Bà Ba Miên bật cười khanh khách. Bà cười đến nỗi khi dừng lại bà phải vén ống tay áo mà lau đi những giọt nước mắt đã trào ra khỏi khóe mi. Biểu tình của bà Ba làm lão ba Duyệt phải đỏ mặt mà gắt Diệp Thảo.
- Cái con bé này, là thân nữ nhi có được việc làm là tốt rồi còn đòi những mười đồng một tháng. Bây đang ở trên cung trăng đó hả?
- Kìa lão Duyệt, đừng có mắng con bé như thế.
Bà Ba Miên ngăn lão quản gia nói tiếp, rồi quay sang hỏi Diệp Thảo.
- Chẳng hay trước kia cô nương đã từng giúp việc ở đâu chưa? Nấu được những món ăn nào? Nếu nấu ăn mà ngon thì mười đồng kia ta có thể xem.
- Nấu ăn sao?
Diệp Thảo ngơ ngác hỏi lại, rồi cũng bằng vẻ mặt đó cô gái trẻ quay sang nhìn lão Duyệt.
- Bác Ba, nấu ăn là thế nào ạ?
Là thế nào? Bởi trong lá thơ mà Diệp Thảo nhận được thì lão Duyệt đã nói với nàng là tới Nguyễn gia trang để phụ giúp chuyện sổ sách kia mà. Sau câu hỏi của Diệp Thảo, thì không chỉ đương sự mà cả những người có mặt ở đó đều dồn tất cả sự chú ý lên người lão Duyệt.
Bỗng chốc trở thành tâm điểm của buổi trò chuyện, lão Ba Duyệt lập tức trở nên ngượng ngập. Ông xoa hết đầu rồi lại xoa hai tay lại với nhau. Bên kia sau khi đợi quá lâu mà không thấy lão Ba Duyệt có câu trả lời thì cậu Ba Phong không nhịn được mà buột miệng nói:
- Hay lão lại nói là cô Thảo ra đây để làm mợ Ba của Nguyễn gia? Nói cho lão biết nhé, tôi đúng là có ơn với lão thiệt nhưng không phải vì thế mà ta lấy thân mình để báo đáp đâu nha.
Câu nói mang thập phần là ý bông đùa của cậu Ba Phong làm mọi người bật cười ồ. Nhưng tiếng cười của họ vẫn gượng gạo vô cùng. Rõ ràng là họ vẫn cần câu trả lời của lão Ba Duyệt. Hiểu được cái thế bí mà bản thân mình đang rơi vào, rốt cuộc lão Duyệt cũng chịu mở lời.
- Thiệt là lời đầu tôi phải xin lỗi bà Ba và cậu Ba trước, vì chuyện này mà đã khiến hai người suy nghĩ. Tiếp theo là ta xin lỗi bây, Thảo à. Nguyễn gia không có cần người phụ giúp ghi chép sổ sách này nọ mà chỉ cần người làm bếp. Nhưng bây biết cha bây mà Thảo. Ông ấy cưng bây như trứng mỏng, bỏ bao công ra dạy chữ dạy nghĩa, nên nếu giờ ta bảo đến Nguyễn gia trang để nấu bếp thì chắc chắn ông ấy sẽ không chịu.
Mà hoàn cảnh của gia đình Diệp Thảo lúc này thì đúng là rất vất vả. Và điều bắt buộc là nàng phải có một công việc để đỡ đần thầy mẹ.
Một sự im lặng nặng nề bao trùm lấy tất cả những con người đang lầm lũi đưa chân trên con đường vắng.
Họ đi.. đi trong sự thinh lặng bởi ai trong họ cũng đang theo đuổi suy nghĩ của riêng mình. Chợt sự im lặng bị phá vỡ, bà Ba Miên hướng ánh mắt tò mò về phía Diệp Thảo.
- Ghi chép sổ sách? Nói vậy không lẽ bây biết chữ na con Thảo?
- Dạ, đúng ạ. Diệp Thảo tôi có biết ít chữ thưa bà Ba.
- Cái gì mà biết ít chữ?
Lão Ba Duyệt hùng hổ cướp lời của cháu gái.
