Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Vong Ẩn (Nghiện Chết)

Chương 3

« Chương TrướcChương Tiếp »
Tôi ghét đi máy bay đường dài.

Không khí trong khoang máy bay khô khiến cho nhãn cầu rất khó chịu, qua hơn năm tiếng mũi vẫn ngửi thấy thứ mùi kinh tởm.

Lần trước về nước đã là cách đây một năm, lúc xuân tiết tôi về thăm mẹ. Bình thường còn phải học với làm thêm, không cách nào mỗi năm về hai lần. Nhưng một năm về một lần thì bay đường dài cũng đã làm tôi sụp đổ không còn muốn có lần sau.

Hạ cánh lúc rạng sáng, vì lệch múi giờ nên cả người cứ lơ mơ buồn ngủ. Mặc dù đã uống thuốc ngủ trên máy bay để chống lệch múi giờ, lúc xuống cầu thang tôi vẫn xém bước hụt.

Tôi đợi hai cái vali ở băng chuyền hành lý. Đợi lâu quá — bay từ Atlanta, đổi máy bay hai lần, giờ mà nói mất một kiện hành lý thì cũng chẳng có gì lạ.

Tôi ngáp một cái rồi đổi qua sim trong nước, thông báo cho mẹ biết đã hạ cánh. Bà ấy đang đợi ngoài sân bay rồi, nhưng mà với kiểu này thì còn phải đợi hơi lâu.

Hai mươi phút sau rốt cuộc hành lý của tôi cũng ra đến nơi. Chúng tôi đã hẹn gặp tại bãi đậu xe, đi bộ ra đó mất khoảng mười phút. Nửa đường tôi ghé vào nhà vệ sinh, chỗ da nào lộ ra bên ngoài có thể rửa tôi đều rửa hết một lượt cho hết mùi trên máy bay.

Hai rưỡi sáng sân bay trong nước không có nhiều chuyến bay. Trong phòng vệ sinh chỉ có mình tôi đang lau khô tay, lúc chuẩn bị đi ra cánh cửa phòng phía sau đột nhiên mở ra, có một cánh tay dùng sức siết chặt cổ kéo tôi vào trong.

Tôi ngửi thấy mùi quen thuộc của tên gia hoả kia.

Vụ mưu sát này kéo dài không đến mười giây, tôi ôm cổ ngồi trên nắp bồn cầu ho một lúc. Anh ta định nói chuyện bị tôi đạp một phát vào ống chân, liền rên lên ôm chân nhảy ra xa.

“Tốt nghiệp đại học rồi, con người cũng thay đổi luôn rồi sao?” Hứa Đà nhảy lò cò đến, khều tóc mái của tôi, “Tóc sao lại dài như vầy, lại còn đeo kính, em bị cận à?”

Tôi làm bộ muốn đạp cái nữa, anh ta liền mở cửa chạy ra.

- -------------------------------------

Sau khi ba mất, Hứa Đà vẫn ở nhà tôi. Thỉnh thoảng anh ta lấy danh nghĩa công tác đi ra ngoài vài ngày, chỉ có tôi biết là anh ta đã đi làm gì.

Mỗi năm về nước thăm người thân cũng thuận tiện gặp anh ta. Vẫn như trước, đi cửa hàng tiện lợi mua đồ ăn vặt, đến tiệm net chơi game, hoặc ở phòng tôi nói chuyện về những tên mà anh ấy đang điều tra. Tôi vốn cho rằng anh ta thích truy sát mấy tên sát nhân chưa bị bắt, sau mới biết phạm vi tìm gϊếŧ của anh ta lớn hơn nhiều.

Thống khổ nhất là cùng anh ta chơi game, chơi gà không thể tả: “Thiết lập lượng máu này không khoa học chút nào, sao quái bị đâm mãi mà không chết…..”

“Tại vì nó là quái a.”

“Nhân vật của mình bị chém lắm thế cũng không chết.”

“Nó chỉ là số liệu chương trình.”

