Chương 27: Khí vận

Cám ơn vì sự ủng hộ của bạn Koser Arima, bạn vào comment cãi làm chi cho nó khênh tiêu cực lên người, tác chỉ quãi mấy cụ report cố thôi còn comment thì thích nói sao thì nói.

Cám ơn bạn Ngu Nhân đã đề cử, tác cũng dựng dàn tới chương 33 rồi mà đắp chữ vô nó mới mệt, nhiễm cv nặng quá, viết xong đọc lại lại muốn sửa.

Cám ơn bạn HL đã tặng quà, tác không biết bạn nguyện ý lộ danh tính không nên tác để tên viết tắt thôi.

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa”

- Trích bài thơ ‘Qua đèo Ngang’ của nữ học sĩ Nguyễn Thị Hinh, giữ chức Cung Trung Giáo Tập dưới thời Nguyễn triều đệ nhị đế Minh Mạng.

(P/s: Cung Trung Giáo Tập = giáo sư trong cung, chuyên dạy học cho công chúa và phi tần)

“Lạc Hùng”

“Lạc Hùng”

“Lạc Hùng”

Hoàng Hùng theo bản năng choàng tỉnh giấc bật người dậy thủ thể.

Hắn thấy mình đang đứng tại một nơi xa lạ, xung quanh không có bóng dáng anh em sáu quái hay bất kỳ dấu vết nào của lửa trại.

“Ngô ca!

Lê ca!

Các vị ca ca!

Tiểu Ô!”

Hô to mấy tiếng không có kết quả thì Hoàng Hùng cũng im luôn vì sợ thú rừng săn mồi ban đêm nghe tiếng mà tới.

Xung quanh tối đen như mực, ngước nhìn lên thì bầu trời hoàn toàn một màu đen huyền như tấm áo lụa nhuộm đen đơn xơ không chút trang trí.

Dường như mây đen đã che phủ ánh trăng và các vì sao, chỉ có một số loài côn trùng phát sáng đang lập lòe thoắt ẩn thoát hiện sau nhưng bụi cây như để tôn thêm vẻ thần bí của đêm tối rừng già.

Đột nhiên, một làn gió đêm thổi vù qua tựa như một con mãnh hổ bất ngờ xông tới khiến cho Hoàng Hùng lạnh buốt sống lưng, toàn thân nổi da gà.

Hoàng Hùng quỳ một chân xuống, hạ thấp trọng tâm vào tư thế sẵn sàng bứt tốc bỏ chạy.

Hắn nhắm mắt lại, từ bỏ những giác quan vô dụng trong lúc này mà tập trung vào những giác quan hữu dụng hơn ví dụ như thính giác và khứu giác.

Trong sự tĩnh mịch của đêm rừng, những làn gió réo rắt mang theo vị mát lạnh của hơi nước và dường như có cả tiếng nước xối ào ào.

“Là thác nước!”

Hoàng Hùng cẩn thận lần mò theo tiếng thác đổ đi một hồi lâu thì nhìn thấy một ngọn thác được bao phủ trong làn sương đêm mờ ảo.

Bởi vì khói nước mù mịt nên hắn không nhìn rõ lắm nhưng từ tiếng nước chảy cùng quy mô của dòng suối bên dưới thì Hoàng Hùng có thể mường tượng ra ngọn thác này phải cao rộng như một tòa lầu các bảy tầng chứ chẵng chơi.

“Có lẽ phải cỡ Hoàng Lạc lâu”

Hoàng Hùng không đi ra ngay lập tức vì suối nước ban đêm cũng là chỗ dừng chân nghỉ ngơi giải khát lý tưởng của rất nhiều loài thú rừng, đặc biệt là những loài trên đỉnh chuỗi thức ăn sẽ thường đến đây mai phục.

Đứng trong bụi rậm quan sát kỹ lưỡng một hồi, Hoàng Hùng chưa phát hiện thấy mối nguy hiểm sẵn có nào nhưng bổng đâu có những ánh sáng trắng lóa chiếu vào mớ sương mù làm chúng tan dần.

Hoàng Hùng theo những tia sáng ấy ngước nhìn lên thì thấy bầu trời đêm đã không còn đen huyền hiu quạnh mà dần hiện ra các vì tinh tú lấp lánh cùng với mặt trăng tròn vành vạnh tựa như một viên dạ minh châu khổng lồ đính vào mái vòm sân khấu của buổi dạ hội.

Ánh trăng nhanh chóng kéo xuống lớp mặt nạ của thác nước để cho Hoàng Hùng nhìn thấy thấp thoáng phía sau thác dường như có thứ gì đó thâm ảo kỳ bí.

