Tiếng khóc rêи ɾỉ trong đêm vang lên khe khẽ lại làm người ta có cảm giác đặc biệt thê lương. Mục Từ nhẹ nhàng tiến lại gần, đặt một tay lên đầu Tử Chiêu, thì thầm:
“Chiêu nhi, tên ta là Mục Từ”.
Tử Chiêu không tin vào tai mình, ngừng khóc ngẩng đầu lên, vành mắt đỏ hoe ngập nước nhìn chăm chú người trước mặt: “Mục Từ là tên lão quản gia nhà ta”.
Người trước mặt không lên tiếng, chỉ lẳng lặng nhìn nàng. Tử Chiêu nuốt khan, nhỏ giọng hỏi: “Vậy Yến Lân là ai? Người trong cung?”
Mục Từ thoáng nhíu mày, trầm giọng: “Đương triều Thái tử Đại Minh, Yến Lân. Người trong phủ được lệnh không được đề cập đến chuyện này. Những lần ngươi vào Bạch thành, dân chúng cũng không nói nhiều chuyện của hoàng thất nên ngươi cũng không biết tới tên của thái tử được. Vậy làm sao ngươi biết hắn là người trong cung?”
“Ta đoán” – Tử Chiêu bâng quơ đáp, gương mặt vẫn ngây dại, không định tiếp tục trả lời câu hỏi của Mục Từ. Nàng thật không biết Mục gia có mối quan hệ gì với hoàng thất liền hỏi: “Quản gia của Mục gia là ngài, sao lại trở thành thái giám hầu cận bên cạnh thái tử?”
“Ai nói với ngươi ta làm thái giám?”
“Chẳng phải ngày đầu tiên ngài đến đây đều nói giọng eo éo của thái giám sao?” – Tử Chiêu càng nghĩ càng thấy khó hiểu.
“Vậy ra ngươi nghĩ ta là thái giám nên mới suy ra được Yến Lân là người trong cung. Tuy vẫn đoán đúng nhưng lý do thì không phải. Ta không phải là thái giám”.
Mục Từ rời khỏi Mục gia từ rất lâu về trước, lúc đó Tử Chiêu còn chưa ra đời nên khi gặp lại ông có chút hiếu kỳ mới dùng giọng điệu đó thử nàng. Chằng ngờ lại không thấy nàng có phản ứng gì, khiến ông nghĩ có thể nàng quá nhỏ chưa tiếp xúc nhiều nên cũng không để ý đến giọng điệu quái dị của ông. Lúc đó, quả thật Mục Từ có đôi chút thất vọng, còn nghĩ Tử Chiêu có phần tầm thường, không được linh mẫn cho lắm. Nhưng nay, ông phải nhìn Tử Chiêu bằng một con mắt khác. Không những nàng để tâm mà còn ghi nhớ, suy đoán, giấu đi toan tính trong đầu, biểu hiện bên ngoài lại vô tư, nghịch ngợm, đúng với hình ảnh một thiên kim tiểu thư được nuông chiều. Đứa trẻ này hết sức kỳ lạ, nhưng lại không biết lý giải thế nào.
Thấy Mục Từ chỉ nhìn mình như đang suy nghĩ nhưng lại không nói tiếng nào, Tử Chiêu sốt ruột hỏi: “Mục quản gia không có gì muốn nói rõ với ta sao? Ngài từng nói sớm muộn gì ta cũng biết, chi bằng sớm biết một chút. Được chứ?”
Mục Từ hồi thần lại, ngẫm nghĩ một chút rồi đứng dậy đi đến nhã gian của mình. Tử Chiêu lập tức đuổi theo sau, thấy Mục Từ đã vào trong phòng rồi ngồi ngay ngắn ở phòng khách nhưng cũng chưa đóng cửa lại. Mắt Tử Chiêu ánh lên vài tia sáng, cũng bước vào phòng rồi tiện tay đóng cửa, rất tự nhiên ngồi vào ghế đối diện Mục Từ, còn nhanh tay rót hai chén trà, đẩy tới trước mặt Mục Từ một chén.
