Chương 14: Nấu Rượu

Sau khi giải quyết xong lũ côn đồ Đại Mãng, Trần Anh cùng mọi người đến chỗ tiệm rèn trong thị thị trấn. Sau một hồi trao đổi y mới biết muốn thành lập lò rèn phải đăng ký với quan phủ, việc mua bán quặng sắt cũng bị hạn chế rất nhiều, y thầm tính toán với lượng sắt được phép mua mỗi tháng cùng lắm 1 lò rèn chỉ có thể làm ra tối đa 10 con đao, hoặc 20 rìu bổ củi, đó là chưa kể do trình độ rèn đúc còn thô sơ ở thời đại này việc gãy vỡ đồ khi rèn không phải làm hiếm, mà khi hỏng trở thành sắt vụn rồi chỉ không có cách nào sử dụng được nữa, vì chủ yếu dùng than củi nhiệt độ trong lò chưa tới 1500 độ C nên sắt không thể bị nóng chảy được, việc tái chế sắt hoàn toàn không có khả năng. Điều này góp phần làm cho giá đồ sắt ở thời kỳ giá rất cao. Trần Anh trầm ngâm 1 hồi, vì lượng quặng sắt được phép mua quá ít không đủ để hắn phát triển lực lượng, trong lúc đi thăm quan lò rèn, y bất ngờ thấy đống sắt phế liệu ở 1 góc lò, nhìn mắt ước lượng đống sắt vụn đó cũng được hơn 100 cân.

Trần Anh bắt đầu thương lương mua đống sắt vụn kia, lúc đồ gã thợ rèn không đồng y bán, vì trong đống sắt vụn đó còn có 1 số mẫu quặng tương đối lớn có thể gượng ép chế tạo 1 2 con dao nhỏ, nhưng khi Trần Anh trả 1 lương 4 cân sắt vụn thì y liền đồng ý, giá quá cao. Phải biết quan phủ bắn quặng sắt cũng chỉ 1 lượng 2 cân, chưa kể việc lão đã làm việc lâu năm với quan phủ việc mua bán thêm vài chục cân quặng sắt không thành vấn đề. Trần Anh còn mua thêm 10 thanh đao và 20 chiếc rìu bổ củi việc mua bán lớn thế này làm cho chủ tiệm rèn rất vui, giảm giá thêm cho y.

Trần Anh để lại vài người đóng bao lấy quặng sắt, số còn lại đi đến quan phủ đăng ký mở lò rèn tại làng Sơn Hà, việc đăng ký hết sức dễ dàng chỉ cần đóng lệ phí thủ tục, 1 lúc sau y được cấp thẻ bài cho phép mua quặng sắt, nhưng phải đến tuần sau lô sắt y được mua mới tới. Điều này y không bận tâm lắm, vì đã thua mua hơn 100 cân sắt vụn kia rồi.

Đi ra huyện phủ, bọn người Trần Anh đi dọc phố mua thêm vài con gà, thỏ con, heo con, 1 con bò đề cho nó kéo cày, y mua thêm 5 chiếc xe thồ và 5 con la kéo xe, đi đến tiệm lương thực y mua thêm 2 thạch gạo kê, 1 thạch gạo nếp và 50 cân thịt cừu. Để đảm bảo an toàn Trần Anh nhờ chủ tiệm rèn tìm cho y vài thanh niên to khỏe để bảo kê lô hàng, vì y trả cũng khá cao chỉ 1 lúc đã tuyển được hơn 10 người thanh niên đi cùng. Mọi người nghỉ lại 1 đêm tại tiệm lương thực, y phân công mọi người thay phiên trực đêm đề phòng chống cướp.

Đến sáng hôm sau, mọi người lên đường trở về làng, việc đi lại cũng tương đối thuận lợi đến tầm trưa là mọi người đã trở về làng. Trà lương và ăn bữa trưa xong 10 người bảo kê lũ lượt đi về, việc đầu tiên Trần Anh làm là đến chỗ xây lò cao, tuy đã đưa bản vẽ, hướng dẫn chi tiết nhân công xây dựng nhưng vì đây là lần đầu họ xây lò nên gặp rất nhiều khó khăn. Y thấy vậy liền cho mọi người hoãn lại, rồi chạy đến tìm trường làng thuê thêm 1 vùng đất mới tiến hành xây xưởng làm rượu, gần đến chiều tối y đã tìm được 1 khoảng đất phù hợp, tiền hành chỉ mọi người xây lò chưng cất rượu. Ngoài ra y cũng cho người xây thêm lò tôi vôi để làm xi măng, việc vận chuyển đá vôi và than đã lúc trước y đã giao cho đội diệt thổ phỉ, đây cũng làm luyện tập thêm dành cho họ, dù là luyện tập nhưng y vẫn trả lương đầy đủ ngày mỗi ngày 2 đồng, nên tinh thần họ làm việc rất hăng hái.

