Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 12: Tài danh

« Chương TrướcChương Tiếp »
Học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ

Chơi mà không học đánh mất tương lai

Tài mà không danh như canh không nước

Danh mà không tài như nước chan cơm

(P/s: Thuần túy viết nhảm.

Nhiều bạn đọc không thích đọc quote thì tác xin lỗi đã gián tiếp cướp đi mấy giây cuộc đời các bạn)

“Tính tính tính tình tang tang tang”

Cây đàn tranh cổ ngân lên từng cung vần êm dịu thiết tha;

Khi bay bổng quyện hợp với nắng ấm và gió nhẹ hiển hóa thành linh hồn của âm nhạc;

Lúc trầm ổn cô đọng trong cảm xúc và tinh thần làm rung động tâm tình của ‘người nghe’.

Trên những cành cây ngân hạnh già ngoài hiên, mấy anh mấy chị bận áo lông vũ đủ màu khác nhau nô nức xúm lại mỗi lúc một đông, cất tiếng ríu rít hòa ca theo âm hưởng du dương.

Dưới bậc thềm rêu phong cổ kính, một đôi bạn nhảy khoác đầm nhung mao mượt mà dài thượt đã hóa thân thành tượng đá tự bao giờ, quả hạch trong lòng rơi xuống trên một nốt nhạc trầm.

Tai nghe âm thanh, hồn du theo tâm trạng, mắt chăm chú vào từng chuyển động điêu luyện nhịp nhàng của những ngón tay non nớt bụ bẩm,

Ba vị ‘trợ diễn’ đã rời tay khỏi đàn của mình được một lúc, ba vị ‘khán giả’ thì đã lặng đi ngay phút đầu.

Dưới mái đình cổ chỉ còn lại âm thanh chủ đạo phát ra từ một cây đàn cùng với sự phối hợp điệu đà đầy quyến rũ của nàng ‘thiên nhiên’,

Để cho những sinh vật thông minh kiêu ngạo tự gọi là ‘con người’ kia không khỏi trầm trồ bái phục từ tận sâu trong tâm khảm,

Dù đã được trực tiếp chứng kiến chẵng biết bao nhiêu lần!

Nhất là vị ‘trợ diễn’ lão thành lớn tuổi nhất, lão luyện nhất ở đây, thì đang nổi sóng trong tâm hồn:

‘Nửa năm! Nửa năm đã vượt qua ta! Không, là vượt xa ta!

Thần đồng sao? Vớ vẫn!

Yêu nghiệt sao? Không xứng!

Phải nói là cầm thánh cầm tiên sống lại một đời, thiên phú cũng chỉ đến đây là cùng!

Học trò của ta có tiên thánh chi tư a!’

(P/s: Theo các bạn đọc giả, ta đạo văn của ai? Chắc chỉ có dân đọc convert đời đầu mới biết)

Thái Ung vô ý thức lại nhìn xuống bàn, bên cạnh cây đàn quý là một cuốn thẻ tre mới còn thơm mùi mực:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót …”

Càng đọc thì Thái Ung càng vui mừng.

Vui vì câu nhận xét của mình được chứng thực bởi từng câu chữ, vui bởi mắt còn chưa mờ!

Vui vì ngày đó Chu Cảnh và Hoàng Uyển phối hợp với mình thúc đẩy Hoàng Hùng học tập âm nhạc, vui vì ngày xưa mắt không mờ!

‘Bạn bè tốt, học trò tốt, đời còn gì vui hơn!’

Lão học giả này căn bản không biết rằng trong cuốn thẻ tre nọ chỉ có 3 phần là từ tay học trò của hắn.

Còn 7 phần là những lời truyền thừa theo hình thức ‘quy tắc thế giới’ được chính cố khí vận chi tử của thế giới này lưu lại khi hy sinh chính mình, đem linh hồn dung nhập thế giới.

Như vậy còn không rung động lòng người?

Chẳng lẽ thần phật tiên thánh có thể so với chân chính thế giới đã dựng dục ra họ hay sao?

“Haizz!

Làm sao hắn không chịu tham gia Trung Thu văn hội, nếu không danh tiếng nào so với Ung nhi, Dị nhi kém.

Con đường phía trước …”

“Lão gia! Có Lư công đến thăm!”

Suy nghĩ của Thái Ung bị tiếng hô của gia đinh gác cổng cắt ngang,

Tiếng đàn của Hoàng Hùng cũng theo đó dừng lại.

Nửa canh giờ sau (1 tiếng sau),

Thái Ung cùng Lư Thực mặc thường phục, lén lén lút lút theo sự dẫn đường của Tào Tiết, đi ngõ vắng, tạc cửa hông, vào hoàng thành, đến một gian viện ẩn khuất tầm nhìn, nơi có một người thanh niên đang chờ.

