Cảm ơn đề cử của vYJMw02016 và hkeIE84113!
Người bảo trung hiếu khó vẹn toàn.
Vạn đức đồng nguyên, chẵng phải sao?
Kẻ chê trung hiếu do Nho tạo.
Anh hùng ngã xuống, bởi lẽ nào?
Thánh Trần bỏ hận trung dân quốc,
An Sinh nhờ đó thụy Khâm Minh.
Trình Tuyền một đời trung chính nghĩa,
Con cháu mấy đại hưởng phúc vinh.
(P/s: dạo này có những ngẫu hứng lạ lùng!
Chương này vốn cũng không phải chủ đề Trung hiếu, chỉ có một góc thôi)
Bình thường mà nói, mãn kỳ giữ đạo hiếu là một việc rất trọng đại, bất kể là với kẻ mua danh chuộc tiếng hay là với người con thật lòng hiếu thuận hay.
Đối với loại người đầu tiên thì không có gì để nói nhiều, họ chỉ ước chi tất cả mọi người trong thiên hạ đều biết ta có chữ hiếu, từ đó mở rộng danh vọng, thuận đà thăng tiến.
Đối với loại người thứ hai thì bởi vì quan niệm vinh hiển tông đường, họ cũng hy vọng quan khách khắp nơi đến viếng mộ, ăn giỗ nhà mình, cầu mong cha mẹ tổ tiên trên trời có linh nhìn thấy mà vui lòng.
Tuy nhiên, đó chỉ là trong tình huống bình thường mà thôi.
Với địa vị lão đại Giang Nam hiện giờ của nhà họ Hoàng và thân phận gia chủ tương lai chắc như đinh đóng cột của Hoàng Hùng thì cũng không cần mời mọc, hô hào.
Bởi vì các phương thế lực từ thân bằng minh hữu, đến người dưng nước lã, thậm chí đối thủ cạnh tranh, đều vừa nghe tin liền kéo nhau đến tham dự ngày tế giỗ mãn tang 3 năm của Hoàng Dung.
Trước đó mấy ngày, Hoàng Hùng đã xem duyệt mấy lần sổ ghi nhớ thăm hỏi của thế thân, cũng đã chuẫn bị đầy đủ, cho nên ai đến cũng có thể ứng phó khôn khéo phù hợp.
Khắp thành Trường Sa, bất kể là tại chốn công cộng hay tại địa phương ít người, đều có thể thấy các nhà minh hữu thân càng thêm thân, khen Hoàng Hùng không dứt lời, cho rằng hắn xuất chúng còn hơn Hoàng Dung và Hoàng Thừa Ngạn khi xưa, thành tựu tương lai không thể đo lường.
Về phần những phe xa lạ chưa quen vốn đang muốn gia nhập vào Giang Nam 3 minh hội nên cũng nườm nượp dâng lễ biếu quà, mỗi đến một người, Hoàng Hùng đều nhận cả đồng thời cũng tặng lại một phần đặc sản của riêng nhà họ Hoàng mà không nơi nào có, lại còn cho một số lời khuyên và hứa hẹn.
Như thế thì có thể vừa tránh gây hoang mang, lo ngại cho các đồng minh tương lai, vừa có thể đi trước các thành viên cũ một bước trong việc kết giao, dẫn đạo người mới, tránh hiện tượng kéo phe bảo đoàn, hoặc bắt nạt thôn tính.
Hoàng Thừa Ngạn cũng nhân cơ hội này kêu gọi tổ chức một cuộc hội nghị lớn ở vườn đào trong sơn trang của mình, đón tiếp hết thảy thành viên 3 minh hội và các minh hữu tương lai, tuyên bố kế hoạch mở rộng phát triễn thương minh mà hai chú cháu thảo luận bữa hôm.
Lúc đầu Hoàng Thừa Ngạn cho rằng trước hết nên bí mật liên hệ các gia tộc đang nộp đơn xin vào thương minh, bàn luận xong xuôi đã rồi hẵn công bố.
Nhưng Hoàng Hùng cảm thấy thao tác này sẽ để cho các minh hữu cũ cảm thấy bị qua mặt.
Trong thương minh có 9 gia tộc không yếu hơn nhà họ Hoàng bao nhiêu, cùng xưng phương nam thập đại gia tộc Dương châu Cố-Lục-Trương-Chu, Kinh châu Hoàng-Thái-Khoái, Ích nam Hoàng-Trương-Nghiêm.
Thế mà mọi người vẫn đồng ý công nhận nhà họ Hoàng là lão đại, uy quyền trong 3 minh hội còn cao hơn 9 nhà kia gộp lại.
Đó là bởi hai chữ ‘tín nhiệm’!