Từ lúc bước vào phòng, ông vẫn luôn quan sát mọi hành động cùng biểu cảm của Tử Chiêu, thấy nàng đã ngay ngắn ngồi phía đối diện, im lặng chờ đợi. Ông khẽ thở dài, hồi tưởng lại những chuyện năm xưa rồi mới chậm rãi kể.
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
Câu chuyện phải bắt đầu kể từ thời Tiên đế. Từ khi mới chỉ là thái tử, Tiên đế cùng phụ thân của Mục Diệp Khang là Mục Diệp Tuyết đã là bằng hữu. Họ quen biết nhau trong một lần thái tử cải trang đi vi hành để hiểu thêm đời sống của bách tính. Lần đó, thái tử vừa đến Bạch thành, đi dạo một vòng, đúng lúc có một vị công tử vội vã cưỡi tuấn mã chạy qua, từ xa đã thét lớn xin dân chúng nhường đường. Chẳng may miếng ngọc bội hắn đeo bên hông bị rơi mất mà không biết. Thái tử có lòng tốt định nhặt lên rồi cho người đuổi theo, đem trả cho hắn. Nào ngờ, ngay gần đó có mấy đứa trẻ ăn mày, trong đó có một đứa do thân hình nhỏ bé nên nhanh tay hơn, đoạt được miếng ngọc bội rồi lập tức chạy đi.
Lại nói, tuy là ăn mày, bộ quần áo trên người chúng đều có chút nhếch nhác, gấu áo cũng đã sờn rách cả nhưng lại khá sạch sẽ, gương mặt cả đám trẻ đó cũng được lau chùi sáng sủa. Rất khác với những kẻ ăn mày hắn từng thấy trước đây. Thấy hiếu kỳ, thái tử muốn đi theo xem đứa bé ăn mày đó định làm gì.
Đứa bé chạy lên đầu phố, rồi giao miếng ngọc bội cho một gã ăn mày khác khoảng chừng 40 tuổi, bộ dạng cũng khá tử tế. Chẳng thấy bọn họ nói năng gì, gã đó chỉ nhìn ngọc bội trong tay rồi cười cười, đứng lên chạy vội vào một ngõ nhỏ gần đó. Quẹo trái quẹo phải không biết mấy lượt mới đi hết con ngõ thì lại xuyên đến một đoạn phố khác. Gã ăn mày dừng lại, nghển cổ nhìn về phía đầu đường chờ đợi. Thái tử đang lấy làm khó hiểu thì từ phía đầu đường lại xuất hiện vị công tử ban nãy. Khi ngựa của hắn còn cách gã ăn mày một đoạn, liền thấy gã này cầm miếng ngọc giơ lên, khua đi khua lại, miệng gọi lớn: “Mục thiếu”. Nam tử cưỡi ngựa hướng mắt nhìn qua thì gã ăn mày lấy đà, vung tay ném ngọc bội cho hắn. Bắt lấy ngọc bội, vị công tử cười, nói đa tạ, còn hẹn khi khác sẽ tìm gã ăn mày đi uống rượu.
Thấy toàn bộ sự việc diễn ra lạ lùng như vậy, thái tử rất ngạc nhiên, không nhịn được liền trực tiếp tiến tới hỏi gã ăn mày. Lại thấy hắn cười hiền lành, nghĩ thái tử là người nơi khác đến nên nhiệt tình kể lể đến quên cả trời đất, rằng vị công tử kia là Mục thiếu gia, Mục gia là nhà giàu ở Bạch thành nhưng đối với những kẻ nghèo như hắn lại không hề khinh thường, còn dạy bọn hắn làm ăn mày cũng phải có khí chất, phải sạch sẽ, phải sáng sủa mới có thiện cảm, không bị người khác ghét bỏ.
