Chương 69: Giáo lý

“Bồ-đề bổn vô thụ

Minh kính diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai?”

“Bồ đề vốn không phải một loài cây

Tấm gương sáng cũng nào phải đài gương soi

Xưa nay chưa từng nhiễm phải vật gì

Bụi trần bám vào đâu được?”

- Người đời sau đem bài kệ này gán cho Lục Tổ Huệ Năng, vì mục đích tốt dỡ xấu đẹp thế nào thì không biết.

Chỉ là với tác thì nó chẵng khác nào bêu xấu Huệ Năng tâm tính cao ngạo, nói xằng không thực tế, thoát ly giáo lý hiện thực của đạo Phật.

Có lẽ vì tác không hiểu ý nghĩa thực sự của bài kệ này hoặc đạo Phật trong lòng tác không phải đạo Phật trong lòng người viết kệ này.

- -----------

(P/s: Dòng thời gian hiện tại tới chương này là cuối tháng 9 âm lịch năm 182.

Hoàng Hùng rời đi Âu Lạc 1 năm rưỡi.

Còn khoảng gần 2 năm là khởi nghĩa Hoàng Cân nổ ra theo lịch sử)

“Công tử!

Phía trước chính là chùa Bạch Mã!

Nghe nói Minh Đế từng mơ thấy Thiên Trúc Thần Phật,

Nên cho người đi Tây Vực, cầu mời cao tăng Phật giáo đến Trung Nguyên giảng đạo.

Bạch Mã chính là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên cũng là lớn nhất Trung Nguyên hiện giờ.

Trong chùa hiện tại có …”

- Thanh niên cao lớn vừa ghìm cương ngựa lại vừa hướng cánh tay vượn chắc khỏe như cương thép lên ngọn núi xa xa, giảng giải.

Đoàn người vừa nghe hắn nói vừa đưa mắt về nơi tay chỉ.

Chỉ thấy trên đỉnh núi mọc lên nhiều ngọn tháp nguy nga tráng lệ, kéo xuống lưng chừng là những ngôi đình mái ngói khang trang xinh đẹp nhô ra khỏi những tán cây cao thấp, thấp thó nhìn thấy một dòng kiệu rước, người xô tấp nập kéo dài tới chân núi.

Khung cảnh tựa như bản thu nhỏ của phố thương nghiệp trong thành Lạc Dương, cách nơi đây chưa đầy 30 dặm, nếu có khác thì khác ở chỗ một nơi xây trên đất bằng có tường rào bao vây, còn một nơi xây trên núi cao, có cây cối um tùm.

Nhìn thấy cảnh này, một thanh niên khôi ngô khác trong đoàn mở miệng:

“Thời gian ở Lạc Dương của chúng ta cộng đi cộng lại cũng không dưới 2 năm.

Vậy mà bây giờ mới đến nơi này.

Quả thật là mở rộng tầm mắt!

Hoàn toàn không giống với vẻ thanh tĩnh đạm yên như chùa Cổ Pháp hay chùa Pháp Vân”

— QUẢNG CÁO —

Câu nói này lập tức được tâng khẩy bởi một vị nửa trung niên, nửa thanh niên, sở hữu bộ râu quai nón vừa chất phác lại táo tợn:

“Nếu như Cổ Pháp mà cũng kinh ra, của vô nườm nượp thế này thì lão Lý ngươi đã sớm trở thành một đại sư da trắng béo tròn, chứ đâu cần phải lam lũ nhiều đường.

Nhìn đi, nhìn đi, da thì ngăm ngăm, râu tóc cũng nhiễm bụi trần.

A haizzz!”

“Ahahahaha!”

Một thanh niên lai Hồ, lai Hán, cao lớn cường tráng không thua gì vị râu quai nón nọ đột nhiên cất tiếng cười vang.

Vị râu quai nón trừng mắt chất vấn:

“Cười gì mà cười?!!!”

Người được gọi là công tử lập tức thay hắn giải thích:

“Đương nhiên là cười nhân vật da đen chê da ngăm,

Đã râu quai nón rậm rạp, tóc tai bù xù còn thở dài than ngắn nói người khác nhiễm bụi trần.”