Hai chữ ‘tín nhiệm’ này khởi đầu từ di sản nhân nghĩa danh vọng mà Hoàng Dung để lại, nhưng có thể phát triễn đến mức độ hiện nay là nhờ sự rộng rãi quang minh lỗi lạc mà nhà họ Hoàng dày công xây dựng suốt 3 năm nay.
Từ việc cung cấp kỹ thuật không ràng buộc để các nhà có tư bản và chỗ đứng trong thương minh, đến việc mở rộng cửa cho các nhà tranh cử chức trưởng lão, trở thành cao tầng của 3 minh hội, tham gia bàn bạc chuyện lớn chuyện nhỏ.
Từ việc trao quyền cho các nhà, để con cháu họ tham gia trộn lẫn với người nhà họ Hoàng trong công việc quản lý bậc trung hạ, đến việc phân chia lợi ích sòng phẳng, hỗ trợ nâng đỡ các bên, để mỗi thành viên đều có bước tiến rõ rệt chỉ trong 3 năm.
Nghe thì ngắn gọn như vậy nhưng khúc chiết trong đó chỉ có Hoàng Thừa Ngạn, Hoàng Dung và Hoàng Hùng là thật sự rõ ràng, nhà họ Hoàng bởi vậy mà tử bỏ một cơ số lợi ích ngắn hạn và trung hạn.
Tất cả là vì lợi ích lâu dài, vì tầm nhìn trăm năm!
Cho nên Hoàng Hùng mới khuyên Hoàng Thừa Ngạn công khai việc này, có lẽ ban đầu sẽ vấp phải chút trắc trỡ, ngáng chân, nhưng lại bảo toàn được ‘tín nhiệm’ đã có, thậm chí, nếu xử lý tốt, còn có thể moi ra một chút sâu mọt, kẻ xấu, diệt trừ tai họa ngầm, ngăn chặn phiền phức về sau.
Huống hồ, nói cho cùng thì những kỹ thuật mới mà Hoàng Hùng đưa ra là của riêng nhà họ Hoàng, muốn làm gì là việc của nhà họ Hoàng, các thành viên cũ cho dùng tạm thời không đồng ý nhưng cũng không thể công khai phản đối.
Nếu vậy thì việc gì phải giấu giấu giếm giếm, lỡ như bị khui ra trước khi kịp công bố thì ‘không phải tặc cũng thành tặc’, đến lúc đó ai lại nghe mình nói lý nữa, người khác chỉ chú ý đến hai chữ ‘giấu giếm’, càng giải thích chỉ càng chiêu lấy nghi kỵ, xa lánh, thậm chí thù ghét.
Quả đúng như Hoàng Hùng dự kiến.
Sau khi các phe phái biết được kế hoạch ‘dùng đất đai trao đỗi kỹ thuật’ các minh hữu tương lai đều hồ hởi huân hoan vây kín xung quanh nhân viên chuyên nghiệp do Hoàng Thừa Ngạn sắp xếp, hỏi han tin tức thủ tục các thứ các thứ.
Còn những minh hữu hiện tại thì trãi qua một phen tranh luận công khai cũng từ bỏ việc ngáng chân mà bắt đầu họp bàn với nhau xem có nên tham dự vào việc phân chia mớ kỹ thuật mới này hay không, nếu tham gia thì cần bỏ bao nhiêu ruộng đất và tá điền, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đến mức độ nào.
Tình hình của thành Trường Sa từ mấy ngày nay vốn đã tưng bừng náo nhiệt, nói là giỗ mãn tang mà cứ như ngày vui tết lễ.
Hiện giờ lại có chuyện trọng đại vừa công bố tiếp thêm sinh khí, khiến cho ai nấy đều hăng hái động não động miệng, hội bàn to nhỏ sổi nổi từ trong nhà đến ngoài ngõ, ở khắp các buổi tiệc hội đều có thể nghe được tiếng cười nói đàm luận chuyện hợp tác cùng phát triễn.
Kéo theo là rất nhiều mối làm ăn mới được ký kết thành công, cũng có một cơ số các tuyến thương mậu cũ được mở rộng, cũng có hàng tá kế hoạch dự định tương lai được giao ước cởi mở.
Dưới sự hỗ trợ chắp nối khôn khéo tích cực của nhà họ Hoàng, các minh hữu cũ mới đều tạm thời bỏ qua những hiềm khích lặt vặt trong quá khứ, tay bắt mặt mừng nói chuyện liên kết thông thương, tiền tài phú quý, thậm chí còn ghép cặp hứa hôn mấy chục đôi trẻ để cho tình minh hữu ‘thân càng thêm thân’.
Một vài vị sĩ nhân lão thành của phe thế gia Trung Nguyên có dịp đi ngang Trường Sa vào đoạn thời gian này đã thốt lên những câu như ‘không khí sặc mùi tiền’, ‘thương nhân chỉ toàn nói lợi ích mà bỏ quên tao nhã’, ‘phương nam man di, không biết nho lễ’, cloud cloud và go go.