Người thanh niên nọ dáng dấp hơi cao hơn người thường một chút, khuôn mặt tuấn tú trẻ trung xem chừng chỉ khoảng 20 tuổi, song lại toát ra vẻ uy nghi, thâm trầm, đem tất cả cảm xúc giấu vào bên trong, khiến người ta liên tưởng đến những lão quái vật có thuật trú nhan, dãi dầu ‘sương gió’ mấy mươi năm lại vẫn giữ lấy vẻ ngoài của ‘nhi đồng’.

Đương nhiên, đây không phải một ‘lão ngoan đồng’ bước ra từ chuyện cổ tích tiên thần kỳ hiệp, vị thanh niên nọ chỉ là một người khoác lên long bào khi 13 tuổi, dọn dẹp sạch sẽ quyền thần hậu cung khi 15 tuổi, chấp chưởng ngọc tỷ kim ấn được gần 10 năm mà thôi.

“Bệ hạ! Bề tôi mang hai vị đại nhân tới!”

“Thần Thái Ung/ Lư Thực, bái kiến bệ hạ”

“Hai vị ái khanh bình thân!

Á phụ, thay trẫm canh giữ bên ngoài, đừng cho kẻ nào tiến đến, cũng tuyệt đối chớ để ai nghi ngờ!”

“Bề tôi vâng mệnh bệ hạ!”

Đợi Tào Tiết rời khỏi tầm mắt, Lưu Hoành mới hướng Thái Ung, chính xác là bao vải trong tay Thái Ung, nói:

“Thái ái khanh, Lư ái khanh, mau lại đây ngồi.

Thái ái khanh, ngươi đã soạn xong kế hoạch chưa?”

“Đã sơ lược hoàn thiện, xin trình lên bệ hạ”

Thái Ung cùng Lư Thực bước lại ngồi cùng với Lưu Hoành, chẵng hề có chút câu nệ gì, Thái Ung càng là trực tiếp đặt bao vải lên bàn, mở ra trong sự mong chờ của hai người còn lại.

Ờ phiêu mâu mần lây tờ …

“Tốt, tốt, tốt, ý kiến này rất được. Chỉ cần làm tốt, bọn họ sẽ bị hỏng căn cơ, không còn dám chống đối trẫm nửa!”



“Còn có ý này! Vô cùng tốt! Con trai ta sao có thể bị bọn hắn kèm cặp bên người, khác nào nuôi khôi lỗi!”



“Hahaha. Đây là giang sơn thuộc về Lưu thị! Ta muốn lần nữa trung hưng!”

Thấy Lưu Hoành có chút quá khích, Lư Thực cười mở miệng khuyên lơn:

“Bệ hạ!

Những kế hoạch này đều cần từ từ trù tính, không nên nóng vội,

Nếu như sớm để lộ ra ngoài, chỉ sợ không thành!”

Lưu Biện cũng biết mình khí thịnh quá mức, thu liễm tâm tình, trầm giọng nói:

“Đúng. Việc này cần phải giấu kín.

Hai vị ái khanh tuyệt đối không được hé miệng.

Còn có, thời gian gần đây đã có người chú ý hành tung của trẫm.

Có lẽ chúng ta nên tạm hoãn gặp mặt một thời gian.

Bản kế hoạch này trẫm tạm cất giấu, để tránh có kẻ phát giác”

Hai người Thái, Lư nghe vậy đều gật đầu đồng ý.

Nói đến, nguồn căn của sự việc cũng bắt đầu từ Trung Thu Văn Hội.

Thái Ung như thường lệ biểu hiện ra tài hoa kiến thức phong phú, giữ vững ngôi vị Lạc Dương đệ nhất, hoặc cũng có thể nói là ‘thiên hạ đệ nhất học giả’ trong sự công nhận của sĩ nhân Trung Nguyên.

Đối với điều này, Lưu Hoành một mực tán đồng nhưng không quá quan tâm, thi thư nghệ thuật vớ vẫn mà thôi!

Bút có thể đâm chết cường thần sao?

Mực có thể dìm ngập loạn tặc sao?

Văn thơ có thể nói ra mười vạn hùng binh sao?

Nhạc họa có thể vẽ nên trăm vạn hộc lúa sao?

Thế nhưng năm nay có sự đột xuất vượt bậc nằm ở cuộc thi văn trong thế hệ trẻ.

Hai học trò của Thái Ung là Cố Ung và Chu Dị xuất tận danh tiếng.

Một người tuy nhỏ nhưng bác học uyên thâm tựa như bản thu nhỏ của Thái Ung,

Một bụng kinh thư, một đầu lưỡi dẽo, trấn áp người đồng lứa.

