Chương 30: Quê hương

Cảm ơn Quân Thượng và Koser Arima vì sự ủng hộ của hai bạn!

“One day Ill touch your soil

One day Ill finally know your soul

One day Ill come to you

To say hello... Vietnam”

- Lời bài hát ‘Bonjour Vietnam’, sáng tác của Marc Lavoine và Yvan Coriat.

(P/s: Chớ nhầm lẫn với bài ‘Hello Vietnam’ của Thomas Hall

Mặc dù dịch qua tiếng Việt đều là ‘Xin chào Việt Nam’

Nhưng bài của Thomas Hall là viết cổ vũ sĩ khí cho lính Mỹ thời thập niên 60, ủng hộ việc Mỹ xâm lược Việt Nam)

“Húúúúúúú!”

Một tiếng hú lớn vang vọng núi rừng.

Bọn người Hoàng Hùng ghìm ngựa, quay mặt về phía tiếng hú ấy thì thấy trên một mỏm đá cao xa xa, một thanh niên mình trần cường tráng đang vẫy tay cười hô:

“Ôi đồng bào ơi! Mọi người lên đường an khang mạnh giỏi nhé”

Bọn người Hoàng Hùng cũng vẫy tay chào:

“Tạm biệt! Hân Đán ở lại mạnh giỏi”

“Làm lụng chuyên cần, sang năm sung túc nhé.

Gặp lại mời ta rượu cần”

Giáp Hân Đán nghe vậy thì tháo dây chuyền trên cổ giơ lên một túi vải nhỏ chỉ chừng hai ngón tay rồi hô to:

“Cảm ơn đồng bào.

Gặp lại cùng uống rượu cần”

Hoàng Hùng mở to hai mắt ngạc nhiên, trong lòng thì cảm thấy rất là ấm áp, đáp:

“Nhớ chăm bón chuyên cần nhé!

Chúc bản Giáp mỗi mùa bội thu thịnh vượng, mọi người giàu sang phúc đức”

“Hẹn gặp lại!”

“Hẹn gặp lại!”

Trao cho nhau những lời chúc phúc, họ quay về với con đường mình đã chọn.

Bọn Hoàng Hùng tiếp tục lao nhanh xuống miền xuôi, để góp chút công sức vào công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách nô đãi, bảo vệ đồng bào khỏi những gian nguy đang rình rập từ phương Bắc.

Còn Giáp Hân Đán thì sẽ quay lại bản làng, dùng món quà của Hoàng Hùng để mang lại ấm no hạnh phúc cho những con người mà chàng đã thề sẽ làm mọi thứ bao gồm cả hy sinh tính mạng để bảo vệ nụ cười trên khuôn mặt họ.

Kẻ ở trên núi, người xuống đồng bằng, ngược xuôi khác hướng nhưng cùng chung hai chữ ‘đồng bào’.

Họ gặp nhau nào phải tình cờ mà chính là duyên trời định, bởi anh em một nhà thì dẫu có cách xa đến mấy cũng sẽ cuốn hút lấy nhau, tựa như những người con xa quê thì luôn nghe thấy quê hương vẫy gọi từ trong tâm thức vậy, chuyện ấy có lẽ rất lâu rất lâu nữa cũng chẵng có thứ khoa học nào giải thích tường tận được.

Nhóm người Hoàng Hùng đã được đón tiếp nồng hậu bởi những đồng bào nơi đây, tựa như anh em một nhà, và dĩ nhiên là Hoàng Hùng cũng chẵng ngần ngại gì mà không chia sẽ với anh em mình những món quà tổ tiên để lại cho họ.

Có lẽ đó cũng là lý do vì sao rùa vàng trao cho hắn những hạt thóc thần kỳ này!

Cao Lỗ nhận được sách thần công trình học bởi ngài muốn xây nên một thành Cổ Loa vững chãi để làm kinh đô cho Âu Lạc, và có lẽ ngài cũng ước nguyện tất cả con dân Âu Lạc sẽ được che chở an lành và sống một cuộc sống ấm cúng hạnh phúc trong những ngôi nhà vững chãi.

Môn Sanh muốn đồng bào mình có thể chủ động nắm giữ năng lực tự vệ trước những kẻ xâm lược hùng mạnh với trang bị tối tân đến từ phương Bắc, nhưng cũng giống với Cao Lỗ, hắn là một người yêu chuộng hòa bình, cho nên hắn nhận được bản vẽ nỏ thần, một thứ vũ khí chuyên dùng để thủ thành.

(P/s: Theo tác thì nỏ thần liên châu nếu có thật thì hẵn là nỏ hạng nặng dùng cho thủ thành.

