Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 38: Đồng bào 3

« Chương TrướcChương Tiếp »
Cám ơn vYJMw02016!

Cám ơn Quân Thượng!

Cám ơn Koser Arima!

Vì những đề cử và sự ủng hộ của các bạn!

“Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau:

Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”

- Hồ Chí Minh, người đã ‘dùng văn hóa và tâm hồn kẻ địch để chiến thắng họ’ theo lời nhận xét của David Halberstam, phóng viên, cây viết chính trị, nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, chủ nhân của giải Pulitzer cho những phóng sự về cuộc chiến tranh Việt Mỹ khi mới 30 tuổi.

Có lời nhận định rằng sự khác biệt lớn nhất giữa con người và những giống loài khác là chúng ta có trí tuệ bậc cao, cao hơn nhiều những hàng xóm của chúng ta trong ‘ngôi làng quả đất’.

Thế nào là cao?

Trong khi phần đông chúng ta có cuộc sống sáng đi chiều về, cuối tháng lãnh lương, thì các loài chim di trú phải thường xuyên thay đổi hoàn cảnh sống và thích nghi với những điều mới lạ.

Trong khi số lớn trong chúng ta mặt như đá băng, tâm như gỗ sắt, thì cá heo, bò, chó lại có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong tâm trạng của đồng loại và cả những giống loài khác.

Ở một số địa điểm trên thế giới, nơi mà voi và người trồng chuối, trồng mía sống chung,

Người ta đeo chuông lục lạc lên cổ voi để báo hiệu cho người nông dân mỗi khi voi đến,

Thế nhưng những cô cậu voi đã biết tỏng chiêu trò của con người,

Chúng đi tắm bùn trước khi ‘nhập tiệc’, lục lạc bị bùn bao lấy, không vang được, thế là chuối và mía vào bụng voi cả.

Con người có xã hội, có pháp luật, có tầm nhìn chiến lược,

Ong và kiến cũng có,

Chúng không chỉ xây tổ, còn phân công, phân cấp rạch ròi, đứa trinh thám, đứa kiếm ăn, đứa bảo vệ, đứa sinh sản, đứa chăm sóc con non, …

Rồi chúng còn biết quy hoạch nguồn thức ăn dự trữ, siêng năng chuyên cần, mưu tính sâu xa,

Và khi bầy bị đe dọa thì chúng sẽ kiên quyết phản kháng, dù phải hy sinh cả tính mạng.

Vậy thì vì sao trí tuệ của loài người lại được đánh giá là ‘cao’ hơn động vật khác?

Hẵn là vì văn hóa,

Sự kết tinh của những điều trừu tượng khó hiểu hòa quyện với những thứ bình dị thân thuộc,

Được hình thành từ bao giờ không ai dám khẳng định nhưng chắc chắn là chỉ lụi tàn khi chủng tộc diệt tuyệt,

Trãi qua hàng trăm hàng nghìn năm phát triển biến đổi,

Để rồi trở thành nét đặc hữu phân tách giữa người và động vật,

Đồng thời cũng tạo ra sự đa dạng muôn màu muôn vẻ trong chính loài người với nhau.

Cùng là một ước mơ được trở nên tự do như những cánh chim bay lượn giữa không trung,

Có người sẽ trèo lêи đỉиɦ núi cao dang tay đón gió ngắm nhìn mặt trời và trăng sao ở một vị trí gần hơn trong cảm giác,

Còn có người thì chế biến ra những công cụ chuyên dụng có khả năng tạo ra cảm giác vi vu trong gió lượn lờ giữa trời mây đó.

Đôi khi những công cụ ấy cũng không cần thiết phải là sản phẩm khoa học kỹ thuật cao, mà chỉ là thành quả của sự khéo léo biết tận dụng vật liệu tự nhiên gân gũi.

“Áaaaaaa Hahahaha!!!”

Một giọng cười vang gợi nhớ ký ức củ bổng đập vào tai Hoàng Hùng.