Một người thì tuấn tú nho nhã tựa như trích tiên hạ phàm,

Văn thải, nhạc luật để cho các phương hào kiệt cuối đầu bái phục.

Hai người phối hợp với nhau càng khiến cho đám con em thế gia Trung Nguyên tự cho là cao minh hơn người kia phải mất mặt ê chề, xấu hổ nhục nhã.

Lại thêm Cố gia và Chu gia đều là thế gia phương nam, tại trong mắt sĩ nhân Trung Nguyên thì không khác với sĩ tử hàn môn bao nhiêu.

Từ những ngày đầu của văn hội, đã có rất nhiều sĩ tử hàn môn tụ tập thành nhóm tới bái phỏng ba thầy trò Thái Ung, mà ba người cũng rất là dễ nói chuyện, giao lưu vui vẻ chứ không cậy tài, cậy thế khinh người.

Danh vọng của Thái Ung bổng chốc lên như diều gặp gió, từ tầng lớp thượng lưu lấn sân sang tầng lớp trung lưu.

Đặc biệt là theo sự lan truyền rộng rãi của mấy bài nhạc dân ca bình dị đầy ý nghĩa nhân văn mà Chu Dị mượn từ Hoàng Hùng để thi thố trong văn hội,

Thì tên tuổi của ba thầy trò cũng bắt đầu xuất hiện trong những bữa cơm dưới mái tranh nghèo, hoặc thỉnh thoảng còn râm ran trên đồng xanh nương ruộng.

Thế là Lưu Hoành nhất thời nổi hứng muốn nói chuyện với Thái Ung, hy vọng vị trí giả này có thể đề xuất một chút ý kiến có thể dùng được, tốt nhất là có thể giống như hai tên học trò của hắn, đem thế gia đánh mặt mũi bầm dập, trả lại quyền lực cho ngai đế.

Chỉ là bản thân Thái Ung cũng không phải quan cao tước lớn gì mà chỉ là một Đông Quán hiệu thư, nôm na là tên thủ thư mà thôi, nếu như trực tiếp gặp riêng Thái Ung thì có chút kỳ lạ, để người chăm chú.

Lưu Hoành tính tình đa nghi, ngoại trừ Tào Tiết, người mang mình vào Lạc Dương, ủng lên ngôi đế, thì dù là đám người ‘thập thường thị’ do chính tay mình nâng đỡ lên cũng không được Lưu Hoành tin tưởng hoàn toàn.

Đang suy ngẫm chuyện này thì có tin báo Cửu Giang thái thú Lư Thực, người vừa bình định cuộc nổi loạn của người Bách Việt ở giang nam, dâng sớ cáo bệnh muốn rời chức hồi triều.

Từ sau khi Mã Viện chinh nam đến nay, chưa có đời Hán đế nào thực sự chăm chú tình hình ở phương nam cả, chủ yếu vì thói quen của người Trung Nguyên coi khinh những vùng đất và dân tộc bên ngoài, xem họ là man di.

Tựa như cách thức mà triều đình Lạc Dương vẫn đối xử với Tây Vực, tuy nhiều lần Tây Chinh những cũng đánh gϊếŧ xong rồi rút, căn bản không đưa ra chính sách phát triển huệ dân gì ra dáng.

Bị bòn rút, bóc lột tự nhiên phải phản kháng!

Từ khi Hán mạt hiện lên, lực lượng quân sự chính quy suy yếu, không còn với tay được tới xa ngoài Lương Châu nữa, thì Tây Vực đô hộ phủ cũng biến thành ruột rỗng, có danh lại không thực.

Tương tự, ở phương nam, các tộc Bách Việt cũng thường xuyên tụ chúng xuống núi gϊếŧ lui ác quan, cát cứ đòi tự lập, không nhận Hán đế.

Mới đây, người Bách Việt ở vùng Cửu Giang nổi dậy, thái thú đương nhiệm đối phó bất lực bị bãi miễn, Trung Lang Tướng Lư Thực được cử đi bình định, kiêm nhiệm Cửu Giang thái thú.

Lư Thực xuất thân gia tộc nhỏ ở U châu, thuở thiếu thời theo học đại nho Mã Dung, trở thành sư huynh đệ của Thái Ung và Trịnh Huyền, đều là đại nho có tiếng bên trong sĩ lâm.

Càng ghê gớm là Lư Thực không phải học giả văn nhược thuần túy như Thái Ung, Trịnh Huyền,

Mà còn có nhiềm năm giữ chức vị lớn trong ngoài triều, làm thực quyền quan lại cả bên văn lẫn bên võ,

Không chỉ có tài năng trị chính càng có kinh nghiệm chiến trường, cùng với Hoàng Phủ Tung được xem là hai vị tướng có năng lực nhất hiện giờ.

