“ ”
- Vô tự bi (Bia không có chữ) ở Lăng Mộ vủa Võ Tắc Thiên
(P/s: Thấy quote độc lạ thì vỗ tay!
Đùa chứ, ý nghĩa của cái bia đá không có chữ này là ‘công tội để hậu thế luận bàn’.
Ở thời Đường, các hoàng đế có một thói quen khá ngớ ngẫn đó là đặt thụy hiệu dài để ca ngợi công đức và tài năng của họ, các bia trong lăng vua Đường kể công lít nha lít nhít chữ.
Cái gì mà Văn Thành Võ Đức Anh Minh Thanh Lịch Vô Địch Vân Vân Và Mây Mây
Duy chỉ có Võ Tắc Thiên là đi trái lẽ thường, dựng ‘Vô tự bi’)
Trong khi Từ Hoảng vô cùng ý tứ đi ra xa thay hai thầy trò canh gác, đồng thời tránh hiềm nghi nghe lén thì câu chuyện bắt đầu lui về mấy trăm năm trước, thời kỳ Hán Vũ Đế.
Năm đó Lưu Triệt đã già, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh đã chết, dưới tay không có bao nhiêu tướng tài, lại bởi vì muốn chèn ép thế gia nên một mực tin dùng ngoại thích.
Hung Nô bị đuổi đi rồi lại đến phạm, Lưu Triệt cử em vợ là Lý Quãng Lợi dẫn quân đến chống cự.
Hoàn toàn trái ngược với tác phong hùng dũng của Vệ Hoắc ngày trước, Lý Quãng Lợi tác chiến mềm yếu, dù không thất bại lớn nhưng cũng chả công lao gì, lại hao phí tài nguyên rất lớn.
May có Lý Lăng làm người quả cảm gan góc, học theo Hoắc Khứ Bệnh ngày trước, dẫn theo nhánh quân nhỏ, đột nhập ngàn dặm liên chiến liên thắng khiến Hung Nô hoảng sợ lui về.
Có điều Lý Lăng xuất thân từ đại gia tộc xứ Quan Lũng, Lý gia.
Từ sau khi ông nội của Lý Lăng là Phi Tướng Lý Quãng mất đi, Quan Lũng thế gia một mực bị rơi vào chèn ép, trở thành con tốt thí trên ván cờ của Lưu Triệt và thế gia.
Thế là xuất hiện một điều vô cùng quái dị trên chiến trường Hán-Hung.
Lý Lăng hung hãn xông tới, Lý Quãng Lợi lại bình chân như vại, nhất quyết không chịu tiến quân hô ứng.
Cuối cùng mãnh hổ nan địch bầy sói, quân số của Lý Lăng giảm xuống không đến một phần mười lúc đầu, chỉ còn vài trăm người, thế là Lý Lăng quyết định hàng.
Lý Quãng Lợi báo việc này với Lưu Triệt, Lưu Triệt bèn nhân cơ hội muốn xử đẹp Lý gia.
Quan Thái Sử Lệnh là Tư Mã Thiên can gián, nói rằng Lý Lăng phấn chiến quên mình lại không được quốc gia ủng hộ nên mới hàng địch, nếu như đối xử nhân từ với Lý gia thì ngày sau Lý Lăng sẽ lại về Hán chứ làm theo kiểu Lưu Triệt thì ai còn dám vì nước phấn chiến nữa.
Lưu Triệt nổi giận đem Tư Mã Thiên đi ‘cung’ (P/s: Thái giám).
Bởi vì người mang tội ‘cung’ không được phép có hậu nhân nên hai người con ruột của Tư Mã Thiên mới rời khỏi tông tộc, thay tên đổi họ, một người lấy chữ Tư thêm vào một nét thành chữ Đồng, một người lấy chữ Mã thêm vào hai nét thành chữ Phùng.
Hai anh em đi vào nơi thâm sơn cùng cốc dựng gia tộc tránh triều đình hạch sách.
Họ Đồng và họ Phùng cũng suốt mấy trăm năm không hề thông hôn qua lại, nhưng lý do vì sao thì chỉ có bậc trưởng thượng trong tộc mới biết.
Đồng Uyên hồi còn trẻ võ công tấn mãnh liền xách thương lưu lạc thiên nhai.