“Chẵng lẽ là một hạng động sau thác nước?”

Có điều Hoàng Hùng cũng không rãnh quan tâm chuyện đó lúc này, hắn đã cơ bản bằng mắt xác định không có nguy hiểm xung quanh đây.

Hoàng Hùng rờ xuống đất lần mò lấy một cục đá vừa tay rồi thoắt cái ném cao lên trời.

Hòn đá theo đúng mục đích của người ném, bay thành một hình vòm cùng (parabol), tại đạt đến độ cao cực đại sau đó liền rớt xuống suối nước kêu ‘tỏm’.

Hoàng Hùng ở trong bụi rậm chăm chú quan sát một lát, không phát hiện có động tĩnh gì rồi mới đi ra.

Thế nhưng vừa mới tới sát bên dòng suối thì bổng ù ù vù vù như thể có tiếng hàng ngàn ngàn triệu triệu côn trùng từ bốn phương tám hướng xộc tới.

Hắn ngất!

Nắng trưa cao chiếu trên đỉnh đầu,

Hoàng Hùng có chút mệt mỏi tựa người vào một gốc cây già cố liu riu chợp mắt nhưng không tài nào ngủ được.

“Sột soạt sột soạt”

Tiếng bước chân ngày một gần, một bóng người hiện ra từ trong những bụi cây rậm rạp gai góc.

Là Trần Sáu!

Trần Sáu nhìn nét khẩn trương trên mặt đám anh em huynh đệ thì cười khinh khỉnh chọc:

“Ây!

Làm gì căng dữ.

Ta đã cố tình đạp cây đυ.ng cành để báo hiệu rồi đó.

Chứ nếu là ông 30 thiệt thì đừng có mơ mà nghe được tiếng.

Hố hố!”

Trần Sáu nói xong cũng không để ý mấy con mắt trừng trừng mình mà hướng tới chỗ Hoàng Hùng đưa ra một bao vải nhỏ:

“Ây, công tử.

Hơi khó tìm một chút.

Để công tử đợi lâu”

Hoàng Hùng vuốt vuốt mũi lắc đầu:

“Cảm ơn Trần ca.

Không lâu chút nào.

Không có Trần ca thì đệ cũng chịu chứ làm sao tìm được giữa rừng núi âm u rậm rạp này”

Hoàng Hùng mở ra trong bọc vải là một mớ lá cây rừng có hình dạng khá tương tự nhau.

Hắn cẩn thận kiểm tra từng chiếc lá, xác nhận không có nhầm lẫn rồi mới bắt đầu công việc nấu thuốc.

Số là hai ngày này hắn không được ngủ ngon, ban đêm thường gặp mộng lạ, phát hiện mình bị lạc giữa rừng.

Đêm đầu tiên Hoàng Hùng còn tưởng là mình bị lạc thật hoặc bị bắt cóc các thứ các thứ, lần mò cả buổi tìm được một thác nước thì ngất luôn.

Đến đêm thứ hai, lại bắt gặp cảnh tượng y chang thì ngay khi vừa bắt đầu hắn liền tìm mọi cách để thức dậy nhưng không thành công, bí nước, Hoàng Hùng quyết định đi ngược lại với hướng thác nước, cuối cùng phát hiện một vách đá có hình thù khá dị rồi …

Ngất!

Sáng thức dậy, sáu quái phát hiện Hoàng Hùng có chút choáng váng, hai mắt thâm quầng thì gặng hỏi, kiểm tra.

Không phát hiện dấu hiệu bệnh tật hay trúng độc gì nên đám người cho là vì hắn suy nghĩ chuyện dân quốc tương lai nhiều quá nên bị áp lực tâm lý.

Hoàng Hùng cũng cảm thấy có lẽ vậy.

Thế là đám người bắt hắn nghĩ ngơi nhiều hơn, bước tiến của họ cũng chậm lại, Trần Sáu thì dựa theo mô tả của Hoàng Hùng đi tìm một số thảo dược có tác dụng an thần, dễ ngủ.

Buổi trưa hôm ấy cũng không an bình,

Lần này Hoàng Hùng trực tiếp bị kéo vào mộng ban ngày, xung quanh ánh nắng chói chang, nhưng không phải vì thế mà bớt oái oăm hơn hai lần trước, ngược lại, tình cảnh của hắn muốn khó khăn hơn nhiều.

Ngay bên cạnh hắn là một cái tổ chim còn vương vãi tàn mảnh vỏ trứng cùng mấy chú chim non mới nở đang trừng trừng mắt nhìn sinh vật khổng lồ to gấp chục lần cha mẹ chúng, ríu rít kêu loạn.

