Chương 4
Đêm đầu tiên tại nhà Oanh, Sương không sao chợp mắt được.
Nàng nằm trên chiếc giường nệm rộng thật êm, nhìn ngọn đèn trên trần nhà, không thấy buồn ngủ một chút. Mùi hương hoa hồng trên đầu giường thoang thoảng bay về hướng nàng, tấm màn che cửa rung rinh nhè nhẹ dưới làn gió. Tất cả đều im lặng như tờ. Sương nằm im lặnh như pho tượng, nàng không thấy buồn ngủ một chút, và cũng không muốn trở mình.
Hồi chiều nàng đã dẫn Oanh đi vào các vườn trong xóm để xin vài cành trúc rồi đi ra một cây cầu có dòng nước trong xanh thật đẹp để ngồi chơi.
Nhưng Oanh có vẻ không thích cây cầu. Sương đã hỏi:
- Sao vậy cháu?
Oanh buồn bã:
- Má cháu chết dưới dòng nước này.
Sương nhíu mày, tại sao những chuyện đáng buồn như thế Oanh đều biết hết...
- Người ta nói hồi trước, khi đi ngoại thành về súng bắn sập cầu này, ba má cháu rơi xuống sông này, ba cháu thoát chết còn má cháu bị kẹt chết luôn ở dưới.
- Sao cháu biết?
Oanh thở dài:
- Trong xóm ai cũng biết cả.
Nó nói nho nhỏ:
- Họ thì thầm với nhau, tưởng là con không nghe... Cô... Họ còn nói...
Oanh bỗng rùng mình lặng thinh, không tiếp được lời.
Sương không biết nói gì, tại sao thiên hạ lại ác đến thế, đáng lẽ một đứa bé chưa biết mặt mẹ như Oanh phải cho nó tưởng mẹ kế là mẹ ruột của nó mới đúng chớ.
Nàng vội cầm tay Oanh, nói lảng sang chuyện khác:
- Thôi, cháu đừng để ý đến những lời đồn đãi vu vơ đó nữa... Cô cháu mình đi lại ngôi cổ tự vãng cảnh chùa... Nghe nói là ngôi chùa ấy rất xưa và rất đẹp, nhưng cô chưa tới lần nào cả.
Oanh mau mắn:
- Dạ để con dắt cô đi.
Hai người đi về phía ngôi chùa cô?... Đường vào chùa, hai bên trồn toàn cây sao, cây nào cũng to lớn cả ôm ngọn cao chót vót...
Xung quanh chùa, cây cối rậm rạp che khuất cả ánh mặt trời, làm không khí càng thêm thâm nghiêm yên lặng...
Qua khỏi cổng tam quan, Oanh và Sương bước vào sân chùa. Sân hoa tiêu điều, khô héo. Có lẽ từ lâu không vun trồng, săn sóc.
Đứng trước sân chùa một lúc lâu, Oanh kéo tay nàng:
- Cô vào xin xâm đi.
Sương không mấy tin vào khoa bói toán, nhưng cũng vào xin vì thấy lạ và muốn chiều lòng Oanh.
Nàng thắp nhang vái vài câu rồi cầm ống xâm lắc. Nàng xin được quẻ cũng hơi lạ:
"Chân duyên phú quý bất do nhơn,
Tâm cao tất nhiên ngộ khanh,
Uyển chuyển vu hồi mê cực lộ,
Vân khai nguyệt xuất tự phân mình”.
Oanh lẩm nhẩm đọc bài xâm đã dịch rồi hỏi:
- Bài xâm nói gì vậy cô? Cô muốn cầu xin việc gì đó?
Sương xếp nhỏ bài xâm bỏ vào túi mỉm cười:
- Cô cầu chuyện làm ăn, nhưng bài xâm nói khó hiểu quá, Oanh à trời đã xế rồi, mình về...
Về tới nhà đã tới bữa ăn chiều, Trần thì ăn trên phòng riêng theo thói quen, mẹ Oanh đi ra ngoài thành chưa về. Trên bàn cơm chỉ có Oanh và Sương.
Vì buổi chiều đi chơi xa, nên Oanh ăn cơm rất ngon, còn Sương thì trái lại, nàng ăn thật ít.
Thấy Oanh ăn ngon, Sương vui vẻ nói:
- Thường ngày nếu ba ăn trên gác, má cháu chưa về, cháu ăn một mình phải không Oanh?
- Dạ... Nhưng thường con không ăn.
- Sao lại không ăn?
- Dạ, con buồn quá ăn cơm không vô, có lúc chị Châu bắt ép lắm con ráng ăn một chút cho chỉ vui.
Chả trách gì Oanh mặt xanh xao như thế. Sương nhìn nó thầm nghĩ:
- "Mình phải giúp nó sống sao lại được bình thường, ăn uống đầy đủ tinh thần không thiếu thốn, như vậy nó mới thấy cuộc sống vui tươi đáng quý". Trước mắt là việc học hành của nó, đo cũng là điều chánh.