Từ chi tiết Trọng Thủy phải làm gián điệp để cướp công nghệ tạo nỏ thần thì chứng tỏ là quân Triệu Đà không thể lấy được nỏ thần từ các cuộc giao tranh nơi hoang dã.

Đánh nhau thì tất nhiên có thắng có thua, làm sao có chuyện không thể cướp được dù chỉ vài chiếc nỏ.

Vậy thì khả năng lớn nhất mà tác nghĩ đến là bởi vì tất cả nỏ thần đều nằm trong tường thành Cổ Loa.

Tức nỏ thần là loại nỏ lớn dùng để thủ thành chứ không phải nỏ cầm tay.

Trong truyện sẽ sử dụng giả thiết này)

Lúc Tây Vu Vương tìm được rùa vàng, ngài hẵn là đang tha thiết cầu mong dân Việt có một vì Hùng mới đứng ra đoàn kết tất cả các dân tộc anh em, cùng nhau đánh đuổi kẻ ngoại bang, tái tạo lại bầu không khí hòa bình hạnh phúc thời cổ, vì thế nên Tây Vu Vương nhận được thanh kiếm thần có thể xác định ai là thánh nhân.

Khi Hoàng Hùng tiếp nhận rùa vàng từ tay Ngô Hai thì một bao lụa đẹp màu đất phù sa đỏ đột nhiên xuất hiện trước ngực hắn, dây buộc bao màu bạc kim tròng qua cổ giữ cho bao không rớt xuống.

Rồi một loạt thông tin xuất hiện trong đầu Hoàng Hùng:

Một bao hạt giống F0 gạo ST 2500

Trọng lượng: 2.5 kg

Đặc tính của giống F0:

Sản lượng tùy thuộc vào điều kiện môi trường và phương pháp trồng trọt.

Miễn nhiễm với tất cả bệnh hại và tác động xấu từ môi trường.

Thời gian một vụ 100-110 ngày.

Lưu ý khi trồng giống F0:

Hạt giống F0 có năng suất gấp 50-60 lần bình thường nhằm mục đích nhanh chóng tạo ra giống F1 vĩnh hằng;

Do đó sau vụ đầu tiên thì sản lượng sẽ hạ xuống 50 đến 60 lần, nếu như hạ xuống thấp hơn thì mau chóng báo cáo với Viện nghiên cứu nông nghiệp gần nhất.

Hạt giống F0 có năng lực thích nghi cao với hoàn cảnh để tự điều chỉnh mã di truyền;

Do đó, tính chất của giống vĩnh hằng F1 phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt của hạt giống F0.

Đặc tính của giống vĩnh hằng F1:

Năng lực thích nghi với điều kiện môi trường được thừa kế từ giống F0, không nên thay đổi môi trường.

Năng lực chống chọi bệnh hại, côn trùng cực cao, nắm giữ mã kháng chịu hơn 3 tỷ loại bệnh hại và hơn 1 triệu loại bệnh trùng.

Trồng dưới 3 vụ/ 1 năm thì giống F1 sẽ tự động thu hút dinh dưỡng và linh khí đất trời để cải thiện hoàn cảnh và chất lượng giống.

Sản lượng tối đa của giống F1:

900 kg cấp hai tiên gạo/ ha,

Yêu cầu trồng tại tiên thổ, dùng tiên thủy để tưới tiêu.

Sản lượng tối thiểu của giống F1:

7000 kg gạo thường giàu dinh dưỡng/ ha,

Không yêu cầu điều kiện thổ nhưỡng, cần cung cấp đầy đủ nước.

Lưu ý khi trồng giống F1:

Sau khi đạt được giống F1, để bảo vệ điều kiện tự nhiên và chất lượng của giống F1, khuyến cáo người nông dân không trồng nhiều hơn 3 vụ F1/ 1 năm.

Việc trồng nhiều hơn 3 vụ F1/ 1 năm sẽ làm suy yếu chất lượng môi trường và làm thoái hóa giống lúa.

Nhằm cưỡng chế ngăn chặn việc khai thác môi trường quá mức, mã tự hủy đã được cấy vào bộ mã di truyền và sẽ kích hoạt khi giống thoái hóa đến dời F3.

Ghi chú:

ST2500 là giống lúa tiên cấp thích hợp với mọi loại hoàn cảnh, là kết tinh khoa học kỹ thuật của tiến sỹ nông học Hồ Quang và cộng sự tại Viện nghiên cứu giống lúa tỉnh Sóc Trăng, Lạc Tiên quốc.

(P/s: ST25 là tiến sĩ Hồ Quang Cua nhá. ST2500 thì tác thích chém thế nào tác chém.