Từng có duyên gặp gỡ và đem lòng mến một một người nử hiệp họ Phùng, về sau sự việc vỡ lỡ ra, trưởng bối hai bên ngăn cấm, chia rẽ uyên ương, người con gái ấy cũng đã đi mất biệt, không tìm được nữa.
Đồng Uyên một mực vì việc này mà cắn rứt, ông không hận gia tộc đã nuôi lớn mình, mà ông hận Lưu thị, hận ngoại thích quyền thần.
(P/s: Tư Mã Thiên viết Sử Ký vẫn luôn buông lời ác cảm với những Hoàng Đế chuyên quyền và thế lực ngoại thích. Cho dù là công lao lớn như Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh đều bị chê mấy lần.
Về phần họ Đồng có nguồn gốc họ Tư Mã, thì có thể các bạn đọc có thể tìm hiểu về nguồn gốc họ Đồng và Phùng tại Việt Nam trên google.
Xin lưu ý đây là tiểu thuyết dã sử cộng thêm chút huyền huyễn nữa nên chỉ cần có 10% khả năng thì tác cũng có quyền bê vào)
Hồi chiều Thái Ung cùng Vệ Trang tay bắt mặt mừng con nhắc lên thầy dạy của Thái Ung ngày xưa là Mã Dung khiến Đồng Uyên cảm thấy khó chịu.
Nếu như Đồng Uyên bị người thường lừa thì cũng thôi đi, lấy tính cách giang hồ tãn mạn cộng thêm đã già đời, đối nhân tình thế thái có phần hiểu rõ của hắn thì sẽ dễ dàng bỏ qua cho Vệ Trang.
Nhưng bởi vì Vệ Trang chính là hậu nhân của ngoại thích khiến cho Đồng Uyên cảm thấy mình giống như tổ tiên Tư Mã Thiên ngày trước, bị ngoại thích hãm hại.
Họ Vệ ở Hà Đông nguồn gốc từ Vệ Thanh, không xa lạ gì với nhà họ Đồng, bởi vì Vệ Thanh miễn cưỡng tính là người cùng thời với Tư Mã Thiên.
Tại trong tư tưởng của những trưởng bối cổ hủ trong gia tộc thì Vệ Thanh vốn chỉ là đứa con hoang thấp hèn từ một mối quan hệ lăng loàn vụиɠ ŧяộʍ, lại may mắn có được người chị lọt mắt xanh của Lưu Triệt nên mới được cất nhắc, trọng dụng mới có cơ hội trở thành lão tổ của một thế gia.
Mã Dung thì càng không xa lạ gì, danh vọng lớn vô cùng, là thầy của mấy vị đại nho đương thời là Trịnh Huyền, Thái Ung và Lư Thực.
Ông cũng đồng dạng là ngoại thích, là cháu của Minh Đức Hoàng Hậu Mã thị, vợ Hán Minh Đế, con dâu Quang Vũ Đế.
Nghe xong câu chuyện này thì Hoàng Hùng muốn bật cười nhưng nghĩ tới cảm nhận của Đồng Uyên nên kiềm lại.
Hoàng Hùng để cho Đồng Uyên cảm xúc ai vãn một hồi, đến khi nguôi ngoai mới hỏi:
“Thầy hận Lưu Triệt hay Lưu thị?”
Đồng Uyên nghe vậy liền mở miệng nhanh nhảu nhưng rồi khi lưỡi còn chưa kịp uốn liền sững sờ:
“Ta …. Ta cũng không rõ”
Nói Lưu Triệt thì có chút quá xa rồi, người cũng đã chết mấy trăm năm còn giữ hận trong lòng thì cũng quá cố chấp si ngốc rồi.
Nói Lưu thị lại càng có vấn đề, thiên hạ này còn là của nhà Hán, tông gia Hà Nội Tư Mã Thị còn có người làm Kinh Triệu Doãn đây, mình hô một tiếng ‘ta hận Lưu thị’ không biết muốn rước đến bao nhiêu tai ương.
Nhưng càng nhiều là vì Đồng Uyên cũng không rõ nguồn gốc mối hận trong lòng mình.
Đúng vậy, không rõ!
Cái gọi là thành kiến xưa nay đều không xây dựng trên những chứng cứ và lập luận chặt chẽ.
Bình thường nó lái tư duy của con người đi theo hướng cực đoan nhưng chỉ cần tĩnh táo suy xét thì sẽ thấy những việc ấy thật mơ hồ, thật vô nghĩa.