Vì thế sau bữa cơm, Sương xem xét bài vở của Oanh rồi cho một ít toán cùng loại, giảng sơ cho Oanh làm. Rồi nàng đem búp bê của Oanh ra cắt may cho nó một cái áo đầm mới. Nàng đang hí hoáy cắt chiếc áo cũ ra để ráp vào chiếc áo mới thì Oanh đã làm toán xong, chạy đến bên nàng nhìn từng đường kim nàng may với vẻ mặt sung sướиɠ.
May xong, Sương nói:
- Oanh nè, con búp bê cháu đẹp lắm rồi đấy.
Oanh nhìn Sương sung sướиɠ cảm ơn, nó ôm chặt búp bê vào lòng:
- Cưng... Cưng dễ thương quá cưng ơi...
Sương nhìn Oanh cảm động. Nhìn đồng hồ thấy đã tối, nàng hối Oanh đi tắm rửa rồi đi ngủ.
Oanh lên giường, Sương lấy mền trùm ngang ngực nó, bỗng nó nhổm dậy bá cổ nàng hôn hai cái hai bên đánh chụt:
- Cô ơi... Con thương cô quá...
Sương hôn lại nó rồi đặt đầu nó xuống gối. Oanh mỉm cười một lúc rồi lim dim đôi mắt. Sương đứng lặng yên, nàng còn cảm động vì hành động thương mến của Oanh vừa rồi. Nàng cúi xuống hôn nhẹ lên trán nó:
- Ngủ ngon đi Oanh.
Nàng rón rén khóa trái cửa phòng rồi định bước về phòng mình. Nhưng nàng bỗng giựt mình khi thấy Trần đang đứng ở đầu cầu thang, mắt hướng về phía mình. Nàng biết người mù thương rất thính tai nên vội bước lại:
- Thưa ông, ông chưa đi nghỉ à?
- Cô có thể ngồi trò chuyện với tôi giây lát được không?
Sương bước tới ngồi trên sa lon.
Trong phòng khách này ít ai được bật ngọn đèn sáng, thường chỉ để một ngọn đèn màu nho nhỏ với ánh sáng lu lu, dìu dịu.
Trần lần mò lại kề bên cửa sổ:
- Chắc cô bận lắm, bận lo săn sóc Oanh lắm.
Sương cười:
- Phải, tôi thích săn sóc, yêu thương nó vì nó... "Nghèo" quá ông.
Trần hơi ngạc nhiên:
- Nghèo? Tôi chưa hiểu rõ ý cô.
Sương lắc đầu:
- Tôi muốn nói là nó thiếu thốn, phải, Oanh thiếu thốn nhiều lắm. Thiếu thốn sự săn sóc, tình thương... Thiếu tất cả.
- Phải, tôi đáng trách lắm.
- Không, tôi đâu có ý trách ông. Nhưng theo tôi, ông nên chú ý tới nó một chút, vì trẻ thơ rất cần tình thương, nhất là Oanh.
Giọng nàng thật cảm động khiến Trần xúc động lạ thường.
- Tôi biết.
Giọng chàng tha thiết hơn:
- Cô cho tôi là một người cha không làm tròn trách nhiệm. Nhưng xin cô hiểu gím cho tôi. Dù sao tôi cũng là đàn ông, ít biết tâm lý trẻ con, và tôi lại mù... Tôi cũng chưa biết phải đối xử với nó như thế nào... Oanh là hình ảnh của cả một dĩ vãng đau buồn.
Ngưng lại giây lát, chàng tiếp:
- Có lẽ cô đã nghe chuyện mẹ ruột nó?
- Có, tôi có nghe sơ qua.
Giọng Trần như mơ hồ hơn:
- Đó là một người đàn bà hoàn toàn... Không bao giờ tôi quên được. Con người, trong những giây phút tối tăm nào đó, có thể phạm những lỗi lầm không thể chữa. Nếu vợ trước tôi còn sống... Nếu nàng có thể sống dậy tôi nguyện hy sinh tất cả...
- Ông Trần...
Sương đã nhìn thấy tất cả nỗi lòng của Trần hiện trên gương mặt khổ đau của chàng. Như vậy là chàng luôn luôn nhớ tới người vợ trước.
Trần như chợt nhớ ra điều gì, chàng lẩm bẩm:
- Tôi... Tôi lẩn thẩn quá, đương không lại nói chuyện riêng không vui của mình với cô... Tôi xin lỗi cô.
Sương lắc đầu:
- Không có chi cả.
Nàng cũng hơi hối hận vì chính mình đã gợi chuyện đó:
- Xin phép ông...
- Xin cô nán lại một chút... Hình như cô ngại điều gì trước mặt tôi thì phải.