Phản đối đồng ý gì cũng không cần giơ tay, vì tác không thấy)

Thông tin không nhiều nhưng vấn đề là Hoàng Hùng hầu như không hiểu, đặc biệt là những điểm quan trọng như sản lượng.

Phải đến tối ngày thứ hai sau khi rời đi hang động, cũng là buổi tối trước khi tới bản Giáp, thì thế giới ý chí mới xuất hiện trở lại để giảng giải cho Hoàng Hùng.

Dựa theo thế giới ý chí thì vùng rừng mà nhóm Hoàng Hùng vừa đi qua hẵn là di tích của một lãnh địa tư nhân thuộc Lạc Tiên quốc, thế lực đứng sau khí vận chi tử tiền nhiệm.

Bởi vì Lạc Tiên quốc có bộ luật tự do nhân quyền, trong đó có đạo luật ngăn cấm việc giám sát địa phương tư ẩn, tôn trọng quyền riêng tư cá nhân, nên rất nhiều phương pháp đã được tạo ra nhằm ngăn cản bất kỳ một lực lượng nào theo dõi bất hợp pháp, thế giới ý chí cũng bị cản ở ngoài.

Rùa vàng kia thì là chìa khóa kết nối với một không gian ẩn mật thuộc vào kho tàng đặc biệt của Lạc Tiên quốc, nơi lưu trữ những phần thưởng cho người hữu duyên.

Tại thời kỳ hưng thịnh của thế giới, rất nhiều rùa vàng, cóc vàng, rồng vàng, trâu vàng, vân vân, được khí vận chi tử tiền nhiệm vung rãi khắp thế giới, tìm kiếm người có đủ đức và tài để góp phần bồi dưỡng họ lớn mạnh lên, trở thành lực lượng trụ cột của thế giới.

Phần thưởng được ban tặng sẽ không quá cao quý cũng không quá thô lậu, mà sẽ cực kỳ phù hợp với tâm ý của người được chọn, để tránh ảnh hưởng tới tâm tính của họ.

Về phần những thông tin kỹ thuật của loại lúa ST2500 thì sau một hồi trao đổi với thế giới ý chí, Hoàng Hùng đạt được một kết luận vô cùng thỏa mãn:

Sản lượng tối thiểu gấp đôi giống lúa tốt nhất đang trồng tại Kinh Tương, vốn là nơi có sản lượng lương thực cao nhất trên phạm vi quản hạt của Hán triều.

Càng để cho người vui mừng là sản lượng lúa ở Kinh Tương có thể tốt như vậy là bởi điều kiện tự nhiên nơi đó quá mức trù phú, nhưng sản lượng tối thiểu của ST2500 lại là khi đem trồng ở những nơi tự nhiên khắc nghiệt như đá sỏi sa mạc, vân vân.

Hoàng Hùng không biết đem giống lúa này trồng ở gần di tích nọ có thể sinh ra tiên gạo hay không nhưng hắn biết là nếu đem giống lúa này trồng tại đồng bằng Nhị Hà thì không bao lâu sau, quốc lực của người Việt tính riêng về mặt lương thảo sẽ vượt qua người Hán.

Về phần nhân rộng ra Kinh Sở, Dương Ngô, Thục Xuyên thì phải đợi tương lai xác định chủ quyền lãnh thổ ở những nơi này đã rồi tính tiếp.

Gói thóc giống F0 mà rùa vàng trao cho Hoàng Hùng chỉ có 5 cân (2.5kg) thôi, trước hết nhân rộng F1 tại đất Âu Lạc đã, còn lại tính sau.

(P/s: quy đổi và thông tin thêm về sản lượng lúa gạo đương thời nằm ở cuối chương)

Trước khi Hoàng Hùng nhận được bao thóc thì Ngô Hai đã đạt được một viên ngọc quý có thể giúp cho người nắm giữ sống hẵn trong nước, tựa như tỵ thủy châu của vua Thủy Tề trong truyền thuyết.

Lý giải cho việc này, Hoàng Hùng cho rằng là vì cuộc sống sông nước thuở còn thơ bé có ảnh hưởng quá lớn đối với Ngô Hai.

Người được cầm vào rùa vàng tiếp theo là Lê Tư, hắn nhận được một bao kiếm mà dựa theo hắn mô tả là sẽ tìm được thành kiếm báu bị thất lạc của Tây Vu Vương ngày xưa.

Với sự hiểu biết của Hoàng Hùng với Lê Tư thì lão này có khả năng rất cao là hy vọng thông qua chuyện này để chứng minh tư chất của Hoàng Hùng xứng đáng với vị trí Hùng.

Nếu thật như vậy thì hắn bó tay luôn, lãng phí mất một lần sử dụng cuối cùng.