Anh ta vẫn cảm thấy rằng gϊếŧ quái vật ba chiều còn thú vị hơn.

Mẹ tôi luôn là người phụ nữ thiếu quyết đoán, nhưng sau khi ba tôi ra đi, bà ấy quả quyết dùng lương hưu an bài chuyện du học. Lúc đó tôi đã do dự có nên từ chối xuất ngoại để ở lại chiếu cố bà ấy không.

Hứa Đà đã khiến tôi đưa ra thay đổi: “ Dù sao vấn đề học phí cũng có lương hưu giải quyết rồi…”

“Trước khi tôi báo cảnh sát, anh có một cơ hội để nói tiếng người.”

“---người trẻ nên ra ngoài lăn lộn một chút.”

Ngày tiễn tôi đi Mỹ, mẹ tôi với anh ta đưa tôi ra sân bay. Đợi tôi tốt nghiệp quay về, vẫn là mẹ với anh đón tôi.

- -------------------------------------

Lúc trước mẹ tôi có gửi tin nhắn nói bà lái xe đợi ở bãi đỗ, còn Hứa Đà đợi tôi ở cửa đến. Tên gia hoả này quả nhiên không an phận đợi ở lối ra.

Chúng tôi đẩy hành lý xuống thang máy, ra đến chỗ để xe, mẹ tôi kêu tóc tôi dài quá rồi: “Trước khi phỏng vấn nên đi cắt tóc đi, không cận thị thì đeo kính làm gì a? Mẹ còn lo tiểu Hứa không nhận ra con đó.”

“Chút nữa thì nhận không ra, còn đang lo bắt nhầm người.” Anh ta ngồi phía sau thì thầm rồi cười.

Tôi liếc nhìn tay Hứa Đà, mu bàn tay trái có vết thương, trông giống như vết dao.

“Tay làm sao thế?” Tôi hỏi nhỏ.

“----làm việc bị thương. Khách hàng kích động, không làm theo yêu cầu liền muốn chém người.”

Tôi cười lạnh: “Vậy à, sao anh không coi khách hàng là thượng đế mà chiều theo nhu cầu người ta.”

“Đáp ứng được nhu cầu rồi thì anh ta sẽ bỏ đi nha, đầu tiên phải đảm bảo anh ta không bỏ đi, mọi người ở lại công việc kinh doanh mới thành công.”

Lười cãi nhau với anh ta tôi quay sang nói chuyện với mẹ: “Ngày mai tan làm Chu thúc sẽ đến nhà phải không mẹ? Chắc là giúp con làm lý lịch.”

Mẹ tôi lái xe không quay đầu lại: “Kêu chú ấy không đến cũng được.”

“Con đã ứng tuyển vào vị trí kỹ thuật, loại công việc không phải đi ra ngoài.”

“Tốt nhất vẫn nên vào công ty bình thường giống như tiểu Hứa, mẹ có thể tìm bạn học cũ giúp con vào xí nghiệp liên doanh….”.

Tôi đẩy đẩy gọng kính, né tránh câu nói của bà. Cái chết của ba tôi khiến bà như chim sợ cành cong, đối với nghề nghiệp sắp tới của tôi đầy bất an.

Cùng lo lắng như thế còn có Hứa Đà, anh ta ngẩn người xem “vị trí mong muốn” trong sổ tay của tôi.

“Sao á? lo lắng à?” Tôi lấy lại cuốn sổ.

“Không, cậu có hứng thú điều tra truy vết từ khi nào vậy….”

“Lúc đại học cố ý đổi chuyên ngành. Vừa hay Chu thúc giúp tôi gửi hồ sơ đến viện nghiên cứu, công việc với thu nhập đều ổn định, có gì không tốt.”

(Điều tra truy vết - Traceology là một khoa học lịch sử, liên quan đến việc kiểm tra, phân tích và giải thích khoa học các dấu vết sự kiện (dấu hiệu hoặc tàn dư) của các hoạt động trước đó)

Không biết có phải ảo giác không, mấy năm nay tôi cao hơn chút, lúc đi bộ cùng anh ta cũng không thấy chênh lệch nhiều.