Sương ấp úng:
- Dạ không... Không...
Giọng chàng trầm ấm:
- Nếu tôi có khiếm nhã, xin cô cứ nói và xin cô tha thứ, vì lâu nay tôi ít khi giao thiệp với người ngoài, có vài cử chỉ sơ suất tôi không nhìn thấy được.
- Không, ông vẫng đàng hoàng. Tôi không ngại gì đâu. Xin phép ông, tôi đi nghỉ.
Bây giờ, nằm dài trên giường, mắt đăm đăm nhìn lên trần nhà, Sương cứ thao thức mãi, không ngủ được.
Câu chuyện trong ngày hôm nay hiện ra từng cảnh, từng cảnh trước mắt nàng như trong cine. Rõ ràng là Sương không thoát được sự ám ảnh của người đàn ông mù và con gái ông ta.
Người đàn ông tàn tật đó dường như đã cằn cỗi trong tuổi còn hoạt động, còn đứa bé gái thì gầy mòn vì thiếu tình thương của người mẹ lẫn người cha. Bây giờ làm sao bù vào chỗ thiếu thốn của hai người đó, chỉ có người đàn bà đã mất bù lại được thôi...
Sương khẽ rùng mình vì làn gió thu thổi lùa qua khung cửa sổ tạt vào gáy nàng... Đã một giờ khuya... Cả bốn bề đều im lặng, chắc vợ Trần không về nhà rồi.
Sương cầm quyển sách bên cạnh định đọc cho đỡ nghĩ ngợi nhiều. Nhưng nàng nhìn vào cuốn sách mà vẫn suy nghĩ vẩn vơ, hàng chữ trước mắt như nhảy múa rối loạn lên. Bất giác, nàng quay lại nhìn khắp phòng. Mọi vật vẫn im lìm. Bên dưới có tiếng động cơ xe hơi, càng lúc càng gần rồi có tiếng còi xe hơi ngoài cổng, chắc bà Trần về.
Tại sao lại ấn còi, đêm khuya thế này không sợ làm phiền những người xung quanh sao? Tiếp theo là có tiếng giày cao gót nện trong phòng khách rồi lên lầu. Bà ta còn hát nữa, hát lớn. Giọng cũng khá hay. Nhưng chưa dứt bài, bỗng bà dừng tiếng hát, có lẽ bà gặp một trở ngại nào đó.
Sương không nghe tiếng mở cửa, nhưng lại nghe giọng trầm ấm của Trần:
- Lan...
À... Thì ra bà ta tên Lan.
- Gì đó? Anh đó hả anh Trần? Có chuyện gì không?
Giọng nói có vẻ xẵng như Lan đang khıêυ khí©h:
- Khuya rồi, em làm ồn quá.
- Anh sợ tôi làm mất giấc ngủ của cái cô giáo mới đến đây đó à?
Rồi bà cười gằn:
- Anh đừng sợ cô ấy mất giấc ngủ, nếu anh ra đây anh sẽ thấy đèn trong phòng cô ta còn sáng, nghĩa là cô đó đang lắng nghe câu chuyện giữa chúng mình nè.
- Lan...
- Nè, anh đừng kiếm chuyện với tôi. Tôi chưa kiếm chuyện với anh mà, anh đem cô giáo về nhà làm gì, nhìn mặt là tôi phát ghét rồi. Tôi không thích cô?, mới gặp mà đã nhìn tôi như một kẻ thù thì làm sao tôi mến được.
Trần cố gắng nói giọng hòa dịu nhưng cũng để lộ ra vẻ giận dữ trong lòng:
- Lan, bộ em điên rồi sao? Em đã uống bao nhiêu rượu? Em nên yên lặng là hơn.
Lan vẫn chanh chua:
- Hừ, im lặng à. Im lặng sao được khi chính anh gây sự trước. Anh sợ cô giáo đó nghe được lời tôi sao? Mặc kệ anh chứ. Hừ, anh đã tự tay trang dọn căn phòng cho cô ta, đã dùng đủ mọi cách để mời cô ta về đây... Tại sao vậy? Bất quá cũng chỉ là một gái già ế chồng... À, một ông chủ mù và một cô giáo mang tiếng là "kèm trẻ"... Cha, để tôi mở mắt thật lớn coi chuyện đời. Có thể viết ra một quyển tiểu thuyết với đề tài lâm ly, rùng rợn đó.
Trần nói to:
- Câm mồm, đồ... hạ tiện.
- Anh bảo sao? Tôi là đồ hạ tiện à?
Rồi cô ta nói giọng mỉa mai:
- Không biết ai hạ tiện đến nỗi trời phạt chết trôi sông... Còn tôi, tôi chỉ ngu mới nhào vô nuôi đứa con hoang đó.
Bốp...