Đúng vậy, cuối cùng!

Lúc đầu khi Ngô Hai và Hoàng Hùng sử dụng thì bởi quá chú tâm vào rùa vàng nên bọn họ không để ý chứ thực ra màu nước trong ao đã trở nên trong dần, rồi cho đến khi Lê Tư cầm trong tay bao kiếm thần thì nước ao trở nên trong vắt thấy đáy, thậm chí mái ngọc trên đầu cũng trở nên ảm đạm mấy phần, khiến cho không gian trong động tối hẳn đi.

Những người tiếp theo tranh nhau thử mọi cách đều chẵng còn nhận được gì từ rùa vàng nữa.

Thậm chí rùa vàng còn trở nên xám xịt như đá.

Đến khi Hoàng Hùng hỏi thì thế giới ý chí giải thích là vì chìa khóa đã rơi vào ngủ say.

Những chìa khóa này sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh để liên kết với không gian kho tàng, tiêu hao bao nhiêu năng lượng thì tùy thuộc vào vật được mang ra.

Phương pháp này được tạo ra để nhắc nhở người hữu duyên về việc chủ động gìn giữ và cải thiện môi trường của thế giới.

Thuở trước khi thế giới này còn là thế giới cấp 1 thì linh khí và tiên khí rất dồi dào, sinh linh vì muốn đạt được ân huệ càng nhiều nên bảo vệ môi trường rất cẩn thận; theo thế giới ý chí thì đa số thế lực đạt được những chìa khóa này sẽ tạo dựng nên một tòa thiên nhiên thánh địa để cung cấp phụng dưỡng chìa khóa hòng sản sinh lợi ích lâu dài.

Có điều bây giờ thế giới bị giáng cấp thành ngụy giới, thời thế đổi thay nên dù nhóm Hoàng Hùng chỉ lấy được mấy món đồ ‘bình thường không có gì lạ’ cũng đã hao hết năng lượng mà di tích nọ tích trữ được, có lẽ phải cả trăm năm nữa thì rùa đá mới trở lại thành rùa vàng.

Về phần vị con cháu của Tây Vu Vương trong suy đoán của nhóm Hoàng Hùng, người đã mang theo đám Huyền Kính Ty đi vào di tích cổ rồi âm chết bọn hắn tại đó, thì Hoàng Hùng đoán là người ấy đã không sử dụng rùa vàng.

Hắn đoán như thế từ việc nhóm người mình nhận được tổng cộng 3 món quà từ rùa vàng thì ao nước tiên nọ liền hóa thành nước trong, mất đi vẻ thần kỳ vốn có.

Lần đầu Cao Lỗ và Môn Sanh khai quật được rùa vàng tại nước bùn hồ Thủy Quân thì rất khó nói chắc vì chẵng biết rùa vàng ở đó từ lúc nào, có ai sử dụng chưa, cách bao lâu.

Nhưng những sự kiện sau này thì có thể tạm dùng làm chứng cứ.

Thời điểm Tây Vu Vương mưu khởi nghĩa cách thời đại chiến tranh Tần Việt nổ ra gần cả trăm năm, mà Tây Vu Vương chỉ dùng rùa vàng được mỗi 1 lần.

Lại nhẫm tính tiếp thì từ thời Tây Vu Vương đến nay cũng ngót nghét đã gần 300 năm.

Vậy có phải là cho dù có động tiên tích xúc tiên khí đất trời thì cũng phải cả trăm năm mới dùng rùa vàng được 1 lần?!

Đương nhiên còn có các khả năng khác.

Chẵng hạn như Tây Vu Vương ngày trước không muốn lộ ra bí mật của rùa vàng nên chỉ dùng cho mình rồi đem giấu tiếp, tích xúc tiên khí cho con cháu ngày sau sử dụng.

Bây giờ muốn chứng thực thì chỉ có thể chờ gặp được vị con cháu của Tây Vu Vương trong suy đoán.

Thực ra thì Hoàng Hùng càng hy vọng vị con cháu của Tây Vu Vương trong suy đoán cũng nắm giữ một thần vật nào đó, bởi như vậy thì lực lượng phe ta sẽ tăng lên, cơ hội thắng lợi sẽ càng nhiều.

- ---------------

Có những người một lần tha hương rồi không bao giờ còn được cơ hội quay trở về, cho đến lúc chết vẫn thèm được bước trên mảnh đất ngày xưa, ngửi hương khế hương bưởi sau vườn, đứng trong nắng ả mà nghe tiếng ò ó, nằm nghiêng trên võng mà ngẫm điệu ầu ơ.

