Men theo cầu thang và ký ức của nguyên chủ, Nhã Tịnh sau cùng cũng lết được tấm thân đến cửa lớp, lúc cô chuẩn bị bước vào thì ánh mắt lại vô tình xẹt qua thấy trên cánh cửa có một xô nước khá lớn.
Cô có chút dở khóc dở cười. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, Nhã Tịnh đã được kiểm chứng câu nói này rất nhiều lần. Đời trước, lớp của cô tuy không xếp vào hạng ngỗ nghịch, hư hỏng nhưng một khi đã vui thì sẽ quậy hết mình, không quan tâm bất cứ điều gì.
Trước tốt nghiệp vài ngày, khi buông thả được hết gánh nặng chuyện thi cử, điểm số thì cả lớp đã đoàn kết, đồng lòng nghĩ ra rất nhiều trò để trêu thầy cô, bạn bè lớp khác.
Kiểu đổ nước vào người " may mắn " sẽ đẩy cánh cửa này là một trong những trò đơn giản và được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất.
Dù sao cô cũng từng là học sinh, một khi đã chứng kiến bao nhiêu " nạn nhân " vì nó mà ướt sũng thì chắc chắn cũng sẽ biết cách tránh.
Lùi lại mấy bước, xoay ngang xoay dọc, tìm được cửa ở cuối lớp thì Nhã Tịnh mới cười nhẹ mở ra tiến vào. Nếu được miêu tả tâm trạng của cô bây giờ bằng một từ thì nó sẽ là " sốc ".
Nhã Tịnh cô nếu không biết, tuyệt đối không nghĩ đây là lớp học. Rác không được dọn dẹp, chất đầy ở góc lớp. Bàn ghế thì xộc xệch, chẳng ngay hàng thẳng lối. Người ta thường nói bộ mặt của cả tập thể là cái bảng giờ đây bị những nét vẽ nguệch ngoạc làm xấu đi. Ở cửa sổ có những chậu cây nhỏ không được chăm sóc mỗi ngày nên đã héo tàn, không có sức sống.
" Này con nhỏ kia, sao hôm nay mày lại đi đường đó hả ? "
Nhã Tịnh đang còn đang trong chế độ chết lặng thì nghe thấy tiếng quát lớn, ngẩng đầu lên thì đập vào mắt một nữ sinh trang điểm lòe loẹt, trên mặt tưởng chừng như đang chất chứa cả tấn phấn.
Không nhận được câu trả lời, ngọn lửa trong lòng Hân Nghiên càng bùng cháy dữ dội hơn. Áp lực thi đại học, mà tất cả dần dần trở nên nhàm chán chính vì thế để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, lúc nãy bọn họ đã chuẩn bị kĩ càng trò đùa, tốn nhiều công sức.
Rồi tổ chức cá cược xem ai là kẻ bị trúng kế. Ả với mấy đứa bạn đã đặt cược là con nhỏ Nhã Tịnh.
Lâu sau, nghe được tiếng bước chân, cả đám hứng thú hướng tầm mắt, thấy đứa lập dị đang đứng trước cửa sắp đi vào, vẻ mặt Hân Nghiên mong chờ, đầy ý đắc thắng nhưng thoáng chốc trở nên đen, oán độc.
Sao nó dám đi cửa sau chứ! Làm ả mừng hụt, bây giờ hỏi còn không trả lời.
" Mày câm rồi hả ? Sao không trả lời, hay bị thiếu đòn."
Giọng điệu chanh chua, kiêu ngạo của người đứng đối diện đã kéo cô về thực tại. Ngẫm lại câu chất vấn vừa nãy, cô có chút thắc mắc: "" Tại sao tôi không thể đi cửa sau? ""
" Còn dám hỏi ư ? Nếu mày chịu đi thẳng vào cửa trước thì tao đã không mất tiền rồi ! "
Mắng người xong, Hân Nghiên chưa thể dập tắt sự tức giận trong lòng, như mọi ngày hất cằm toát lên khí chất của chị đại nói với đồng bọn của mình : " Nè, đánh nó đi ! "
Một đám nữ sinh đóng vai khán giả ngồi xem trò vui, nhìn Nhã Tịnh như một món đồ chơi, ngập tràn khinh bỉ, khi nghe câu nói kia liền tuân mệnh, không chần chừ tiến đến chỗ cô.
Nhã Tịnh còn đang ngây ngô, hoang mang về mọi thứ thì hai má cũng đã lãnh trọn nhiều cái tát, bụng từ lúc nào bị một lực từ đầu gối đập thẳng . Mái tóc đen nhánh dù thế cũng không thoát khỏi kiếp nạn khi bị lôi ngược về phía sau, đầu cô vì thế mà mạnh bạo đập thẳng vào bức tường cứng nhắc, lạnh lẽo.
Cái cảm giác bị tổn hại về thể xác này, hệt như kiếp trước vậy. Đau... đau lắm chứ, cơ thể y như đã bị xé ra thành từng mảnh, không có sức hét lên, muốn khóc nhưng bị ngăn cản bởi những cơn choáng váng.
Nhã Tịnh dường như cảm nhận khái niệm thời gian trong tích tắc nào đó đột nhiên ngừng lại. Trong đầu cô tức khắc chiếu lên hàng loạt hình ảnh hồi ức của nguyên chủ.
Cô kinh sợ !!!
Thân thể này không ngày nào là không bị tra tấn.
Vết thương hôm qua được " chữa lành " bằng cách chồng chéo những vết thương hôm nay. Cứ như thế hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng khi nhìn chính mình trong tấm gương vào lúc đi tắm.
Các vết bầm tím vẫn nằm yên ổn ở cơ thể nhỏ bé, gầy gò đó không thể nhạt nhòa đi, phản chiếu sự chịu đựng kinh khủng cùng với vấn nạn bạo lực học đường ngày càng không thể kiểm soát.
Nhã Tịnh tuyệt đối không muốn nhìn bản thân lúc đó, cô thật sự khổ lắm rồi, cả kiếp trước và kiếp này, con người ai cũng phải có giới hạn.
Thắc mắc vì sao cô không phản kháng lại ư?
Nói thật, ngay cả chút võ phòng thân Nhã Tịnh còn chưa từng được tiếp xúc qua. Muốn đánh lại chẳng lẽ phải dùng võ mồm hay ăn vạ?
Nếu ai đó đang mong ngóng vẽ ra viễn cảnh rằng cô chỉ cần búng tay một cái là có thể giải quyết ổn thỏa thì nên dập tắt tư tưởng đó ngay và luôn đi.
Nhìn vào thực tế nào.
Cô không phải nữ chính - đứa con ruột của tác giả, là người dù trong hoàn cảnh khốn khó nào thì bất kể không gian hay thời gian sẽ vẫn có những người đàn ông của mình đến giúp.
Cô cũng không phải nữ phụ giàu nứt đổ vách, người lấy của cải hay quyền lực gia đình để uy hϊếp ngược lại những kẻ nạt nộ mình.
Hiện tại, Nhã Tịnh chỉ đơn thuần là ngọn cỏ dại chơi vơi giữa rừng hoa yêu kiều, bắt mắt không hơn không kém.
Hiển nhiên cô chẳng thể trông chờ vào " người cha, người mẹ thứ hai " trong trường này rồi.
Người khác trong lớp sao? Những kẻ đang phớt lờ, chẳng mảy may quan tâm rồi nhìn cô bằng cặp mắt chán ghét ?
Nói trắng ra là cô chỉ còn cách tự lực cánh sinh mà cứu bản thân mình thôi.