Đến đây cả bọn đều không che miệng nín thầm nữa, ai nấy cũng rộn ràng cả lên.

Đoàn người này chính là Hoàng Hùng dẫn theo Từ Hoảng, Lý Năm, Đinh Ba, A Bố, và một vài thành viên nổi trội của Nhân Dân Tự Vệ quân.

Hoàng Hùng mang theo Nhân Dân Tự Vệ quân trong chuyến du hành Trung Nguyên lần này một là vì bồi dưỡng, hai là vì thuận tiện liên lạc, ba là vì yêu cầu an toàn.

Trong đợt thanh trừ Ô Giang hội vừa rồi, có một số cá nhân biểu hiện rất xuất sắc, Hoàng Hùng quyết định nhân lúc có Lưu Hoành tiếp tay xử lý hậu quả, Nhân Dân Tự Vệ quân chưa có nhiệm vụ mới, nên hỗ trợ huấn luyện một phen, cũng thuận tiện xây dựng quan hệ hai bên.

Điều tiếc nuối duy nhất là chỉ có thể mang theo nam chiến sĩ, còn các nữ chiến sĩ dù rất xuất sắc cũng chỉ có thể ở lại Giang Nam, bởi vì ở Trung Nguyên này có đám thế gia nhìn chằm chằm, Hoàng Hùng hiện giờ cũng xem như người nổi tiếng, tốt nhất là không nên phạm vào một số vấn đề ‘thuần phong mỹ tục’, tránh cho kẻ địch có cớ mà moi móc quàng xiên.

Để bù đắp việc này, Hoàng Hùng còn đề xướng ban thưởng hội chị em một chuyến du lịch Âu Lạc bao ăn-bao ở-bao chi tiêu vào đầu xuân năm sau, nhân tiện giới thiệu đặc sắc văn hóa của đồng bào Bách Việt trong lễ hội đền Hùng, gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau cũng như xây dựng tinh thần đoàn kết các bên.

Ngoài ra thì A Bố cũng tạm nằm trong danh sách hộ tống Hoàng Hùng lần này.

Con gái đầu lòng vừa mới đầy năm thì tên này đã lần nữa động lòng bốn phương, từ sau hội nghị khẩn cấp của Giang Nam 3 minh hội vào tháng 7 vừa rồi thì hắn đã bám theo Hoàng Hùng, một đường lên tới Lạc Dương.

Nói ‘tạm nằm’ là bởi chuyến báo cáo công tác lần này của Hoàng Hùng thành công ngoài mong đợi, Lưu Hoành không biết va đầu vào đâu mà tặng luôn thị trường thảo nguyên cho Giang Nam, có lẽ là vì cảm thấy thảo nguyên quá nghèo, bòn rút không được bao nhiêu, cũng có lẽ vì muốn ngăn chặn nguồn

thế là A Bố được Hoàng Hùng giao nhiệm vụ hỗ trợ Hoàng Thừa Ngạn khai thác và trấn thủ phân bộ U Yến.

Tên này lúc đầu hớn hở vô cùng, kết quả nghe đến trở về Trường Sa là phải ngồi thuyền đi mấy ngàn dặm mới tới được U Yến, thì hắn liền xanh cả mặt.

A Bố sinh ra trên thảo nguyên mênh mông, từ nhỏ làm bạn lưng ngựa, cả đời chưa từng lội ao, bơi hồ chứ đừng nói là chèo sông, đi biển.

— QUẢNG CÁO —

Mặc dù đã định cư Giang Nam được 4-5 năm nhưng phần lớn thời gian của A Bố đều dành cho việc đi bộ, cưỡi ngựa, bởi vì ngay từ lần đầu tiên ngồi lên thuyền khi hộ tống Thái Ung theo Nguyễn Bảy đến dự lễ tang Hoàng Dung thì A Bố đã ọc ọc không ngừng, có thể nói là một lần tởn tới già.

