Phù Dung được cha mình gửi gắm ở Bắc Kinh, trong lòng bỡ ngỡ, vì đây là lần đầu cô phải một mình đi đó đi đây tìm công việc ổn định lâu dài, tự nuôi sống bản thân.
Có những khi, ngồi buồn một mình, trong vô thức, cô hay tự cắn lưỡi của mình, tật ấy đã thành quen.
Ông Trịnh Hòa cha cô cứ nói hoài mà cô nào sửa được.
Ở đời có ba tật xấu lớn nhất, một là hay xem phim truyền hình, hai là ưa chụp ảnh, sau cùng là nghe nhạc ngày đêm.
Phù Dung hay nói nửa thật nửa đùa là cuộc đời của mình sau này có thể sẽ giống hai người, một là Đặng Lệ Quân, hai là Trần Hiểu Húc.
Năm cô mười tám tuổi, có lần cùng cha đi lên núi, đến một ngôi đền Quan Thánh bỏ hoang, tình cờ gặp được một người xem tướng chuyên môn, nói rằng:
- Cô Trịnh đây tên thật là Nguyệt. Chữ Nguyệt này ám chỉ mặt trăng, tròn đầy, sáng sủa, đẹp đẽ, siêu phàm, soi sáng nhân gian. Nhưng nếu đi cùng chữ Trịnh là họ của cô, thì e rằng cuộc đời gian truân, trắc trở. Mặt xinh đẹp như trăng rằm, hai mắt có chân quang, tướng người long phụng, hơn hẳn thế nhân, chứng tỏ cô là người có duyên với đạo. Nếu như biết tu dưỡng thiên tình thì chân tính siêu nhiên. Còn bằng không, chết chợ chết đường, không có đất chôn thây!
Cha cô hỏi Lý Triều Châu, người xem tướng lừng danh đang ngồi đối diện với cô:
- Thưa chân nhân! Sao ngài lại quả quyết như vậy? Chữ Trịnh có gì không tốt đâu? Còn chữ Nguyệt kia nữa? Và chuyện tướng mạo chẳng qua là do tâm sanh, muôn người như một. Không nên nói như vậy, con gái tôi nó sẽ buồn, không dám kết hôn đâu!
Lý Triều Châu mỉm cười, dùng tay phải của mình nựng má của Phù Dung như con là con gái ruột, nói:
- Phù Dung! Thật ra con vốn là tiên nữ bị đày, đã từng là Võ Tắc Thiên vào triều đại nhà Đường, con có biết không? Sau kiếp đó, con chuyển sanh làm hoàng hậu Nam Phương, cũng là vị hoàng hậu cuối cùng ở Việt Nam, bây giờ lại tái kiếp thành một cô gái quê mùa, nông dân chân đất, nhưng cao số phi thường, mạng lớn tâm minh. Nếu như con không tin, thì ở đây có chín bài thơ được gói trong cẩm nang, đem về nhà không được mở ra, phải đợi đến khi nào có thần linh mách bảo trong vô hình, mới được mở ra xem, bằng không thì tổn thọ. Mà cho dù con có đọc trước hết mấy bài thơ này, cũng không hiểu được gì đâu, vì đó là việc thiên cơ, con người khó ngộ. Từ từ, con cũng sẽ tin thôi!
Phù Dung chớp mắt liên hồi, hai tai nóng hổi, sống lưng đau nhức một hồi, máu mũi chảy ra nhỏ xuống bàn, tạo thành chữ phật to tướng như thư pháp không vẽ tự thành, không tưởng xưa nay!
Lý chân nhân vui cười mừng rỡ, nhưng không dám nói gì, chắp hai tay lại nguyện cầu hết sức chân thành, sau đó đứng dậy rời đi.
Ngài đi đâu thì không một người nào được biết, nhưng chín cái túi gấm thơm mềm còn để lại chỗ quẻ xăm.
Gió thổi mạnh vù, lướt qua mái tóc. Phù Dung trong mơ mơ màng màng, thấy có một vài linh hồn áo trắng đang bay.