Hoàng Hùng đang đứng trên một mô đất nhỏ xem chừng khá chắc chắn nhưng xung quanh thì lau sậy um tùm.

Đầm lầy!

Dưới hầu hết mọi tình huống, Hoàng Hùng đều có thể ứng phó, bởi vì hắn không chỉ nhanh trí, kiến thức rộng mà tự mình trãi nghiệm cũng không ít.

Nhưng đương nhiên là không có ai toàn năng cả và Hoàng Hùng cũng vậy.

Nếu nói có thứ gì mà tiểu tử thiên tài bác học Hoàng Hùng không biết, không thạo, thậm chí chưa từng thử qua thì đó là bơi đầm lầy.

Kinh Tương và Ngô Hội cũng có đầm lầy nhưng bởi vì sông nước nhiều liên thông nên đầm lầy những nơi ấy đa phần là nước. Huống hồ khi du lịch những chỗ ấy thì Hoàng Hùng toàn ngồi thuyền.

Còn cái đầm lầy trước mặt này thì rõ là loại đặc trưng đặc hữu của vùng Lĩnh Nam, bùn đất nhão không!

“Thiệt luôn á hả???!!!”

Càm ràm một cái rồi Hoàng Hùng cũng bình tĩnh lại, hắn cũng không kêu trời hay kêu thế giới ý chí tại vì tối hôm qua hắn thử rồi, chẵng ích lợi gì.

Hắn cũng không thể chơi trò chờ đợi được bởi vì đêm qua hắn cũng chơi trò này.

Lúc đó vừa mới vào mộng hắn liền trực tiếp nhắm mắt lại ngồi xuống khoanh chân, học các nhà sư nhập thiền định.

Kết quả là râm ran hết cả vạn chữ kinh văn từ Phật sang Đạo lại sang Nho cuối cùng mở mắt ra vẫn ở nguyên chỗ củ.

Về phần tự đánh ngất mình hoặc tự tử thì hắn không dám thử, bởi vì y thư cổ có mô tả về trường hợp tự gây thương tích cho mình trong lúc ngủ mơ.

Lỡ như hành động ác ý của hắn trong giấc mơ bị cơ thể thực hiện luôn ngoài đời thì quá thảm.

Hoàng Hùng đoán là cái cơ chế của loại giấc mơ này là mình phải đi đến một nơi nào đó, hoặc phát hiện một số thứ gì đó thì mới thoát ra được.

Thế là hắn cẩn thận quan sát tỉ mỉ xung quanh.

Đầm lầy này kỳ thật không lớn bởi vì từ chỗ Hoàng Hùng có thể nhìn thấy được một số cây thân gỗ thô cao mọc thẳng lên khỏi hàng lau sậy.

Loại cây như vậy không thể nào mọc trong đầm được, đó là điều Hoàng Hùng đọc được trong những mô tả của chủ bạ theo quân Mã Viện đi đánh nước mình ngày trước.

Ngoại trừ khí hậu thì địa hình như đầm lầy và rừng rậm côn trùng độc sà cũng là một trong những trợ thủ đắc lực của ngươi Việt trong các cuộc chiến vệ quốc.

Quan sát một hồi hắn chợt phát hiện xa xa chừng hơn một dặm bên ngoài tầm mắt có một vách đá có hình thù khá tương tự với vách đá mà mình nhìn thấy trong mơ tối qua.

“Hẵn là nó!

Nếu vậy thì chỉ còn cách đi đến đó mới mong thoát mộng”

Hoàng Hùng có mục tiêu thì liền bắt tay vào thực hiện, tìm kiếm xem trong tầm với an toàn có cái gì có thể dùng được không, ví như một khúc gổ nổi hoặc một cành cây dài chẵng hạn.

Đang loay hoay xoay sở thì lũ chim non bổng đổi giọng từ sợ sệt sang ríu rít mừng vui.

Hoàng Hùng có thể nghe ra được vì Thái Ung bắt hắn thực hành quá nhiều mà bản thân hắn cũng có lục giác thông tuệ.

Có điều sau đó lại chen lẫn một số âm thanh khá lạ, cũng là của một loài lông vũ, hắn có thể xác định điều đó vì tiếng của chim muông thì khác xa tẩu thú, cá nước và côn trùng.

Nhưng tiếng loài chim này hắn lại chưa nghe bao giờ cả.

Hắn hiếu kỳ quay lại nhìn thì thấy một con gà khá đẹp đã chạy tới chổ tổ bao bọc lấy lũ chim non, nhìn hắn chằm chằm.

“Hẵn nó là con mẹ.

Mà giống gà này trông là lạ nhỉ?”