Tiếng tát tai đầy căm hận cho Sương biết Trần đã đánh vợ. Nàng sợ câu chuyện sẽ to ra, nàng lắng tai nghe kỹ. Nhưng thật là lạ, bên ngoài im phăng phắc một lúc thật lâu.
Sương bỗng nghe giọng nói nho nhỏ run run của vợ Trần:
- Anh đừng đánh tôi, anh đánh tôi nữa, tôi sẽ huỷ hoại tất cả, lúc đó đừng có trách.
Giọng Trần trầm trầm:
- Cứ tự nhiên... Tôi đã mất tất cả rồi, bà cứ huỷ hoại hết đi.
Có tiếng khép cửa, Sương biết Trần đã trở về phòng. Nàng nằm im, hơi thở nặng nề như sắp nghẹn, từng thớ thịt trong người nàng đều nằm trong tình trạng lo âu.
Câu chuyện xảy ra quá bất ngờ khiến Sương ngơ ngác. Từ trước tới nay, chưa bao giờ nàng bị người khác làm nhục đến thế. Sương mở to mắt nhìn thẳng lên trần nhà, bây giờ nàng biết mình sẽ bị mất ngủ luôn.
Trước kia, nàng đã biết tình cảm vợ chồng trong gia đình này không mấy đẹp, nàng không ngờ nó tệ đến mức ấy. Gia đình như thế này làm sao lâu bền được. Và bây giờ nàng lại bị kẹt vào gia đình này rồi... Nàng sẽ phải đối xử như thế nào? Nàng có thể chịu đựng những lời phỉ báng, sỉ nhục của Lan mãi không? Sương lẩm bẩm:
- "Mình đã quyết định quá hấp tấp”.
Rồi bỗng nhiên nàng lại nghĩ:
- "Phải rời khỏi gia đình này, giờ đây rút lui cũng chưa muộn. Nhưng... Còn Oanh, đứa bé mồ côi... "
Sáng hôm sau, tới 9 giờ Sương mới thức dậy vì nàng vừa chợp mắt lúc tờ mờ sáng. Cũng may là hôm đó chúa nhựt nên nàng khỏi phải đi dạy. Sương vừa suống lầu thì Oanh chạy nhanh lại, nét mặt ngây thơ thật dễ mến:
- Cô ngủ ngon không cô?
Sương mỉm cười:
- Ngon lắm.
Nhưng ngay lúc đó nàng lại che miệng ngáp...
- Con đang chờ cô ăn sáng.
- Ba cháu đâu?
- Dạ đang ăn sáng trên phòng.
Sương nhìn lên phòng Lan:
- Còn mẹ?
- Dạ chưa thức.
- À...
Sương ngồi xuống bàn ăn mà nàng vẫn lờ đờ, ngơ ngẩn. Oanh như đã mẫn cảm được chuyện gì nên ngồi lặng thinh, không dám hỏi.
Sau bữa ăn, Sương ngồi trên sa lon, kéo Oanh vào lòng bảo.
- Oanh, cô trở về nhà trọ, mỗi ngày sẽ đến đây dạy cháu nghen.
Oanh giựt mình:
- Cô... Con đã làm gì cho cô giận... Con không biết, cô tha thứ cho con nghen cô...
Nó nhìn Sương với vẻ thất vọng lẫn lo âu.
Sương lắc đầu:
- Không, cháu ngoan lắm, cháu không làm cho cô giận gì đâu.
Oanh nắm tay nàng:
- Nhưng tại sao cô lại đi?
Nó nhìn Sương với đôi mắt van lơn, tha thiết khiến nàng không nỡ trả lời ngay.
- Đừng đi nghen cô... Tội nghiệp con mà...
- Ai đi đâu?
Sương giựt mình vì có tiếng Trần chen vào. Chàng đi trên lầu đang bước xuống.
Oanh vội chạy lại Trần:
- Ba... Ba nói với cô con đừng trở về nhà trọ đi ba, cô con nói là sắp đi đó...
Trần lẩm bẩm:
- Thật không ngờ... Lan nguy hiểm quá, đến cả cô giáo mà nó cũng không để yên... Thế này Oanh sẽ khổ nữa rồi!
Chàng ngẩng lên:
- Cô còn giận sao?
Sương cũng nghe cả những lời chàng lẩm bẩm, nàng đáp cho tự ái:
- Giận làm gì ông?
Trần lắc đầu chán nản:
- Thực là một con đàn bà nguy hiểm, nó muốn hành hạ Oanh suốt đời mà.
- Nhưng tôi chưa đi mà.
- Nghĩa là cô ở lại?
- Nhưng...
Sương do dự rồi gật đầu:
- Phải... Tôi sẽ ở lại.
Ngay lúc đó, nàng có cảm giác như đã lọt và bẫy của Trần, chàng có lẽ nói như thế để khơi dậy tự ái lòng nàng nhưng nàng nhận thấy mình ở lại cũng đúng.