Tuy không bao giờ cho họ tiền nhưng lại dạy bọn họ rất nhiều điều, khiến giờ đây tất cả ăn mày trong Bạch thành không còn bị coi rẻ hay đuổi đánh nữa, thậm chí nhà nào có chuyện gì cần người làm còn bỏ tiền ra thuê bọn họ. Nhờ đó mà ở Bạch thành, đã không còn ăn mày nữa, chỉ có thể gọi là người nghèo mà thôi. Gã vừa nói, vừa khoa tay múa chân loạn lên, làm mấy người bán hàng xung quanh nghe được đều cười, mắng hắn lắm miệng, đã không nói thì thôi, một khi mở miệng thì nói không ngừng.
Thái tử hết sức tò mò về Mục gia này, liền cho người đi tìm hiểu thì được biết Mục gia ở Bạch thành là gia tộc lâu đời, chuyên chế tác và buôn bán ngọc. Người Mục gia vốn là người Bạch thành nên cả thành không ai không biết, hơn nữa Mục lão gia là người hiền lành đức độ, hay giúp đỡ người khác nên rất được quý trọng. Thiếu gia Mục Diệp Tuyết cũng là người ôn hòa, hiểu lễ nghĩa, lại rất hòa đồng nên ở Bạch thành, ai cũng biết đến hắn.
Kể từ đó, thái tử lưu lại Bạch thành một thời gian, qua mấy lần tiếp xúc với Mục Diệp Tuyết, cảm thấy nam tử này quả thật là một người tài giỏi, hai người lại hết sức ăn ý với nhau nên sớm trở thành bằng hữu. Sau này khi Mục Diệp Tuyết biết thân phận thật của thái tử nhưng cũng không có biểu hiện né tránh hay nịnh nọt mà chỉ lớn tiếng trách thái tử không tin tưởng hắn, phạt thái tử mời hắn đi uống rượu mới tha thứ. Điều này càng làm thái tử coi trọng tình bạn giữa hai người hơn.
Mấy năm sau, thái tử lên ngôi, truyền Mục Diệp Tuyết vào cung, muốn hắn vào triều làm quan nhưng Diệp Tuyết một mực từ chối, chỉ một lòng muốn gánh vác sản nghiệp của gia đình. Thái tử lúc đó đã là Hoàng thượng cũng không ép buộc mà chỉ mời hắn ở lại hoàng cung chơi vài ngày.
Thời điểm đó, muội muội của Hoàng thượng phải lòng Mục Diệp Tuyết, muốn hắn trở thành phò mã nên tới ngỏ ý muốn Hoàng thượng ban hôn nhưng cũng bị Diệp Tuyết khéo léo từ chối, nói hắn đã có ý trung nhân, đời này chỉ muốn lấy nàng làm vợ. Chuyện này từng làm thiên hạ chấn động một phen, kẻ nói hắn ngu ngốc lại không muốn một bước liền trở thành hoàng thân quốc thích, người thì nói hắn si tình, trên đời không biết có được bao nhiêu nam nhân như vậy. Mãi sau này, trong dân gian vẫn còn lưu truyền chuyện đó, nhưng suy cho cùng vẫn là cảm khái về tình nghĩa của đôi phu thê nhà họ Mục.
Dù là nhiều năm sau, Hoàng thượng cùng Mục Diệp Tuyết vẫn giữ liên lạc với nhau. Sản nghiệp Mục gia đã phát triển rộng lớn, nên lúc đó Mục gia cũng chuyển lên kinh thành. Hoàng thượng cùng Mục Diệp Tuyết lại càng có nhiều thời gian hàn huyên. Khi đó Mục Diệp Khang vẫn còn là một đứa nhỏ, Hoàng Thượng cũng đã có hoàng nhi - người sau này sẽ lên ngôi và trở thành Hoàng thượng ở thời điểm hiện tại.
