Hết tiền thì có thể kiếm lại, quan trọng nhất là lòng người. Tâm ảnh hưởng trước kia của Kim Phi chỉ giới hạn ở khu vực Kim Xuyên, Quảng Nguyên, nhưng qua đợt cứu trợ lần này, danh tiếng của y đã lan đi khắp Xuyên Thục.
Dưới sự tuyên truyền của đoàn ca múa và tiền trang Kim Xuyên, người dân thường đều biết Kim tiên sinh của Kim Xuyên và Cửu công chúa đã cho họ một con đường sống.
Tết đến, trong nhà của rất nhiều người dân Xuyên Thục đều đặt hai bài vị trường thọ bên cạnh bài vị tố tiên của họ,
Một bài vị là của Kim Phi, một cái khác là của Cửu công. chúa
Bài vị trường thọ là bài vị lập cho người sống, để tỏ lòng biết ơn người nào đó, cầu phúc cho đối phương
Trong lịch sử Đại Khang chưa từng có nhiều người cùng nhau lập bài vị như vậy, là đãi ngộ mà đến cả hoàng đế cũng chưa từng có được.
Biết ơn từ tận đáy lòng nên người dân làm việc sẽ không lười biếng.
Sau khi tiết trời dần trở nên ấm hơn, các nhà xưởng do Kim Phi lập ra lần lượt đi vào giai đoạn hoàn công.
Hoàn công sớm nhất là xưởng dệt ở các nơi
Vi lúc này xưởng dệt không có thiết bị quy mô lớn nên kết cấu rất đơn giản, chỉ cần xây tường ở xung quanh, sau đó thêm. mái nhà là được.
Khi Mãn Thương dẫn người đến lắp ráp gưồng quay tơ hoàn thành thì xưởng dệt đã có thể bắt đầu hoạt động.
Đế cố gắng giải quyết vấn đề việc làm, Kim Phi không nâng cấp máy dệt mà nâng cấp máy dệt hoa văn, phát triển ngành sản xuất,
Sau này xưởng dệt không chỉ cần sợi dệt mà còn cần vải, mở xưởng may.
Không chỉ thế, Kim Phi còn nhờ đoàn ca múa và tiền trang. Kim Xuyên tuyên truyền việc trồng cây gai dầu và nuôi tấm, đồng thời khuyến khích người dân Xuyên Thục trồng dâu và nuôi tắm.
Để xóa tan sự nghỉ ngờ của người dân, Kim Phi còn bảo tiền trang Kim Xuyên ký khế ước với người dân, tiền trang sẽ thu mua cây gai đầu người dân trồng cũng như tơ tăm do người dân thu hoạch.
Giá mua lại cũng cao hơn giá mấy năm trước mười phần trăm.
Hơn nữa trong khế ước chỉ có nội dung ràng buộc tiền trang, không có ràng buộc gì với người dân
Nếu tình hình thị trường năm sau ốn định, giá sợi gai và tơ tấm còn cao hơn giá trong khế ước, người dân cũng có thể bán lại cho những người buôn vải khác.
Thông qua cứu trợ thiên tai, tiền trang Kim Xuyên đã được. người dân tin tưởng, nội dung khế ước lại có lợi cho mình, tin tức vừa được truyền ra đã có rất nhiều người phụ nữ đến ký khế ước.
Sau khi các xưởng dệt ở khắp nơi được đưa vào sử dụng, có thể cung cấp công việc cho rất nhiều phụ nữ ở Xuyên Thục.
Còn đàn ông thì tìm việc đơn giản hơn nhiều.
Cho dù là xây đường dựng cầu hay xây dựng thủy lợi đều là những công trình lớn mất thời gian dài mới hoàn thành.
Dưới sự cố gắng của người dân, các cửa hàng, nhà xưởng trong tay Kim Phi nhanh chóng đi vào giai đoạn phát triển.
Xét thấy sau này sẽ cần nhiều người nhân viên hộ tống hơn, Kim Phi bảo Trương Lương mở rộng quy mô tuyển dụng của tiêu cục Trấn Viễn lần nữa.
Lần này không giới hạn ở huyện Kim Xuyên nữa, mà chiêu mộ các cựu binh đã xuất ngũ ở tất cả huyện phủ của Quảng Nguyên
Để giữ vững lòng trung thành của các nhân viên hộ tống, Kim Phi đề xuất thành lập chức vị văn thư ở tiêu cục.
Gọi là văn thư thực chất là người chỉ đạo hoặc ủy viên chính trị trong bộ đội ở kiếp trước, chuyên phụ trách công tác tư tưởng.
Ngày mười bảy tháng giêng, Kim Phi nhận được thư của Ngụy Đại Đồng, công trình đập Đô Giang đã đi vào giai đoạn quan trọng, mong Kim Phi có thể đến cho ý kiến.
Đập Đô Giang là chuyện mà Kim Phi quan tâm nhất hiện nay, hơn nữa bây giờ quy mô đầu tư của y ở Tây Xuyên đã lớn hơn Kim Xuyên rồi
Trải qua hết tháng giêng ở nhà, Kim Phi lại khởi hành đến Tây Xuyên.
Trước khi đi, Kim Phi gửi một bức thư cho Cửu công chúa, bảo cô ấy cũng đến đập Đô Giang.
Kết quả đến đập Đô Giang rồi mà Kim Phi vẫn không gặp được Cửu công chúa, ngược lại gặp Khánh Mộ Lam.
“Tiên sinh, Vũ Dương đi Đạt Châu rồi, phải một thời gian sau mới có thể về"
“Đi Đạt Châu?”
Kim Phi nhíu mày nhìn Khánh Mộ Lam, tim vô thức đập nhanh hơn một nhịp.