Từ hôm ấy, Sương nhận thêm một sự thật là giữa nàng và Lan không thể nào hòa dịu được. Nói đúng hơn đôi bên coi nhau như kẻ thù địch không bằng. Sương biết mình sẽ gặp những rắc rối khó khăn nên nàng chú ý để tâm đối phó. Nhưng mấy ngày rồi, mọi việc vẫn trôi chảy, không có gì trở ngại cả.
Thường ngày nàng và Lan ít khi gặp nhau. Sáng sớm nàng dẫn Oanh đi học khi Lan còn ngủ, đến trưa về Lan đã ra ngoại thành trông nom việc buôn bán, đến khuya mới về. Lần lần rồi nàng cũng quen với nếp sống mới đi, cũng chẳng có gì đáng lo ngại cả.
Nàng chú ý tới cách dưỡng dục, dạy dỗ Oanh. Mỗi sáng, nàng ép nó uống sữa tươi, nàng cũng thường bàn với chị bếp nấu thức ăn cho Oanh được đầy đủ chất bổ dưỡng.
Rồi không biết bắt đầu từ bao giờ, mỗi buổi chiều, Trần đều xuống phòng ăn, ăn chung với Sương và Oanh. Mỗi buổi ăn, Oanh tíu tít trò chuyện vui vẻ, Trần thường lặng im nghe Sương cùng con mình nói chuyện mặt lộ vẻ vui tươi, sung sướиɠ.
Oanh thay đổi rất mau, má nó không còn hom hóp vô nữa mà hồng hào, vóc người cao hơn và trong mỗi buổi ăn, nó ăn uống như bao đứa trẻ khỏe mạnh khác, nghĩa là gấp hai, ba lần khi trước. Điều quan trọng là tánh tình Oanh cũng thay đổi, nó vui vẻ cả ngày làm gia đình cũng vui lây.
Chị Châu đã cảm động nói với nàng:
- Oanh được sung sướиɠ như thế là nhờ cô nhiều lắm.
Sương thấy yên lòng với công việc thường ngày và hơn nữa, nàng lại thấy thích thú trong công việc quên dần đi người thanh niên khác màu da, mang tên J...
J... Đã gởi cho nàng rất nhiều thư, chàng đã hết lời nài nỉ, trách móc nàng. Nhưng Sương cũng không trả lời, nàng lờ luôn chẳng thèm để ý đến nữa. Rồi thì thế nào J... Cũng tìm người khác, ngoại quốc người ta đâu chung tình như Á Đông đâu mà phải sợ chàng ta đau khổ lâu.
Mỗi tuần, Trần về thành phố hai lần. Chàng đi để kiểm soát tiệm buôn của mình ở thành phố. Người quản lý tiệm là ông Hà, một ông lão trên 50, thường đến nhà báo cáo về tình hình buôn bán cho Trần hay luôn.
Sương rất ngạc nhiên khi thấy Trần tuy mù lòa nhưng rất sáng suốt trong những quyết định thương mại, chàng làm ăn trôi chảy nhờ ông lão trung thành và có trí thông minh.
Sương cũng tiếc thầm:
- "Phải chàng đừng mù lòa...”.
Trước khi tàn tật, không biết con người Trần thế nào? Chắc đẹp lắm vì nếu thử bỏ những vết nhăn trên trán chứng tỏ sự đau khổ chất chồng bỏ hết sự u buồn trên nét mặt, bỏ cái nhếch môi chua chát với đời thì Trần đẹp lắm, một cái đẹp đầy nam tính rắn rỏi, oai hùng.
Chiều chủ nhựt, lần thứ nhất kể từ ngày đến nhà Trần, Sương mới rời Oanh để về thành phố sắm ít vật dụng cần thiết.
Khi nàng ôm bao giấy to về nhà đã thấy Oanh ngồi chống tay buồn bã trước thềm ba. Sương ngạc nhiên:
- Ủa, Oanh ngồi đây làm gì?
- Dạ, con đợi cô về.
Nó nhìn Sương:
- Lần sau có đi chợ cô cho con theo nghen cô, con ngoan lắm.
Sương cười:
- Cũng được, nhưng cháu đừng buồn khi thiếu cô, dù sao cháu cũng phải có tính tự lập một chút, cười lên đi, đừng buồn nữa.
Nàng nắm tay Oanh:
- Thôi mình lên lầu... Có quà cho cháu này.
Nàng bỗng ngạc nhiên khi thấy dấu bầm trên má Oanh:
- Ủa, sao vầy nè?
Oanh cúi đầu:
- Ba má con gây lộn dữ lắm.
- Ủa, má cháu hôm nay không đi à?
- Dạ không, hiện còn ngồi ở phòng khách.
- Tại sao lại gây nhau?
- Dạ má con xin tiền ba không cho...
Sương lắc đầu:
- Rồi cháu bị vạ lây?