- Em trai của tôi rất khác người. Rõ ràng là sinh ra một đứa thị mẹt chứ. Vậy mà đệ ấy lại nuôi dạy con bé như thể nuôi dạy một đấng nam nhi. Nào là Luận Ngữ, Trung Dung, rồi thì Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch. Cái gì đệ ấy cũng dạy nó. Rồi cái gì nữa hả Thảo? Tính toán bằng bàn tính.
Hỏi và tự trả lời, lão Ba Duyệt kết lại câu nói của mình bằng tiếng thở dài não nề.
- Thiệt là đôi khi tôi cũng thấy thương con bé vì là phận nữ nhi mà bị cha nó ép học quá nhiều. Có khi là học nhiều hơn cả một đấng nam nhi nữa đó.
- Vậy bây có biết nấu nướng hay thêu thùa chi không? Trời đất, đã sinh ra là phận nữ nhi rồi mà còn bắt người ta đèn sách. Như vậy thật khổ cho bây quá đi.
Đứng lặng nãy giờ để lắng nghe câu chuyện, bất giác cậu Ba Phong mỉm cười. Một nụ cười tỏa nắng và mang theo thập phần giễu cợt. Gã đàn ông mang đầy khí chất cao quý đó hướng Diệp Thảo mà nheo mắt trêu chọc. Chàng ta nói:
* * * Lão Duyệt hình như nói hơi quá rồi. Gì mà Luận Ngữ, Trung Dung. Ta nghĩ hẳn cha của cô Thảo đây chỉ muốn làm màu cho con gái mình thôi. Bởi những cuốn sách đó không phải ai đọc cũng hiểu. Rồi thì bàn tính gì chứ? Với đầu óc của một nữ nhi, những thứ đó làm sao mà cô Thảo đây có thể lĩnh hội được. Có khi muốn tính gì đó cô nàng ấy còn phải dùng que tính ấy chứ?
Một tràng cười khả ố vang lên. Nhưng có vẻ cậu Ba Phong không có ý định "vui" một mình, bởi sau đó gã đàn ông có khuôn mặt điển trai kia đã quay sang người đứng bên cạnh mình mà hỏi:
- Bá Thông huynh, huynh có nghĩ giống ta không? Có nghĩ giống ta không? Bá Thông huynh..
Bàn tay đang vuốt mặt tấm chăn bỗng dừng lại. Diệp Thảo bị dòng kí ức của chính bản thân xô cho ngã ngồi xuống nên nhà cứng ngắt. Đúng rồi, nàng đã được bà Ba Miên nhận vào làm trong Nguyễn gia trang. Và giờ nàng đang ở trong kho chứa củi như những hạ nhân khác.
Chỉ là suýt chút nữa Diệp Thảo nàng đã phải hai tay trắng mà trở về xứ Hòa Thuận rồi. Bởi khi đó gã Lê Bá Thông kia đã trả lời cậu Ba Phong thế này.
- Cậu Ba nói chí phải. Học chữ là chuyện xưa nay được xem là khó, chỉ những kẻ có đầu óc hơn người thì mới có chuyện đọc và hiểu được Tứ Thư, Ngũ Kinh. Bởi thưa thật với bà Ba và cậu đây thì Bá Thông tôi cũng chỉ mang tiếng là học, chứ thật là không hiểu hết được hai bộ sách ấy. Nên nếu cô Thảo đây thật có đầu óc thông tuệ đến độ nhớ và đọc hiểu hai bộ sách đó thì Bá Thông tôi nghĩ thứ gì cô nương ấy cũng có thể làm được.
Và đề bài mà gã Bá Thông ấy ra cho Diệp Thảo là: "Trong Tứ Thư gồm Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử thì Diệp Thảo nàng thích tác phẩm nào nhất. Vì sao?"
Có thể nói lúc đó không khí xung quanh Diệp Thảo dường như đã bị đông cứng. Nàng cảm thấy khó thở là một, và hai là cơ thể lạnh toát vô lực. Tứ Thư Ngũ Kinh.. có đời thuở nào tuyển người làm bếp mà cần chữ nghĩa kia chứ?
(Hết chương 5)