Việc đầu tiên khi về nhà là chuyển nhà—Mẹ tôi quyết định đưa bà ngoại về chăm sóc, nên tôi liền chuyển đồ đạc lên lầu trên chỗ Hứa Đà đang thuê. Việc này đã quyết định trước khi tôi về nước, tiền thuê của Hứa Đà sẽ giảm đi một nửa.

Hứa Đà thuê nhà tôi nhiều năm nhưng chưa có ai đến chỗ anh ta cả. Tôi đang lo mở cửa ra sẽ thấy mấy thứ đồ máu me gì đó, kết quả trong phòng sạch đến không ngờ.

Không để nhiều đồ đạc hay đồ trang trí gì cả, mọi thứ đều gọn gàng ngăn nắp, vali to bên cạnh cửa sổ, ví tiền và giấy tờ tuỳ thân đều ở trên vali. Ngay cả nếu cúp điện cũng biết được đồ để ở đâu.

Anh ta nói: “Đây là nơi ở của người luôn sẵn sàng bỏ trốn. Sau này cậu thấy phòng của ai giống như vậy thì phải cẩn thận đấy.”

Tôi lấy trong vali ra hai tấm poster ngôi sao bóng đá với mấy cuốn tạp chí tươi máti ném cho anh ta: “Mai Chu thúc sẽ qua đây bàn chuyện xin việc với tôi, anh tốt nhất làm cho phòng loạn lên một chút.”

Chu thúc là thượng cấp của ba tôi, những năm này cũng chuẩn bị về hưu rồi. Trực giác của cảnh sát lâu năm giống như cá mập. Lúc đầu tôi tính mượn cớ nói tôi ở lầu trên, buổi tối bạn cùng phòng với bạn gái sẽ dính nhau trong phòng khách, để đổi xuống quán cà phê gặp; nhưng mà nghĩ lại, vạn nhất Chu thúc nhớ là bạn cùng phòng của tôi đã có bạn gái thì sao? Rồi vì câu nói dối này tôi phải kiếm sẵn một nữ diễn viên….

Còn không bằng làm cho phòng lộn xộn lên một chút, cho nó giống ký túc xá của mấy con cẩu độc thân bình thường.

Trước giờ hẹn, tôi với Hứa Đà đã cố ý làm loạn phòng xong rồi, dán mấy tấm áp phích trên tường, góc bàn trà để vài cuốn tạp chí đàn ông tươi mát, áo khoác thì vứt trên lưng ghế.

Xong hết tôi an tâm đợi Chu thúc tới, Hứa Đà nhiệt tình mang coca lạnh đến.

“Chú định sắp xếp cho con vào viện Tân Khu Tam, không tính là viện nghiên cứu lâu đời, là đơn vị mới thành lập trong bộ. Tiến hành điều tra truy vết, thứ nhất phù hợp với chuyên ngành của con, thứ hai họ đang cần người mới gấp. Đơn vị nhà nước mà, có yêu cầu về học lực, lý lịch của con lại đẹp, nên bên đó người ta cũng muốn con qua.”

“Thúc thúc an bài đi ạ.”

“Vậy thứ năm tuần sau, con đến chỗ đường Hà Nam với Tân Khu……” ông ấy nhớ lại địa chỉ, ánh mắt rơi vào tạp chí chỗ bàn trà. Không biết có phải tôi lo lắng quá không, ánh mắt chú ấy chợt biến— là trang bìa tạp chí cay mắt quá đi? Biết thế nên mua mấy cuốn bảo thủ một chút…..(ý nói mua mấy cuốn hình ảnh bớt tươi mát)

Ngay sau đó, quay lại nhìn áo khoác vắt trên sô pha. Lúc đó tim tôi muốn rơi ra luôn, đang mùa hè mà tụi tôi lấy áo khoác len ra vứt ở đó.