Nhưng mọi sự không thể như ý mãi được, năm đó phiên vương ở khắp nơi nhen nhóm ý định tạo phản. Các thế lực bị chia năm sẻ bảy, phân tán không đều, binh quyền mà Hoàng thượng nắm trong tay lại quá ít, nguy cơ lớn ập đến. Lúc đó Mục Diệp Tuyết đứng sau giúp đỡ Hoàng thượng không ít. Hắn tự mình gây dựng lên một thế lực mới, ẩn mình bên trong Bích Mục Lâu, giúp Hoàng thượng làm một số chuyện trong tối.
Còn Mục Từ khi đó chỉ là một đứa trẻ ốm yếu gần chết, cả làng của hắn bị giặc cướp gϊếŧ hại, chỉ còn hắn được mẫu thân dùng thân mình bảo vệ, chịu mấy nhát đao, ôm hắn chạy trốn. Trên đường nàng mất quá nhiều máu rồi qua đời. Hắn nằm trên đất, yếu đến mức không nhấc tay lên nổi, chỉ im lặng dùng chút sức lực cuối cùng nắm lấy bàn tay mẫu thân, như để cảm nhận chút hơi ấm cuối cùng của nàng.
Lúc thần trí hắn trở nên mơ hồ, mí mắt nặng trĩu, cảm giác chỉ cần nhắm mắt lại là có thể đi đến một thế giới khác, thì lại có ai đó đỡ hắn dậy, sưởi ấm cho hắn, bên tai còn văng vẳng tiếng cổ vũ hắn phải kiên trì. Lần đầu tiên, Mục Từ thật sự muốn khóc, thứ cảm giác đó cho đến giờ, Mục Từ cũng không thể nào quên.
Người cứu Mục Từ khi đó là Mục Diệp Tuyết, còn tự tay chăm sóc, chữa trị cho hắn. Không những vậy, Diệp Tuyết còn chôn cất thi thể mẫu thân Mục Từ cẩn thận, đợi sức khỏe hắn khá lên thì dẫn hắn đi thăm mộ. Từ đó, Mục Từ đi theo Diệp Tuyết, cũng đổi thành họ Mục để biểu thị lòng cảm kích đối với ơn tái sinh của Mục Diệp Tuyết.
Thân thể Mục Từ vốn gầy yếu, tử nhỏ hay đau ốm, nhưng thể chất khá đặc biệt, tuy gầy gò nhưng xương cốt rất chắc khỏe và linh hoạt, Mục Diệp Tuyết lại tìm được một bí tịch võ công phù hợp với thể trạng của hắn. Nhưng có điều, để luyện loại võ công này vô cùng cực khổ, lại chỉ chú trọng tôi luyện xương cốt bên trong, bào mòn đi dáng dấp bên ngoài nên người luyện loại võ công này sẽ có vẻ ngoài già hơn tuổi thật rất nhiều. Mục Diệp Tuyết khuyên hắn nên suy nghĩ kỹ nhưng trong lòng Mục Từ đã sớm quyết định. Sau đó hắn được đưa tới Bích Mục lâu rèn luyện suốt 10 năm. Trong 10 năm đó, hắn không chỉ học võ công mà còn được dạy dỗ, giao trọng trách đảm đương một số sự vụ của tổ chức ngầm tại Bích Mục lâu. Từ một thiếu niên yếu đuối trở thành kẻ có sức mạnh mà ai cũng phải nể sợ, tâm tư sâu xa khó lường, là cánh tay đắc lực của Mục Diệp Tuyết lúc bấy giờ.