Cô không sợ, mỉm cười như đã giác ngộ ra được điều gì cao vợi bao la, lấy khăn tay chùi máu mũi, cảm thấy trong người thoát tục lâng lâng, không còn đau nhức chỗ nào, trái lại còn muôn phần mát mẻ thanh lương.
Cảm giác này, cô luôn ghi nhớ sâu tận đáy lòng, không bao giờ quên được.
Đêm nay, dưới ánh trăng tròn, ngồi nhớ lại chuyện xưa, trong cõi lòng của một trinh nữ đơn thuần, trong sáng như cô có phần hơi lo sợ.
Sợ rằng cuộc sống kim tiền bôi xóa khí thiêng liêng?
Hay sợ lòng dạ đen tối của con người sẽ khiến cho trái tim mình chết lặng mà thôi?
Có quá nhiều việc xảy ra trong cuộc đời của một nàng thơ mang hoài bão giúp ích cho đời, khai phá nét thiên chân.
Phù Dung yêu thơ như Lý Bạch năm nào, gần gũi thiên nhiên, xem ánh trăng sáng ở đầu giường là liều thuốc nhiệm mầu cho một linh hồn đầy ắp những suy tư, chan chứa nỗi u buồn, nghĩ về non tiên thánh cảnh.
Có lúc nào mà ở đầu giường không có một quyển thơ.
Cũng như Mã Phong, Phù Dung là người ít nói.
Hai người họ chỉ mở miệng khi cần, đạo đức trang nghiêm.
Từ nhỏ, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyện Bát Tiên, nên cả Phù Dung và Mã Phong đều thích đi núi, trồng tùng, vẽ hạc, ngâm thơ... cho đến múa kiếm, học đàn, thổi sáo, trồng hoa.
Tập đoàn Phí thị tại Bắc Kinh có chủ tịch là bà con họ hàng xa của Phù Dung.
Ông Phí Học tuy là chủ tịch hội đồng quản trị, nhưng con cái ăn chơi hoang đàng, bất hiếu, vô năng.
Nghe tiếng Phù Dung là người thông minh xuất chúng, chăm chỉ học hành, dung mạo như hoa, đẹp nết lại đẹp người, nên trong lòng yêu quý vô cùng, dành sẵn một vị trí đáng mơ ước cho cháu họ mình, nóng ruột chờ mong.
Phù Dung đi xe khách thường lên nhà ông, suýt nữa bị lạc đường, nhờ những người già cả hiền lành dẫn lối mình, đứng đợi ở cửa nhà.
Nếu như xét theo vai vế, thì Phù Dung phải gọi họ Phí là cậu út.
Đang không biết phải nói những gì trong lần đầu gặp mặt, hai má cứ ửng hồng vì lo lắng thâu đêm, vừa đứng mà Phù Dung cứ vừa cắn lưỡi nhẹ nhàng, trong tay cầm chiếc quạt cau do cha mình nhét vào chiếc cặp mang theo, mắt nhìn theo mây trắng, hơi khát nước, gió thổi qua cành, sương đêm rớt nhẹ môi mềm, vị ngọt thanh tao.
Chủ tịch phu nhân, vợ của cậu út cô, vậy thì phải gọi là mợ út, là bà Liên Tĩnh ngủ vừa thức dậy, bước ra từ trong nhà, hai mắt đỏ hoe, thấy có một cô gái da trắng, mắt dài, đang quay qua quay lại chỉ trỏ bên kia đường, thấy lạ, muốn ra xem. Đi được nửa chừng thì đau bụng, hai mắt tối sầm, ngất xỉu, ngã lăn ra.
Con trai lớn của bà là Phí Quân từ trên sân thượng nhìn xuống, thấy mẹ mình như vậy, sợ hãi chạy cuống cuồng theo em gái xuống sân nhà, đỡ bà ngồi dậy, la lên:
- Có ai không? Bớ người ta! Có ai không? Giúp chúng tôi!!!
Phí Quân lật đật chạy ngườc vào bên tòa biệt thự nguy nga, hai tay run rẩy mò chiếc điện thoại di động đặt ở chân giường, gọi xe cứu thương.