“Trong sự việc ấy, Lưu Triệt rõ ràng có sai, nhưng Lý Lăng và Tử Trường công cũng không hoàn toàn đúng” (P/s: Tư Mã Thiên tự là Tử Trường. Dù sao cũng là tổ tiên của thầy, kính xưng vẫn nên)
Đồng Uyên lại gân cổ:
“Lý tướng quân sai chỗ nào?
Chẵng lẽ phải cam nguyện chịu chết cho kẻ bạo quân?
Tổ tiên ta sai chỗ nào?
Hắn chỉ là nói thẳng nói thật mà thôi!”
Hoàng Hùng cười gật đầu:
“Về việc này thì ngài nói đúng.
Lý Lăng làm việc co được giản được, dũng cảm nhưng không cố chấp, ấy là đáng khen.
Nếu như hắn là một cái hàn môn nhà nghèo không có thân thích, vậy ta liền khinh bỉ hắn phản quốc.
Nhưng hắn vốn là một cái con em thế gia, lại dám vì các huynh đệ dưới trướng mà bỏ xuống tự tôn, bỏ xuống an nguy của gia tộc, thật là quả cảm vậy.
Thế nhưng xét đến nguyên nhân từ đầu thì sự việc vốn do Lý Lăng quá mức tự tin.
Hắn không nên liều lĩnh đột nhập vào quân địch quá sâu, không nên đem tất cả hy vọng sống đặt trên tay Lý Quãng Lợi, một cái thuộc về trận doanh đối lập.
Lý Lăng không bất trung, không bất nghĩa, hắn là thất trí.
Mà Tử Trường công cũng đồng dạng là thất trí.
Đúng là Tử Trường công dám nói thẳng nói thật, cương trực công chính, xứng đáng chức vị Thái Sử Lệnh, được lập ra để can ngăn vua làm chuyện sai.
Nhưng Lưu Triệt sai sao?”
Đồng Uyên hỏi lại: “Chẵng lẽ không sai? Ngươi không phải vừa mới nói hắn sai sao?”
Hoàng Hùng lại lắc đầu:
“Học trò nói Lưu Triệt sai trong việc đối xử bất công với Lý Lăng và Tử Trường công.
Nhưng việc Lưu Triệt mượn cái cớ Lý Lăng hàng địch để chèn ép Lý gia, suy yếu lực lượng của thế gia lại không sai.
Ngài du lịch giang hồ nhiều năm như vậy.
Theo ngài thì cái họa lớn nhất của thiên hạ này là từ đâu?”
“Hôn quân ám nhược, ăn chơi vô độ?”
Hoàng Hùng lại lắc đầu:
“Không phải, mặc dù chỉ ở Lạc Dương một thời gian, nhưng rất nhiều dấu hiệu để cho học trò chắc rằng Lưu Hoành không hôn, không nhược cũng không ngu.
Lên ngôi khi mới 13, 14 tuổi, chỉ dùng vài năm liền xử lý ngoại thích hùng mạnh Đậu, Trần hai nhà.
Mỗi lần tuyển tú đều dè dặt kỹ càng, hơn nữa đến nay đã gần mười năm tại vị, cũng chỉ mới có một con gái cùng một cái còn đang trong bụng Hà quý nhân.
Vấn đề duy nhất của Lưu Hoành chính là không với tay được tới địa phương, không thể trực tiếp nhìn thấy nhân dân cùng khổ đang kêu than.
Có điều việc này không phải do hắn.
Là do thế gia”
“Không phải còn có Huyền Kính Ty trãi rộng thiên hạ sao?”
Hoàng Hùng vẫn lắc đầu:
“Huyền Kính Ty chỉ quản gϊếŧ không quản chôn, bọn họ là đao chứ không phải tai mắt, là sát thủ chứ không phải nha lại.
Không nói đến việc bọn họ có quyền đem tình hình địa phương bẩm báo hay không, chỉ nói đến việc bọn họ báo thì có lên được tới thượng cấp cao nhất để vào tai Lưu Hoành hay không.
Ta một mực hoài nghi Huyền Kính Ty đã bị thế gia mua chuộc.
Sự việc thầy Thái Ung bị đi đày lần này vốn là một trận đấu giữa hai bên Lưu Hoành và thế gia.
Lưu Hoành thao tác từ đầu đến cuối đều là hướng về phía bảo hộ thầy Thái Ung.
Làm sao đến trên đường đi đày rồi lại phái người ám sát?