Dù sao thời gian trong mơ cũng không gấp gáp, nếu mà đồng bộ với bên ngoài thì qua quá lâu đám sáu quái cũng sẽ đánh thức hắn dậy.

Thế là hắn liền chiều theo tính tò mò của mình, cẩn thận quan sát loài gà lạ.

Con gà mẹ cùng trân trân nhìn hắn, đánh giá tầm cỡ của đối thủ chứ không vọng động tiến công.

Cái mỏ của nó màu vàng đồng cong hẹp và khá dài so với gà thường, tựa như mũi Việt câu vậy.

(P/s: ‘Việt câu’ hay ‘Ngô câu’ là loại kiếm đồng khá phổ biết trong quân đội nước Việt và Ngô thời Xuân Thu.

Công nghệ đúc đồng của người Bách Việt ngày xưa khác với người Trung Nguyên nên sản phẩm làm ra cũng khác nhau, cho nên mới có tên gọi đặc biệt)

Cả bộ ngực và phần lớn khuôn mặt của nó phủ một lớp lông tơ trắng phau như tuyết.

Còn đỉnh đầu đến lưng và hai cánh thì là lông vũ đen lấm tấm bùn.

Đặc biệt nhất là phía sau đuôi nhô lên vùng lông đỏ cam tựa như ánh lửa.

Trông hình dạng của nó cùng cái cách mà nó che chở cho đàn con thơ trong cái tổ rơm cành vỏ trứng làm Hoàng Hùng liên tưởng tới một người phụ nữ Việt bận áo trắng thánh khiết, trên đầu trùm khăn đen để tang chồng, người vừa ra đi chỉ để lại mái tranh nghèo và bầy con ngây dại.

“Bốp!”

Tự tát mình một cái vì nghĩ vớ vẫn, Hoàng Hùng lắc lắc đầu đẩy mớ tư tưởng xạo quần ấy ra khỏi đầu rồi tự nhủ với mình là Hoàng Dung và Lạc Long đều còn sống khỏe.

Gặp phản ứng quái lạ của Hoàng Hùng, con gà mẹ cất tiếng kêu cốc cốc.

Hoàng Hùng lúc này chợt nhận ra rằng hình như trước đây mình có nghe ra một lần khi đi thuyền qua bãi lau sậy ven Động Đình, khi ấy người lái thuyền có nói với hắn là …

“Đổ Quyên?

Nhưng không quá giống a.

Hay là do Bắc Lĩnh khác Nam Lĩnh”

Hoàng Hùng tiền lại gần cuối xuống ghé mắt nghiên cứu thì chợt lúc này con chim ‘nghi là Đổ Quyên’ nọ nhảy bổ về phía hắn.

“Láp láp láp”

Hoàng Hùng mở mắt tỉnh dậy thì thấy một khuôn mặt ngựa đang nhìn mình chăm chăm, quan trọng là bên cạnh không có đầu trâu.

Sau đó cặp mắt ngựa to dần, cái đầu ngựa tiến lại rồi thè lưỡi dài đỏ ra liếʍ hắn.

“Há há!

Nhột!

Tiểu Ô!

Nhột!”

Xoa xoa đầu Hoàng Ô rồi đứng dậy nhìn xung quanh, ngoại trừ Lý Năm đang trực gác thì năm người còn lại và bầy ngựa yêu đều đang từng cặp trú nắng dưới bóng mát của cây hoặc đá tảng.

Xung quanh có tiếng chim chóc ríu rít lao xao và chút gió nam nhè nhẹ thổi qua vành tai mát rượi.

Khung cảnh hệt như lúc hắn sắp chìm vào giấc ngủ trưa vậy, hẵn là đã tĩnh mộng.

Lý Năm phát hiện Hoàng Hùng tỉnh giấc nói:

“Công tử vẫn ngủ không được à?

Ráng nhắm mặt lại một chút, đừng suy nghĩ nhiều quá.

Xung quanh đây đều an toàn.

Có việc gì đều có anh em bọn ta lo”

Hoàng Hùng cười lắc đầu, đám năm quái cũng lòm còm bò dậy ngáp ngáp.

“Hớ oài”

Đường rừng núi vất vả không kéo đổ thân thể lực lưỡng của họ và bầy ngựa quý nhưng cũng đủ để khiến họ cảm thấy mệt mỏi.

Nhất là việc luôn phải cảnh giác đề phòng thú rừng và hiểm nguy bất ngờ đã khiến cho tinh thần của bọn người ngựa căng chặt quá độ.

Cũng nhờ hôm nay Hoàng Hùng nấu thuốc tĩnh thần đủ nhiều nên cả bọn mới được hưởng sái một chút, ngoại trừ Lý Tứ, đương nhiên.