Thực ra thì ở một góc độ nào đó mấy lão ấy nói cũng đúng, bởi vì trong cùng một dạng không khí tụ hội đông đúc như Trường Sa thì lúc này tại Lạc Dương, nho môn lấy vị thế chủ đạo độc tôn trấn áp hết thảy ngoại phái.
Phố thương nghiệp bị quan bế, tất cả các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ đều phải tạm thời dẹp tiệm, một số tự cho là khôn lanh thì đã sớm cuốn gói ra khỏi thành nhưng cũng bị bắt rời xa khỏi tầm mắt của lính canh đầu tường, tức là ít nhất phải cách thành trị 10 dặm.
Duy chỉ có một số tửu lâu cao cấp có quyền thế chống lưng như Hoàng Lạc lâu mới còn mở cửa, nhưng tuyệt nhiên không gặp được chuyện lợi ích làm ăn hoặc lời nói vui đùa ngã ngớn.
Thi từ ca phú bay bổng khắp phố phường Lạc Dương, ở trong lời văn không nghe được dù chỉ một chút hơi tiền mùi bạc mà chỉ nghe được những mỹ từ thê lương tựa như văn tế điện, ai điếu.
Lưu Hoành đương nhiên không ăn giỗ Hoàng Dung.
Nhưng đúng là liên quan tới chữ Dung.
Hiện tại là 100 ngày của Vương Mỹ Nhân!
(P/s: Vương Mỹ Nhân tên thật Vương Vinh,
Chữ Vinh và chữ Dung mặc dù đọc ra riếng Việt thì khác nhau rõ rệt nhưng trong tiếng Hán-Nôm thì đọc gần giống nhau, có thể xem là đồng âm.
Phiên âm ra tiếng Anh đều là Rong.
Ai đọc Đấu La Đại Lục thời kỳ đầu khi việc convert còn bát nháo hẵn cũng biết hai cái tên Ninh Dung Dung và Trữ Vinh Vinh tráo nhau suốt, hồi đó tác cũng bị hoa cả mắt.
Thời cách đây 50-60 năm, khi chữ quốc ngữ chưa phổ biến như hiện giờ, ông già bà cả còn sài tiếng nôm nhiều, thì thỉnh thoảng vẫn có người dùng lẫn hai từ này với nhau)
Vương Vinh xuất thân từ Hàm Đan Vương thị là một Hàn môn điển hình, cụ cố từng làm Trung Lang Tướng, địa vị tương tựa như Lư Thực hiện giờ, song các đời sau không quá nổi trội, chỉ là bình bình, quan chức không cao, càng thiên về thực nghiệp, trong nhà có xưởng thêu có thương đội, xem như một phú hộ.
Nam không xuất chúng, nữ lại hơn người, Vương Vinh là con gái út trong nhà, văn chương học phú lại sâu rộng hơn các anh, thêu thùa may vá, giao thiệp kinh thương đều có một bộ.
Đáng tiếc là phong tục trọng nam khinh nữ ở Trung Nguyên quá mạnh, mặc dù từ sớm đã tham gia quản lý coi sóc gia nghiệp, phụ giúp cha anh, nhưng tuyệt nhiên không có khả năng kế thừa một hào một cắc bởi vì sớm muộn cũng gã ra ngoài.
Nữ nhân Trung Nguyên thời này chính là vậy, cho dù khi còn nhỏ được cưng chiều âu yếm đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ đến một ngày trôi theo cuộc mai mối đến nhà người ta.
May mắn lắm thì gặp được người chồng tài đức vẹn toàn, hiền lành ôn nhu có đảm đương, thì có thể trông nhờ được nửa đời sau an ấm, nhưng cũng rất khó chen chân vào đường sự nghiệp, bộc lộ tài năng, độc lập tài chính, thậm chí nếu không phải chính thê thì đến việc nhà cũng khó mà quản.
Không đủ may mắn thì phải làm thϊếp làm tỳ, để cho người ta trao đổi qua lại, xem như món hàng bán buôn, phục vụ cho lợi ích của kẻ ác phu, không những không có danh phận mà còn bị khi nhục đủ điều, so với hoa nữ trong thanh lâu còn không bằng.
(P/s: Việc đem tỳ thϊếp làm món hàng trao đổi xã giao là một phong tục ‘bình thường’ ở xã hội phong kiến, bắt nguồn từ thời Xuân Thu lận, nho gia không những không ngăn cấm mà đôi lúc còn cổ vũ.
Mặc dù lão La không nói rõ ràng nhưng thông qua hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo cũng có thể thấy.
Lưu Bị cả ngày hô hào ‘nữ nhân như áo mặc, huynh đệ như tay chân’, từng không chỉ một lần vứt bỏ thê thϊếp vợ con, nhưng lại được xem là ‘nhân nghĩa’, thậm chí bởi vì vậy mà được Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long đánh giá cao.