Hắn nhìn về phía xa xa, nơi một bầy người đang vây quanh xem cuộc đu tiên.

Vυ"t bay trong gió xuân là một nam một nữ.

Mặc dù kỹ thuật đánh đu của họ cũng chỉ ở mức tạm được, nhưng vẻ bề ngoài đặc biệt của họ lại thu hút không ít người vây xem.

Nam râu quai nón, tóc xoăn hơi đỏ.

Nữ cao lêu nghêu, vóc dáng khỏe mạnh.

“Marco! Diana!”

Thì ra sau khi gặp Hoàng Dung thì nhóm ‘đi bụi’ lại quành lên Lạc Dương, dự định xuyên qua Trung Nguyên và U Yến để tới Triều Tiên, sau đó ghé thăm Phù Tang rồi mới quanh xuống phương Nam, theo đường Lâm Ấp đi Ấn Độ về phương Tây.

Dự định là vậy nhưng không tránh được biến hóa,

Chào tạm biệt Hoàng Dung chưa lâu thì bọn họ đắc tội với một công tử nhà giàu tên là Viên Công Lộ,

Bị truy sát mấy chục dặm mới bứt khỏi thuộc hạ của tên kia,

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa,

Đi ngang qua Duyện Châu thì gặp một tên ác bá có ý đồ với Diana,

Trong lúc giao tranh, hội ‘đi bụi’ lỡ tay làm thịt mấy tên thủ hạ của kẻ ác ôn, cũng làm tàn phế hắn,

Nếu như người bị thương tật chỉ là bình dân thì cũng không đến nổi nào vì thời này sinh mạng người cùng khổ chẵng đáng giá hơn cỏ rác là bao, giang hồ tranh đấu chết 1, quan lại giày xéo chết 10, ai hơi đâu mà quản

Nhưng tay ác bá nọ chính là ‘đại thiện nhân’ nổi tiếng trong vùng, rất nhiều hổ tự, tà miếu, tham quan đều cùng hắn cấu kết, có quan hệ lợi ích khó tách rời,

Nhóm ‘đi bụi’ lại kẻ mắt xanh, người tóc đỏ, bề ngoài quá dễ nhận ra, nên rất nhanh liền bị phát hiện, đồng thời còn tra ra cả hiềm khích với công tử nhà họ Viên,

Thế là nhờ sự hỗ trợ của Viên Công Lộ, hội ‘đi bụi’ thành công lên bảng truy nã khắp Duyện Dự Từ Thanh Ký, trở thành nhân vật nổi tiếng một thời của Trung Nguyên võ lâm,

Kế hoạch đi du ngoạn phương Bắc cũng đành phải bỏ lỡ giữa chừng,

Marco Polo đành kéo anh em tỉ muội đi Giang Nam rồi vào đất Việt tạm lánh phong mang,

Ở đất Việt vài tháng, họ được đón tiếp rất nồng hậu, tuy không có những thứ tiện nghi cao sang như ở phương Bắc nhưng ăn nhờ ở đậu hầu như không cần tiền, chỉ cần học được ‘đói bụng’, ‘khát nước’ và ‘buồn ngủ’ nói như thế nào thì sẽ được những người Việt rộng lượng ân cần thăm hỏi một phen.

Gần đây nghe có lễ hội lớn lắm nên xin với trưởng làng cùng đi tham gia,

Trưởng làng đối với những vị khách thú vị này cũng sinh lòng cảm mến nên đồng ý dẫn họ theo xem lễ, phần vì càng đông càng vui, phần vì có bảo tiêu miễn phí thì ai không muốn.

Nói đến tên của vị trưởng làng nọ, cả Hoàng Hùng và 6 quái đều hết hồn hô to thật là trùng hợp.

“Chị Mèo Mun ơi em biết anh đó, em biết anh đó!”

Chú bé loắt choắt một tay dắt Danokoye còn tay kia chỉ về phía Nguyễn Bảy hô to.