“Lý ca, bọn ta chợp mắt bao lâu rồi?”

Hoàng Hùng cất tiếng hỏi.

Hắn nhìn bóng cây và mặt trời cũng biết đã qua nửa giờ Mùi rồi (hơn 2h chiều), nhưng vấn đề là hồi trưa hắn chỉ chuyên tâm vào việc nấu thuốc rồi ngủ nên cũng không để ý mình bắt đầu ngủ lúc nào.

Lý Năm thì khác, công việc canh gác cần phải nhạy bén và cẩn thận với thời gian:

“Gần một canh giờ rồi” (gần 2 tiếng)

“Lâu như vậy?!”

Hoàng Hùng vốn định nghỉ thêm một lát để ổn định lại tinh thần sau giấc mơ ban nãy nhưng nghe thời gian thì đành từ bỏ.

Y thư chép, ngủ trưa nhiều hại phổi, hại xương, lớn tuổi dễ bị rã rời không sức lực.

Càng quan trọng là theo kinh nghiệm tiếp xúc với những người lao động chân tay thì Hoàng Hùng biết rằng ngủ trưa nhiều sẽ nghiện.

Ngô ca nhìn Hoàng Hùng còn có chút mệt mỏi thì vỗ vai an ủi:

“Nghỉ thêm một lát đi công tử.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. (Âm lịch)

Từ bây giờ đến tối phải còn gần ba canh giờ nữa.

Ngày mai cũng sáng nhanh thôi”

Mấy người khác cũng hùa theo nhưng Hoàng Hùng lại lắc đầu cười từ chối.

Mấy tên này xưa nay tìm lý do dỡ tệ, bọn họ xuất phát là ngay vào đầu tháng năm, đi suốt cả chặng đường này làm sao mà Hoàng Hùng không biết chuyện thời gian ngày đêm.

Bây giờ hắn chỉ mong đi nhanh ra khỏi rừng núi để mau chóng thoát khỏi cảnh ngủ mớ này, hắn bắt đầu có suy nghĩ là những giấc mộng lạ ấy đều có liên quan tới khu rừng này.

Hai lần đầu tiên thì hắn chỉ cảm thấy là do áp lực tinh thần thôi.

Nhưng hôm nay dù đã dùng thuốc tĩnh thần mà hắn vẫn nhập mộng, và càng quan trọng là gặp được loài chim chưa từng thấy ở phương Bắc và rất có thể là đặc hữu của khu vực phương Nam này.

Hoàng Hùng không tin quỷ thần nhưng đã bắt đầu có những chứng cứ cho sự liên kết giữa cánh rừng này và những giấc mộng lạ của hắn, đặc biệt là việc không thể liên hệ với thế giới ý chí càng chứng minh đây không phải loại giấc mơ thông thường.

Tạm dọn dẹp những ý nghĩ ấy sang một bên, Hoàng Hùng vặn vặn xương khớp khởi động thân thể rồi bảo mấy người khác cũng làm theo để tránh giấc ngủ trưa không đủ giấc lưu lại ẩn tật.

“Một hai, một hai.

Ai dạy tui, bài thể dục ngủ nướng?!!!

Một, hai, ba, bốn, năm, sáu,

Hít thở, hít thở, hít thở, hít thở”

A few moments later …

“Mọi người ổn hết cả chứ?

Có bị đập đầu vào đâu không?”

“Uhm?!”

“Cũng tạm ổn

Chúng ta lên đường thôi”

“Ha ha ha ha ha!”

Sau khi giải tỏa một chút trên thân thể cũng như trên tinh thần, bảy người bảy ngựa lại thu dọn lên đường tiếp tục hướng mặt về nam.

Chặng đường núi gập gềnh thênh thang, trên đỉnh đầu thỉnh thoảng lướt qua những đám mây bay ngược chiều họ.

Hoàng Hùng nhớ lại khi còn mới ra đồng làm quen với cuộc sống nông cày thì Hoàng Thừa Ngạn đã dạy hắn cách xác định thời tiết gió mưa thông qua việc nhìn mây.

Hoàng Hùng nhớ lại những trưa năng hè oi ả, khi ấy hắn đã từng chạy rượt theo hướng mây bay để kéo dài hưởng thụ cái bóng mát êm dịu như lòng mẹ mà lại vẫn được tự do nhảy nhót giữa trời mây gió chứ không phải bó chân một chỗ, im lìm tĩnh lặng như khi nấp dưới những tán cây già.

Đời người rồi ai cũng lớn và sẽ chẵng mãi được ở bên mẹ cha để nhận lấy sự chở che che chở.

