Viễn Cổ Hành

9.4/10 trên tổng số 5 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Thể loại: Xuyên không tiền sử, sủng, điền viên…. Nhân vật chính: Lam Nguyệt, Trác Nhĩ …… Độ dài: 106 chương 03 chương phiên ngoại Lam Nguyệt không ngờ chỉ ngủ một giấc đã đem mình đến thời không khác  …
Xem Thêm

Chương 62: Muối trứng
“Lam, đây là dã thú mạnh mẽ lại hung dữ, sao chị lại mang về?”

Lam Nguyệt mới về tới bộ lạc, người của bộ lạc liền thấy ngay voi con đang theo sau nàng, Tô chạy tới hỏi nhưng không dám lại gần.

“Tô, nó vẫn là thú non, đừng sợ” Lam Nguyệt trấn an nàng, quay lại vỗ vỗ đầu voi con, nhóc voi liền vui vung vòi làm bụi đất tung toé, Tô thấy không có gì nguy hiểm, liền yên tâm, Trát Nhĩ đi nói chuyện voi con với trưởng lão và mọi người.

“Lam, con này không cắn người chứ?” Bé mập Ô Lệ được mẹ đồng ý lập tức chạy tới chỗ Lam, đôi mắt to chớp chớp nhìn chú voi con vui vẻ.

“Ừ, vẫn là thú non, chị tạm thời nuôi, xem về sau có thể đưa về chỗ ba nó không, mẹ của nó chết rồi.” Lam Nguyệt gật đầu nói với Ô Lệ, thật ra là đang nói với Tô.

“Mẹ đã chết rồi sao?Thật đáng thương!” Lòng thương hại của Ô Lệ lập tức tràn ra, nghe Lam Nguyệt bảo là thú non, thì cảm thấy voi con cũng là đứa nhỏ như nàng.

“Ô Lệ, về sau gọi nó là tiểu Mãnh, chị vừa đặt tên xong.” Lam Nguyệt nói xong, định đi làm cơm, bên kia, sau khi nghe Trát Nhĩ kể lại mọi người đều biết là voi con là do trí giả cứu, lại muốn đi theo trí giả, trí giả làm thế nào thì làm, họ chỉ cần nghe theo là được.

“Trát Nhĩ… làm cho nó cái chuồng trúc ở dưới ban công phía sau đi.” Lam Nguyệt giao việc xong thì đi nấu cơm, vì tránh tiểu Mãnh theo sau nàng phá hỏng phòng ốc, Lam Nguyệt đứng ở trước cửa không ngừng dạy nó không được theo cùng, đến khi tiểu Mãnh biết rõ mới đi nấu cơm.

Lúc cơm nước xong xuôi Lam Nguyệt hỏi Trát Nhĩ voi ma mυ"ŧ thì ăn cái gì, Trát Nhĩ nói nó là động vật ăn cỏ, khi tức giận mới tấn công con người, hơn nữa mạnh mẽ hung dữ, nổi giận rồi thì còn ghê hơn cả cọp răng kiếm, vì thân thể khổng lồ, có thể nói là mãnh thú đệ nhất của viễn cổ luôn, có điều không chọc chúng thì không sao cả, lúc bình thường khi voi ma mυ"ŧ không cảm thấy bị uy hϊếp thì rất ôn hòa, Lam Nguyệt nghe xong liền âm thầm thở ra một hơi, vẫn dễ nuôi, nàng còn lo voi ma mυ"ŧ ăn thịt, cái thân thể kia mới thật không dễ nuôi.

Ăn cơm xong, Lam Nguyệt ra sau nhà tìm Tiểu Mãnh, Tiểu Mãnh đang ăn cỏ, có đôi khi còn cuốn cây lá thấp ăn, Lam Nguyệt bỏ ra rất nhiều thời gian dạy Tiểu Mãnh vào chuồng ngủ, chuồng nằm ngay dưới ban công, rất gần, Trát Nhĩ cũng ở trên sân thượng nhìn xuống canh chừng, hắn lo lắng, Tiểu Mãnh đã học được là không được vào nhà, ngủ trong chuồng, Trát Nhĩ cũng đã nhìn ra Tiểu Mãnh coi Lam Nguyệt như là mẹ, thường làm nũng, nên Trát Nhĩ cũng yên lòng.