Danokoye không sành sỏi tiếng Việt, nhưng thời gian sống chung mấy tháng đủ để nàng hiểu được ý muốn của chú bé.

Bữa trưa hôm đó, Hoàng Hùng và 6 quái ngồi ăn chung mâm với hội ‘7 đi bụi’ và cả nhóm người Già Ninh nữa.

Mặc dù đã du lịch phương Đông hơn 1 năm trời nhưng đến giờ cũng chỉ có mỗi Marco Polo là dùng đũa thông thạo, mấy người còn lại ngoại trừ Diana thì đều thành thật lấy cái muỗng riêng thủ sẵn ra.

Trong khi Diana tiếc tục công cuộc học dùng đũa với sự chỉ dẫn của Hoàng Hùng thì Nguyễn Bảy vui vẻ làm thông dịch viên kiêm hướng dẫn viên du lịch cho mọi người, giới thiệu lễ giổ tổ và những nét đặc sắc trong văn hóa Việt.

Đến tận lúc này thì Già Ninh mới thật sự rõ ràng về quê quán xuất thân của những vị khách phương xa, xa hơn cả Tây Vực nơi mà Già Ninh còn chưa từng được nghe tới mấy lần.

Còn hội ‘đi bụi’ thì được hiểu hơn về ý nghĩa của lễ hội lần này, về truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt và về những trò chơi đặc sắc mà họ quyết phải tham gia cho bằng được.

Chiều hôm đó có hội đấu vật,

Ban đầu thì Đinh Ba ỷ sức khỏe to lớn, muốn đi làm mẫu cho hội ‘đi bụi’, không ngờ xui xẻo thế nào trong lúc sơ ý bị một anh trai làng dùng kỹ thuật quật cho lăn quay, úp mặt xuống bùn.

Cả đám được một phen nhìn ‘Đinh mặt đen’ cười khoái trá.

Sau đó hội ‘đi bụi’ và 5 quái còn lại cũng lần lượt tham gia vào, có người mếu có người cười, có vừa mếu vừa cười ăn bùn sặc đất, để cho Hoàng Hùng phải vội vàng nấu thuốc bài độc, tránh cho ‘bẩn’ hại người.

Kết quả của hội vật làm cho người ta bất ngờ, thậm chí kinh động cả Lạc Long, Hoàng Dung và sứ giả của hội đồng Môn Lang, tạm hoãn nghỉ việc bàn bạc hợp tác để đi ra tận mắt chứng kiến nhà vô địch đặc biệt có một không hai,

Đặc biệt là Lạc Long, người mang nặng chủ nghĩa ‘nam tử Việt đại trượng phu,

Nếu không phải ánh mắt của Hoàng Dung không đúng thì Lạc Long của chúng ta có lẽ đã tháo bỏ lớp cải trang Vu Vương để xuống sới vật tranh tài một phen

“Nhà vô địch của hội vật lần này là nữ đô vật

Đai an na!!!”

Cũng may mà cái tên Diana không quá khó đọc nên vị trọng tài có thể phát âm khá chuẫn.

Vì sao Diana có thể trụ đến cuối cùng trước hàng tá các đối thủ đáng gờm từ 5 quái, đồng đội của nàng cho đến những tay đô vật tông sư đất Việt?

Cũng không quá khó hiểu,

Đấu vật chẵng phải môn hiếm lạ của riêng người Việt, rất nhiều dân tộc trên thế giới cũng có trò tương tự, mặc dù quy tắc và chiêu thức có chút khác biệt, nhưng sự khác biệt ấy chưa đủ để làm khó được những đô vật chuyên nghiệp kỳ cựu.

Theo Diana giải bày, nàng được học những kỹ thuật đấu vật này từ khi mới lên 5, sớm đã là tay lão làng thiện nghệ, với trình độ võ thuật của nàng thì trăm sông đổ về một biển, nhìn người khác làm vài lần là có thể bắt chước ổn.