Trên chặng đường này, nhóm người Hoàng Hùng chỉ chi thoảng dừng chân một chút khi mệt mỏi, ấy là may vì phương nam có núi rừng rậm rạp xanh tươi chứ không như hồi đi theo Thái Ung lên Hà Sóc, có những chổ mà trong hết thảy tầm mắt chỉ toàn là khô cằn sỏi đá.

Thế nhưng khi ấy thì bọn họ lại đi thuận chiều gió và những áng mây vô cùng thiệt thà nhân hậu đồng hành với họ suốt phần lớn chặng đường, ban cho họ những giây phút an bình êm dịu trong nắng chói.

Giờ thì khác, nhóm người đi ngược chiều gió, và mây thì cứ thế lướt qua đỉnh đầu đi đến xứ Bắc, chỉ có những con người quả cảm ít ỏi dám đi ngược với chiều gió, dấn thân vào chốn rừng thiêng nước độc, hòng nhanh chóng về Nam để giải quyết chuyện an nguy của dân quốc đồng bào.

Có lẽ chỉ có những sứ mệnh cao cả như thế mới làm được nguồn động lực mạnh mẽ vô tận trong tim con người.

Một giống loài bắt đầu bằng phần ‘con’ với bản năng thích ứng với tự nhiên và tồn tại bằng cách đuổi rượt theo thời thế.

Về phần những kẻ dám đi ngược lại thời thế thì đa phần đều vì năng lực không đủ mà bị thời vận dìm cho tuyệt chủng tuyệt hậu cả rồi.

Đa phần!

Mặt trời đã nửa khuất núi tây, nhưng những tia nắng chiều lại vẫn còn nóng rực, ấy là hè!

Thảo được đã được sơ bộ chứng thực là vô hiệu nên Hoàng Hùng quyết định chuyển qua cách khác, vận động.

Bình thường thì Ngô Hai, Đinh Ba và Lý Năm sẽ ở lại xử lý chổ nghỉ ngơi và bảo vệ Hoàng Hùng.

Còn Trần Sáu sẽ dẫn theo Nguyễn Bảy và Lê Tư đi kiếm bữa ăn vì năng lực đi rừng của hai ông này chỉ xếp sau Trần Sáu.

Hôm nay thì nhóm người ở lại bớt việc còn nhóm người đi săn bắt hái lượm thì thêm việc.

Việc giữ trẻ!

Tìm một hồi còn chưa bắt được con mồi nào cả mà nhìn gần đó thì Nguyễn Bảy đang hí hửng leo cây hái trái rừng thả xuống cho Hoàng Hùng và Lê Tư.

Trần Sáu có chút khó chịu vạch vạch lá cây căng mắt tìm dấu vết động vật nhỏ để lại:

“Ây?!”

Một lát sau, từ phía bên kia bụi rậm, tiếng Trần Sáu vọng vào tai hội khỉ hái đào:

“Mọi người lại đây xem này”

Xuyên qua bụi cây rậm rạp, hai lớn một nhỏ xách theo bao trái cây cười hà hà đi tới, ai nấy đều vui vẻ, nhất là Nguyễn Bảy, coi bộ muốn chọc tức Trần Sáu, kẻ vẫn luôn biểu hiện xuất chúng nhất trong việc đi rừng kiếm cơm.

Trần Sáu chắp tay sau lưng một bộ cao thâm khó dò, khinh thường nhìn Nguyễn Bảy nhưng cũng chẵng thèm dây dưa lâu bởi vì hắn nhận ra Hoàng Hùng đã biểu hiện khác thường.

Trần Sáu mới cười hỏi Hoàng Hùng:

“Phải cảnh tượng trong mơ của công tử không?”

Hoàng Hùng gật gật đầu chưa hết sửng sốt.

Lê Tư và Nguyễn Bảy lúc này mới bắt đầu nhìn kỹ cảnh vật xung quanh.

Chỉ thấy trước mắt là một đầm lầy phủ kín lau sậy, càng quan trọng là ở phía xa xa hướng Nam Tây Nam, dựng thẳng một vách núi đá với mỏm đá nhô ra rất đặc biệt tựa như đầu chim vậy.

Lúc này một tiếng kêu xa lạ mà lại rất quen thuộc vang lên từ sau lưng Trần Sáu.

Trần Sáu lấy tay từ sau lưng ra và Hoàng Hùng ngay lập tức nhận thấy trong tay hắn chính là chú gà xuất hiện trong giấc mộng hồi trưa.

Nguyễn Bảy giật mình bảo:

“Cuốc!”

Hoàng Hùng nghe thế hỏi ngược lại:

“Không phải đỗ quyên sao?”