(P/s: Chu Tuấn vào Lạc Dương năm 181, bây giờ còn đang là huyện lại ở Giang Nam.

Chú thêm nữa là trong truyện này thì Chu Tuấn tịt ngòi, không có cửa trở thành Hán mạt 3 tướng.

Vì sao thì đợi n chương hoặc tra google Chu Tuấn rồi suy đoán)

Lư Thực chỉ dùng không tới nửa năm đã bình định cuộc khởi nghĩa của người Bách Việt ở Cửu Giang,

Thông qua sức mạnh quân sự và ngoại giao chiêu dụ để cho các thủ lĩnh nổi dậy tan rã,

Người thì bị cô lập, lực yếu chết trận, kẻ thì đồng ý lui về trong núi,

Không gϊếŧ chóc nhiều mà bình ổn được tình hình.

Tuy vậy, Lư Thực là người U Châu, chịu giá lạnh thì được chứ chịu nóng ẩm lại không nổi, thế là nhân công sự làm xong liền lập tức dâng thư cáo ốm, tự động rời chức hồi triều.

Bình thường mà nói, đối với loại người ‘cậy tài xem thường ý kiến của hoàng đế’, ‘tự ý hành động, thích nghỉ thì nghỉ’ như Lư Thực thì Lưu Hoành vô cùng căm ghét, cảm thấy mình bị khinh nhục.

Song lần này thì hắn lại cảm thấy ông trời chiều lòng hắn, thế là Lưu Hoành cho vời Lư Thực vào tiếp kiến, mặt ngoài nói là khen thưởng ủy lạo, kỳ thực là nhiều lần ẩn ý bảo Lư Thực tiến cử Thái Ung.

Lư Thực tuy cương trực, thẳng tính nhưng cũng làm quan lớn trong triều nhiều năm, đoán được ý của Lưu Hoành, thế là nhân việc đang cùng Thái Ung biên soạn Hậu Hán Ký liền mời Thái Ung đem bản thảo vào cung diện thánh.

Trong buổi gặp mặt đầu tiên của 3 người, bên ngoài chỉ nghĩ là Lưu Hoành nghe được danh tiếng Thái Ung, lại thêm sự tiến cử của Lư Thực, người vừa mang theo công lao lớn khải hoàn, nên mới muốn thưởng lãm tác phẩm của hai người Lư-Thái một phen.

Ai ngờ sự thật lại là Lưu Hoành hỏi ý Thái Ung và Lư Thực về tình hình quốc gia triều chính hiện giờ.

Đương nhiên, ban đầu thì Thái Ung có chút ấp úng không dám nói, mọi chuyện đều lấp liếʍ giả ngu.

Chỉ là, Lưu Hoành vẫn kiên trì biểu lộ một bộ mặt ‘minh quân’, khác hẵn kiểu cách ngã ngớn hẹp hòi bình thường, vô cùng rộng rãi chịu nghe lời phải, không hề câu nệ nói thẳng phạm húy, còn tự bộc bạch việc mình dùng hoạn quan đấu thế gia nhưng càng ngày càng khó dùng.

Thêm nữa ở sát bên, có đồng môn sư huynh đệ không ngừng nói lời chân thật phạm húy, vượt cương, trách vua, trách tiên đế, trách Lưu thị, mà vẫn không bị Lưu Hoành răn dạy.

Thế là Thái Ung cũng dần cởi mở nói ra suy nghĩ của mình.

Ví dụ như:

‘Quan lại xuất thân thế gia quá đông’,

‘Lực lượng của thế gia tại địa phương quá lớn’,

‘Tình hình sát nhập thổ địa trở nên ngày càng gay gắt’,

‘Vấn đề thế gia dũi tay vào hậu cung và đông cung gây nguy hại cho tương lai’,

‘Một bộ phận hoạn quan và ngoại thích thường xuyên cùng thế gia mắt đi mày lại’,

‘Thập thường thị chỉ nhận tiền tài không quản trung nghĩa thì tùy thời có thể bị thế gia mua chuộc’,

‘Tình hình các giáo phái phù thủy lộng hành trong dân gian khiến dân chúng mất niềm tin vào triều đình’,

‘Tình hình các dân tộc thiểu số nổi dậy nơi biên thùy khiến quốc lực ngày một suy yếu’,

‘Nội bộ nho đảng bị thế gia thay máu như con dao sắc treo trên đầu hoàng đế’,

Vân vân.

Hai người Thái Ung, Lư Thực hoàn toàn có thể nói là đều không phải cùng một bọn với trung nguyên thế gia.

Một người là nửa hàn môn, thuần học giả, học trò chính thức không có một ai nào đến từ Trung Nguyên thế gia, tuy mẹ mang họ Viên nhưng rất ít qua lại với bên ngoại.