Có những người từ khi sinh ra đã ở nơi xứ lạ, cả một quãng trời thơ bé chỉ được biết về quê cha đất tổ qua những lời kể, câu văn, đến khi trưởng thành cũng chưa từng được một lần nếm trãi vị ngọt bùi của quê hương, khát khao lắm những câu dân ca trong lời ru của mẹ.

Ánh hoàng hôn đỏ tía rãi bình đạm lên những mái tranh nghèo,

Khói bếp sương mây nhuộm vào gió nồm nghi ngút vị đồng quê,

Xa xa văng vẳng tiếng sáo trúc của lũ mục đồng đang cười nói lùa trâu về đàn,

Một đôi cò trắng bay vυ"t lên trời rồi liệng về phía cuối tầm mắt, nơi có những cánh đồng lúa nước đang bắt đầu cấy.

Những người nông dân chân đất vừa kết thúc một ngày làm việc chăm chỉ vất vã, đang hát đối với nhau trên đường về nhà.

Sáu quái kẻ thì nhắm mắt hưởng thụ cảm giác an tường kỳ dịu, người thì chăm chú nhìn cảnh tưởng thân thuộc quê mình, còn có Nguyễn Bảy không biết tìm ở đâu ra mấy trái khế, đang núp ở sau lén lút ăn một mình.

Mỗi người có một kiểu thèm quê riêng, nhưng tựu chung là đều muốn hít lấy hít để bầu không khí của quê hương.

Không khí ở đâu cũng vậy thôi, nhưng ở quê thì lại khác.

Bởi nó còn mang theo linh hồn của dân tộc, mùi hương quê.

Chỉ có những người từng đi xa quê và nhớ quê da diết thì mới nhận ra được sự khác lạ ấy.

Bằng mắt, bằng mũi, bằng tai, bằng da, bằng lưỡi thậm chí bằng cả tâm hồn, bởi vì cho dù người ta có mất đi hết các giác quan thì người ta vẫn có thể nhớ quê và yêu quê không thua gì người lành lặn.

Hoàng Hùng đã được nghe kể thật nhiều cũng đã được đọc thật nhiều về mảnh đất này và cuộc sống con người nơi đây.

Nhưng đây là lần đầu tiên hắn được trực tiếp cảm nhận linh hồn của dân tộc mình, quốc gia mình.

Khác với sáu quái, Hoàng Hùng không hề cố gắng ôm ấp, hưởng thụ lấy quê hương.

Bởi hắn cảm thấy chính quê hương đang ôm ấp mình vào lòng.

Đất nước mây trời như tấm lòng cha mẹ,

Sông núi cỏ cây như những vòng tay đưa,

Cơn gió chiều hôm quyện mùi khói bếp, thổi lên vi vu khúc nhạc đồng quê, ấy chính là từng hơi thở, từng lời ru của bà của mẹ.

Có lẽ vậy!

Hắn cũng không rõ lắm bởi Hoàng Dung chuyện gì cũng giỏi, chỉ không giỏi ru con.

Mà hắn thì thức tỉnh quá sớm, trưởng thành quá sớm, từ năm lên 3 đã lấy trăng làm đèn, trằn trọc thư sách, tuổi thơ gần như chẵng tồn tại bao lâu.

Hoàng Hùng lặng người đi trước khung cảnh quê hương thanh bình bao la bát ngát.

Sáu quái cũng còn bận hút hít hưởng thụ cho riêng mình.

Nhưng niềm vui của cuộc gặp mặt chóng vánh qua đi.

Chỉ thấy nơi xa có một toán quân binh gần trăm người đang thất thểu chạy về hướng thôn làng trước mặt.

Kỷ luật bát nháo, mạnh ai nấy chạy, tư thế ngã nghiêng như sắp chết đói, cả toán quân như bị không khí điêu linh bao trùm, nếu không phải giáo mũ và vũ khí trong tay có thể miễn cưỡng chứng minh thân phận thì nhìn bọn họ chẵng khác nạn dân là bao.

Đinh Ba nói:

“Công tử! Là hội quân

Xem chừng là quân Hán”

(P/s: quân lính đánh trận bị thua bỏ chạy tán loạn, khi tụ tập lại gọi là hội quân)

Hoàng Hùng gật đầu:

“Xem chừng là vừa bị đánh bại không bao lâu.

Mấy vị ca ca.

Lên ngựa thôi.

Chúng ta phải đuổi chúng đi.

Hội quân so với tặc phỉ còn đáng sợ.

Không thể để chúng tàn hại quê hương ta”

Tặc phỉ không đáng sợ bằng hội quân là bởi vì tặc phỉ còn có ổ cướp, có chỗ để quay về, có chỗ để bám víu, để lo lắng,

Mà hội quân thì khác, thua trận bỏ chạy tức là tội, bất kể vì sao thua, vì sao chạy, thì việc bị trách phạt là không tránh khỏi.