Lỡ như chuyện này lộ ra, liền mang tiếng ném đá giấu tay hãm hại trung lương, xui xẻo một chút sẽ bị thế gia liên hợp hạch tội truất ngôi.
Vậy chẵng bằng ngay từ đầu liền mặc cho thế gia kết tội vu oan chém đầu thầy Thái Ung luôn có phải càng có lý, càng đỡ dính vào bêu danh không?”
“Vậy ý ngươi là thế gia là nguồn cơn của tai họa?”
Hoàng Hùng gật rồi lại lắc:
“Đúng nhưng không hoàn toàn!”
Hắn nhìn ánh mắt có chút khinh thường của Đồng Uyên, cười nói:
“Học trò cũng không phải bao che chừa đường cho nhà họ Hoàng chúng ta.
Thế gia cũng có thế gia này, thế gia kia, đó là sự thật!
Tại lập trường của thế gia, việc liên hợp với nhau bảo vệ giai cấp của mình cũng không sai.
Tại trong sự nghiệp tạo dựng cùng bảo vệ an toàn cho quốc gia, thế gia góp sức vô cùng lớn, xứng đáng có được một chút địa vị và quyền lợi.
Chỉ là lâu ngày lòng người biến chất sinh ra tham lam, được một muốn mười.
Khi thế gia tự vệ quá mức chuyển thành áp bách, bóc lột tầng lớp khác thì chính là lúc chính nghĩa không còn đứng về phía thế gia nữa.
Kỳ thật rất nhiều đời hoàng đế bất kể là người được lưu danh minh hiền hay kẻ bị bêu là hôn nhược cũng đều chú ý giải quyết bất cập thế gia.
Thậm chí nói không quá chính là bởi vì giải quyết êm đẹp, công thành lui thân thì được viết vào sử là minh hiền.
Còn giải quyết không tốt để dẫn đến bị phản phệ xuống đài trong ê chề thì sẽ hóa thành nét bút hỏng trong trang sử”
Đồng Uyên nghe vậy suy ngẫm một hồi lại nhìn Hoàng Hùng nói:
“Vậy theo ngươi Lưu Hoành chính là cái kia sẽ bị bêu danh?”
Hoàng Hùng gật đầu nói:
“Thời vận không đủ.
||||| Truyện đề cử:
TruyenHD |||||
Loạn tượng mạt thế đã hiện lên từ lâu.
Nếu như hắn sinh sớm hai ba mươi năm thì còn được.
Bây giờ thì hiện trạng đã vượt quá năng lực của hắn”
Đồng Uyên lại hỏi:
“Nếu ngươi là Lưu Hoành thì ngươi sẽ làm sao?”
Hoàng Hùng cười lắc đầu:
“Học trò không phải Lưu Hoành.
Sẽ không cần phải đối mặt những vấn đề như vậy.
Có điều theo học trò thì tầng lớp thống trị sinh ra là để thống nhất ý kiến của mọi người vì mục tiêu chung, hạnh phúc chung, đồng thời đảm bảo trị an, an toàn để cho quốc gia phát triển hướng tới mục tiêu đó.
Có lẽ thầy chưa từng nghe qua nhưng đã có một thời dãi đất phương nam đều thống nhất dưới sự dẫn đầu của một vị mang chức danh là Hùng Vương”
Đồng Uyên nghe thế giật mình:
“Vương tộc Bách Việt?”
Hoàng Hùng lại lắc đầu:
“Không phải.
Vương chỉ là sử quan triều đình thêm vào cho có nghĩa mà thôi.
Bọn họ làm như vậy là vì không hiểu mấy về văn hóa Bách Việt.
Học trò sinh ra trên mảnh đất ấy, cùng với người Bách Việt giao lưu nhiều nên biết.
Hùng không phải họ.
Nói cho đúng thì người Bách Việt vốn không có họ, cũng chẵng có tính.
Những thứ này là văn hóa Trung Nguyên mang vào Sở Ngô Việt, sau đó Triệu Đà dựng Nam Việt, Mã Viện bình Lĩnh Nam mới dần dần xuất hiện họ và tính.
Kỳ thật thì Hùng có ý nghĩa nguyên thủy là người xứng đáng, người được mọi người ủng hộ, nôm na chính là ý nghĩa của từ Minh Quân hay Nhân Vương trong tiếng Hán.