Tào Tháo bị La Quán Trung mô tả là háo sắc ái nhân thê, nhưng kỳ thực chỉ có mỗi vụ ở Uyển Thành là bị phản phé thôi, còn lại các mối quan hệ tình một đêm của Tào Tháo đều thành công thu phục một đám thuộc hạ mới, dường như mấy ông kẻ địch và cấp dưới của Tào Tháo cảm thấy phải để hắn ngủ với vợ mình thì con đường sự nghiệp của mình mới đảm bảo vậy.
Nghe rất yy nhưng chính là như vậy!)
Vương Vinh cảm thấy mình nên thuộc về loại thứ nhất, nàng cũng cố hết sức trau dồi trí tuệ khôn khéo và danh vọng cho bản thân, hy vọng có thể tìm được một người chồng tài đức.
Cho đến khi được dịch đình tuyển chọn vào cung để ra mắt Lưu Hoành thì cuộc đời của Vương Vinh mới bước sang một trang mới.
Từ sau khi sinh ra Lưu Biện, nhà họ Hà càng ngày càng quá đáng, thậm chí liên hợp với thế gia, mua chuộc lũ hoạn quan tráo trỡ, bức ép Lưu Hoành nâng sớm lập thái tử, thậm chí mới đây còn phải phong Hà Hiền lên làm Hoàng Hậu
Lưu Hoành tự nhiên không phải dạng vừa, thế là lại tuyển tú.
Lần này Lưu Hoành từ bỏ tầng lớp thảo dân vì lo ngại sẽ sinh ra một Hà Hậu thứ hai.
Mà danh môn vọng tộc cũng không được, vì thế thì chẵng khác nào quanh đi quẫn lại vòng về thế gia, nâng đỡ ngoại thích là để chống đối thế gia, đâu phải để gia tăng lực lượng cho thế gia.
Thế là Lưu Hoành nhắm vào hàn môn.
Có lẽ Lưu Hoành cũng miễn cưỡng xưng được là con cưng của khí vận.
Năm 12-13 tuổi, đang ngồi trong nhà thì Tào Tiết từ trên trời rơi xuống, một đống vương công quốc hầu để đó không mời, lại đi rước hắn, một vị Đình Hầu nho nhỏ vào Lạc Dương làm Hoàng Đế.
Con đường sau đó cũng không tính là quá mức trắc trỡ, phế trừ thế lực tàn dư của Lưu Chí, xây dựng thế lực mới của mình, mấy lần đánh thành thế 5-5 với thế gia, so với Lưu Chí ngày trước thì trâu bò hơn nhiều.
Mặc dù từ khi Thái Ung bị đi đày, Hà Hiền sinh con trưởng Lưu Biện thì Lưu Hoành gặp một chút trắc trỡ, nhưng hắn cũng chưa nãn lòng, lúc không người vẫn tự nhủ rằng đó là thử thách ông trời muốn hắn vượt qua, ngày trước Quang Võ trung hưng cũng không dễ dàng thông suốt, có đến mấy lần suýt chết.
Quả nhiên vận may lại đến với Lưu Hoành khi hắn vừa ban lệnh tuyển tú thì lập tức tìm được một thí sinh hoàn mỹ để thay thế cho Hà Hiền, đó là Vương Vinh.
Vương Vinh thông tuệ lại ngoan hiền, mặc dù tài năng xuất chúng nhưng cũng lễ phép ôn hòa, trong nhà kính cha anh, ở ngoài thi ân nghĩa, dân chúng địa phương đều ca tụng nàng hết lời, lãng khách giang hồ xưng là Hàm Đan tiên tử.
Nàng vừa không ngây thơ nhược trí như Tống Nhu ngày trước, cũng không hỗn láo nham hiểm như Hà Hiền bây giờ, càng đáng quý là nàng xuất thân hàn môn, có học vấn, có tầm nhìn, lại không lụy thế gia.
Ngoài ra Vương Vinh cũng có thể tính là đồng hương của Lưu Hoành, bởi quận Hàm Đan và Hà Giang quốc nằm cận nhau, đều thuộc phần trung tâm của Hà Bắc, nhà họ Vương cũng có một chút quan hệ hợp tác qua lại với nhà họ Đổng, bên ngoại của Lưu Hoành.
Điểm cộng nữa của Vương Vinh là thi từ ca phú và hiểu biết về văn hóa người Hồ nhờ vào việc phụ giúp thương đội của gia đình.
Lưu Hoành ít có sở thích, 8-9 thành tâm trí của hắn đều dồn vào ý nguyện ‘Trung Hưng’, phần còn lại chính là ở thơ văn và Hồ phong.
Lưu Hoành ưa thổi sáo, hắn có thể thổi lên hương vị thảo nguyên, Vương Vinh sẽ đánh tỳ bà, nàng có thể đánh ra giai điệu trăng rằm.