Làm xi măng cũng không quá khó nung đã vôi và đắt sét với 1 tỷ lệ nhận định cơ bản xi măng đã hoàn thành, vì có quá nhiều hạng mục cần phải thực hiện nên việc thiếu nhân công không thể tránh khỏi, nghĩ đến đây y liền nhờ trưởng làng đăng tuyển thêm người, để làm xưởng nấu rượu 1 ngày y trả 1 đồng cơm bao 3 bữa.

Chẳng mấy chốc đã có hơn 60 người phụ nữ ứng tuyển , nam giới trong làng ai có thể làm việc đều đã được tuyển hết, Trần Anh phân cho A Lệ hướng dẫn 30 giã giã gạo thành bột để chuẩn bị làm men rượu, 1 phần y cho Vẫn Nhi hướng dẫn họ vào rừng lấy 1 số loại thảo dược phổ biến để làm men, để bảo mật 1 số loại cây quan trong Trần Anh chỉ cho A Lệ và A Tiêu 2 người này đi lấy, tỷ lệ trộn 2 loại bột gạo và cách pha trộn làm men rượu cũng vậy chỉ có 4 người làm.

Sau 2 ngày lô men rượu đầu tiên hoàn thành, thì nhà nhà làm rượu cũng được xây xong, Trần Anh chia cắt làm nhiều công đoạn cho các nữ công nhân chia thành 2 ca làm việc. Trước mắt y cho A Lệ và Vân Nhi thay phiên nhau quản lý, Trần Anh thông báo cho mọi người căn cứ vào thành tích mỗi phân ca sẽ bầu ra tổ trưởng mỗi nhóm, lương tổ trưởng sẽ là 2 đồng mỗi ngày, khi thông báo vừa ra tinh thần làm việc mọi người đều năng cao.

Ở thời đại này, việc cho phụ nữ tất ít có thể nói ngoài chăm con, quay sợi ra thì hoàn toàn không có việc gì cho họ cả, nên mọi người đều rất quý công việc trong xưởng rượu.

Ở thời đại này, người ta chưa có kỹ thuật làm men ủ rượu, họ làm rượu rất thô sơ, chỉ ủ đơn thuần gạo hoặc trái cây cho nó tự lên men nên tỉ lệ ra rượu không cao, độ rượu lại thấp, chưa kể rượu ủ ra có vị chua và chát, mùi cũng không thơm lắm. Trần Anh nằm vũng kỹ thuật làm men rượu vì kiếp trước đã từng tham quan xưởng làm rượu truyền thống của đồng bào dân tộc. Vì dùng men phù hợp nên rượu nấu ra độ rất cao, 1 cân gạo có thể nấu ra 3 lít rượu gốc, pha với nước sôi thành 6 lít rượu. Tuy đã bị pha loãng nhưng độ rượu còn rất cao khoảng trên 28 độ, chưa kể mùi rượu còn thoang thoảng hơn thơm của thảo mộc rất đặc biệt, căn cứ vào giá tiến y có thể chỉnh đỉnh nồng độ của mỗi vò rượu.

Trong những ngày này, Trần Anh cũng không rảnh rỗi gì, việc công nhân xây dựng không biết xây lò cao làm y đau đầu không ít, đành phải chuyển hương làm lò truyền thống vậy. Y cho họ xây lò đất thấp, dựa theo phương pháp rèn kiếm katana của Nhật, đầu tiên phải làm lấy được phôi thép ngọc, căn cứ vào lượng mạt sắt và than củi được cho vào lò, thổi khí liên tục vào trong lò luyện, sau một thời gian sẽ thu được phôi thép ngọc.

Thời gian thấm thoát trôi qua, ngày sơ tuyển đội đánh thổ phỉ đã tới.