Người Bách Việt tin rằng họ vốn đều là anh em cùng một mẹ, cùng sinh ra trong một bọc trứng, không phân sang tiện quý hèn, gọi nhau thân mật là đồng bào, tức cùng bài thai, cùng bọc trứng.
Tuy nhiên, cái tên Bách Việt cũng nói lên nhiều điều.
Ở thời cổ, các tộc Bách Việt phân ra rất nhiều nhánh, dù là đồng bào nhưng bởi cách trở sông núi nên các tộc đều quản đất riêng, không xâm phạm nhưng cũng không có sức lực quan tâm chuyện khó khăn của nhau.
Thế rồi xuất hiện một vị anh hùng gọi là Sùng Lãm, con trai của thủ lĩnh một bộ tộc Việt tại đất Kinh.
Học trò cũng không chắc chắn đất Kinh là nơi nào nhưng có lẽ liên quan tới Kinh Tương, vì theo truyền thuyết thì mẹ của Sùng Lãm xuất thân là công chúa của một bộ tộc tại vùng hồ Động Đình.
Sùng Lãm trời sinh khỏe mạnh thông minh hiếu động nhân thiện.
Chàng đi du học khắp vùng giang nam, ngũ lĩnh, giúp đỡ các tộc gặp khó khăn, đem nghề nông, nghề mộc, nghề y truyền cho họ, bằng vào tài năng và đức độ xuất chúng, được các tộc Bách Việt cùng tôn xưng là Lạc Long Quân.
Loài chim Lạc và con rồng là hai thánh thú linh thiêng nhất trong văn hóa Bách Việt.
Lạc Long Quân chính là thủ lĩnh tinh thần đầu tiên của các tộc Bách Việt.
Từ đó về sau, các tộc Bách Việt xuất hiện tập tục bầu chọn thủ lĩnh, tức bầu chọn một người có đủ tài năng và đức độ lên làm Hùng, hệt như thời truyền thuyết Tam Hoàng, Ngũ Đế, thiện vị nhượng hiền ở Trung Nguyên vậy.
Hùng ngoại trừ quản lý bộ tộc của mình, cũng có trách nhiệm giải quyết các vấn đề trong cộng đồng như làm người trung gian công bằng giải quyết mâu thuẫn hàn gắn quan hệ các tộc, hỗ trợ những bộ tộc gặp khó, phát triển kinh tế văn hóa, vân vân.
Dù có một phần bị phong tục Trung Nguyên đồng hóa, nhưng những truyền thống tốt đẹp còn chưa có mai một hoàn toàn.
Thậm chí từ trong khe hở mở ra hy vọng quang minh, dung nhập tinh hoa để càng tiến xa.
Về việc này thì học trò có quyền tự hào đối với Hoàng gia nói riêng và đại đa số các gia tộc, hào tộc phương nam nói chung.
Chúng ta một mực kế thừa truyền thống lá lành đùm lá rách, giàu nghèo sống xen kẻ, tương trợ lẫn nhau.
Phương nam tuy còn hoang vu ít người nhưng nếu hiểu theo nghĩa tích cực thì lại là nơi tự nhiên trù phú.
Chúng ta không thích tranh đấu như những thế gia ở vùng đất chật người đông, cũng không thích áp bách bóc lột bởi vì mỗi người đều là một phần của gia đình.
Ngược lại, chúng ta hy vọng càng nhiều người càng tốt, càng giàu có văn minh càng tốt”
Đồng Uyên càng nghe càng mơ màng, càng hướng tới:
“Lá lành đùm lá rách sao?
Nếu thật như vậy thì ta cũng nên đến phương nam một phen”
Hoàng Hùng cười nói:
“Đệ đệ Cố Ung của học trò chắc chắn rất hoan nghênh”
“Bắc Đồng Nam Cố sao? Hahaha.
Ta cũng muốn biết thương kiếm song tuyệt và song thương gặp nhau sẽ như thế nào”
Hoàng Hùng vui vẻ nói:
“Học trò nói như vậy cũng không phải để thầy thù ghét thế gia Trung Nguyên hoặc yêu thích thế gia phương Nam.
Tất nhiên là nếu ngài thật sự muốn tới phương Nam trãi nghiệm một phen, rồi sinh ra cảm mến vậy thì vô cùng tốt.
Về phần Trung Nguyên, mãnh đất này không lớn nhưng người thì quá đông, rất nhiều vấn đề đã tồn tại thâm căn cố đế.