Thế là sau khi tỏ tường yêu cầu nhiệm vụ thì tên này đành năn nỉ Hoàng Hùng đi đường bộ tới U Yến.

Hoàng Hùng cũng không hy vọng đại tướng trấn U châu của mình chưa đến nơi đã quỵ, vả lại cũng tiện đường nên liền đồng ý mang A Bố một đoạn đi một đoạn.

Chuyến hành trình đầu tiên này hướng về quận Tế Nam, Thanh Châu, còn chùa Bạch Mã chỉ là một trạm dừng chân nho nhỏ trên đường thôi.

Đến chùa Bạch Mã cũng không phải ý định ban đầu của Hoàng Hùng, mà là lời dăn dò của Tả đạo nhân, người thông báo rằng Phật môn cũng tạo thành một bộ phận của Huyền Kính Ty, có thể mượn nhờ lực lượng này trong quá trình thi hành nhiệm vụ lần này.

Hoàng Hùng cũng hiểu ý Tả đạo nhân.

Tuy nói rằng từ khi Lưu Trang rước Phật vào Trung Nguyên đến nay, các đời Hán đế đều học tập Lưu Trang tiến hành liên hợp Lão-Thích để cùng áp chế Nho môn và hào tộc,

Thế nhưng sự thực là bản thân đạo Lão và đạo Thích cũng tranh đấu không ngừng trong việc truyền giáo của chính mình,

Mà càng xui cho đám đạo sĩ là những hành vi bùa chú cúng kiếng đều đã bị Nho môn kịch liệt lên án từ lâu, nên rất khó mở rộng kiếm cơm.

Ngược lại, kinh kệ, Phật tượng lại rất được ưa chuộng, không chỉ thương nhân, nhà giàu mới nổi, mà ngay cả những mệnh phụ phu nhân nhà thế gia hào tộc cũng yêu thích.

Thành ra đạo Lão không chỉ bị Nho giáo đè đầu, mà ở bên trong dân gian cũng không phát triễn nhanh bằng đạo Phật, tâm lý cực kỳ khó chịu.

Mặc dù đạo Thái Bình bây giờ phát triễn cực thịnh, nhưng Tả đạo nhân thừa biết đạo Lão không có khả năng dựa vào đấy để quật khởi bởi vì không chỉ thế gia kịch liệt công kích mà cả Lưu Hoành cũng chỉ là mang tâm lý lợi dụng nhất thời thôi, đợi sự thành về sau thì chính Lưu Hoành sẽ là người chèn ép đạo Thái Bình nặng tay nhất, bởi vì tên này tuyệt đối không hy vọng một Trương Giác thứ hai xuất hiện.

Vậy nên Tả đạo nhân tiết lộ thông tin Phật môn có liên quan đến Huyền Kính Ty cho Hoàng Hùng chỉ là để mượn tay Hoàng Hùng đem Phật môn kéo lên con thuyền sắp hỏng của đạo Thái Bình thôi.

Chờ Trương Giác chìm thì có thể đem một bộ phận Phật môn kéo theo xuống đáy nước.

Hoàng Hùng mặc dù không bất ngờ với chiêu trò này của Tả đạo nhân, nhưng hắn lại bất ngờ với bản thân thông tin được nêu ra.

Nếu như Phật môn chỉ hợp tác hoặc nhân nhượng một chút với hoàng quyền để thuận lợi cho việc truyền giáo thì Hoàng Hùng không nói làm gì.

Đằng này Phật môn vậy mà trực tiếp gia nhập vào Huyền Kính Ty, trở thành tay sai cho Lưu thị.

Chưa nói đến Huyền Kính Ty làm bao nhiêu chuyện thương thiên hại lý, dù sao Hoàng Hùng cũng không biết Phật môn tham gia sâu đến mức độ nào, …

Chỉ nói đến việc phục dịch cho riêng một vị quân chủ, hoặc riêng một dòng tộc hoàng gia cũng đã đi trái với giáo lý mà Hoàng Hùng cầu học được từ các cao tăng Âu Lạc.

Mãi đến sau khi rời khỏi chùa Bạch Mã thì Hoàng Hùng mới hiểu.