Đó là tương lai u ám, còn khó khăn trước mắt là quân nhu, lương thảo không còn, đói đỏ cả mắt, so với sói cọp trong rừng còn đáng sợ.

Thậm chí vừa mới trãi qua cuộc chém gϊếŧ, nhìn thấy đồng đội ngã xuống trước mặt, tinh thần đã không còn ổn định, tùy thời có thể đốt phá gϊếŧ hϊếp, dùng bất hạnh của người khác để đổ xả sự bức bối của mình.

Từ trên một ý nghĩa nghiêm khắc để đánh giá thì hội quân chỉ là con chứ không phải người.

Cho nên rất nhiều danh tướng thời cổ đôi lúc lựa chọn gϊếŧ hàng hoặc hỏa công, thủy công, tận diệt quân địch, chính là vì để giảm bớt hội quân.

Cũng có những nhân chủ sẵn sàng cấp phát xe thuyền, lương thuốc, thậm chí phái quân hộ tống kẻ địch về nước chúng, chính là vì ngăn chặn tác hại của hội quân.

Người làm chủ tướng, tùy vào tình hình thực tế và cách cục dài lâu, có lúc lựa chọn khoác lên bêu danh lạm sát, có lục lựa chọn dặn xuống lửa hận trong lòng.

Về phía Hoàng Hùng,

Hiện tại bọn họ chỉ có bảy người cho nên bắt hàng là không thể nào, không canh quản nổi, cũng không nuôi nổi tù binh.

Đơn thuần gϊếŧ kẻ thủ lĩnh rồi hù chạy đám hội quân này cũng là một kế, nhưng nếu vậy thì không ai đảm bảo là chúng sẽ không quay lại hoặc không đi tai họa nơi khác.

Vậy thì chỉ có tận diệt!

- ------

“Thôn trưởng ở đâu!

Mau ra đây cho bản đại gia!”

Thủ lĩnh đám hội quân dừng ngựa trước thôn gọi to, hắn cũng sợ trong thôn có mai phục.

Từ trong đám thanh tráng đang tay cuốc tay liềm, một ông lão hơn bốn mươi tuổi bước ra, lo lắng nói:

“Lão là Già Ninh, trưởng thôn ở đây.

Không biết tướng quân đến đây có việc gì cần sai bảo?”

Kẻ kia trừng mắt hù người quát hỏi:

“Ta được thái thu Chu Phù mệnh đi dẹp bọn phản loạn

Các ngươi có phải đồng bọn của quân Lương Long?”

Già Ninh sợ toát mồ hôi nhưng cố trấn định nói:

“Đương nhiên không phải, đương nhiên không phải!

Người trong thôn ta lâu nay chỉ biết trồng trọt săn bắt, đâu biết chuyện binh đao gì!”

Kẻ kia hừ một tiếng nói:

“Vậy thì tại sao các ngươi lại dám tụ tập mang theo vũ khí chặn quan binh?

Ta xem các ngươi chính là loạn đảng”

Già Ninh lắc đầu chối:

“Tướng quân chớ nói vậy, oan cho chúng ta.

Chúng ta tưởng là giặc cướp nên mới tụ tập chống lại.

Ngài xem đám trẻ đều là cầm nông cụ chứ đâu phải binh khí gì”

Kẻ kia lại hừ một tiếng:

“Lời nói một phía sao mà tin được.

Tất cả người trong thôn mau mau đi ra khỏi thôn cho ta tra xét”

Già Ninh lo nghĩ không thôi, do dự không dám quyết định, đám này vừa nhìn liền không phải kẻ thiện, có tường thôn, vách nhà còn miễn cưỡng chống lại được, nếu ra đất trống hết thì cùng với ngồi chờ làm thịt đâu có khác bao nhiêu.

“MAU!

Hay ngươi là phản loạn thật!”

Già Ninh chợt nghĩ ra một kế, thế là hắn làm bộ mặt khổ sở nói:

“Tướng quân xin chờ cho một lát.

Lão sợ trong thôn có vật gì lạ làm ngài hiểu lầm.

Để lão bảo đám trẻ mang hết cuốc thuổng gậy gộc ra cho ngài kiểm tra.

Đảm bảo với ngài là không hề có binh khí hay phản đảng.

Đã đến chiều chắc tướng quân và các dũng sĩ cũng đói rồi.