Con gái bà Liên Tĩnh là Phí Ái khóc mếu như đứa trẻ lên mười, lắc lắc đầu của mẹ mình, ấn mạnh nhân trung cho bà tỉnh lại, nhưng cũng vô phương.
||||| Truyện đề cử:
TruyenHD |||||
Cũng may là Phù Dung từng học qua châm cứu, chạy thẳng đến đỡ bà, cứu sống một mạng người trong gang tấc mong manh.
Mợ út của Phù Dung bị trúng gió độc, cộng thêm một vài bệnh lý có sẵn trong mình, cả đêm lại thức trắng chờ chồng, nổi giận không ngừng, nên sức đề kháng suy giảm đi nhiều, nhân đó mà dễ bị phong tà ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể mình, ngất xỉu mà thôi.
Nhưng nếu như không được đánh thức kịp thời, có thể sau này sẽ bị liệt một nửa người, thậm chí tử vong.
Cứ để bà nằm đó mà chờ xe cứu thương tới, chỉ e nước xa không cứu được lửa gần, nên chớ có chủ quan coi thường sức khỏe của bản thân.
Phù Dung mỉm cười như đứa trẻ, nhìn vào đôi mắt của bà đang mở to dần, lấy tay xoa tai của bà, vuốt nhẹ lên mái tóc đen dài, an ủi vài câu:
- Mợ út! Sẽ không sao đâu mà! Con nhìn tướng người của mợ không chết yểu được đâu! Ít nhất cũng phải sống qua bảy mươi năm tuổi đời, thậm chí tám trăm năm như ông Bành Tổ vậy! Thật!
Người đàn bà tuổi trung niên mỉm cười như được gặp lại người thân lâu ngày xa cách, rất vui tươi, hít thở chín hơi liền thật mạnh thật sâu, cũng không vội nói chuyện nhiều mà cứ nằm trong vòng tay của Phù Dung, thả lỏng tinh thần, hai mắt nhìn lên bầu trời xanh ngắt đẹp như tranh.
Tam tiểu thư của nhà bà là Phí Lệ lái xe hơi từ ngoài vào nhà, giật bắn cả mình khi thấy khung cảnh lạ thường này lần đầu trong đời, mở cửa xe, định bước xuống, chạy lại chỗ mẹ mình để xem là chuyện gì đang xảy ra, thì tự nhiên cảm thấy hai mắt mờ dần, tay chân bủn rủn, toàn thân lạnh toát, nhưng cũng cố bò lếch lại chỗ bà, ngất xỉu cạnh chậu cây.
Phí Quân và Phí Ái hốt hoảng từ nãy đến giờ vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nói lắp bắp:
- Tại sao mới sáng ngày mà mẹ và em gái đều gặp chuyện chẳng lành vậy chứ? Rốt cuộc là có thứ gì không được sạch sẽ trong căn nhà của chúng ta?
Phù Dung đỡ mợ út mình ngồi dậy thẳng lưng, xếp bằng trên mặt đất trồng đầy cỏ kiểng xanh tươi, trấn an mọi người là không có gì phải sợ, đi đến chỗ Phí Lệ, dùng tay xem mạch cho cô, biết được đứa em gái họ này khí huyết có chút vấn đề, nhưng vẫn tự tin nói:
- Chắc là em nó bị mất ngủ nhiều ngày quá thôi! Không sao đâu mà! Chỉ cần cho nó ngủ nhiều hơn trong ba bốn ngày, rồi sau này ăn uống đầy đủ, làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần lạc quan, vui vẻ, yêu đời thì sẽ không có chuyện gì đáng lo ngại.
Phí Ái hỏi Phù Dung trong tức giận:
- Cuộc sống của Phí gia chúng tôi trước giờ luôn tốt đẹp! Tại sao cô vừa xuất hiện, thì mọi thứ rối tung lên? Mà rốt cuộc cô là ai? Sao từ này đến giờ cứ gọi mẹ yêu của chúng tôi là mợ út? Nói!