Về phần sức vóc thì Diana cũng cực kỳ bá đạo, mạnh nhất trong nhóm ‘đi bụi’, còn trong 6 quái lại chỉ có mỗi Đinh Ba là có thể so được với nàng, đáng tiếc là tên này đã bị loại từ vòng để dép bởi trai làng vô danh A vì chủ quan, còn na thêm vào người biệt danh ‘Đinh mặt đen’.

Sáng hôm sau, với sự đồng thuận của Lạc Long, trong vai Vu Vương,

Hoàng Hùng vào vai đại soái, chỉ huy 16 vị tướng sĩ quân hồng giao chiến với Diana và 16 vị nữ dũng sĩ quân xanh do cô ấy chỉ huy.

Để làm được công bằng công chính, Hoàng Hùng và 6 quái đã mất gần cả đêm giảng giải cho hội ‘đi bụi’ về luật chơi cờ người của người Việt, thậm chí Hoàng Hùng còn vẽ đất làm bàn cờ, dùng đá gỗ làm quân cờ, tận tay hướng dẫn làm mẫu cho Diana.

Vì sao Diana được làm soái?

Bởi vì khác với Dakonoye được đào tạo để trở thành một chiến binh chuyên nghiệp, Diana xuất thân có phần cao quý, là con gái rượu của thủ lĩnh bộ tộc cô, từ nhỏ đã văn ôn võ luyện đủ các thứ, không chỉ là chiến binh dũng mãnh cũng là tướng soái tài ba.

Có điều lần này Hoàng Hùng thành công gỡ điểm cho cánh đàn ông, mặc dù có thể nói là có chút bất công, dù sao thì Diana cũng chỉ mới học luật chơi vào hôm qua mà thôi, đánh cờ ngoài cần trí tuệ còn cần kinh nghiệm và cả sự yêu thích nữa.

Từ việc Diana lựa chọn nắm tay Marco Polo lên đường chu du thế giới cũng đủ hiểu là nàng không phải rất ưa thích chuyện cầm quân đánh trận, ở sâu thẳm trong vẻ ngoài trí tuệ sắc xảo ấy là một trái tim khao khát tự do, không màng hơn thua tranh đấu.

Nếu hội ‘đi bụi’ có thói quen cẩn thận bày mưu tính kế, nghĩ trước làm sau, thì đâu đến nổi bị truy sát khắp Trung Nguyên.

Hoàng Hùng thì khác, con đường hắn chọn sẽ có ngày đặt hắn vào vị trí thống soái ba quân liên chiến ngàn dặm, không chỉ đấu với người thường mà còn phải đấu với những kẻ xâm lược tới từ dị giới nữa.

Mà thôi, hơn thua tranh đấu cũng không phải một đức tính tốt, trong vô hình nó sẽ bồi dưỡng thói ghen tỵ hiềm khích thù hằn không hay.

Nếu như có thể nắm tay nhau đoàn kết cùng thắng lợi, không cần phải nghi kỵ mưu toan ám toán lẫn nhau thì ai mà chẵng ham, cuộc sống thiên đường nếu có thật thì tất nhiên cũng phải thế.

Vậy nên để bồi dưỡng tinh thần tốt đẹp ấy, Hoàng Hùng đề nghị hội ‘đi bụi’ và 6 quái phối hợp với nhau trong hội chơi kế tiếp.

Kéo co!!!

Giống như đấu vật, thậm chí càng hơn cả đấu vật,

Kéo co là minh chứng rằng con người trên tinh cầu này có cùng tư duy truyền thừa.

Hoàng Hùng chẵng biết kéo co có từ bao giờ nhưng Già Ninh thì nói chắc như ‘đinh đóng cột’ rằng Phù Đổng Thiên Vương đã từng chơi qua trò này, tức là đã lâu lâu lắm rồi vì Ân Thương diệt vong cũng đã hơn ngàn năm.