Oanh chưa kịp trả lời thì cánh cửa bật mở, Lan đang đứng chống nạnh nhìn nàng.
Sương đứng lên, đối diện với Lan.
- Cần gì hỏi nó, tôi nói cho cô nghe, chính tôi đã đánh nó đó.
Sương đáp nghiêm trang:
- Nhưng nó là con nít thì bà đánh nó làm gì, nó đâu có chọc bà.
Lan bĩu môi:
- Nhưng tôi thích đánh, còn cô, cô chỉ là một người mà chúng tôi ném ra vài ngàn một tháng để cô dạy con Oanh, cô không có quyền gì nói vào chuyện gia đình của người khác.
Bà ta cười gằn:
- Nó giống con gái mẹ nó là tôi đánh hà.
Rồi thình lình bà lại đánh Oanh thêm một tát tai thật mạnh nữa, đánh thật thản nhiên. Oanh đang khép nép bên Sương, nó không ngờ Lan lại đánh nữa nên không tránh được cái tát tai ấy.
Bốp... Oanh loạng choạng mấy bước suýt té.
Sương giựt mình la lớn, bỏ ngay giỏ giấy lớn xuống đất rồi chạy lại đỡ Oanh. Nàng đứng trước mặt Oanh, chắn ngang giữa Oanh và bà Lan... Sương vừa giận, vừa tức, nàng nói to:
- Bà không được đánh nó... Bà...
Nàng tức đến nghẹn cổ, không nói thêm một lời nào được.
Bà Lan cười gằn:
- Tôi không có quyền đánh nó à?
Lan nhìn Sương như khıêυ khí©h, rồi quay lại Oanh mặt hầm hầm như muốn đánh thêm. Bà xô Sương ra:
- Cô ra chỗ khác đi, gián can cái gì? Tôi đánh chết con nhỏ này hôm nay mới được.
Rồi bà xốc tới, Sương đẩy Oanh ra sau mình rồi đứng ngay trước mặt bà Lan. Trong phút giây ấy, nàng thấy cần phải bảo vệ cho Oanh nên hành động không cần suy nghĩ.
Lan xô Sương ra định đánh Oanh nhưng Sương cứ cản mãi làm bà đánh không được. Càng lúc Lan càng xô Sương mạnh hơn, nhưng nàng vẫn kiên nhẫn chịu đựng, không để Oanh bị đòn.
Lan la lớn:
- Cô làm gì vậy, chuyện gia đình của tôi mà. Cô cút đi, thứ con hoang này mà che chở cho nó làm gì?
Trong nhà bỗng có tiếng Trần la lớn:
- Lan, bộ bà khùng rồi hả?
Lan quay lại, hào hển:
- À, có cả ông nữa hả? Hừ, phe đảng với nhau không mà. Một thằng mù, một con gái già, thế lực mạnh dữ há. Chống mắt lên mà coi tôi nghen, đừng có tưởng...
Dứt lời bà đi lại nhà xe, mở máy chiếc Dauphine chạy tuốt ra đường mất luôn.
Sương bị xúc động dữ dội. Nàng mặc cho cha con Trần đứng đó, chạy tuốt lên lầu, ngã vật lên giường mình nghẹn ngào.
Lát sau, có tiếng người gõ cửa, Sương vẫn lặng im, một lúc có tiếng mở cửa phòng rồi có tiếng Oanh khóc thút thít:
- Cô ơi! Cô đừng giận con...
Sương ngẩng lên nhìn qua làn nước mắt, vẻ mặt Oanh trông thảm hại vì vết thương trên mặt bầm tím. Nàng đưa tay vuốt nhẹ mặt Oanh rồi kéo nó vào lòng:
- Oanh... Cháu khổ quá...
Oanh ôm chặt lấy Sương, vùi đầu vào ngực nàng òa khóc. Trần đứng lặng im ngoài cửa, chàng nghe tiếng Oanh khóc lẫn tiếng nghẹn ngào của Sương.
Một lúc chàng mới lên tiếng:
- Cô Sương... Tôi xin lỗi cô...
Sương cầm khăn lau nước mắt rồi đẩy nhẹ Oanh ra khỏi lòng mình, lau nước mắt cho nó. Nàng thở một hơi thật dài như trút tất cả những uất ức trong lòng ra rồi gượng cười bảo Oanh:
- Cháu đừng khóc nữa, đi rửa mặt cho sạch sẽ rồi xuống dưới nhà mang bao giấy lên cho cô.
- Dạ.
Oanh ngoan ngoãn hôn nhẹ trán nàng rồi chạy xuống thang lầu.
Sương lắc đầu nhìn Trần:
- Ông đủ can đảm sống với một người vợ như thế à?
Trần thở dài:
- Cô ta chỉ bằng lòng ly hôn với điều kiện giao hết tiệm buôn cho cô ta, làm sao tôi chấp thuận được.