Một người là nhân sĩ đến từ biên thùy U châu, xem trọng thực tài, xem nhẹ danh tiếng, tính tình ngay thẳng cương trực, nhiều lần xích mích thẳng mặt với phe thế gia.

Nhất là Thái Ung, hai vị công tử nhà họ Viên vừa mới bị hai học trò của Thái Ung vã mặt xong, với tính cách nhỏ nhen của Viên thị thì sẽ đau rất lâu, rất lâu!

Sau khi thắng thắng cởi mở với nhau, hai người Lư-Thái bắt đầu thao thao bất tuyệt, nói lên rất nhiều vấn đề sâu sắc trúng vào nổi lo âu của Lưu Hoành, chẵng hề câu nệ thế gia, hoạn quan hay ngoại thích.

Thế là Lưu Hoành mừng trong lòng, hỏi ý Thái Ung và Lư Thực về kế sách giải quyết.

Lư Thực tập trung vào vấn đề muôn thuở là thế chân vạc của hoạn quan - ngoại thích - thế gia,

Yêu cầu Lưu Hoành bãi bỏ quyền lợi của hoạn quan, đem ‘con dao’ này ném đi,

Nhưng lại không đưa ra được gợi ý hỗ trợ thiết thực nào trong việc suy yếu thế gia,

Ngoại trừ việc gia tăng binh quyền cho những tướng lĩnh phái bảo hoàng như Lư Thực.

Lưu Hoành nghe nghe gật gật xưng phải, nhưng trong tâm thì trách: ‘Lão già cổ hủ, làm như cách của ngươi thì trẫm cũng nối gót Lưu Chí đi chầu tông miếu sớm. Còn muốn tăng thêm quyền binh cho ngươi? Đùa à?’

Ngược lại với Lư Thực,

Thái Ung lại đưa ra những kiến giải ngoài lề mới lạ như tạo dựng, lôi kéo những lực lượng khác chỉ độc thuộc về hoàng đế như hàn môn và bình dân.

Bởi hai lực lượng này một mực bị thế gia chèn ép nhưng số lượng lại rất đông, trãi rộng tại mỗi địa phương, chỉ cần hoàng đế thi ân đúng chổ, đem họ cột vào chiến xa của mình thì đây sẽ là lực lượng trung kiên cực mạnh giúp sức cho hoàng đế.

Thái Ung còn chỉ ra việc thế gia độc bá kiến thức sách vỡ, khiến cho người cầu công danh hoặc cầu tài học đều không thể lách qua, phải trở thành kẻ phụ thuộc của thế gia, Viên thị môn sinh cố lại chính là vì vậy.

Hắn cho rằng Lưu Hoành có thể lập một học viện tương tự với Thái học nhưng không nhận con em thế gia tràn lan, mà chỉ thu nhận con cháu của những kẻ thực sự trung thành, biến họ thành môn sinh của hoàng đế.

Lưu Hoành càng nghe Thái Ung nói thì mắt càng sáng hận mình vì sao không tiếp kiến Thái Ung sớm hơn.

Đương nhiên đó là do Lưu Hoành tưởng bở mà thôi.

Nếu không có một tiểu tử vừa là học trò ngoan, vừa là bạn tri kỷ, tên là Hoàng Hùng, thường xuyên thông não với đủ thứ câu hỏi vần chăng và kiến giải mới lạ,

Thì một nhà nghiên cứu học vấn thuần túy như Thái Ung làm sao có thể nghĩ đến những vấn đề như xung đột giai tầng và lực lượng của giai cấp cùng khổ.

Hoàng Hùng không chỉ thông minh, kiến thức quãng bác, mà còn rộng rãi thân thiện, thường xuyên tiếp xúc với tầng lớp lao động nông nô và hàn môn sĩ tử có chí nhưng nghèo.

Từ khi được thế giới ý chí xác định thân phận, thì Hoàng Hùng đã lập chí muốn cải biến xã hội, đem lại công bằng, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Vậy nên có rất nhiều vấn đề vô giải đối với Lưu Hoành lại đã được Hoàng Hùng cân nhắc suy tính hồi lâu.

Bởi vì hai thầy trò thường xuyên đàm luận học vấn, Hoàng Hùng cũng không ít lần cùng Thái Ung nói về những vấn đề này,

Thái Ung trí nhớ tốt, thuận theo mà thuộc, vừa vặn gặp Lưu Hoành hỏi thì đem ra nói.

Tuy nhiên, phương hướng thì Thái Ung nói được nhưng chi tiết thì hắn chịu vì Hoàng Hùng biết năng lực thực hiện của thầy không cao nên tại rất nhiều vấn đề cũng không đi sâu vào chi tiết.