Lưu Hoành buông câu thơ, bày tỏ chí nguyện cao xa vời vợi, Vương Vinh dâng lời đối, bày tỏ tấm lòng trung trinh theo hầu.
Ở những cặp đôi bình thường, thời kỳ mật ngọt khó mà dài lâu, bởi vì sớm muộn cũng bị chán ngấy hoặc là bị ngoại lực ảnh hưởng.
Nhưng với Lưu Hoành-Vương Vinh thì không.
Kỳ trăng mật của họ kéo dài mãi.
Vương Vinh là nữ nhân xuất sắc nhất mà Lưu Hoành từng gặp, tài năng của nàng bao quát học thuật đến nữ công, có Hán có Hồ, muôn màu muôn vẻ, khiến cho Lưu Hoành không biết chán.
Càng khó được là bởi vì Vương Vinh có kinh nghiệm tham dự quản lý gia nghiệp và giao thương buôn bán nên nàng có thể góp một số ý kiến thanh kỳ mang tính đột phá cho Lưu Hoành trong việc giải quyết chính sự, cũng không giành công, không khoe khoang, cực kỳ nhu thuận, trái ngược hoàn toàn với những miêu tả về Đát Kỷ, Bao Tự ngày trước.
Cho nên mặc dù quân vương không vào triều nhưng mọi việc vẫn nắm trong lòng bàn tay, thậm chí giải quyết có phần càng suôn sẽ hơn.
Quả đúng với câu ‘thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn’.
Về phần ngoại lực ảnh hưởng đến họ.
Lưu Hoành vốn đã xây dựng hình tượng hôn quân vô đạo từ sớm, đâu có quản chi thêm chút lời đàm tiếu, từ khi nạp Vương Vinh vào cung, không có một thế lực nào có thể làm ảnh hưởng tới việc riêng của hắn, bao gồm cả Hà Hậu và thế gia.
Đối với quốc sự hắn có thể vì đại cục mà nhường nhịn, nhưng về phần tình cảm lứa đôi thì Lưu Chí bật mồ sống lại cũng sẽ bị Lưu Hoành đạp ngược xuống hòm.
Hai người Lưu Hoành-Vương Vinh quấn quýt ăn ý nhau đến mức chuyện tình của họ trở thành chủ đề rôm rã nơi trà dư tửu lậu.
Thậm chí có lời đồn trong chốn giang hồ rằng Lưu Hoành và Vương Vinh đã có duyên gặp gỡ khi còn bé trong một lần Vương Vinh được dắt theo đoàn buôn của gia đình còn Lưu Hoành thì cải trang vi hành bên ngoài lãnh địa, họ có một thời gian thanh mai trúc mã cùng nhau, sinh cảm tình từ đó, chỉ là khi ấy nàng không biết thân phận thật của chàng, chàng không biết quê quán gốc của nàng, đến khi ông trời tác hợp cho gặp lại trong cung thì mới nối lại tiền duyên, cũng đơm hoa kết trái lên một cung bậc mới.
Đúng vậy!
Không biết lời đồn giang hồ có thật hay không, thậm chí có lẽ là do thế gia tung ra để bêu rếu Lưu Hoành là đồ ‘đi hoang ngỗ ngược từ nhỏ’ và ‘háo sắc ham thương buôn nữ’ cũng nên.
Nhưng có thể chắc chắn 10 phần là Lưu Hoành sinh chân tình, một thứ xa vời gần như không nên có ở một kẻ như hắn.
Bởi vì Tào Tiết đã từng vô tình nhìn thấy Vương Vinh được cầm lên Hòa thị bích, thay Lưu Hoành đóng dấu chiếu thư.
Phải biết rằng từ xưa vô tình nhất là hoàng tộc, mà trong hoàng tộc thì hoàng đế chính là chúa của vô tình, thậm chí có thể xưng một câu ‘chí thượng vong tình’.
Bất kể là Tống Nhu hay Hà Hiền hay những cung phi khác đều là quân cờ bị Lưu Hoành lợi dụng mà thôi, có đã bị ném bỏ như Tống Nhu, có sắp bị cho ra rìa như Hà Hiền, còn những người khác thì vừa sinh con trai liền ly kỳ chết mất, hóa điên hóa dại rồi bị tống vào lãnh cung.
Về phần cầm ngọc tỷ đóng dấu thay hoàng đế thì đừng có mơ.
Trong lịch sử có nhưng lúc thịnh thế, không thiếu minh quân dám rộng lượng trao quyền cho hiền thần phụ giúp phê duyệt tấu chương, đóng dấu chiếu chỉ.
Cũng có một số hoàng đế nhìn thấu được quy luật đất trời, không truy cầu trường sinh, ở thời kỳ giáp hạt, nâng đỡ người kế vị, trao cho thái tử quyền giám quốc.