Chàng thở dài tiếp:
- Chỉ vì trước kia tôi mù quáng.
Câu nói được Trần dùng với hai ý nghĩa.
Sương đứng lên, nàng chán nản định đi xuống dưới rửa mặt. Trần gọi giật lại:
- Cô Sương... Tại sao cô bằng lòng ở nhà này?
Sương cười chua chát:
- Vì Oanh và vì lời yêu cầu của ông.
- Tôi có cảm tưởng như cô từ một thế giới nào xa lạ hiện đến, từ buổi chiều gặp cô ở "Hoàng Mai Trang"...
Giọng Sương xa xôi:
- Phải... Tôi từ một thế giới xa xôi khác, bên mấy bờ đại dương...
Trần định nói thêm gì nhưng lại thôi vì Oanh đã mang gói giấy lên.
Sương ôm gói giấy đặt trên giường rồi mỉm cười:
- Lại đây... Oanh.
Nàng lấy ra từng món đồ. Nhìn thấy mỗi món đồ là Oanh reo lên thích thú.
Đôi môi Oanh mấp máy:
- Cô... Cô mua nhiều quá chi cô?
- Để cho Oanh đó.
Rồi Sương đẩy tất cả những món đồ chơi về phía Oanh. Oanh rờ nhẹ vào những món đồ chơi:
- Cho con...
Nó không ngờ là nó được nhiều đồ chơi đến thế.
Tất cả ba con búp bê khác nhau, thật đẹp, toàn là đồ ngoại quốc. Một con tóc vàng ánh, biết ngủ, một con tóc đen biết khóc và một búp bên con trai, tay cầm vợt.
Sương còn mua cho Oanh ba bộ đồ thật đẹp, một bộ màu lam, một bộ màu hồng và một bộ trắng như tuyết. Oanh vuốt ve nhè nhẹ từng món, một lúc nó ngẩng lên nhìn, Sương cảm động đến muốn khóc.
Sương mỉm cười:
- Thế nào, Oanh thích không?
- Dạ... Thích lắm.
Sương kéo nó vào lòng:
- Vậy là cháu có nhiều búp bê rồi đó, bốn con búp bê thì chắc chúng chơi đùa với nhau vui lắm, hết buồn rồi. Còn quần áo thì cháu nên mặc cho đẹp, con gái mà. Thôi, cháu về phòng thay đồ để cô xem vừa không.
- Dạ.
Nhưng Oanh chưa đi, nó còn đứng nán lại, vuốt ve từng con búp bê, vẻ mặt sung sướиɠ vô cùng. Rồi nó cầm cả ba con chạy đến bên Trần:
- Con có búp bê đẹp nè ba ơi, cô con mua cho con đó, còn quần áo nữa, đồ đẹp lắm ba ơi.
Trần đưa tay rờ rẫm con búp bê, lặng thinh ra chiều suy nghĩ nhiều lắm.
Sương nhắc:
- Cháu về phòng thay đồ đi Oanh.
Oanh ấp úng:
- Con đem búp bê về luôn nghen cô?
- Ờ... của cháu đó.
Sương biết Oanh muốn đem búp bên về phòng để ngắm một mình cho thỏa thích.
Oanh vui vẻ:
- Chắc búp bê cũ của cháu thích búp bê mới lắm. Hồi đó giờ nó nằm trong buồng cháu có một mình, bây giờ có bạn cho nó rồi, chắc nó không cãi lộn với nhau đâu.
Oanh tung tăng ôm mớ đồ chạy về phòng mình. Sương nhìn theo đứa bé mỉm cười. Nàng đứng lên lo dọn những bao giấy, sợi giây và mấy chiếc hộp không. Một lúc, nàng ngẩng lên thấy Trần vẫn còn đứng ở cửa phòng. Sương thấy lòng mình hồi hộp, xao xuyến lạ lùng. Vẻ mặt chàng thật buồn và đầy vẻ trầm tư. Sương không biết chàng đang nghĩ gì trong lòng.
Một lúc, chàng lên tiếng:
- Thật tôi cũng đáng trách lắm, cô hành động như thế là đúng, tôi thiếu bổn phận làm cha với con Oanh nhiều quá mà.
Sương lắc đầu:
- Xin ông đừng hiểu lầm, tôi làm thế vì thương Oanh chớ không phải muốn trách ông đâu. Tôi cũng biết hoàn cảnh của ông.
Trần thở dài:
- Nhưng dù ít hay nhiều, dù muốn hay không, lòng cô cũng đã trách tôi qua cử chỉ cao đẹp đó.
Sương cười chua chát:
- Tôi không đủ tư cách để trách ông vì tôi chỉ là một cô giáo, một người tới ở đây vì mỗi tháng được ngửa tay lãnh vài ngàn đồng bạc của gia đình ông.