“Có thể thân thiết với cả mãnh thú, phải chăng đứa nhỏ này là thiên thần?” Già Sơn lại bắt đầu hoài nghi Lam Nguyệt là thiên thần rồi, Trát Nhĩ cười cười nói “Con thú non kia coi Lam Nguyệt như mẹ rồi, cho nên mới nghe lời” Sơn lão đầu nhìn Tiểu Mãnh đang vui đùa gật gật đầu đồng ý.

Lam Nguyệt dạy Tiểu Mãnh xong về là mệt muốn chết, rửa mặt xong ngã xuống giường liền ngủ mất, con trẻ thật không dễ nuôi a. Trát Nhĩ về phòng nhìn thấy Lam Nguyệt đang ngủ ngon thì lắc đầu thở dài, cúi đầu nhìn xuống tiểu Trát Nhĩ, ai… chịu đựng a.

Sáng hôm sau Trát Nhĩ vừa định ra ngoài, Lam Nguyệt gọi hắn, bảo hắn mang gà rừng, thỏ, cả dê còn sống về, không thể làm bị thương, Trát Nhĩ nghĩ xem làm thế nào để bắt lại mà không làm bị thương, sau đó dẫn người xuất phát, Lam Nguyệt cũng đi ra ngoài tìm đến nhà Hoắc Lý, nàng muốn lợi dụng rừng cây bụi với cỏ ở trước bộ lạc làm nơi nuôi dưỡng, cây bụi chỉ sợ còn phải mở rộng thêm, bãi cỏ phía trước thì có thể dùng ngay được.

Lam Nguyệt mang Hoắc Lý tới bãi cỏ phía trước, vẽ vòng tách thành ba mảnh nhỏ, Hoắc Lý dẫn người chặt trúc chuẩn bị rào xung quanh, Lam Nguyệt ngẫm lại sợ thỏ đào hang, liền kêu toàn bộ những người đang lợp nhà tới, tạm dừng lợp nhà, toàn bộ đi khiêng đá lót hết mảnh đất dành cho thỏ, rồi cắt cỏ cho ăn là được.

Cứ bận rộn như thế đến chiều thì ba mảnh đất đã rào xong, Lam Nguyệt không rào nhiều, nàng muốn thử trước đã, các mảnh đều được Hoắc Lý chia ra, lấy gỗ lớn làm cột chống, trên lợp lá trúc, Lam Nguyệt nghĩ bao giờ nuôi được thì làm chuồng sau, giờ làm đơn giản trước, Tiểu Mãnh luôn đảo quanh phía sau nàng, trừ lúc ăn cơm với nghịch nước, ngoài ra thì đều quanh quẩn bên Lam Nguyệt, Lam Nguyệt thấy nó nghe lời thì vỗ vỗ cái vòi khen ngợi, Tiểu Mãnh mừng điên luôn.

Buổi chiều Trát Nhĩ dẫn người về, trong số con mồi còn sống có: năm con gà rừng, mấy túi to trứng gà, gà rừng biết bay rất khó bắt sống, Lam Nguyệt xem thì chỉ gà trống mới có vuốt ở cánh, gà mái thì không, liền cắt hết lông vũ trên cánh gà mái, gà trống thì cắt cả lông cả vuốt, bôi thuốc cầm máu, dùng dây thừng bằng đay cột chân lại, lấy cây gỗ làm cọc cột gà vào trong rào.

Rất nhiều dê, tổng cộng mười hai con, trong đó có năm con lớn, bảy con nhỏ, Lam Nguyệt ngờ rằng nhóm Trát Nhĩ bắt cả nhà chúng nó, trong đó có một con trưởng thành bị thương ở chân, Lam Nguyệt bảo họ mang đi gϊếŧ, sau khi nhốt dê vào trong bãi nhốt thì Lam Nguyệt thấy hơi đau đầu, dê này có sừng nhọn, chỉ sợ sẽ húc đổ rào chạy thoát, Lam Nguyệt nhìn mấy con dê con mà sáng cả mắt, liền gọi Trát Nhĩ làm giúp mấy cái cọc gỗ nhỏ trong bãi nhốt dê, mấy con dê con mỗi con một cọc, dê con không phá được rào, dê mẹ thì không cách nào bỏ con được, đây là bản năng của động vật, ha ha.