— QUẢNG CÁO —

Phật này không phải Phật mà Hoàng Hùng biết!

(P/s: dưới đây là chém gió)

Giáo lý mới nghe sơ qua thì khá giống, nhưng đi sâu vào tìm hiểu giải thích thì khác một trời một vực với lời giảng giải của các tăng ni mà Hoàng Hùng gặp ở Âu Lạc.

Thậm chí rất nhiều nhà sư trong chùa Bạch Mã đều không hiểu rõ mình đang tụng niệm cái gì, trình độ tiếng Hồ, tiếng Thiên Trúc chẵng ra sao, kinh văn đều là dịch trại theo ý hiểu của một số ‘cao tăng’ đời trước mà Hoàng Hùng tin chắc là có sự nhúng tay của các đời Huyền Kính Ty, hay nói cho đúng là hoàng quyền.

Bởi vì giáo lý trong kinh văn của chùa Bạch Mã có thể tổng kết thành 2 ý chính:

Một là giảng phúc đức của dòng họ đế vương, nôm na chính là giải thích tính hợp pháp của Lưu thị trong việc thống trị thiên hạ do công đức, thiện nghiệp của các đời quân chủ để lại, bắt đầu từ tận Lưu Bang, và quan trọng là Lưu Tú, lão tổ của nhà Đông Hán hiện giờ.

Hai là dạy mọi người an phận thủ thường, tìm thăng hoa, giải thoát trong tư tưởng, nôm na là khuyên họ chấp nhận với vị trí hiện tại của mình trong xã hội, từ bỏ việc đấu tranh cho bất công áp đặt lên tầng lớp mình.

Hai tư tưởng này vô cùng khéo léo dựng gốc bằng các Phật thuyết cơ bản như luân hồi, nhân quả, nghiệp báo và giải thoát, nhưng cái ngọn rõ ràng đã bị bẻ cong theo tư tưởng ‘Thiên mệnh-Trung quân’, biến tượng phục vụ cho sự thống trị độc tôn của hoàng quyền.

(P/s: Ở trên là chém, bất kể bạn đọc là Phật tử hay không phải Phật tử, có tìm hiểu đạo Phật hay không tìm hiểu đạo Phật cũng đừng nên cho là thật.

Việc đạo Phật truyền vào Trung Quốc thời gian đầu đúng là có nhiều khập khiểng trong việc giảng dịch kinh văn, dù sao thì đến thời Đường vẫn còn có Huyền Trang đi du học Ấn Độ mà.

Nhưng cũng không có đen như tác nói.

Truyện này xảy ra ở một thế giới khác.

Nhớ đọc lại câu đầu trong phần giới thiệu)

- ----------

Sau khi bọn người Hoàng Hùng rời khỏi chùa Bạch Mã không bao lâu thì những lời đồn thổi về họ cũng nổi lên bốn phía, chê khen đủ kiểu.

Có chỉ trích Hoàng Hùng mưu cầu danh lợi, nói hắn đi oai môn tà đạo, thậm chí nói hắn khi sư nhục tổ, con buôn vô loài học đòi đội lốt sĩ nhân, …

Đặc điểm chung của những ‘mũi tên tẩm độc’ này là sử dụng rất nhiều lời lẽ cay độc, đúng chất thế gia Nho đảng Trung Nguyên.

Ngược lại, cũng có khen Hoàng Hùng đức rộng tài cao, tâng bốc hắn lên làm ngôi sao sáng của Nho lâm, là niềm hy vọng của hàn môn và bình dân, …

Những lý luận này mặc dù đến sau nhưng lại phát triễn mạnh hơn, lấn át hẳn các thể loại ngôn từ công kích phía trước.

Chùa Bạch Mã hay Phật môn đương nhiên chỉ là cái cớ dẫn lửa mà thôi, căn bản không liên quan tới sự việc lần này, thậm chí có thể nói là bị Hoàng Hùng kéo vạ lây.

Nguyên nhân thực sự đến từ kỳ Trung Thu văn hội ở Lạc Dương vào tháng trước.