Trần kêu lên:
- Cô Sương... Cô đừng tàn nhẫn với tôi như vậy...
Sương lắc đầu:
- Đó là những lời của bà. Thật tôi chán quá... Nếu không vì Oanh, chắc tôi không thể ở đây một giây phút nào cả.
Gương mặt Trần đầy vẻ đau buồn:
- Tôi cũng thương Oanh lắm. Nhưng...
- Ông thương nó mà không biết rằng tủ quần áo của nó đã trống rỗng không từ lâu, món đồ chơi duy nhất của nó là con búp bê sứt tay, dơ bẩn mà nó đã lượm được bên lề đường.
Trần kêu lên:
- Trời ơi... Tôi đâu ngờ...
Chàng lắc đầu, tiếp giọng run run:
- Nó giống mẹ nó quá... Vẫn nhẫn nhục chịu đựng mãi...
Sương hơi cau mày, dường như nàng khó chịu vì hai tiếng "mẹ nó".
- Ông có đứa con như thế thật là may lắm nhưng... Nó bất hạnh quá!
Trần thở dài:
- Nó cũng đẹp và cũng bất hạnh như mẹ nó sao?
Sương lại cau mày và quay mặt sang hướng khác sau hai tiếng "mẹ nó".
Trần bỗng lần tay vào túi áo lấy một món đồ trao cho Sương nói nho nhỏ:
- Cô mở ra xem.
Sương đưa tay ra đón, đó là một miếng bìa mạ vàng, có hình trái tim vàng ở dưới hai cánh hoa hồng đang khép lại, chạm trổ thật khéo. Nàng hé mở hai cánh hoa hồng ra, bên trong là một bức ảnh.
Sương lặng người nhìn tấm ảnh thật lâu.
Trong tấm ảnh là một cặp vợ chồng. Người chồng dĩ nhiên là Trần, nhưng là Trần của quá khứ, trẻ trung, đẹp trai, đôi mắt trong sáng, vui tươi, tràn trề hạnh phúc. Còn người đàn bà uốn tóc ngắn, chân mày như vẽ, dáng người thuần hậu. Trên đôi môi nhỏ, còn chúm chím nửa nụ cười.
Sương nhìn thật lâu, lòng nàng bỗng thấy bồi hồi khó tả.
Trần nói chậm rãi:
- Đây là bức ảnh duy nhất của tôi còn giữ lại được. Mai không thích chụp hình nên chỉ có bức này thôi.
Sương lẩm bẩm:
- Mai... Mai...
- Mẹ con Oanh đó. Chúng tôi xây dựng gia đình đặt tên cho tổ ấm là Mai Trang. Mai... Tên nàng cũng như tên người, cũng thanh nhã, cao quý làm sao... Tôi không bao giờ quên được nàng.
Sương khẽ rùng mình, nàng khép hai cánh hoa hồng lại rồi trao trả cho Trần.
Trần đang lim dim đôi mắt hồi tưởng lại những kỷ niệm ngày xưa. Chàng bỗng hỏi:
- Cô tin có ma quỷ trên đời này không?
Sương hơi ngạc nhiên:
- Dạ không, vì từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ gặp ma hay quỷ cả.
- Nhưng người ấy vẫn còn một phần...
Sương ngơ ngác:
- Người nào?
- Mai... Vợ tôi, nàng chỉ chết một phần thôi.
Sương giựt mình:
- Hiện nay... Bà ở đâu?
- Hình như còn phảng phất trong ngôi nhà đổ nát Mai Trang, tôi có cảm giác là nàng vẫn còn hiện diện.
- Ông... Ông làm tôi giựt mình, ông Trần.
Giọng Trần có vẻ hơi khác thường:
- Mấy ngày trước đây, tôi có đến Mai Trang lúc nhá nhem tối, tôi nghe rõ ràng tiếng chân người đi, rõ ràng nhịp bước của Mai, tôi còn nhớ rõ lắm, tôi nghe Mai thở dài, thậm chí nghe cả tiếng y phục của vợ tôi cạ sột soạt nữa.
- Thật vậy hả ông?
- Tôi không dám chắc, nhưng tôi biết mình không nghe lầm.
Giọng quả quyết của chàng làm cho Sương xúc động.
Trần tiếp:
- Vợ tôi còn quanh đây, cô Sương, cô có tin như thế không?
- Có lẽ... Ông mơ tưởng...
Trần ngắt lời nàng:
- Không, tôi biết lúc đó tôi tỉnh mà, hơn nữa, thích giác tôi nhạy lắm.
Sương lặng thinh nhìn Trần thầm nghĩ:
- "Chàng vẫn chờ đợi một hồn ma ư?"
Nàng bước tới đặt tay lên vai chàng:
- Chúc ông tìm lại được hạnh phúc đã mất.
Rồi Sương bước nhanh ra ngoài.