Hôm nay 20/2/1826 là ngày sinh của hai cô công chúa nhỏ Hồng Ngọc và Hồng Vân, tôi có chuẩn bị hai món quà là hai chiếc hộp làm từ gỗ được điêu khắc rất tỉ mỉ. Tôi đứng trước cửa phòng của hai cô con gái, bên trong hai cô công chúa đang trang điểm, hai cô gái tuổi mười tám da trắng với mái tóc được búi lên với mũ mấn (khăn vành dây) màu đỏ và mặc áo dài đỏ, ngồi nói chuyện với nhau:
“Hôm nay là sinh nhật tuổi mười tám của hai tỷ muội chúng ta đó, không biết phụ hoàng tặng gì ta? Đừng tào lao nhưng hồi muồi còn nhỏ” Hồng Vân lên tiếng.
Hồng Ngọc nở một cười diệu dàng dùng tay xoa đầu em gái Hồng Vân rồi nói: “Tỷ nghĩ phụ Hoàng sẽ tặng món quà rất là ý nghĩa, không như hồi xưa đâu mà tỷ cũng đang nghic như muội đây”.
Tôi bước vào phòng rồi lên tiếng: “Hừm hừm, có hai người sợ nhận quà như vậy thì thôi, ta có nên tặng quà không ta?”.
Khi hai cô công chúa nghe được giọng của tôi, hai đứa liền quay lại nhìn tôi rồi Hồng Ngọc nói nhỏ với Hồng Vân: “Chúng ta dùng chiêu cũ là phụ hoàng mềm lòng à”.
Hồng Vân ra dấu hiệu đồng ý rồi cả hai nở một nụ cười tươi rói đồng thanh: “Con yêu phụ hoàng nhất, quà của phụ hoàng là tốt nhất” rôi lao tới ôm tôi.
Tôi cũng ôm lại hai đứa rồi nói: “Có một chiêu dùng quài à”.
“Mà có người cứ dính chiêu đó quài mà không rút kinh nghiệm được” hai đứa nói.
“À mà ta tặng hai con hai hộp trang sức và hộp mỗi đứa được thiết kế khác nhau phù hợp mới hai đứa” tôi đưa hai hộp ra.
Hai đứa nhận hộp quà rồi cũng cúi đầu cảm ơn tôi vì món quà này, tôi còn dặn dò thêm: “Hai đứa cũng đã lớn rồi, biết đúng biết sai ta chỉ là người quan sát vào theo dõi hai đứa từ xa thôi’.
Bầu không khí đang trầm lắng Hồng Vân lên tiếng: “Vậy con với tỷ có được đi Tây phương với đoàn sứ thần không phụ hoàng?”.
Tôi ngơ ra chưa kịp phản ứng thì Hồng Ngọc tưởng tôi không cho liền nói: “Nếu phụ hoàng không chấp nhận cũng được, nếu có dịp chúng con sẽ đi”.
“Ta đồng ý cho hai đứa đi chung với ta và hai đứa phải nói rõ lý do tại sao muốn đi với mẫu hậu hiểu chưa”.
“Dạ được”.
Sau khi thượng triều kết thúc bộ ngoại giao lên danh sách những người đi sứ, gia đình hoàng gia đều đi. Việc gia đình hoàng gia đi sứ được đưa lên trang nhất của các tờ bao và dân chúng và thương buôn đều bàn tán. Việc trong coi việc nước được hội đồng nhϊếp chính và hội đồng các bộ lo liệu rồi giải quyết.
Một tuần sau là ngày 27/2/1826, cũng đến thời điểm đoàn sứ thần lên đường và đây là lần đầu tiên gia đình hoàng gia của một nước đi thăm một nước khác. Chính vì vậy đoàn sức chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận rất tĩ mỹ, với số người gần ba trăm đi cùng với một hạm đội sang vương quốc Anh. Ngoài những thành viên trong gia đình ra thì có một số tướng lĩnh và các nhà ngoại giao giỏi, một số đã từng du học ở Anh và trong số đó cũng có Nguyễn Ánh.
Việc hộ tống đoàn sứ lần này là hạm đội 1 Hoàng Sa với sáu chiếc tàu cỡ lớn và mười hai tàu tuần dương, hạm đội mới nhận soái hạm được đóng mới tải trọng ba nghìn tấn. Đây là thiết giáp hạm kiểu mới trang bị trước sau mười khẩu pháo. Pháo lớn nhất có đường kính 200 mm bố trí trước và sau tàu, được áp dụng công nghệ mới nên tháp phảo quay bằng điện nhanh hơn quay bằng tay, hệ thống nạp đạn được trang bị hệ thống bán tự động khiến nên pháo thủ có thể bắn nhanh hơn.
Tàu chở gia đình hoàng gia là chiếc tàu chở khách hiện đại tải trọng hơn hai nghìn tấn, đóng trong vòng một năm để phục vụ cho chuyến đi dài trên biển. Tàu có chiều dài 55 mét rộng 14 mét, tàu có bốn tầng trong như một cung điện. Tầng hầm dành cho đầu bếp, thủy thủ đoàn và nhân viên phục vụ, tầng hai phòng nghỉ của đoàn. Tầng ba là phòng hội họp sức chứa năm trăm người, phòng tiệc, phòng giải trí được ốp gỗ lim, dát vàng, cánh tay cửa, lan can tàu và lan can lên xuống mạ vàng, các bậc cầu thang bằng gỗ, dàn đèn chùm bằng pha lê mạ vàng sang trọng. Tầng bốn là nơi Thịnh ở và một phòng lớn thiết kế kiểu quán bar để có thể vừa ngắm biển và thưởng thức đồ uống. Trên tàu có máy phát điện để thắp sáng, phục vụ sinh hoạt trên tàu.
Trước ngày rời bến tôi đứng trước mặt Thắng rồi dặn dò một số vấn đề, Thắng là bộ trường bộ quốc phòng: “Khanh ở lại có vấn đề gì liên quan tới an ninh quốc gia thì cứ quyết định khi không có trẫm, thời gian mà trẫm không có ở đây sẽ có rắt rối mà cấp bách mới huy động quân đội hiểu không?”.
Thắng lên tiếng: “bệ hạ cứ yên tâm, thần biết những gì mà thần cần phải làm. Nhất quyết hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
“Vật là trẫm an tâm rồi”.
Từ kinh đô Huế tới tỉnh Singapore mất đâu đó gần cả tuần, việc cập bến tại Singapore là để tiếp nhiên liệu và đón Nguyễn Ánh cùng đi, sẵn việc xem quy hoạch như nào luôn.