Chương 87: Kết cục (2)

Căn nhà Lý Vị mua vốn là tài sản của một phú thương Giang Nam, không quá xa hoa sang trọng nhưng hơn ở chỗ nhỏ mà được thiết kế tinh tế, yên tĩnh giữa chốn ồn ào. Hàng xóm phần lớn là mấy người phụ nữ làm kinh doanh giàu có rảnh rỗi, khi không có chuyện gì làm thường ngồi xúm lại với nhau tán dóc, cũng hay nói tới nhà láng giềng vừa chuyển đến kia.

Ngày hai người thành thân, kiệu xe bảo mã đi chật cứng cả con hẻm nhỏ. Nghe nói có mấy người có tâm sáng hôm sau nhặt được mấy chiếc trâm hoa, bèn đem ra tiệm cầm đồ đổi lấy không ít bạc.

Sáng ngày thứ hai, chủ nhà này sai một tiểu tỳ nữ hoạt bát đưa bánh ngọt trứng đỏ sang nhà bên, lại liên tục xin lỗi vì mấy ngày nay mở cỗ huyên náo làm phiền mọi người. Lễ nghi hết sức chu toàn, láng giềng rất hài lòng với cách xử lý ấy, chỉ không biết là nhân sĩ phương nào, nghĩ bụng sẽ tìm cơ hội kết thân một phen.

Sau đó mọi người trông thấy chủ nhân. Người đàn ông nom thanh niên trầm ổn, áo quần giản dị, phong thái nhanh nhẹn, thoạt nhìn giống kiểu thương nhân đi đường. Điều khiến người khác cảm khái là chủ mẫu còn trẻ măng, vẻ ngoài trong sáng xinh đẹp, khí chất sang trọng. Hai người cùng vào cùng ra, nồng thắm lạ thường, đối đãi ôn hòa nhã nhặn với hàng xóm, hiểu lễ biết nghĩa.

Sau đó nữa hay thấy một thiếu niên mười bốn, mười lăm tuổi gọi người đàn ông là cha, mọi người suy đoán: "Chắc là tái hôn."

Lại cũng thường thấy một cỗ xe ngựa lộng lẫy chở một người đàn bà tuyệt sắc, nhìn mặt mũi có vẻ là mẹ của chủ mẫu, nghe nói là phu nhân Tĩnh vương phủ, là người cao quý.

Dung mạo chủ mẫu nhà này là một trong ngàn vạn, hàng xóm ai cũng thở than người đàn ông may mắn, thời nay tái giá mà lại cưới được vợ sang, cực hiếm có.

Vừa ra Tết, xuân mới sang, hai vợ chồng bỗng dưng dọn đi, để căn nhà lại cho con trai cả.

Tiết phu nhân không nỡ chia xa, không bao giờ tưởng tượng được rằng năm đó bà đón con gái từ Hà Tây về, lần này lại là tiễn con gái đi Hà Tây.

Sông rộng núi dài, lần này ly biệt, chẳng biết khi nào mới có thể tái kiến.

Xuân Thiên nhìn Tiết phu nhân: "Mẫu thân bảo trọng." Rồi nàng ôm Tuế Quan, "Tuế Quan ngoan ngoãn, mai mốt chị về thăm em."

Ở Trường An, Lục Minh Nguyệt đã sinh hạ một cậu nhóc, hai vợ chồng muốn về Hà Tây cùng Lý Vị, Trường Lưu và Gia Ngôn ở lại Trường An. Con Vàng già rồi, nên để nó lại Trường An yên bình qua ngày.

Tiểu Anh Đào ôm chân anh trai khóc mãi không nín, lòng Tuế Quan xót xa, cũng òa khóc theo.

Điều an ủi mọi người đó là, cuộc chia tay này, vẫn có ngày gặp lại.

Đường sá tuy xa xôi nhưng Tiết phu nhân đã sắp xếp đâu vào đấy, xe rộng ngựa cao, đoàn tùy tùng rồng rắn, đi đường cũng được thoải mái. Xuân Thiên dẫn Tiểu Anh Đào, Lục Minh Nguyệt chăm Hách Liên Lặc Ô mới mấy tháng tuổi, cùng bước lên con đường trở về Hà Tây.

Lặc Ô theo tiếng Khương có nghĩa là ưng trắng. Tháng Lục Minh Nguyệt sinh, thường xuyên mơ thấy chim ưng bay lượn trên trời cao.

Lần này Lý Vị về Hà Tây, hắn muốn quay lại quân Mặc Ly.