Cũng trong 10 năm đó, nhờ sự giúp đỡ của Bích Mục lâu, Đại Minh tránh được cảnh giang sơn đổi chủ, dân chúng lầm than. Từ xưa tới nay, cung đình tranh đấu chính là hang hùm miệng cọp, gió tanh mưa máu ngập trời. Nếu không có tình nghĩa bằng hữu bao năm giữa Mục Diệp Tuyết cùng Hoàng thượng thì Mục gia tuyệt đối sẽ không nhúng tay vào. Vì vậy, sau khi Đại Minh vừa thoát khỏi cảnh thù trong giặc ngoài cũng là lúc Mục Diệp Tuyết xóa sổ toàn bộ cơ sở ngầm của Bích Mục lâu, trở về chế tác, buôn bán châu ngọc thuần túy, còn Mục Từ trở về hầu cận bên cạnh Diệp Tuyết, sau này là quản gia của Mục gia.
Thời điểm đó, triều đình vừa mới vượt qua cơn khủng hoảng nhưng vẫn cắt giảm sưu thuế để san sẻ bớt gánh nặng với dân chúng, khiến bọn họ vô cùng cảm kích, hết lòng ca ngợi Hoàng thượng là minh quân.
Sau khi giải quyết được khá khá hậu quả của những sóng gió vừa qua, tâm tình Hoàng thượng vô cùng thoải mái, thường xuyên cùng thái tử tới Mục gia làm khách. Có vài lần còn để thái tử ở luôn Mục gia tới mấy tháng trời, nhờ vậy mà càng thân thiết với Mục Diệp Khang.
Có thể nói, thay vì được dạy quy củ trong cung cùng các công chúa hoàng tử khác, thái tử lại được nuôi dạy tại Mục gia cùng Mục Diệp Khang. Hai người họ gần như là cùng nhau lớn lên, từng trải qua nhiều chuyện, vui có, buồn có, hiểm nguy cũng có nên cảm tình cũng đặc biệt sâu sắc.
Vì có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn nên tư duy cùng lối suy nghĩ của thái tử rất mới mẻ, thực tế, gẫn gũi với dân chúng chứ không mang nặng vẻ uy nghi xa cách như một hoàng thân quốc thích. Sau khi Tiên đế băng hà, hắn được truyền ngôi cũng vô cùng hợp lòng dân. Mối quan hệ giữ Mục gia cùng các bậc quân vương qua hai đời trước đều vô cùng khăng khít, dù vậy Mục gia hoàn toàn không can thiệp vào chuyện của triều đình.
Dường như là lẽ dĩ nhiên, đến đời thái tử kế tiếp cũng có quan hệ thân thiết với hậu duệ của Mục gia. Tử Hàm, Yến Lân sớm quen biết từ nhỏ, bọn hắn cùng Hồng Tang rất thân thiết, kết nghĩa huynh đệ.
Mục Từ gặp Hồng Trang trong một lần đi khảo sát các cửa hiệu của Bích Mục lâu ở các thành phía Bắc, trên đường trở về thì ngang qua một thôn làng ở chân núi bị giặc cướp tàn phá. Nghĩ tới quá khứ của bản thân, ông cứu Hồng Tang, thu nhận hắn làm đồ đệ.
Từ khi Mục gia còn ở trong kinh thành, Yến Lân thường xuyên tới ở trong Mục phủ. Mục Từ thấy hắn có tố chất, hỏi hắn có muốn học võ công không rồi cũng thu hắn làm đồ đệ, gọi Hồng Tang một tiếng sư huynh. Riêng Tử Hàm lúc còn nhỏ rất ham chơi, không chịu theo Mục Từ học võ, Mục Diệp Khang cũng để tùy ý hắn quyết định.
Sau này, trong cung xảy ra vài chuyện tranh đấu ngôi vị thái tử, Hoàng thượng mời riêng Mục Diệp Khang cùng Mục Từ tới thương lượng, ngỏ ý muốn Mục Từ ở bên cạnh giúp đỡ Yến Lân vì trước nay ông là người có thủ đoạn, làm việc dứt khoát lạnh lùng, lại tinh thông võ nghệ. Có thể dạy dỗ cho thái tử.