Lưu Hoành gặp Thái Ung có kiến giải kỳ lạ vượt khỏi tư tưởng cố hữu đương thời nhưng không thể nói cụ thể cách giải quyết thì lấy làm kỳ.

Song, Thái Ung cũng không có đem Hoàng Hùng lộ ra.

Hắn biện cái cớ là mình từng ngẫm nghĩ về việc này rất lâu trước đây, chỉ là vì đường làm quan không thông thuận, hẹp vì chức nhỏ, không dám dâng tấu sợ rước họa vào thân, lâu ngày rồi quên.

Lưu Hoành không tin hoàn toàn, nhưng cũng đành tạm ra lệnh cho Thái Ung và Lư Thực bàn tính kế hoạch chu toàn.

Đồng thời ba người cũng định ra thời gian tụ hội cố định, Lưu Hoành sẽ để cho người tin cậy nhất là Tào Tiết lén lút dẫn hai người Lư-Thái vào cung tiếp tục bàn việc này, ví như buổi họp hôm nay đã là lần thứ tư.

Sau khi trở về, vì không làm người sinh nghi, Thái Ung thường lấy cớ đàm luận thế sự để đem những vấn đề của Lưu Hoành nói với ba học trò, kỳ thực là thỉnh giáo học trò Hoàng Hùng.

Từ miệng của Hoàng Hùng, Thái Ung đem một số chi tiết bổ cứu, cũng đưa vào một số kiến giải của riêng mình, của Cố Ung và của Chu Dị, tập hợp tinh yếu của bốn thầy trò làm thành bản kế hoạch dâng lên Lưu Hoành hôm nay.

Quay lại với cuộc họp bí mật, lúc này đã hoàn thành trong sự chung vui của cả ba người, đồng thời tạm tan rã không kỳ hẹn trước, chỉ biết là nếu có thể thì sẽ gặp được Tào Tiết.

Trong căn phòng chỉ còn lại đương kim hoàng đế Lưu Hoành, bản kế hoạch của Thái Ung và một ấm trà nguội.

Từ sau khi hai người Lư – Thái rời đi, Lưu Hoành ngồi nhìn bản kế hoạch của Thái Ung hồi lâu, đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi lần đều có một phát hiện lạ, một suy ngẫm mới, đường cong trên môi vẫn luôn hiển hiện, tựa như một đứa bé đang mân mê món đồ chơi yêu thích.

“Két”

“Bệ hạ! Bề tôi đã đưa tiễn hai vị đại nhân về nhà!”

Lưu Hoành từ lúc nghe tiếng bước chân đã nhanh tay cuộn lại bản kế hoạch của Thái Ung, nhịp nhàng tựa như không hề nóng gấp nhưng vẫn để cho người ta suy nghĩ nhiều, dù sao trong này có không ít ý kiến liên quan tới xử lý hoạn quan.

“Á phụ vất vã! Không có ai để ý chứ!”

“Bẩm bệ hạ, bề tôi vô cùng cẫn thận, sẽ không có ai phát hiện!”

Nghe Tào Tiết nói vậy thì Lưu Hoành an lòng bởi vì người được hắn gọi là Á phụ này chính là người mà hắn tin tưởng hơn hết trong những người thân cận từng thề thốt trung thành với hắn.

Từ khi vào Lạc Dương tới giờ, Lưu Hoành không ngừng tăng cường thế lực, chắp thêm vây cánh cho mình.

Đầu tiên là nâng bọn người thập thường thị, giao quan chức binh quyền, song ‘thập thường thị’ thấy tiền sáng mắt, nhiều lần bị thế gia mua chuộc, làm chậm trễ các quyết sách của hắn.

Sau đó hắn đưa tay vào Huyền Kính Ty, nhưng tên Vương Việt kia lại không phục tân nhiệm, kéo theo rất nhiều người quen rời đi, nói là dưỡng già kỳ thật chống đối, ép hắn phục chức.

Lưu Hoành chuyển qua ngoại thích, đem Đậu Thái Hậu phế truất, lại đưa mẹ đẻ vào cung, nâng quan bái tước cho anh em bác cậu, làm sao nhà họ Đổng toàn lũ vô dụng, bùn nhão không dính lên tường được.

Trằn trọc 3 năm, tuy liên tiếp trừ cường thần Đậu Vũ, Trần Phồn, đạt được phong quang vô hạn, nhưng kỳ thật thì thế lực của Lưu Hoành cũng không phải rất mạnh, một mực bị thế gia ép một đầu.

Kiến Ninh năm thứ 3 (170), nhân việc Lưu Hoành trưởng thành, thế gia lập tức bức bách hắn phải cưới vợ lập hoàng hậu, những người được đưa vào cung xem mắt đều xuất thân thế gia Trung Nguyên hoặc vây cánh.