Trước khi lấy Xuân Thiên, thái tử nhiều lần ngáng chân cả ngấm ngầm lẫn công khai, Lý Vị trực tiếp tìm đến thái tử.

Thái tử biết quá khứ của hắn rõ như lòng bàn tay, ngồi sau án thư bễ nghễ nhìn hắn hồi lâu rồi nói với hắn về quân Mặc Ly.

"Hiện giờ tướng quân Trần Anh của quân Mặc Ly đã cao tuổi, mấy lần viết thư xin cáo bệnh về hưu. Ngọc Môn và việc buôn bán ở Hà Tây chủ yếu dựa vào quân Mặc Ly. Mộ Dung Bảo Bảo tuy dũng mãnh, nhưng dù sao cũng là người Thổ Dục Hồn, một mình hắn nắm giữ quân Mặc Ly, ta vô cùng lo lắng."

"Ngươi cũng từng hành thương, vào Nam ra Bắc, hiểu biết sâu sắc chư Hồ và các quốc gia Tây Vực, từng vào quân ngũ, từng ra trận gϊếŧ địch. Ngươi có tài tướng, song lại cam tâm chấp nhận làm dân lao động nhỏ, sống tự do tùy tiện, ta rất khâm phục và ao ước sự tiêu sái của ngươi. Ngươi có nhiệt huyết, giờ đây đại địch ở trước mắt, ngươi lại sống thoải mái, chỉ nghĩ tình cảm nam nữ, ta cũng thất vọng tột cùng."

Thần sắc Lý Vị lạnh nhạt.

Thái tử vuốt ve chiếc ban chỉ trên tay, thản nhiên nói: "Nếu không vì ngươi, bây giờ có lẽ nàng đã được một đời vinh hoa, hiển hách muôn vàn. Một kẻ phàm phu tục tử như người, có tài đức gì chứ."

Lý Vị cúi đầu, mãi lâu sau mới cất giọng: "Thảo dân xin điện hạ ân chuẩn, trở lại quân Mặc Ly."

"Năm đó ngươi ở trong quân, xét theo chiến công vốn được thăng chức phó úy. Giờ ta trả danh hiệu phó úy này cho ngươi, ngươi về quân Mặc Ly đi, bước lên phía trên, cho ta nhìn xem ngươi có bao nhiêu năng lực."

Hách Liên Quảng và Lục Minh Nguyệt vẫn về Cam Châu, Xuân Thiên đi theo Lý Vị tới quân Mặc Ly.

"Cuộc sống ở sông Mặc Ly kham khổ." Hắn nói với nàng hết lần này đến lần khác, "Để nàng chịu khổ rồi."

Quả thực hắn không nỡ bỏ nàng ở Trường An, ở lại Cam Châu, nên chỉ đành đưa nàng theo mình, nuôi nàng, yêu thương nàng.

Với cả, nàng sao sẽ chịu rời xa hắn. Hai người ngồi trên lưng ngựa, nàng ngồi trong lòng hắn, ngửa khuôn mặt xinh tươi, giọng điệu đầy hào hứng: "Em luôn muốn đến sông Mặc Ly xem, giờ đã được toại nguyện rồi."

Mặc Ly Xuyên sớm đã có căn nhà mới chuẩn bị cho họ. Hai người đưa Thiện Thiện theo, xuất phát từ Cam Châu, cuối cùng đặt chân tới sông Mặc Ly nằm ở thung lũng.

Đây là mùa hè tràn trề sức sống trong năm, nàng cùng hắn cưỡi Truy Lôi ngang qua nông trường cỏ xanh ngát khuất lấp giữa sương mù, lội qua dòng suối róc rách với làn nước là tuyết núi hòa tan, hái hoa cây táo tàu thơm hút hồn người trong sa mạc nóng cháy, đi qua cánh đồng hoang dã cỏ dại mọc lan tận chân trời. Cuối cùng thấy một mảnh rừng rừng xanh u ở đầu thôn, xuống ngựa.

Có một con sông sinh tồn dựa vào sông Mặc Ly, đang uốn lượn chảy từ trong rừng ra. Vạt nắng và sắc xanh hắt xuống mặt sông lóe lên tia sáng vàng vụn, những mảnh xanh tròn.

