau khi Đại Chu lập quốc, năm đó rất nhiều người từ vô danh trở thành “Công thần” tôn quý đều bỏ vợ cưới người khác. Bất luận là vì kết giao với thế lực mới cũng được, hay vì “Người vợ Tào Khang khó đến được nơi thanh nhã” cũng không sai. Tóm lại, không phải nam nhân nào cũng chung tình như lão Quốc công ở phủ Tín Quốc Công.
Mà rất nhiều người trong số những người vợ này vốn xuất thân nghèo khó, thứ nhất là không có chống lưng từ nhà mẹ đẻ, thứ hai là kiến thức ít ỏi. Lần đầu tiên gặp phải tình huống này, không phải khóc lóc lấy nước mắt rửa mặt cả ngày, thì sẽ tìm đến Phật đường để xuống tóc tu tập.
Cái gọi là “Hầu gia sâu như biển, hối hận dạy dỗ phu quân truy phong Hầu tước” có lẽ là như vậy đi.
Cũng có những đích trưởng tử của vợ cũ rất xuất sắc, bởi vì “Mẫu bằng tử quý” nên không bị bỏ. Nhưng ngày ngày nhìn thấy ánh mắt chán ghét của phu quân trong phủ, hay nhìn thấy di nương mới chàng chàng thϊếp thϊếp cùng phu quân, cũng rất khó khăn. Dù không đến mức ái thϊếp diệt thê, nhưng thời gian lâu dài không tránh khỏi việc bi quan với cuộc đời.
Lúc này, Hoàng hậu đã lập ra “Như thị am”, trở thành lựa chọn khác cho họ.
Cố Khanh và Khưu lão thái quân có cùng thái độ với “Như thị am” – đó chính là chán ghét.
Những nữ nhân này chính là nạn nhân thực sự của guồng quay phong kiến, đã cùng phu quân vượt qua bao khó khăn nhưng không được hưởng một chút vinh hoa phú quý nào, thậm chí là còn không có được một cái kết đẹp.
Biết những chuyện đã xảy ra với họ, Hoàng hậu không những không tìm cách dừng nó lại mà còn mở rộng “Như thị am” đến phạm vi này, đúng là không để cho người ta có hảo cảm được. Đây đúng là hành động biến tướng dung túng cho những tên khốn kiếp kia làm như vậy.
Nhưng bởi vì có “di nương của phủ Tín Quốc Công” tồn tại, Khưu lão thái quân cũng không có cách nào phản đối quyết định của Hoàng hậu. Bà chỉ có thể tận lực không biểu hiện ra sự thân thiện đối với “Như thị am”.
Dù sao thì cũng là phần lớn phụ nhân tự xin xuống tóc làm ni cô hoặc là để tóc tu hành. “Như thị am” ít ra cũng là Hoàng gia am ni cô đứng đắn, không phải loại ô tạp, cũng thu lưu vài cô nhi chuyên môn phục vụ nhóm “phu nhân cũ”. Nói là lễ Phật, không bằng nói là “xuất thế” thì đúng hơn.
Vì thế mà Hoàng hậu giành được không ít lời khen ngợi tán thưởng Hoàng hậu “nhân hậu” của một số phu nhân quan gia, cũng càng tin tưởng “Như thị am”, dù cho có người thương xót cho những phụ nhân đó nhưng cũng vì những lời khen ngợi kia mà bắt đầu trầm mặc.
Khưu lão thái quân rất không thích cái hẹn của phủ Phó Biệt cũng là vì lý do này. Những gương mặt thân quen năm ấy cũng đã không còn nữa. Hậu viện của đồng liêu Lý Thạc ngày xưa ấy, không phải là vợ mới từ những gia đình có thế lực thì cũng là những cô gái trẻ xinh đẹp động lòng người. Có vài người ở độ tuổi nhất định có thể gọi nàng là “bà”, nhưng vẫn ngồi cùng ghế dựa theo người cùng thế hệ khiến nàng rất khó chịu.
Phương thị chắc là rất thích tình huống này. Bởi vì dù có ở phương diện nào, nàng ta đều muốn khiến cho mọi người phải hâm mộ nàng ta.
Phủ Tín Quốc Công, dường như là nhà hào môn toàn bộ các thiếu nữ ở Đại Chu đều muốn gả vào. Không kể đến là thế gia hiển hách và được hoàng gia tín nhiệm, thì cũng là hai đời đều không lạm tình gia phong cũng đủ khiến các nữ nhân kia hâm mộ. Trong phủ ít người không nói, nhưng mẹ chồng không độc đoán không làm khó con dâu thì càng hiếm thấy. Trượng phu của nàng ta thân là trọng thần trong triều đình, nghe nói từ nhỏ nhi tử đã thông minh, kế thừa được những gì mà bá phụ để lại.
Ngay cả đích trưởng tử Lý Duệ đáng thương phụ mẫu đều đã mất, trước kia lúc phụ mẫu cậu còn sống đã đính hôn cùng thứ nữ của Viện trưởng Viện Hàn Lâm, không biết đã làm bao nhiêu gia đình hiển quý có con gái đập nát vô số bình hoa và bát trà.