Marco Polo thì nói rằng trên cuộc hành trình vạn dặm của mình, hắn đã chứng kiến hàng trăm dân tộc khác nhau chơi trò này, nếu như nói có gì lạ giữa họ thì đó là thứ mà họ kéo, có nơi là thanh gỗ dài, có nơi là da động vật, có nơi là sợi thừng.

Đương nhiên, hội kéo co ở lễ giổ tổ của người Việt lần này cũng có điều đặc sắc khiến những nhà thám hiểm từng du hành vạn dặm Âu Á phải lé mắt.

Cây tre làng đất Việt!

Hai thân tre chắc khỏe được buộc chặt bằng hai lớp thừng với những nút thắt do tổ tiên người Việt nghĩ ra, không dụng hàng với các kiểu nút thắt của các dân tộc khác,

Ở giữa hai thân tre kẹp lấy các thanh gỗ chắc nằm ngang làm điểm tựa tay cho các đấu thủ, đương nhiên là các thanh gỗ này cũng được cố định kỹ càng.

Khác lạ!

Chưa có ở đâu mà hội ‘đi bụi’ nhìn thấy trò kéo co theo kiểu này, người ta nắm lấy thanh gỗ kéo ngang thay vì cầm lấy thanh tre kéo dọc,

Có lẽ vì đặc tính vừa chắc khỏe, dẻo dai, lại khá nhẹ, dễ dùng của cây tre nên chỉ có ở đất Việt mới làm được chuyện này,

Nếu là ở những nơi khác thì coi bộ khó.

Với dụng cụ kéo chính dạng sợi mềm như thừng và da thì việc buộc thanh gỗ vào sẽ dễ làm lệch hướng kéo, khá là phiền phức và dễ bị chơi gian.

(P/s: thử đi là biết, cố định tay cầm cứng vào sợi dây mềm không dễ, đến lúc kéo lại hay bị lệch)

Với dụng cụ kéo cứng ngắc như gỗ thì đòi hỏi kỹ nghệ làm mộc khá cao để có thể xuyên tay cầm ngang vào, đó là chưa kể thanh gỗ kéo co vốn đã nặng, nay thêm tay cầm ngang vào thì việc nâng lên đã đủ bở hơi tai, nói gì đến kéo.

Có những tay cầm ngang như vậy, hội ‘đi bụi’, Hoàng Hùng và 6 quái có thể phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn, đánh bại hết đối thủ này đến đối thủ khác.

Mặc dù trong nhóm có thành viên nhí, nhưng tổ hợp kỳ lạ này vẫn dễ dàng kéo tới vòng chung kết, thành công giành lấy chức vô địch trong sự hoan hô chúc mừng của người xem và các đội khác.

Có điều lần này không dọa được mọi người nữa vì qua hai ngày hội thì ai cũng biết đám người này rất khỏe mạnh rồi, Lạc Long và Hoàng Dung cũng bận thương thảo chính sự, lười đi xem.

Ngày kế là lễ đua thuyền,

Tại mũi thuyền điêu khắc hình chim lạc, Hoàng Hùng đóng vai thuyền trưởng hô hào chỉ huy khí thế bừng bừng, tựa như chuẫn bị đánh một trận cuồng phong bão tố nơi biển Đông vậy.

Hai bên mạn thuyền, mái chèo của 6 quái, hội ‘đi bụi’ và vài trai làng góp đủ quân số quẫy lia lịa, với sự giúp sức chỉ bảo khản cả cổ của Già Ninh chải đuôi cá cuối thuyền.

Kết quả cũng không có gì bất ngờ, ít nhất là trong dự đoán của Hoàng Hùng:

Về bét!

Đua thuyền là một môn thể thao yêu cầu tính đồng đội cao, cao hơn kéo co nhiều.

Với sự trợ giúp của tay cầm ngang thì những con người xa lạ có thể dễ dàng hợp tác với nhau, chỉ cần họ đủ khỏe để trụ vững những đợt tấn công ban đầu của phe đối thủ.