Lưu Hoành tự nhiên không phục, hắn tham gia tuyển tú rất kỹ lưỡng, rốt cuộc tinh mắt nhận ra một thiếu nữ vừa tròn 15, ngây thơ trong sáng đến mức có chút ngốc nghếch gọi là Tống Nhu, xuất thân hào môn Tống thị ở Phù Phong, không tính là hạch tâm của thế gia Trung Nguyên, chỉ là vây cánh ngoài rìa.

Thông qua sự hổ trợ trong bóng tối của Lưu Hoành thì Tống Nhu chỉ tốn không tới 1 năm liền vượt qua các đối thủ khác, trở thành một hoàng hậu ‘đức mạo song toàn’.

Lưu Hoành lại lợi dụng việc Tống Nhu hiền hòa, không giỏi mưu mô, để đem hoạn quan, nha hoàn, lính hầu trong hậu cung thu hết vào dưới trướng mình.

Kết quả là suốt năm năm trời, các cung tần xuất thân thế gia hào môn, bao gồm cả Tống Hoàng Hậu đều không sinh được con trai, hoặc vừa sinh thì lập tức chết yểu không rõ nguyên nhân.

Lưu Hoành đắc ý, lấy cớ này để tuyển tú dân gian, cưới được Hà Hiền, một dân nữ xuất thân thấp hèn, cha là đồ tể, mẹ gã hai lần.

Lưu Hoành thuận tiện đem người anh Hà Tiến của Hà Hiền từ tên mổ heo đưa lên làm tướng quân, lại đem người anh cùng mẹ khác cha Chu Miêu đưa vào Huyền Kính Ty, làm phó ty trưởng.

Hai người này xuất thần bần cùng, tuy không kiến thức, không học vấn, nhưng lại dám đánh, dám liều, không nể sợ ai, khiến cho Lưu Hoành dùng rất thuận tay, tựa như ‘con dao rỉ’ lại khiến thế gia e ngại còn hơn ‘con dao sắc’ là hoạn quan.

Chỉ là năm ngoái, Hà thị mang thai về sau thì bắt đầu lộ rõ bản chất ngông cuồng, xảo trá, hậu cung bắt đầu mất không chế,

Tên ‘vong ân bội nghĩa’ Hà Tiến càng dám tại sau lưng Lưu Hoành lén lút kết giao với Viên thị hòng tạo thế cho cháu.

Thế gia cũng bắt đầu thông qua nhà họ Hà, đưa gián điệp vào hậu cung, thẩm thấu vào tương lai đông cung, mưu toan biến hoàng đế tương lai thành bù nhìn từ khi mới lọt lòng.

Lưu Hoành mấy lần muốn xử lý Hà gia,

Làm sao đám ngu ngốc ‘thập thường thị’ lại thật có thể làm ra việc ‘ăn tiền kẻ địch rồi thành thật làm việc cho kẻ địch’,

Chúng nhiều lần can gián hắn tại trước mặt người ngoài, khiến cho Lưu Hoành vô cùng bị động.

Quanh đi quẫn lại, Lưu Hoành thấy chỉ có Á Phụ là người mà hắn có thể tín nhiệm nhất, vậy nên mới giao cho Tào Tiết việc bí mật liên lạc với Lư Thực và Thái Ung, cùng với giám sát, điều tra hai người này:

“Á phụ! Sự việc điều tra rõ ràng rồi chứ?”

“Thưa bệ hạ! Đã rõ ràng! Không có người đặc biệt nào thường hay tiếp xúc với Thái Ung cả”

Tào Tiết đem một xấp giấy trình lên, phải nói là vô cùng xa xỉ.

Mặc dù hoạn quan Thái Luân đã làm ra giấy đã hơn nửa thế kỷ trước, nhưng kỹ thuật đến giờ vẫn rất thô sơ, chi phí tốn kém, làm ra sản phẩm chất lượng không đều, lại khó bảo quản,

Ngay cả thế gia cũng chủ yếu là dùng lụa để ghi chép, rất ít khi dùng giấy, người bình thường như Thái Ung thì toàn sài thẻ tre.

Lưu Hoành đọc một lượt, đều là các mối quan hệ bình thường, không có gì đặc biệt.

Tờ giấy thứ nhất liệt kê ra các mối quan hệ xem như ‘thường xuyên tiếp xúc’ của Thái Ung, vô cùng ít, một tờ là hết, ngoại trừ ba gã học trò và gia trưởng ra thì chỉ có Lư Thực, ngay cả nhà vợ Ngô Hội Trương gia và nhà mẹ Nhữ Nam Viên gia cũng không có một ai được liệt kê ra.