Trần Sáu và Lê Tư người thì lắc đầu, kẻ thì gật đầu:

“Đỗ quyên là tên tiếng Hán.

Dân Việt ta gọi loài này là chim cuốc”

“Công tử chớ có nghe tên tiếng Hán hoa mỹ mà cho rằng tên cuốc là tục.

Con chim này nó phát ra tiếng kêu cuốc cuốc nghe giống như quốc quốc.

Người Việt có câu đa đa gọi nhà, cuốc cuốc nhớ quê”

Hoàng Hùng cười gật đầu:

“Lê ca khéo lo.

Nếu đệ thích hoa mỹ thì bây giờ có khi còn đang ở Lạc Dương ấy chứ”

Nguyễn Bảy lại nhíu mày chêm vào:

“Cái này cũng quá mức trùng hợp đi.

Công tử rõ ràng lần đầu tiên về quê tổ.

Vậy mà trong mộng liền gặp được chim cuốc.

Sẽ không phải quốc tổ hiển linh đi?”

Hoàng Hùng cười không biết nói gì cho phải.

Nói không tin cũng không được vì chính hắn là người trong cuộc.

Nói tin cũng khó vì hắn không cảm thấy mình có gì đặc biệt hơn người để đến mức quốc tổ phải hiển linh gọi về quê.

Huống hồ nếu quốc tổ linh như vậy thì cũng không đến lượt người phương Bắc xâm lược đô hộ dân ta suốt mấy trăm năm.

Lê Tư thấy Hoàng Hùng chịu thua thì thay hắn giải vây:

“Phương nam nhiều đầm lầy, gặp chim cuốc cũng bình thường thôi.

Có lẽ vì công tử ở bên ngoài lâu mà về nhà được vài ngày lại phải lên đường rời đi nên mắc bệnh nhớ quê ấy mà.

Ngươi không nhớ hồi còn bé thì chủ mẫu vẫn hay dắt công tử đi dạo sông trạch Kinh Tương sao?

Đỗ quyên Lĩnh Bắc nhìn hơi khác nhưng chung quy cũng là chung một họ với cuốc.

Bây giờ trời cũng gần tối rồi, có gì để mai tính.

Nếu muốn biết rõ sự tình thì ngày mai leo lên chổ núi kia đi xem thử coi có thác nước không”

Trần Sáu cũng đồng ý:

“Uhm! Về thôi, tối nay vẫn có thịt ăn. HÁ HÁ!”

“Cuốc cuốc cuốc cuốc!”

Hoàng Hùng lại cản Trần Sáu nói:

“Trần ca, hay là thả nó đi”

Trần Sáu trợn mắt nhìn Hoàng Hùng:

“Công tử nè!

Ngươi xác định là ngươi không tin thần sao?”

Hoàng Hùng bóp bóp mũi mình ra bộ đăm chiêu nhìn xéo xuống mặt đất, ngượng nghịu nói:

“Ai biết được!”

Lê Tư lắc đầu cười:

“Thôi được rồi.

Ăn thịt rừng mấy bữa nay rồi, bao tử không tiêu.

Thôi ăn chay một bữa đi”

Nguyễn Bảy lúc này hiểu ý vác tên bao quả rừng liếc Trần Sáu ra bộ vui vẻ lắm, không khí quay lại lúc vừa bước ra khỏi bụi rậm.

Có điều lần này thì Trần Sáu không còn phong phạm cao nhân nữa mà phải cuối người nhẹ nhành thả ra nàng cuốc mẹ như thể sợ làm nàng đau.

Vừa làm còn vừa làu bàu gì đó, không biết là tiếc thịt hay là bực mình Nguyễn Bảy.

(P/s: thông tin thêm cho các bạn đọc thắc mắc thì theo tác được biết

Câu chuyện chim cuốc được nhắc đến lần đầu trong Sưu Thần Ký của Can Bảo

Cao Bảo là sử quan thời Đông Tấn, khi đó Ngũ Hồ đã vào Trung Nguyên, người Hán đã di cư xuống phía nam Trường Giang.

Sưu Thần Ký là tác phẩm viết về những truyện ngụ ngôn, huyền thoại, dạy người sống thiện, đại loại là kiểu cổ tích ông bụt bà tiên ấy, nhưng không phải hoàn toàn do Can Bảo sáng tạo mà dựa trên cái khung lịch sử.

Câu chuyện chim cuốc mô tả Thục Đế (vùng Thành Đô) vụиɠ ŧяộʍ với vợ của thuộc hạ rồi thẹn mà nhường ngôi cho thuộc hạ để cùng người yêu quy ẩn.

Thế rồi người yêu ông lại bỏ ông để quay lại với tình củ lúc này đã là vua mới.