Lúc này, bà Liên Tĩnh mới nhẹ nhàng cất tiếng la rầy con gái mình:
- Ái Ái! Con không nên hỗn hào với chị họ của mình như vậy! Thôi! Đỡ Tiểu Lệ ngồi dậy rồi bế nó lên phòng nghỉ ngơi đi! Từ từ rồi mẹ sẽ nói cho bốn đứa von biết mọi chuyện thôi mà, cũng không phức tạp gì đâu mà sợ. Có nghe lời mẹ nói hay không?
Phù Dung vẫn tự nhiên như trong nhà mình vậy, không chút khoa trương, ánh nhìn thêm sâu sắc, nghiễm nghiên đi vào nhà như đứa trẻ đi chơi.
Bà Liên Tĩnh đã đứng dậy tự mình đi được một cách bình thường, đi theo gót chân của đứa cháu họ tóc dài như tiên nữ trong tranh.
Gió thổi mát lòng, thiên thanh sáng rỡHoa thơm sau vườn nở rộ, chim hót vui taiTrái ngọt đã chín đầy cây, giai tình điểm đạoTrong tim thành kính, nhớ được việc xưa.Hai mươi mốt năm về trước, có một bé gái ba tuổi bị bắt cóc trong đêm mưa bão tối trời, không biết mẹ cha.
Có phải là Phù Dung hay không? Sau này sẽ rõ!
Nhìn Phù Dung hai mắt trong sáng thiên tình, môi sen đỏ đẹp, đứng dưới gốc cây đào, thong thả ngâm thơ, nếu là người không biết, cứ tưởng Tây Thi, dáng ngọc uyển chuyển thướt tha, ai mà chẳng sinh lòng ngưỡng mộ kính yêu.
Không gian và thời gian lúc này như ngưng đọng, chỉ còn duy mỗi một tâm hồn trinh trắng đến thiêng liêng.
Cuộc sống vốn nên thơ, không não phiền hay sân nộ.
Khi con tim hướng thượng chân thành, sẽ thấy được ngàn hoa.
Phù Dung mơ hồ nhớ lại ký ức tuổi xa xưa, dẫu trải qua không biết bao nhiêu chuyện trong đời, chết hụt ba lần, lang thang ba tháng, mấy phen tuyệt vọng phũ phàng... mà linh hồn thêm siêu xuất thăng hoa.
Không phải người nào cũng tự biết rõ bản thân mình như Phù Dung, có chăng là họ cả đời chỉ biết ăn no rồi chờ chết, nào thích sự tu tâm.
Thế gian hai lành tám dữ, người ác đông hơnĐịa Ngục chật nứt tội nhơn, đọa đày đau khổThiên Đường xưa nay dư chỗ, ít có ai điĐạo đức ráng sửa cho xong, không còn đau khổ.Cứ trôi qua cả mấy giờ đồng hồ, mà ai nấy cứ cảm giác như ngày hôm nay thật dài, thoát tục biết bao.
Đến buổi trưa, mợ út của Phù Dung đã khỏe mạnh như chưa từng có chuyện gì xảy ra, mà chiếc xe cứu thương cứ chạy tới chạy lui ở trước cửa nhà bà, chẳng lẽ họ không thấy bà vẫn tươi tắn hay sao?
Không phải như vậy!
Do có một anh chàng khố rách áo ôm đang bị đánh giữa đường hết sức dã man bởi một đám côn đồ mất đi nhân tính, đã sắp chết tới nơi rồi, dân chúng kéo ra xem.
Chiếc xe cứu thương đang phân vân là có nên dừng lại để can thiệp vào vấn đề nan giải này không, vì ở trên băng ca hiện đã có hai bà bầu sắp đẻ, đau đớn quằn quại, sắp kiệt sức đến nơi rồi, lại thêm bị bể hai bánh trước do đám côn đồ nhả đạn lung tung.
Nơi này không gần tiệm sửa xe, các nữ y tá đã gọi điện báo cảnh sát, cũng như nhờ thêm lực lượng cứu hộ, nhưng ngày càng có nhiều tên giang hồ máu mặt chui ra.
Không biết chúng từ đâu đến và cụ thể đang xảy ra những chuyện gì