Thế gia chỉ là bị động cuốn theo thời thế mà thôi.
Bọn họ mạnh hơn hoàng quyền, khôn hơn học phái, nhưng cuối cùng cũng chỉ là đi vào lối mòn không đường về mà thôi.
Bọn họ ức chế người khác, cũng đồng dạng là ức chế chính mình.
Đây là điều sai lầm không nên.
Cho nên ngài mới thấy ta không muốn Từ ca quỳ xuống, kỳ thực là vì ta không muốn kiềm hãm tư duy của Từ ca.
Mọi việc cần tự mình động não sáng tạo, cần có lập trường chính nghĩa của riêng mình, có thể liên hợp với người khác nhưng không thể trông chờ hoàn toàn vào người khác”
Nhìn thấy Đồng Uyên bắt đầu choáng não yêu cầu ‘nói tiếng người’ thì Hoàng Hùng cười:
“Ví dụ cho dễ hiểu chính là, một khi Từ ca xem quỳ xuống trước ta là việc hiển nhiên thì kết cục của anh ấy rất có thể là một cái Lý Lăng thứ hai.
Quá mức đề cao lòng trung thành khiến cho Lý Lăng xung phong không màng nguy hiểm, thiếu suy xét để rồi bị vây.
Bởi vì không có trợ giúp sinh ra thất vọng khiến cho lòng trung giảm xuống, để Lý Lăng đầu hàng Hung Nô.
Bởi vì Lưu Triệt bất nhân sinh ra thù hận khiến cho lòng trung lại giảm, để Lý Lăng không bao giờ về Hán nữa.
Đây chính là vấn đề của việc quá mức đề cao trung thành lại còn đặt không đúng chổ.
Trung thành là không sai nhưng cũng chỉ là một loại đức độ, một phần của chính nghĩa mà thôi, không thể nặng bên này, nhẹ bên kia.
Tất cả các đức tổng hợp lại mới thành chính nghĩa tối cao, cũng là nơi mà trung thành nên hướng về.
Bởi vậy mà không một ai là thật sự chính nghĩa, Lưu Triệt không phải, hoàng đế không phải, thế gia cũng không phải, học trò cũng không phải.
Lý Lăng ngay từ đầu liền hướng về một cái thành kiến chính nghĩa để hiệu xưng trung thành nên mới rơi vào tai họa”
(P/s: phần phía trên dựa vào lý luận ‘Trung Tân’ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một con người bác học kiêm cả nho, đạo và phật, không chỉ rành văn chương, mà còn rành khoa học, và đặc biệt là theo tác, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân vật hiểu rõ về chữ đức nhất trong số những danh nhân văn hóa trong thời phong kiến của nước ta, vốn đa phần quá mức lậm nho)
Đồng Uyên càng nghe càng nghi hoặc:
“Không trung vua, không trung thế gia, không trung chủ công.
Vậy theo ngươi thì phải đặt trung thành vào chỗ nào?”
Hoàng Hùng cười to lẽ thẳng khí hùng nói:
“Hahaha!
Thì học trò đã nói rồi đấy thôi.
Trung với chính nghĩa.
Một người không phải chính nghĩa vậy thì hiệu triệu muôn người, tổng hợp thành chính nghĩa.
Chỉ cần có đại diện của đủ hết các nhóm người trong nước, để cho tiếng nói, tiếng lòng của vạn dân đều có thể vang đến mọi người thì chính nghĩa sẽ càng ngày càng hoàn thiện.
Ngài hỏi học trò nếu ta là Lưu Hoành thì ta sẽ làm thế nào sao?
Triệu hội nghị toàn dân cùng thảo luận quốc sách có tính một câu trả lời không?”
Đồng Uyên sững người, không, phải nói là bất kỳ ai lần đầu tiên nghe thấy loại luận điệu này cũng phải sững người, Thái Ung cũng thế, cũng chỉ cách đây mấy hôm mà thôi.
Khi đó Thái Ung buồn rầu thúi ruột vì đoán biết được kết cục của đám thư sách trong nhà mình, Hoàng Hùng cũng dùng luận điệu y chang để nói với Thái Ung.
Theo Hoàng Hùng thì Đồng Uyên và Thái Ung khá giống nhau, bọn họ có tài năng, có đức độ, thiếu chỉ là một cái hy vọng, một cái phương hướng mà thôi.