Chuyện này Mục Diệp Khang tỏ ý để cho Mục Từ tự quyết định, ông rất tôn trọng ý muốn Mục Từ. Với giao tình giữa Mục gia và hoàng thất, Mục Từ đồng ý, vào cung giả làm thái giám luôn ở bên cạnh thái tử. Cùng lúc, để tránh bại lộ thân phận, liên lụy đến Mục gia, Mục Diệp Khang đưa toàn bộ người Mục gia chuyển về Bạch thành. Hơn nửa năm sau đó chính là lúc Tử Chiêu ra đời.
Mục Từ kể lại chuyện cũ, không biết đã qua bao lâu, chỉ thấy sắc trời ngoài kia vẫn xám đυ.c. Cả ông và Tử Chiêu đều im lặng không nói gì. Đến hơn 1 khắc sau, Mục Từ vẫn thấy Tử Chiêu như đang trầm tư suy nghĩ mới lên tiếng phá vỡ không khí yên ắng hỏi: “Ngươi nghe được những gì ta vừa nói chứ?”. Tử Chiêu hồi thần lại, khẽ gật đầu: “Nghe, nghe không xót một chi tiết nào. Chỉ là ta không ngờ Mục gia lại có mỗi quan hệ mật thiết với hoàng thất như vậy”.
Bắt được vài tia bất an trong ánh mắt Tử Chiêu, Mục Từ nheo mắt hỏi: “Ngươi lo lắng?”
“Dĩ nhiên, nghiệp đế vương tự cổ chí kim có khi nào là không dính máu. Để đi lên được cái ghế rồng đó, đến cả anh em ruột thịt, phụ mẫu thân sinh còn có thể gϊếŧ, chứ nói gì đến những kẻ như chúng ta. Huống hồ, Mục gia tưởng như không là gì nhưng cũng đã bị cuốn vào trung tâm vòng xoáy quyền lực đó rồi còn đâu. Ta chỉ không muốn máu của những người ta thương yêu phải đổ xuống thôi” – nói đến đây, nàng hơi ngừng lại, mắt vẫn nhìn Mục Từ chằm chằm.
“Mục Từ, ngươi là người đã trải qua hai triều đại rồi, ngươi chứng kiến rất nhiều. Chẳng lẽ, ngươi còn không rõ, thế nào mới tốt sao?” – bỏ lại câu hỏi mập mờ, Tử Chiêu đứng dậy, đi ra ngoài. Gần ra tới cửa lại nghe thấy giọng nói lạnh lẽo của Mục Từ: ”Chiêu nhi, ta vẫn thắc mắc một chuyện”.
Tử Chiêu dừng bước, quay đầu lại nhìn Mục Từ chờ đợi.
“Tâm tư của ngươi không thể nào là của một đứa bé 5 tuổi, ta đang nghĩ không biết là làm sao?” – ánh mắt Mục Từ nheo lại, thâm thúy nhìn thật kỹ Tử Chiêu.
Nghe câu hỏi của Mục Từ, Tử Chiêu thầm nghĩ: “Hôm nay quả thật có phần kích động mới khiến hắn nghi ngờ. Chuyện này càng giải thích lại càng lộ ra sơ hở. Chi bằng coi như bản thân chẳng biết gì cả đi”. Nghĩ vậy, nàng liền nhíu mày, tỏ vẻ khó hiểu: “Câu này ta nghe đến chán rồi. Ngươi không nên hỏi ta, hỏi ta thì ta biết trả lời ngươi thế nào? Ta từ nhỏ đều là như vậy rồi. Có hỏi thì ngươi nên tìm phụ mẫu ta mà hỏi. Họ sinh ra ta, họ phải biết”.
Nói rồi, nàng quay người đi thẳng ra cửa, không thèm ngoái đầu lại cũng không chào hỏi. Phía sau, Mục Từ vẫn ngồi bất động trong phòng, đáy mắt lóe lên vài tia sáng kì dị trong đêm tối.