Tên húy của tôi là Nguyễn Hồng Ân, tôi là con trưởng của Thanh Phú hoàng đế (Hồng Thanh) và Thái Bình hoàng hậu (Ngọc Châu). Tôi sinh giờ Dậu (17-19 giờ) ngày 4 tháng 2 năm Bính Dần, tức 23 tháng 3 năm 1806 tại hoàng cung, kinh đô Huế. Từ lúc bản thân nhận thức và hiểu mọi thứ xung quanh, tôi cảm thấy phụ hoàng là người quá là ưu tứu không ai sánh kịp. Dù phụ hoàng hiểu và biết làm nhưng không bao giờ nhúng tay làm mà chỉ là người gợi ý để mọi người xung quanh tự phát triển. lúc bản thân vừa lên 8 tuổi (1814), tôi nhớ lại lúc thượng triều ngày hôm đó phụ hoàng đã phong tước hiệu cho tôi.
“Trẫm phong tước hiệu cho Hồng Ân là Khang Hiền Hoàng Thái tử, ngoài ra trẫm tặng con quà”.
Lúc này thái giám đem 64 phần quà lên để trước mặt thái tử rồi mở tấm vải ra. Lúc thái giám mở hết 64 tấm vải ra thì bên trong là 64 món ăn đặc trưng của 64 tỉnh thành của Việt Nam hiện đại. Phụ hoàng lúc này lên tiếng:
“Trẫm sẽ tặng con dòng thơ” Tôi lấy hơi rồi đọc:
“Tinh túy ẩm thực Việt,
Cuốn hút đến khó tả”.
“Con hãy cảm nhận hương vị và phải giữ được tinh túy ẩm thực nước nhà”.
Lúc đó tôi chưa hiểu ý nghĩa sâu xa của phụ hoàng nhưng càng lowsn tôi càng nể trọng việc phụ hoàng cố gắng đưa đất nước tự lực không bị phụ thuộc vào Trung Hoa nhưng không muốn bị các tư tưởng xấu của phương Tây xâm nhập ồ ạt vào đất nước.
Năm tôi lên 10 tuổi (1816), trong giờ học tại trường tôi lẻn ra ngoài tớ khu quân đội để chơi. Lúc tới tôi cảm thấy việc luyện tập và vũ khí trong đây khác với những gì mà bản thân đã học tại lớp, tôi tới kho chứa vũ khí rồi lẻn vào từ cửa xổ để xem vũ khí có gì. Xem được một lúc tôi nghịch cầm vào đồ vật có hình bầu dục có chốt ở một bên đầu, tôi vừa rút ra đúng lúc hai lính canh đi vào thấy cảnh tượng ấy hét lên:
“Thái tử”.
Một người thì giật quả lựu đạn trên tay tôi ném ra cửa sổ đóng chặt cửa, một người thì ôm tôi lại. Một tiếng nổ long trời, sau đó những tiếng nổ khác cũng vang lên và kho quân tranh bị sụp rồi bốc cháy dữ dội làm mọi người chú ý. Mọi người tới để dập lửa, mẫu thân định lao vào ngọn lửa để cứu con trai mình thì bị phụ hoàng cảng lại:
“Nàng qua đó cũng không làm gì được đâu” phụ hoàng giữ tay mẫu thân lại
Mẫu hậu vùng ra nhưng không được gào lên: “Buôn tay thϊếp ra, thϊếp phải cứu con mình”.
Lúc này phụ hoàng ôm chặt mậu hậu rồi nói: “Con chúng ta không sao đâu, nàng tin ta chứ?”.
Kho ngọn lửa được dập xong phụ hoàng bướt vào giữa đóng đổ nát gõ chân xuống đất ba cái một mạnh hai nhẹ, hai người lính mới chui ra ôm tôi ra. Mẫu thân chạy tới ôm tôi vào lòng: “Con không sao rồi”.
“chuyện xảy ra như nào?” Phụ hoàng lên tiếng.
Hai người lính nói những gì mình biết ra và phụ hoàng nhìn sang tôi: “Nàng ngừng khóc được rồi đó, mọi chuyện đến đây thôi. Trẫm sẽ không điều tra bất cứ những việc liên quan tới vụ việc này”.
Trong lòng tôi rất sợ hãi, bất an không ngừng. Sau vụ đó dù tôi có hay gặp phụ hoàng nhưng phụ hoàng không nói chuyện với tôi lâu như xưa. Một tuần sau tôi tới thư phòng của phụ hoàng vào buổi tối, tôi lên tiếng: “Nhi thần muốn nói chuyện với phụ hoàng”.
“Vào trong đi”.
Tôi bước vào trong rồi đứng im nhìn phụ hoàng, ông ấy cứ làm việc không nhìn tôi lấy một cái. Thời gian trôi qua một lúc phụ hoàng lên tiếng: “Muốn nói chuyện gì thì con nói đi ta nghe, nếu không có chuyện gì thì về phòng nghỉ ngơi đi”.
Lúc này tôi quỳ xuống nói: “Con xin lỗi phụ hoàng khi tạo ra rắc rối cho người”.
Phụ hoàng dừng làm việc, đóng quyển sổ lại rồi nói: “Con có lỗi gì với ta đâu mà xin lỗi”.
Tôi bật khóc mà cứ quỳ: “xin lỗi phụ hoàng, con xin lỗi”.
Phụ hoàng đi xuống kéo tôi đứng dậy chỉ vào người tôi: “Người mà con phải xin lỗi là chính là bản thân con, những người cứu con và mẫu hậu lo lắng khóc vì con chứ không phải ta. Con trai không được khóc trước bất cứ ai, chỉ được khóc khi người nhà gặp nguy hiểm hoặc mất mà thôi con hiểu không”.
Sau câu nói đó tôi ngưng khóc rồi tôi với phụ hoàng ôm nhau mà không biết bên ngoài mẫu hậu đã đứng nghe hết. Sau ngày đó thái tử vẫn thoải mái chơi nhưng đã chú tâm vào việc học hành và coi phụ hoàng là tấm gương để noi theo, từ đó tôi ngày càng tiến bộ.
Năm tôi 18 (1824) được phụ hoàng cho vào đoàn ngoại giao tới Mexico để lập ban giao, tôi cũng mở mang được kiến thức mới. Năm tôi 20 tuổi (1826) tôi tốt nghiệp trường đại học trong nước và làm việc tại vụ vận tải Huế thuộc bộ giao thông vận tải.