Chèo thuyền thì khác, nó đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng đều nhau chứ không phải ỷ khỏe mà hung hăng được, mà nói đến phối hợp ăn ý thì những người bạn quen nhau mới đây làm sao so bì được với những người đồng hương đồng cam cộng khổ nửa đời người được.

Kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng trong chèo thuyền,

Trong khi thành viên của các đội khác đều là tay chèo đò lão luyện lại mất công luyện tập từ mấy tháng trước để chuẫn bị cho hội thi lần này,

Thì trong 6 quái chỉ có mỗi Ngô Hai là cao thủ lái thuyền, mấy người còn lại không nói là dốt đặc cán mai nhưng cũng không phải ghê gớm gì,

Về phần hội ‘đi bụi’ thì cũng chẵng khác 6 quái là bao, chỉ có Diana, Kirkodyss và Colleen Duffy là từng thể nghiệm qua việc dùng tay quạt mái chèo, những người khác đều chỉ từng ngồi thuyền buồm, thủy tính có nhưng chèo tính thì không.

Đây cũng không phải là thất bại duy nhất của team Đông Tây Kim Cổ này, tên team thuộc bản quyền của Hoàng Hùng.

Bọn họ sau đó lần lượt bị ‘sấp mặt’ trong

Hội thổi cơm, toàn mua đồ ăn với nướng thịt rừng thì kinh nghiệm đâu ra mà thổi cơm thi với dân làng quê,

Đi cà kheo, quá mới lạ, Marco Polo nghe nói rằng một số bộ tộc ở miền bờ biển Tây Bắc của đế quốc La Mã cũng có trò này, đáng tiếc là quan hệ của họ với người La Mã không tốt lắm, đang có chiến tránh,

Nhảy dây tập thể, lần nữa, vấn đề phối hợp, chủ yếu là lỗi của Diana, đã cao lại còn nhảy cao, người khác bị mắc dây vào chân còn nàng thì bị mắc dây vào cổ,

Team Đông Tây Kim Cổ tiếp tục chiến bại trong một cơ số các trò chơi dân gian đặc hữu của đất Việt khác mãi cho đến khi có cơ hội gỡ gạc lại trong trò nhảy bao bố và ném còn.

Nhất là ném còn, cả Diana và Danokoye đều biểu hiện cực kỳ xuất sắc, hẵn là có liên quan đến quá trình huấn luyện chiến binh của bộ tộc họ.

Tuy nhiên, thắng thua vốn chuyện thường tình, chỉ có người tầm nhìn hạn hẹp, lòng dạ nhỏ mọn mới bị những thất bại nhất thời làm ảnh hưởng tâm tình.

Mỗi thành viên của team Đông Tây Kim Cổ đều không phải người như vậy,

Không dám nói là lòng dạ bao la rộng lớn chứa cả càn khôn, tầm mắt cao xa bố cục ngàn năm,

Nhưng họ đã thật sự tận hưởng bầu không khí tưng bừng đậm sắc văn hóa Việt,

Những ký ức mang màu hoàng kim cho cả những vị khách phương xa lần đầu trãi nghiệm và những người con rời đi quê hương lâu ngày mới trở lại.

Đến sát ngày giỗ tổ, phần chính và quan trọng nhất của mùa hội này cũng đến, đó là lễ rước và lễ dâng hương.

Theo lời bàn tán của các lão làng nhiều tuổi thì Hoàng Hùng biết được rằng lễ rước năm nay trang trọng quá chừng, hơn xa những lần trước.

Cũng phải thôi, những lần giỗ tổ trước đều ít nhiều bị Chu Phù làm khó làm dễ,

Còn lần giỗ tổ lần này thì đích thân thứ sử Giao Châu ra tiền ủng hộ lại thêm có thái thú quận Giao Chỉ chủ trì.

Đúng vậy, trong lễ rước có sự tham dự của Sĩ Nhϊếp và Lạc Lương!

Cũng bởi vậy mà Lạc Long phải tạm thời thoát trang trở thành một người qua đường A, để tránh những kẻ có tâm thắc mắc vì sao có tới hai Lạc Lương.

