Chương 36

Triệu Đồng Sinh gật gật đầu, nói: “Ta hôm nay lại đây, là có hai sự kiện quan hệ đến đại sự của Hạ Hà thôn chúng ta muốn nói ra. Chuyện đầu tiên, đó là tiết lập xuân sắp tới.”

Hắn vừa thốt ra lời kia, Dịch Tuân cùng Dịch Tôn lập tức hiểu được.

Cái gọi là lễ lập xuân, chính là tập tục của nông gia, chính là vào ngày lập xuân này, trong thôn chọn ra một con trâu, đặt ở trên ruộng trong thôn, do một thanh niên, tay cầm roi quất đánh cho trâu cày bừa, đại biểu cho việc khuyến khích nông nghiệp.

Hạ Hà thôn có tập tục, thôn dân sẽ ném các loại bánh trái điểm tâm xuống ruộng, nơi con trâu cày qua. Hán tử đánh trâu đi cày, hướng cho con trâu dẫm nát bánh trái này đó, đồ vật sẽ được thôn dân mang về coi như điềm lành, xem như đã cầu nguyện được vụ mùa thuận lợi. Lễ Lập xuân được xem như là một đại sự của Hạ Hà thôn. Tuy chỉ là lễ tiết, nhưng ở nông gia lại đặc biệt coi trọng tập tục. Người chủ trì lập xuân, cũng nhất định phải là thanh niên có danh vọng trong thôn, bằng không sẽ đưa tới tai hoạ cho thôn.

Nói cách khác, lập xuân là một sự tình cực kỳ có thể diện, thanh niên trong thôn cũng lấy đó làm vinh quang trong đời. Bao nhiêu năm trước, khi Triệu Đồng Sinh còn trẻ, liền vẫn luôn là người chủ trì lập xuân cho Hạ Hà thôn. Đến khi hắn dần dần có tuổi, liền cố ý để cho trưởng tử của chính mình nhận vinh dự này. Ai ngờ, trong thôn đột nhiên có thêm Dịch gia, mấy năm nay, lễ lập xuân trong thôn một năm là do Dịch Tuân chủ trì, một năm là do Dịch Tôn chủ trì.

Đại nhi tử của Triệu Đồng Sinh là Triệu Hữu Thừa, năm nay cũng đã mười chín, đính hôn với nữ nhi địa chủ sơn thôn gần đó làm vợ, đã thương định tháng sáu năm nay thành thân. Thông gia nhà hắn từ năm trước đã mang tin tức lại đây, ý nói muốn lại đây gặp thông gia một cái, thuận tiện nhìn xem lễ lập xuân rầm rộ của Hạ Hà thôn.

Hắn liền có tâm tư muốn cho nhi tử đảm nhiệm người chủ chì lập xuân năm nay, cũng coi như ở trước mặt thông gia có thể diện, cũng là biểu hiện cho địa vị cùng danh vọng của nhà mình ở trong thôn. Muốn như thế, liền không thể không cùng huynh đệ Dịch gia thương lượng.

Triệu Đồng Sinh mới nhắc tới sự kiện lập xuân, trong lòng Dịch Tuân liền đã đoán được ý đồ hắn đến nhà hôm nay.



Triệu gia đứng đầu Hạ Hà thôn hai đời, Triệu Đồng Sinh càng là giống như con tằm —— một bụng đều là tơ ( ý nói là người có nhiều tính toán trong bụng )! Ngoài miệng nói vì muốn tốt cho toàn bộ thôn làng, kỳ thật lòng hắn tràn đầy tính toán chỉ vì chính mình.

Lúc trước ở trong thôn muốn đào giếng nước, tất cả thôn dân gom tiền ra đào, Triệu Đồng Sinh nói nhà hắn ở giữa thôn, không bằng liền đào trước cửa nhà hắn, tiện cho mọi người qua lại xách nước. Trong thôn cũng có người không phục, nhưng thỉnh sư phó đào giếng tới, cũng liền chỉ ra chỗ đó thích hợp đào giếng, người trong thôn lúc này mới không có gì để nói nữa.

Đơi giếng đào xong, qua nhà hắn múc nước lại không dễ dàng. Tuy nói là giếng do toàn bộ thôn dân góp tiền, nhưng nhà hắn nhiều lúc không có ai, nắp giếng lại luôn khóa. Khi hỏi tới, liền nói xuống đất làm việc. Nắp giếng sở dĩ khóa lại, thứ nhất là sợ hài tử trong thôn hướng vào trong giếng ném đồ vật, làm ô nhiễm nguồn nước; vả lại cũng chính là sợ hài tử rơi vào giếng.

Nói như vậy xem như khiến người khác tìm không ra lỗi nữa, hắn chưa nói không cho người khác múc nước a, chỉ là cả nhà đều đi trong đất làm việc. Cũng không thể để người ở trong nhà không đi làm việc đi chỉ vì đợi đám người khác tới cửa múc nước? Nắp giếng khóa lại, đó là chuyện bình thường, càng nói không nên lời hắn sai cái gì.

Liền có người nói, nếu đã như vậy, chìa khóa đánh ra cho nhiều vài người cầm lấy, tiện cho thôn dân đến xách nước?

Chuyện đó đương nhiên được, Triệu Đồng Sinh đáp ứng, liền đem chìa khóa đánh thêm mấy cái, phân cho mấy hộ trong thôn—— lại đều là họ Triệu, đều là mấy người thân thiết với hắn như mặc chung một cái quần.

Thôn dân muốn múc nước, không thiếu được còn phải nhờ vả những người này. Thường xuyên qua lại, đoàn người cũng đều cân nhắc lại, chỉ là e ngại hắn là lí chính, không dám nói cái gì. Có nhà tặng đồ đưa bạc nhờ vả bọn họ, cũng có người giận dỗi bỏ gần tìm xa, đến trong sông ở đầu thôn múc nước.

Qua chuyện này, mọi người cũng hiểu được cách Triệu Đồng Sinh làm người .