Nhưng từ xưa đến nay chỉ mới nghe qua mạt thời hôn quân là dám phân cái quyền vị chí cao này cho hậu cung, điển hình như Hạ Kiệt-Muội Hỉ, Thương Trụ-Đát Kỷ, Chu U-Bao Tự.
Có lẽ lúc đầu Vương Vinh cũng sẽ trở thành một quân cờ, đợi khi hết giá trị thì cũng gặp kết cục tương tự như hai người Tống-Hà, hoặc may mắn lắm thì sống cô quạnh đến già.
Nhưng không biết bằng một duyên phận nào đó, hoặc có lẽ đúng như lời đồn giang hồ rằng Vương Vinh và Lưu Hoành chính là thiên mệnh chân tình, hoặc có lẽ bởi thái độ phụ trợ hết lòng không cầu danh lợi của Vương Vinh trong thời gian ‘quân vương không lên triều’,
Lưu Hoành vậy mà trao cho người tình cái quyền hành đủ để làm nghiêng ngã thiên hạ ấy.
Đương nhiên, nói là làm ‘nghiêng ngã thiên hạ’ cũng không phải vấn đề của hai người Lưu-Vương, mà là vấn đề của thế gia.
Từ khi Lưu Bang lập Hán đến nay đã có không ít lần hậu cung can dự chính sự hoặc buông rèm nhϊếp chính, khởi nguyên có Lã Trĩ, gần đây có Đậu Diệu, chen giữ có không dưới mười lần như thế, tiêu biểu như Hoắc Thành Quân thời Hán Tuyên Đế và cô cháu Vương Chính Quân-Vương Hiểu Bình thời tiền Tân Mãng.
Việc này cũng bình thường, các vua nhà Hán hầu như đều ưa chuộng dùng sức mạnh ngoại thích để so găng cùng thế gia, và mấy ổng thường ngỏm củ tỏi khi người nối nghiệp hãy còn nhỏ dại, thế là vị hoàng tử nhỏ mới lên ngôi cũng cần phải dựa vào thế lực ngoại thích của mẫu hậu để chấn nhϊếp quần thần, diều dắt trãi đường đến khi trưởng thành.
Vấn đề là mỗi lần như vậy đều ít nhiều ảnh hưởng tới lợi ích và quyền vị của thế gia, trọng điểm nhớ lâu như Lã Trĩ tru sát công thần, như Hoắc thị chuyên quyền, và có lẽ sự việc cô cháu nhà họ Vương là khiến thế gia nhớ lâu nhất.
Hồi đó Vương thị là cây cờ đầu của thế gia, hệt như Viên thị hiện giờ, Vương Mãng càng ghê gớm hơn Viên Phùng một bậc, quyền khuynh triều dã, đã sớm cấu kết các bên, xây dựng thế lực cực kỳ vững chắc, chỉ thiếu mỗi cái quy trình ‘thiện nhượng’ cho phù hợp với quy tắc ‘Thiên mệnh’ mà Đổng Trọng Thư đề ra.
Ai ngờ cô cháu họ Vương coi trọng lòng trung thành với họ Lưu hơn ‘gia hiếu’ với họ Vương, không những không thỏa hiệp mà còn quát mắng Vương Mãng, thậm chí lấy Hòa thị bích ném toác đầu.
Bởi thế mà thế gia mất đi cơ hội soán Lưu đổi triều, thậm chí còn có một bộ phận không kịp quay cờ sang Lưu Tú, hoặc vì đi quá gần với Vương Mãng mà bị Lưu Tú cự tuyệt, kết quả là vạn kiếp bất phục, đã mất màu trong dòng sông lịch sử, một chút con cháu lẻ tẻ có lẽ đã trốn chạy đến vùng biên thùy và bị đồng hóa bởi dân địa phương.
Vậy nên thế gia cực kỳ lo sợ và căm ghét việc hậu cung thiệp chính, căm ghét đến nổi di lưu đến ngoài triều, xuống địa phương, vào trong nhà.
Cái phong tục trọng nam khinh nữ thực cũng không phải rất rõ nét ở thời tiền Tần, trong lịch sử Xuân Thu-Chiến Quốc có không ít nữ tướng quân, nữ học giả, thậm chí nữ thương nhân, nữ nghệ sĩ, lưu danh với đời.
Chỉ đến sau 400 năm Hán tộ thì cái tập tục trọng nam khinh nữ mới chính thức rõ ràng.
Vậy nên dù sự kết hợp xử lý chính sự của Lưu Hoành và Vương Vinh là tiến bộ trong tư tưởng, nhưng lại đi ngược với thời thế, hay nói cho đúng là phản nghịch với thế gia.
Thế là những ngày xuân tươi của Lưu Hoành chấm dứt.