Để lão đi dặn đám đàn bà làm thêm cơm mời chư vị”

Thủ lĩnh loạn quân lúc này đói meo meo, từ sau trận ngày hôm qua, hắn chỉ cướp được một miếng ăn từ xác đồng đội, căn bản không bỏ bèn gì với hành trình chạy loạn suốt một ngày trời.

“Uhm! Đi đi, mau lên”

Tại một căn nhà trong thôn

“Già Ninh à, ta xem đám này không phải loại lương thiện.

Chúng ta không thể mặc cho bọn chúng muốn làm gì thì làm được”

“Ta cũng biết thế cho nên mới tìm cách câu giờ.

Mọi người có kế sách gì không?”

“Chuyện này coi bộ khó!”

“Cùng lắm thì đánh!”

“Đánh? Đánh như thế nào? Bọn họ tay kiếm tay dáo, mặc giáp mũ.

Chúng ta đánh sao lại họ?”

“Haizz!”

Lúc này bổng một âm thanh giọng lạ vang lên:

“Ta có cách!”

“Ngươi là ai?” “Sao vào được đây?” “Ngươi là tặc sao?”

Nguyễn Bảy cười tự tin nói:

“Ta chỉ là người du lịch qua chốn này thôi.

Là bé Dần dẫn ta vào đây”

Một cậu bé chừng 11-12 tuổi, mặt mày lem luốc ló mặt ra cười:

“Dạ là con dẫn anh này vào thôn.

Lúc đó quan binh còn chưa có tới”

Nguyễn Bảy nhìn thẳng Già Ninh nói:

“Ta từ trên núi bắc liền nhìn thấy đám quân binh kia.

Bọn chúng hành quân tán loạn không có kỷ luật.

Chắc chắn là hội quân vừa bị thua trận.

Loại này hung tàn vô cùng, ngoại trừ sợ chết ra thì làm ác sẽ không có điều kiêng kỵ gì.

Ta xem khung cảnh nơi này yên ả giống quê nhà ta nên sinh lòng trắc ẩn.

Muốn hỗ trợ đồng bào đuổi đi đám hội binh kia”

Già Ninh là kẻ già đời, nghe ra được sự chân thành trong lời nói của Nguyễn Bảy, gật đầu nói:

“Không biết tráng sĩ có cách nào giúp đỡ bọn ta?”

Nguyễn Bảy ôn tôn nói:

“Như ta đã nói.

Hội binh kiêng sợ làm ác chỉ sợ mất mạng.

Đồng bào càng nhân nhượng thì chúng sẽ càng lấn tới.

Càng tỏ ra yếu mềm thì chúng càng chẵng kiêng nể gì.

Muốn đuổi chúng đi chỉ có

Đánh”

“Ngươi nói thì hay lắm!

Đánh làm sao thắng?”

“Không phải nhà ngươi, đánh không lại thì ngươi rũ áo đi. Chỉ có chúng ta chịu khổ”

Nguyễn Bảy lắc đầu nói:

“Ta gọi mọi người là đồng bào bởi vì ta cũng là người Việt, đây chính là quê hương ta.

Ngày đó quê ta cũng trãi qua chiến loạn, cũng đổ nát điêu tàn.

Ta tận mắt nhìn thấy người thân của mình ngã trong máu lửa.

Ta không muốn nơi này cũng như vậy.

Lát nữa giao chiến ta sẽ đi đầu, mọi người chỉ cần theo ở phía sau ta là được.

Nhưng mà nhớ kỹ, không được nương tay.

Ta sớm muộn cũng rời đi nơi này.

Các vị nương tay thì bọn chúng sẽ còn quay lại.

Phải đánh cho chúng sợ để chúng không dám bén mảng tới nửa”

“Ngươi chịu đi đầu?”

Nguyễn Bảy gật đầu nói chắc như đinh đóng cột:

“Ta đi đầu.

Tuyệt đối có gϊếŧ chết thủ lĩnh địch.

Mọi người hô hào xông lên, làm mặt dữ tợn, hù sợ bọn chúng”

Già Ninh lúc này mới chen vào:

“Kế sách này có phải hay không quá qua loa.

Bọn họ đi rồi báo quan mang thêm quan binh tới hạch tội thì sao?”

Nguyễn Bảy cười:

“Xì xồ xì xòa …”

Sau một hồi trù tính mưu kế, Già Ninh mang theo đám trai tráng xách hết cuốc thuổng búa liềm ra khỏi thôn, Nguyễn Bảy cũng lẫn vào trong đó một bộ người vật vô hại, nai con sợ thú dữ.

Đám hội binh nhìn ‘lũ nông dân’ sợ sệt run rẫy thì cười hà hà khinh bỉ.