Vài tờ sau ghi lại một số cuộc gặp gỡ đơn lẻ xem như ‘bất thường’, bao gồm với ai, ngày tháng tiếp xúc, tiếp xúc bao lâu, vì việc gì, thậm chí còn có những bản sao lưu thư từ của Thái Ung với Trịnh Huyền.

Đọc qua một lượt vẫn không cảm thấy có gì bất thường, Lưu Hoành nhiếu mày:

“Không có thật sao?”

“Thật sự không có. Chỉ là bề tôi có nghi vấn”

“Á phụ có thắc mắc gì cứ nói”

“Bệ hạ để bề tôi điều tra các mối quan hệ của Thái Ung tìm điểm bất thường, bề tôi cũng không biết như thế nào là bất thường.

Thái Ung một mực chỉ chuyên tâm học vấn, ở Đông Quán cũng là đặc lập độc hành, về nhà càng là không ra khỏi cửa.

Hắn mặc dù quen biết rộng khắp nhưng kỳ thực chỉ thân thiết và thường tiếp xúc với mỗi Lư Thực.

Hai người còn cùng nhau biên soạn kinh sách.

Thật không biết tìm điểm bất thường ở đâu.

Cũng có thể nói là một mực khác người.

Haizz!

Đều do bề tôi bất lực, làm chậm trễ nhiệm vụ bệ hạ giao phó”

Lời lẽ không có kẻ hở, kỳ thật là cố ý moi móc thông tin từ Lưu Hoành, muốn biết thêm về Thái Ung, vì sao Lưu Hoành lại quan tâm Thái Ung như vậy, trong khi lại chẵng thèm ngó tới Lư Thực, người thường cùng Thái Ung gặp riêng Lưu Hoành.

Lưu Hoành nghe ra nhưng chỉ cười cho qua, nói lãng sang chuyện khác:

“Ha!

Á phụ chớ tự trách, trẫm chỉ là hiếu kỳ thôi!

Lư Thực văn võ song toàn trẫm rất ngưỡng mộ, hắn lại hướng trẫm tiến cử Thái Ung.

Trẫm cũng đọc qua Hậu Hán Ký, phong cách mới lạ, có chút kiến giải để trẫm yêu thích nhưng tra tìm trong sách lại không có.

Trẫm cũng biết Thái Ung làm người có chút quái dị, ngoại trừ kinh sách thì rất ít tiếp xúc với hiện thực.

Trẫm không tin rằng những kiến giải kia là do Thái Ung nghĩ ra, nên muốn tìm hiểu xem có cao nhân nào đang chỉ điểm hắn không.

Có lẽ có thể làm việc cho trẫm”

Tào Tiết nghĩa chính ngôn từ nói:

“Nếu thật có người như vậy thì Thái Ung thật là cả gan.

Lại dám giấu giếm bệ hạ.

Khi quân vậy!”

“Haha!

Học giả cứng đầu mà thôi.

Một đám người cổ hủ, trẫm không chấp”

Nói vậy nhưng Lưu Hoành vẫn thầm than trong lòng, ‘Cái bệnh lớn nhất của hoạn quan là ganh tỵ khích bác vậy’.

Còn cái bệnh lớn nhất của người trưởng thành là coi thường người trẻ tuổi vậy!

Tào Tiết dù có thông minh, thâm hiểm đến đâu cũng nào đoán được mối quan hệ bất thường của Thái Ung mà Lưu Hoành đang tìm kiếm chính là một tên nhóc con miệng còn hôi sữa.

Mà cho dù Tào Tiết có đem liệt kê đi ra thì Lưu Hoành cũng có khả năng rất lớn là sẽ bỏ qua.

Lên ngôi năm 13 tuổi, nắm quyền năm 15 tuổi, Lưu Hoành so với bất kỳ kẻ nào đều tự phụ, hắn cảm thấy không có ai có thiên phú cao hơn mình.

Đừng nhìn Cố Ung và Chu Dị xuất tận danh tiếng ở Trung Thu Văn Hội.

Lưu Hoành cũng đồng dạng là văn nghệ cao thủ.

Hắn không chỉ giỏi thơ văn, còn giỏi nhạc cụ, không chỉ văn hóa Trung Nguyên mà cả văn hóa người Hồ hắn cũng biết, không chỉ đàn tranh đàn nhị, mà ngay cả sáo tiêu hắn cũng biết thổi.

Từ khi lên ngôi, nắm được hiện trạng của Hán triều, hắn liền lập chí trung hưng Hán thất.

Thậm chí, hắn còn muốn đem hùng binh quét đãng bốn phương di địch để trở thành một Hán Vũ Đế thứ hai.
« Chương TrướcChương Tiếp »