Bởi vì Tào Tiết biết thì thế gia biết, thế gia biết lại mượn Hà Hiền làm đao, thậm chí chính Hà Hiền cũng không ngờ rằng thế gia thâm độc đến độ cố tình đem chứng cứ giữ lại, chỉ thẳng nàng.
Đến lúc này thì Hà Hiền lại ngu ngốc cũng biết việc mình rước tay sai của thế gia vào hậu cung là ngu ngốc đến nhường nào, nàng tung hoành hậu cung 4-5 năm nay không có một lần để cho Lưu Hoành nắm được chứng cứ xác thực, kết quả lần này lại bại lộ rành rành như phạm án trước mặt công an.
Nhưng biết thì thế nào?
Lưu Hoành đã nổi khùng!
Cả tòa thành giăng đầy vãi trắng cờ đen suốt trăm ngày, dùng nghi thức quốc tang đễ tiễn đưa một vị mỹ nhân, đến cả dòng Lạc Thủy phía nam kinh thành cũng ảm đạm u sầu, ảm đạm cho lứa đôi, u sầu cho vận Hán.
Còn tiếng sóng Hoàng Hà phía bắc thì gào thét phẫn nộ như muôn bộc lộ nổi lòng của bậc chí tôn.
Lưu Hoành đã mấy lần muốn phế Hà thị, thậm chí làm thịt toàn bộ nhà họ Hà.
Chỉ là hoạn quan và thế gia đều hợp nhau phản đối, khiến cho Lưu Hoành bơ vơ một mình, vừa uất ức vì bất lực, vừa căm hận vì đau xót.
Lưu Hoành cực kỳ khó thở, cực kỳ bực tức, nếu không phải có Tả đạo nhân hỗ trợ điều khí thì Hán triều chỉ sợ phải sớm tính bề đổi một hoàng đế:
“Hờ … hờ …!
Đã tìm được người thay Hà Miêu chưa?
Hờ … Hờ …!”
Tả đạo nhân vừa nắm tay truyền nội khí vừa xoa lưng Lưu Hoành, khuyên bảo:
“Xin bệ hạ chớ vì kẻ tiểu nhân mà hại thân.
Như thế chỉ khiến kẻ địch vui mừng”
Lưu Hoành gằn giọng:
“Trẫm hỏi!
Đã tìm được người thay Hà Miêu chưa?”
Khác với Hà Tiến, làm quan trong triều, chỉ cần còn bắt tay với thế gia thì vẫn được thế gia nâng đỡ, cho dù Lưu Hoành muốn hạ bệ hắn cũng cực kỳ khó khăn, khiến cho Lưu Hoành cảm thấy hối hận như cầm tảng đá tự đập chân mình.
Hà Miêu thì khác, hắn là Huyền Kính Ty, không liên quan quái gì tới thế gia cả, ít nhất là ở mặt ngoài, Lưu Hoành đem hắn ra ngũ mã phanh thây, lăng trì tùng xẻo thì cũng không ai quản được.
Vấn đề khiến cả Lưu Hoành và Tả đạo nhân đau đầu là lâu nay Hà Miêu vẫn giữ vai trò người liên lạc với Trương Giác, một kẻ vừa là địch vừa là bạn, không tính là minh hữu, chỉ có thể xem là tạm chung mục đích, đều muốn quật thế gia.
Mặc dù Thái Ung đã rời xa, nhưng bản kế hoạch của ông và lý tưởng quy tụ lực lượng Hàn môn, bình dân thành đồng minh cho hoàng quyền vẫn được Lưu Hoành xem trọng áp dụng, thậm chí Lưu Hoành còn nuôi khát vọng khống chế Trương Giác hoặc người nối nghiệp của Trương Giác, từ đó cuỗm luôn Thái Bình đạo về tay mình.
Sự việc cho đến hiện nay vẫn xem như tốt đẹp, phái bảo hoàng và Thái Bình Đạo phối hợp xem như ăn ý, đem thế gia Trung Nguyên quấy nhiễu không thôi, đặc biệt là ở Hà Bắc, rất nhiều thế gia Duyện-Ký-Thanh đã có xu hướng chịu không nổi muốn liên hợp làm phản.
Lưu Hoành đang đợi bọn họ ngoi lên rồi hốt gọn đâu.
Hắn thậm chí còn cố tình câu kéo, không xuất toàn lực đánh đuổi người Hồ và các cuộc nổi loạn ở Lương châu và U châu, dùng Thập Thường Thị quấy phá lương thảo hậu cần, bức đám tướng lĩnh lấy phòng thủ làm chủ, chính là vì bảo toàn quân lực, đợi thế gia bùng ra thì lập tức quay đầu lại đánh diệt.
Vì không để cho sự việc mất kiểm soát, khiến Khương Hồ nhập quan, Huyền Kính Ty phải hoạt động hết công suất, thậm chí đều không rãnh quan tâm đến vấn đề Ô Giang hội ở phương nam đến nổi con cờ giấu đã lâu như Tôn thị và Ngô thị đều bị vận dụng để giảm bớt áp lực.