Già Ninh hướng kẻ thủ lĩnh hội quân nói kính nói:

“Thưa tướng quân, trong thôn trai tráng và nông cụ đều ở đây cả.

Cơm nước đã được đám đàn bà chuẫn bị sẵn trong thôn.

Mời tướng quân và các dũng sĩ vào dùng, tránh cho cơm lạnh mất ngon”

Tên kia nghi hoặc nói:

“Chỉ có bấy nhiêu nam tráng?”

Già Ninh gật đầu nói:

“Vâng thưa tướng quân.

Ngài nhìn xem, thôn ta chỉ có 47 hộ.

Cả thảy có 68 tên đàn ông”

Một tên lính chỉ một đứa trẻ thấp lùn nói:

“Cái mặt búng ra sữa này cũng xưng đàn ông. Há há há”

“Haha! Còn bú tý không con. Mẹ mi bao sữa ta xin miếng”

Già Ninh ra bộ ngại ngùng nói:

“Nó là cháu lão. Năm nay 12 tuổi. Là thủ lĩnh đám chăn trâu trong thôn.

Nó cũng lớn rồi, biết phụ giúp cha mẹ, không còn nhỏ nữa”

Lúc này ở trong đám có một giọng nói khó chịu vang lên:

“Đào Thăng!

Bọn ta đói nhăn răng rồi.

Đi thôi.

Ngươi chỉ được cái cẩn thận đến hèn”

Tên thủ lĩnh nghe thế cũng không quay lại nhưng coi bộ khá căm tức vì hắn nghiến răng nghiến lợi mấy cái rồi mới ra lệnh cho đám thuộc hạ lần lượt đi vào thôn.

(P/s: Thông số quy đổi và sản lượng lương thực thời Hán đô hộ nước ta.

[Một mẫu Hán = 666.666 mét vuông = 1/16 ha]

Theo tìm hiểu của tác từ nguồn tư liệu của nhà nghiên cứu Francesca Bray chuyên về xã hội Trung Quốc cổ đại thì

Vào thời Minh, sản lượng lúa cao sản nhất ở vùng Giang Nam, nơi trù phú nhất Trung Quốc, là vào khoảng [2-3 tấn/ mẫu Anh]

[Mẫu Anh (arce) = 4000 mét vuông = 6 mẫu Hán]

Cũng dựa theo nghiên cứu của Francesca Bray thì vào thời Minh, việc sử dụng phân và chất thải để bón cây mới trở nên phổ biến và đã gia tăng sản lượng gần như gấp đôi.

Bởi vì thời cổ đại hầu như chả có ai nghiên cứu lai giống hay cải tiến giống gì cả, cho nên tác đánh đồng luôn sản lượng lúa trước thời Minh với sản lượng lúa thời Hán (mặc dù hơi điêu vì cách nhau tận gần 1500 năm).

Tức là sản lượng lúa nước Giang Nam (Kinh Châu, Dương Châu) trong truyện này sẽ vào khoảng:

[1-1.5 tấn/ mẫu Anh] tương đương [2.5-3.75 tấn/ ha] hoặc [167-250 kg/ mẫu Hán]

Sản lượng của gạo ST2500 tác chém trong chuyện này là

Ở điều kiện khó khăn thì tối thiểu cũng đạt được:

[7 tấn/ ha] tương đương [437.5 kg/ mẫu Hán]

Tính trung bình là gấp đôi giống lúa tốt nhất đang trồng tại Kinh Châu.

Về phần giống F0 có sản lượng gấp 50-60 lần F1 là để hợp lý hóa vụ nhân giống F1 nhanh nhé.

Nếu bạn đọc không quá quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp thì không cần để ý nhiều mấy điều giải thích đặc tính và lưu ý, bởi chúng đều là để hợp lý hóa giống lúa này thôi.

Một trong những điều ‘xạo quần’ của thể loại truyện triệu hoán là việc triệu hoán ra những giống cây tương lai hoặc giống cây châu Mỹ mà trồng trong thời cổ đại của Trung Quốc một cách ngon lành cành đào.

Thực tế không dễ như vậy,

Nếu bạn xuyên hồn về cổ đại thì bạn tạm ổn, nhưng nếu bạn xuyên cả thân xác về cổ đại thì đảm bảo là bạn sẽ chết trong vài ngày, lâu lắm là vài tháng bởi vì điều kiện vi sinh của môi trường khác xa thời hiện đại.

Cây cối và sinh vật cũng vậy!

Hiểu nôm na là giống như đem thú nuôi trong nhà ném vào rừng nguyên sinh ấy, cho dù không bị thú dữ làm thịt thì cũng có thể bị ngộ độc vi khuẩn trong nước suối rồi nhiễm trùng đường ruột toi mạng)