Thục Đế uất ức chết hóa thành chim cuốc cả ngày kêu quốc quốc vì nhớ nước.

Có lẽ đã có bạn nhận ra, cái kiểu viết truyện mà trong đó nhân vật khi chết thì hóa thành thứ gì đó như động vật hoặc đồ vật thì rất giống kiểu cổ tích của người Việt.

Ví dụ như con muỗi, trầu cau, hòn vọng phu, Thạch Sùng, vân vân.

Không chỉ Sưu Thần Ký mà Sơn Hải Kinh (viết thời Chiến Quốc, hoàn thành vào thời Đông Tấn) cũng có một bộ phận như vậy.

Có lẽ trong quá trình tìm hiểu tư liệu dân gian thì các học giả người Hán đã tiếp xúc và sử dụng không thiếu phong cách kể chuyện của người Việt bản địa.

Chưa hết, Thạch Sùng trong cổ tích Việt Nam kỳ thực có nguyên mẫu là một ông quan thời Tấn, với tính cách y chang Thạch Sùng trong truyện và nhân vật so gáy với Thạch Sùng là Vương Khải, chính là em trai của nhân vật Wang Yi trong series game Dynasty Warriors.

Cho nên có thể thấy cùng là đồng hóa nhưng Hán và Tấn lại khác nhau.

Hán đối với các dân tộc xung quanh tựa như chủ nô với nô ɭệ, chỉ có đàn áp và không ngừng bóc lột, đối xử với các dân tộc yếu hơn như nô tỳ súc vật.

Từ các câu từ như ‘không phải tộc ta tất có dị tâm’, ‘đông di tây nhung nam man bắc địch’ là biết rồi.

Mấy câu này không phải tới văn học mạng mới xuất hiện đâu, có từ thời Tần Hán đấy.

Và đương nhiên là bất kể Việt hay Thục hay Hồ hay Triều Tiên thì đều không ưa gì người Hán.

Đến thời Tấn lại khác.

Con cháu Tư Mã Ý chơi quân sự không giỏi như cha ông nhưng chơi văn hóa thì ghê gớm hơn họ Lưu nhiều.

Nếu như các cuộc khởi nghĩa của dân ta vào thời Hán còn mang màu sắc Âu Lạc, còn tôn Hùng vương kính tổ nghiệp,

Thì bắt đầu từ đời Tấn trở về sau, các cuộc khởi nghĩa của dân ta lại mang màu sắc nho giáo, tôn thiên tử, trọng thiên mệnh.

Cho nên mới có chuyện ‘Lý Thái Tổ gặp rồng bay lên trời’, hay ‘Lê Lợi được rùa thần tặng kiếm thuận thiên’, hay ‘lá có khắc chữ Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi’.

Tác không phải sùng bái khoa học hay gì, ngược lại, tác cũng mê tìm hiểu mấy vụ huyền hoặc lắm.

Nhưng mê là một chuyện còn nhìn vào thực tế là một chuyện khác.

Dùng những điều huyền hoặc để mua chuộc dân tâm, cũng cố sĩ khí không phải sai nhưng chưa chắc đã bền.

Tới bây giờ tác vẫn cho rằng Nguyễn Trãi sớm từ quan về vườn rồi bị hại chết là do ông chỉ Lê Lợi chơi mấy chiêu huyền dịu quá nhiều nên bị đám quan tướng khác ganh ghét.

Cho nên nói trước luôn là main sẽ không chơi những chiêu như vậy.

Những cơ duyên có màu sắc huyền bí sẽ được main sử dụng ở khía cạnh giải thích được bằng khoa học, đôi khi có phần gượng ép, bẻ cong xuất thân của cơ duyên, xin đừng vì thế mà cho rằng main vô ơn.

Đây cũng là một trong những lý do tác lựa chọn bối cảnh truyện là thời đại này.

Người Việt còn nhớ về tổ tiên thời Văn Lang-Âu Lạc.

Người Việt còn chưa bị Hán hóa mặc dù đã trãi qua gần 400 đắng cay.

Rất rất nhiều chính sách mang hơi hướng vượt thời của main sẽ không gặp phải quá nhiều ngăn trở.

Tác đọc nhiều truyện triệu hoán convert, trong đó tác thấy điêu nhất là đống chính sách hại điện của mấy ông main hầu như không gây ra gợn sóng gì ở xã hội hủ mục nho giáo Trung Nguyên.

Phải nói là bao điêu!

Có điều yy đọc xã stress tốt với cũng có nhiều thứ để học hỏi từ người ta nên cứ đọc thôi. Haha!

Chu noi dài nói dai!

Auto trừ 672 chữ nhá!)