Tuy là áo khoác len cũng không đến nỗi vô lý như áo phao, nhưng rất ít thanh niên mùa hè đi mặc áo len tay dài.

Cả căn phòng cứ có cảm giác sai sai, tôi cố tình làm cuốn tạp chí cũ đi nên làm quăn góc, nhưng mà thủ pháp tệ quá nên trông chả ra sao. Bàn trà không có lấy tờ khăn giấy, thùng rác thì sạch bong…..

“Con có chuyện gì giấu chú?”

Tôi hồi thần lại thì Chu thúc đang dò xét nhìn tôi cùng với Hứa Đà đang xem laptop sau bàn ăn. Mặt Hứa Đà đang bị màn hình che khuất, tôi rất lo biểu cảm của anh ta.

Trầm mặc một lúc Chu thúc nói một câu: “Con đừng làm chuyện gì khiến ba con phải sống dậy nha.”

Tôi nghe thấy Hứa Đà bị sặc nước phía sau, anh ta không nhịn cười nổi.

Tôi không dám giữ thúc ấy lại đây nữa. Tối nay trời khá đẹp, tôi nói Chu thúc ra ngoài tản bộ.

Ở trung tâm thành phố chỗ đi dạo buổi tối không thiếu, cạnh nhà có công viên cây xanh. Chúng tôi đi ngang qua đám người nhảy quảng trường, chỗ tiếng nhạc vang trời khó mà nói chuyện.

Nói một lúc vẫn là về ba tôi. Năm đó ba tôi truy đuổi tên cướp có dao, cuối cùng truy được việc 'không thể quay về'. Nhắc đến việc này, nhìn Chu thúc chợt mất mát. Ông ấy và ba tôi là cộng sự lâu năm, còn hẹn nhau về hưu rồi mua nhà ở đâu để dưỡng lão, đột nhiên người không còn nữa, đột ngột đến nỗi có cảm giác không chân thật. Bi thương cũng không kéo dài lâu, chỉ thoáng qua rồi biến mất.

“Sau đó tụi chú truy bắt tên cướp, nhận được tin tức hắn định trốn bằng tàu hoả qua địa phương khác.”

“Con có biết, sau đó hắn sợ tội tự sát.”

“Tụi chú chỉ nói cho con là hắn chết rồi, dù sao lúc đó con còn nhỏ, chuẩn bị thi cử, nên không dám nói chi tiết. Điểm bắt giữ định tại trạm xe lửa, hắn muốn đi xe lửa xe không thể mang vũ khí, cho nên việc thu lưới không quá khó hay nguy hiểm, tụi chú định bắt hắn tại sân ga, miễn phải xung đột ở đại sảnh đông người.”

Sau đó, Chu thúc đã kể cho tôi phiên bản tả thực của câu chuyện. Mọi người bao vây hai đầu sân ga, cơ bản xác định là bắt ba ba trong lọ. Tên kia có lẽ cảm thấy có gì đó không ổn muốn rời khỏi sân ga, đi qua cầu vượt quay lại phòng chờ.

Lúc này xe lửa sắp tới, bọn họ cũng tính động thủ rồi. Kết quả lại thấy mục tiêu bị rơi xuống đường ray, ngay lập tức bị xe lửa cuốn vào. Nửa người bị kéo đi, nhưng vẫn còn sống, hắn vừa la hét vừa kêu: “Có người đâm vào chân làm tôi té xuống.”

Có phải ai đó đạp chân bức hắn rơi xuống hay không thì hắn cũng đã bị nghiền nát nửa thân dưới, không còn cách nào điều tra. Đợi lúc đội kỹ thuật đến cưa bục thì hắn cũng chết rồi.

“Chuyện này nói riêng ở đây, mọi người đều cảm thấy đây là báo ứng.” Chu thúc cười khổ, “chết vậy cũng đủ thảm rồi. Sau đó còn có bộ môn tổ chức khai thông tâm lý, an ủi những hành khách tại sân ga hôm đó…….làm sao mà có người đâm hắn chứ? đây là trạm xe lửa không thể mang dao qua chỗ kiểm tra….”