Thỏ thì còn nhiều hơn nữa, hơn ba mươi con thỏ lớn, hơn mười con thỏ con, Lam Nguyệt chỉ chừa lại mười hai con trưởng thành, đực cái mỗi thứ một nửa, thả vào trong rào đã lót đá trên nền và đóng cọc, một cái cọc buộc một đôi, thỏ con thì không cần cột cứ thế thả vào, những con còn lại gϊếŧ lấy thịt, thỏ con không thể chạy thoát nổi, Lam Nguyệt đã đến viễn cổ lâu rồi nên cũng biết.

Lam Nguyệt làm xong thì trời cũng tối, Trát Nhĩ và Tô thêm mấy người phụ nữ phụ giúp, nếu không nàng cũng làm không xong, con mồi thì đám đàn ông đã xử lý, Lam Nguyệt bảo Trát Nhĩ đi phân ra, trước khi đi nàng đã chuẩn bị một bó cỏ to bỏ vào trong bãi nuôi thỏ, rồi ôm theo một túi trứng gà, những thứ khác chia cho mấy chị kia, cô về nhà nấu cơm, hiện giờ bộ lạc từ từ hình thành quy tắc, những thứ trí giả bảo tìm về thì thuộc sở hữu riêng của trí giả, không lấy để chia ra, cho nên Lam Nguyệt tự mình chia trứng cho những người phụ nữ khác, rồi bảo họ ăn cơm xong tới chỗ nàng, nàng định chỉ cho họ làm trứng kiểu mới.

Cơm nước xong thì trời cũng tối rồi, Lam Nguyệt gọi Trát Nhĩ dời đống lửa đến trước cửa nhà họ, trên nền đất trước cửa nhà, nàng cũng đã trải đá hết, đến tận cạnh rãnh nước, nên dù có mưa thì cũng khô ráo, đợi khi nhà cửa trong bộ lạc xây xong, nàng định dạy Hoắc trải đá khắp nền đất trống trong bộ lạc, rải từ đường chính tới bờ sông, lại từ phía sau cho tới chỗ trồng trọt.

Vừa nghĩ xong thì mấy chị phụ nữ đã tới tìm nàng, tất cả đều mang theo ghế đến ngồi quanh đống lửa, đám đàn ông trông thấy cũng qua theo, Lam Nguyệt cầm mấy cái bình bằng đá ra, chọn một cái chứa nước sôi để nguội, bỏ muối vào, khuấy thành nước muối, nhặt trứng gà cho xuống dưới, thấy được rồi thì bọc da thú lên, phía trên

đắp thêm mấy lớp lá to, rồi lấy chỉ gai buộc lại, bảo với mấy chị rằng đây là muối trứng, bọc kín rồi thì đặt trong nơi râm mát mấy ngày là được.

Lại lấy tro sạch ra, trộn với chút nước, rồi đắp lên trứng cho kín bỏ vào trong bình đá, cũng dùng da thú và lá cây bọc kín, bảo với họ rằng đây là “trứng bao”, nàng không muốn bảo đây là trứng muối, miễn cho gặn hỏi một đống vấn đề, trực tiếp dựa vào hình tượng bảo là “trứng bao”, bảo các nàng gói kĩ để nơi râm mát khoảng nửa tháng, còn nói làm vậy trứng sẽ không dễ hỏng.

Mấy phụ nữ vừa nhìn vừa học, Tô ở bên cạnh vừa học vừa làm, làm hết đám bình đá của Lam Nguyệt, Lam Nguyệt cất đám bình vào phòng kho, dùng lá cây chống sâu đắp lên, trứng gà còn lại thì để ăn tươi, xong việc mọi người liền về chỗ của mình đi ngủ.

Thêm Bình Luận