Già Ninh cuối cùng có dịp làm đại boss, bởi vì rất nhiều nghi thức trong lễ giổ tổ đều xa lạ với Hoàng Hùng, hắn cũng mới về quê chưa tới 1 năm, đây càng là lễ giổ tổ đầu tiên hắn tham dự.

Có điều Già Ninh rất nhanh bị lẹo lưỡi.

Vì sao vậy?

Bởi vì đã có Trần Sáu và Nguyễn Bảy xung phong nhận công việc thông dịch viên cho hội ‘đi bụi’ nên…

Hoàng Hùng liền rãnh mồm tung chiêu ‘mười vạn câu hỏi vầng chăng’, đem đại boss Già Ninh đánh cho cứng lưỡi ê răng, chóng mặt thấy sao hôm.

Chủ yếu là vì có một số vị thần được rước trong lễ có nguồn gốc khá kỳ bí mà chính người sống lâu như Già Ninh cũng nói không rõ.

Ngoài ra còn có một số chi tiết nhỏ trong quy tắc rước lễ mà nếu không phải người tìm hiểu kỹ càng, có trình độ chuyên sâu, kiến thức uyên bác về văn hóa truyền thống của người Việt thì khó mà nắm bắt tường tận,

Lão nông dân như Già Ninh tuy biết hết các điểm ấy nhưng chỉ là biết mặt ngoài không biết bên trong, biết làm thế nào không biết tại sao làm vậy.

Đương nhiên là không phải ai cũng khiến người ngao ngán như tiểu tử Hoàng Hùng, chí ít là hội ‘đi bụi’ không như vậy.

Trãi qua một phen giảng giải của Già Ninh thì những vị khách phương xa đều trầm trồ kính nể, cả về kiến thức dày rộng của tay lão làng và về nền văn hóa đặc sắc của người Việt.

Trái ngược với những lời nhận định là ‘man di mọi rợ’ của người Trung Nguyên,

Truyền thống văn hóa tốt đẹp, đề cao tính thiện, lòng hiếu thảo, biết ơn trời đất tổ tiên của người Việt trong mắt những vị khách đường xa quả là một kỳ quan của văn minh nhân loại.

Là những nhà du hành vạn dặm, từng thăm viếng, nếm trãi nét đặc sắc của hàng trăm nền văn minh khác nhau, mỗi thành viên trong hội ‘đi bụi’ đều là những con người cởi mở rộng lượng và ưa thích những điều tốt đẹp mới lạ.

Ở trong mắt họ chỉ có ác và thiện, tốt và xấu, chư nào có sự so sánh giữa thiên triều thượng quốc cao quý khó tả và thổ dân ngu muội man di mọi rợ,

Hoàng Hùng vẫn còn nhớ như in câu nói ấy của Marco Polo từ lần gặp mặt ở Sóc thành.

“Dã thú phương Tây cũng giống dã thú phương Đông,

Sư tử đi săn theo bầy, hổ thường đánh lẻ, sói thù dai bám sát, chúng phân biệt giữa loài với loài nhưng trong cùng loài thì chúng giống y nhau.

Con người thì khác!

Cho dù là những bộ lạc nhỏ bé chỉ vài trăm vài ngàn người sống trong rừng rậm châu Phi hoặc những cư dân tản mạn ở đất tuyết hoang vu Bắc Âu cũng có những nét đặc sắc thú vị riêng của mình,

Lạ kỳ nhưng không hề thua nhường hoàn toàn cho văn hóa La Mã, Ba Tư hay Ai Cập,

Đó là vẻ đẹp của sự đa dạng, thứ làm nên sự kỳ vĩ của văn minh nhân loại”

(P/s: Tên gọi Á, Phi, Âu đã có từ thời văn minh Hy Lạp còn cường thịnh, khoảng năm 400-300 trước công nguyên)
« Chương TrướcChương Tiếp »