Tôi quay đầu ném mấy thứ trong túi vào thùng rác. Hiện tại đã hiểu ra, vì sao lúc tôi lên máy bay Hứa Đà đưa tôi một cây bút máy không ra mực làm kỷ niệm, ngòi bút được mài rất sắc, tôi còn tưởng đó là kiểu dáng đặc biệt làm thủ công.

Chuyện công việc xong xuôi, lúc tôi về nhà Hứa Đà đã đem phòng ốc thu dọn chỉnh tề lại rồi.

Tôi nói tôi ném cây bút đi rồi, anh ta còn tiếc nuối: “Nói không chừng sau này còn dùng đến á.”

“Đợi tới lúc ai phát hiện bút không ra mực, biết được đầu bút dính máu, rồi làm hoá nghiệm, kí©h thí©ɧ ha.”

“Cậu đúng là không biết hưởng thụ cảm giác cuộc sống bất định.”

“Tôi nếu mà hưởng thụ kiểu đó thì đã không có sở thích này rồi.”

Tôi lấy trong túi ra sợi dây thừng mới cố ý mua từ Mỹ về, là loại dây leo núi của Đức, mặt dây mịn, không làm trầy da.

Cuộc sống sau khi về nước bình ổn, tôi mỗi ngày đúng giờ đi làm rồi tan làm, không tăng ca, đương nhiên cũng không có tiền thưởng. Ở nhà thì hai tư sáu tôi nấu cơm, ba năm bảy Hứa Đà nấu. Đó là nói thế, tên gia hoả kia thường xuyên về trễ.

“Tôi đã nhắm một tên sắp ra tù, tiền án ẩu đả rất phong phú, ba lần đánh người trọng thương não, trộm vặt móc túi nhiều vô kể, mười bốn tuổi đã bắt đầu làm khách quen ở đồn cảnh sát, năm nay ba mươi mốt tuổi rồi. Đến xem 'cậu bé kho báu' của tôi nào.”

Anh ta mang laptop đến trước mặt tôi. Tôi đang treo cổ ở tay nắm cửa, âm u tử khí nhìn phía trước. Tôi nói:

“Chúc hai người hạnh phúc.”

“Tóm lại hai ngày này tôi không về. Hắn đã tìm được người bạn ở thành phố bên cạnh đón hắn ra tù.”

“Sao anh không tới cổng nhà tù chờ hắn.” tôi tháo dây thừng ra, ngã ngồi xuống, “Biết đâu lúc anh mua vé xe lửa, hắn lại tham gia vào cuộc ẩu đả.”

“Tôi phải chủ động sắp xếp, Tuyết Minh.”

'Hứa Đà chủ động', sáng sớm hôm sau đã đến trạm xe lửa tìm lão già kho báu của anh ta. Tôi đi làm như thường lệ, lúc đi ngang qua đồng nghiệp thấy anh ta đang nhập hình ảnh của vụ án mới.

—Thi thể của cô gái trẻ, dấu siết trên cổ.

Thấy tôi hứng thú, anh ta đưa ảnh cho tôi xem: “Tự sát. Có điều vết dây thừng rất đặc biệt, chúng tôi nhập vào hệ thống để lập biên bản.”

Tôi xoa xoa cổ: “Tự sát?”

“Ừ, không có dấu vết vật lộn, không có chỉ số bất thường về ma tuý, phù hợp với tiêu chuẩn tự sát, nó được kết án là tự sát.”

Thời điểm chụp những ảnh này, thi thể đã xuất hiện những đốm ban thi rất rõ. Trên cổ cô ta có đường dấu hằn màu tím rõ rệt và cân xứng, giống như hoa văn viền đồ gốm cổ đại vẽ trên cổ.

Có lẽ chỉ mình tôi ý thức được đây không phải tự sát.
« Chương TrướcChương Tiếp »