Hoàng Hùng đương nhiên không ngại chỉ ra phương hướng, kéo thêm đồng minh, đồng minh càng nhiều càng mạnh mẽ nha.
Đương nhiên, hắn cũng không đến mức dùng âm mưu vu tội, hãm hại Lưu thị để biến mình thành quang mang vô địch, thậm chí hy vọng duy nhất.
Nếu làm như vậy thì cho dù không ai phát hiện ra, hắn cũng không thể ngủ ngon.
Hoàng Hùng càng ưa thích dùng dương mưu, mỗi lần nói chuyện hắn đều phân tích thiệt hơn đủ cả, hắn tự tin là tư tưởng chính trị của mình dù chưa hoàn thiện nhưng vượt xa những học thuyết đương thời, đặc biệt là nho gia ‘thiên mệnh’ sớm đã mục từ trong xương căn bản không so được với hắn.
Hoàng Hùng có đủ tự tin là chỉ cần có đầu óc, chịu nghe hắn nói lý thì ít nhất cũng sẽ sinh ra cảm tình với tư tưởng của hắn.
Đồng Uyên là tay già đời, hắn rất nhanh liền phát hiện một vấn đề:
“Mỗi lần đều phải triệu hội nghị toàn dân vậy làm sao phản ứng kịp các tình huống đột xuất?
Ví như những vụ thiên tai vừa rồi?”
Hoàng Hùng thong dong trả lời:
“Triệu hội nghị toàn dân là để nghe thấu tiếng lòng của vạn dân, đặt ra mục tiêu dài hạn cũng như những quy tắc thiết yếu trong việc xử lý các vấn đề phát sinh.
Còn về việc xử lý chi tiết như thế nào thì vẫn cần triều đình phản ứng kịp thời, đưa ra quyết sách phù hợp tình huống, nhưng không được vi phạm các quy tắc thiết yếu đã đặt ra.
Ví dụ như đặt ra quy tắc cứu tai, phát chẫn là việc làm ưu tiên trước nhất.
Vậy thì bất kể là thầy Thái Ung có tội hay không, thì cũng phải để cứu tai, phát chẫn xong xuôi, tất cả nạn dân cơ bản được an định rồi mới đem ra xét xử trách nhiệm.
Đương nhiên là trong toàn bộ quá trình này phải có một hoặc nhiều cơ cấu giám sát, đại diện cho ánh mắt và lỗ tai của muôn dân, tránh cho triều đình có kẻ vì lợi ích riêng mà hại việc chung”
Đồng Uyên càng nghe càng hiếu kỳ, đang muốn hỏi tiếp thì nghe tiếng Từ Hoảng hô:
“Chủ công, Đồng lão!
Ngô huynh có chuyện tìm gặp”
P/s: Hai chương ‘Công tội’ này có 90% đến từ nhận xét chủ quan của cá nhân.
Còn 10% là thêu dệt từ truyền thuyết.
Cái vụ Lạc Long Quân với Hùng Vương không hoàn toàn do tác bịa ra đâu nhé, nhưng cũng chỉ là những giả thuyết của một số nhà nghiên cứu có thể gặp được trên google thôi.
Nói khẳng định luôn là không có chứng cứ xác thật nên xin đừng đem ra chém bừa các nơi!!!!!!!
Về phần vì sao đưa vào trong truyện thì:
Thứ nhất là vì lực lượng của Lạc Việt và Âu Lạc quá nhỏ bé để ngoi đầu trong thời đại Hán mạt tam quốc này, nên cần phải có lý do để main dựa vào mà thống nhất tất cả các tộc Bách Việt sống rãi rác khắp vùng phía nam sông Trường Giang.
Thứ hai là vì tạo tiền đề cho phần open end ở cuối truyện. Đoán xem nhân vật nào sẽ xuất hiện ở cuối truyện nào?
Còn nữa, ai đọc xong chương này chắc cũng mường tượng được nhà nước mà main sẽ xây dựng là cái gì rồi.
Nếu ai yêu thích có thể đọc tiếp, sẽ còn có bất ngờ một chút xíu xìu xiu siêu siêu.
Nếu ai không yêu thích, hoặc cảm thấy phi thực tế, phi lịch sử gì gì đó nên không muốn đọc nữa, thì tác xin chân thành hy vọng bạn có thể rời đi trong im lặng, chớ buông lời cay đắng mà mỏi tay, hư phím.