Kết quả, đúng lúc sắp thành thì lại bày ra sự việc Hà Hiền độc sát Vương Vinh.
Tả đạo nhân không biết tâm trạng của Lưu Hoành đảo điên ra sao, là đau tình hay là đau quốc, nhưng bản thân Tả đạo nhân thì thật muốn chữi mợ.
Từ khi hắn vâng lệnh sư môn rời núi giúp Lưu Hoành chấp chưởng Huyền Kính Ty đến giờ, hắn vẫn luôn tâm niệm nhiệm vụ chèn ép nho gia hy vọng khang phục đạo gia, trở thành học phái bá chủ của Trung Nguyên.
Thế nhưng luôn luôn có những sự việc vớ va vớ vẫn xuất hiện cản đường, còn Huyền Kính Ty thì rõ là cái sàng rách, vá không được, dùng không xong, chẵng những thường xuyên làm hỏng việc còn hại chết không ít sư huynh đệ tỷ muội của Tả đạo nhân.
Mỗi lần hắn đều phải muối mặt viết thư xin nhờ sư môn phái thêm môn nhân trợ giúp, tích lũy hơn 10 năm nay, hắn cảm thấy mình đều có thể vắt da mặt ra muối đi bán.
Nghĩ đến sư môn trả giá quá nhiều, Tả đạo nhân lần nữa cắn răng đau khổ khuyên bảo:
“Bệ hạ!
Lúc này thế gia càng hy vọng bệ hạ diệt trừ ngoại thích a bệ hạ.
Ngài càng làm như vậy, bọn họ càng hả hê a!”
Lưu Hoành cũng biết vậy nhưng hắn vẫn cố chấp cãi càn:
“Hừ!
Hả hê?! Hả hê!!!
Trẫm đều muốn phế hậu mấy lần vì sao chúng còn ngăn cản?
Hả hê chỗ nào?!!!”
Đương nhiên là hả hê làm dáng a!
Thế gia cũng không phải luôn luôn đoàn kết một lòng.
Ở vấn đề Vương Vinh thì họ nhất trí muốn nàng chết vì theo họ thì sự tồn tại của Vương Vinh gây nguy hại đến lợi ích chung của tất cả thế gia.
Nhưng ở vấn đề Hà Hiền thì khác.
Có những thế gia quan hệ gút mắc quá sâu với Hà Tiến, và Hà Hiền, cũng còn nuôi hy vọng khống chế Lưu Biện, nên mới cứu trợ Hạ Hiền một phen vừa gieo ân tình, vừa chẵng hại gì.
Về phần những thế gia khác, chỉ cần Vương Vinh chết thì bọn họ đã thắng lớn, đạp Hà Hiền một phen chỉ là thuận chân thôi, được thì tốt, nếu như không được thì thôi, không cần phải vì vậy mà gây sự với nhóm thế gia thân Hà Hiền.
Thậm chí, ở một góc nhìn khác, nhóm thế gia thứ 2 đạp Hà Hiền một phát chính là tạo cơ hội cho nhóm thế gia thân Hà Hiền có thể dang tay cứu nàng, nhờ đó đạt thành mục đích ‘thân càng thêm thân’, như vậy thì nhóm này còn phải cám ơn nhóm thứ 2.
Những lý do này Tả đạo nhân hiểu, hắn cũng biết Lưu Hoành hiểu, bởi vì hắn đã phân tích cho Lưu Hoành ngay từ những ngày đầu tiên khi chứng cứ chỉ thằng Hà Hiền vừa được tìm thấy.
Nhưng điều khiến Tả đạo nhân khó mà chấp nhận là kẻ hắn cho rằng ‘đại trí như ngu’, nhìn thì hôn quân mà thực minh lý, cuối cùng vẫn không thể thoát khỏi sức mạnh cảm tình, vẫn để nóng giận che mờ hai mắt, căn bản không nghe lời hắn.
“Được rồi!
Ráng thêm mấy năm xem Trương Giác và Thái Bình đạo có làm nên trò trống gì không.
Lúc đó lại tính”
Nghĩ như vậy, Tả đạo nhân đành im lặng chịu trận, mặc cho Lưu Hoành mắng chữi một phen.
May là hắn rất có tâm đắc với ‘Thanh tĩnh chú’, không đến mức trở tay quật một phát tiễn Lưu Hoành đi gặp Lão Tử luôn.
Lắm lúc, Tả đạo nhân muốn bỏ về núi tu luyện, thậm chí hắn đã tính đường nếu sư môn phán định hắn phản môn, muốn thanh lý môn hộ, thì hắn sẽ chạy đi phương nam, nương nhờ vào Ô Giang hội, thậm chí Bách Việt.