Còn có dòng suối từ nước tuyết núi tan ở hai bên trái phải chảy xuyên qua giữa mảnh rừng xanh. Ba dòng nước giao nhau ở chỗ nước cạn, cỏ xanh mượt mà đáng yêu, hoa tươi mềm mại thơm lừng. Có phụ nữ giặt đồ, đầu gài trâm hoa, tụm năm tụm ba xắn tay áo đi chân trần, vừa nói chuyện trò vừa nô đùa. Đám trẻ con tinh nghịch nơi dưới nước, một cái đầu nhỏ xíu trơn nhẵn bỗng trồi lên từ mặt sông.

Phụ nữ con nít thấy người lạ đến, dừng mọi hoạt động, mắt ánh lên vẻ tò mò.

Giờ khắc này rốt cuộc Xuân Thiên đã biết, cuộc đời của nàng sẽ hòa chung một nhịp thở với mảnh đất Hà Tây, nàng không phải khách qua đường, mà là người trở về.

Lý Vị và nàng nhìn nhau cười. Hắn nắm tay nàng, dắt tới trước nói chuyện.

Sông Mặc Ly có một cuộc sống khác cực kỳ thuần khiết trong đời nàng. Khi ấy vẫn chưa có con, chỉ có hai người họ, vợ chồng mới cưới, thân mật gắn bó, sớm chiều chung đυ.ng. Một lần nữa hắn cùng nàng ngắm mặt trời lặn rồi ráng chiều buông, tinh tú và trăng cao, xuân hạ thu đông, một năm bốn mùa.

Sông Mặc Ly hình thành nhờ quân Mặc Ly, người dân đông đúc, đa số là dân tộc Thổ Dục Hồn. Cũng có quán ăn, tiệm rượu, mỗi đầu tháng sẽ có buổi chợ phiên tưng bừng náo nhiệt. Dân du mục sống lân cận sẽ kéo nhau đến, chào hàng sản vật nhà mình. Còn có người bán hàng rong chẳng ngại cực khổ gánh son phấn trang sức tới, lần nào cũng được nhóm phụ nữ Thổ Dục Hồn thích làm đẹp vây xung quanh, chỉ trong phút chốc hàng bán rao đã hết sạch.

Người Thổ Dục Hồn chân chất và dũng cảm, sông Mặc Ly mà một chốn thế ngoại đào nguyên nho nhỏ trong gia mạc.

Lý Vị vào lại quân Mặc Ly, bái kiến tướng quân Trần Anh, cũng gặp lại Hổ Hướng Nam, quay về luyện tập cưỡi ngựa bắn cung. Với hắn mà nói, đó là khoảng thời gian tái ngộ tuổi trẻ.

Xuân Thiên và Thiện Thiện dọn dẹp nhà cửa, kiểm kê rương hòm. Tiết phu nhân muốn tìm cách bù đắp cho sự vất vả của nàng nên sớm đã nhờ Vương Bồi chuẩn bị rất nhiều đồ đạc ở sông Mặc Ly. Giây phút đầu tiên đẩy cánh cửa căn nhà mới ra, nàng phải trợn mắt há hốc mồm vì đống đồ dùng chất đầy ắp.

Cả cái nhà rộng thênh thang, Xuân Thiên và Thiện Thiện thu dọn kiểu gì. Lý Vị bèn tìm một tẩu tử người Thổ Dục Hồn ở địa phương hỗ trợ quán xuyến công việc trong nhà.

Dù trong quân bận rộn thao luyện cỡ nào, mỗi tối hắn đều sẽ về nhà với nàng. Nửa đêm về, chưa sáng đã đi. Lúc bận quá không về được thì nhờ người ta báo một tiếng về để nàng yên tâm.

Đến kỳ nghỉ mười ngày, Lý Vị hay dẫn Hổ Hướng Nam tới chơi nhà. Người anh ở Hổ gia năm ấy giờ đã là một binh tướng khí phách, về làm dưới trướng Lý Vị. Khoảnh khắc nhìn thấy Xuân Thiên, Hổ Hướng Nam gãi đầu, ngượng ngùng vì chút tâm tư rung động của bản thân ngày xưa: "Chị dâu ạ."

Xuân Thiên bưng rượu thịt, cười khúc khích: "Anh Hướng Nam"

Lý Vị bên cạnh đột nhiên nhướng mày liếc qua nụ cười của Xuân Thiên, lén bóp mặt nàng: "Sửa miệng, gọi là Hổ huynh đệ."

Sau đó tướng quân Trần Anh cũng thường đến. Gia quyến Trần tướng quân đều ở Túc Châu, lâu mới về nhà một chuyến, cuộc sống trong quân doanh khó tránh buồn tẻ nên rất thích lui tới Lý gia. Lần nào cũng vuốt chòm râu, xua tay bảo: "Không đi không đi." Nhưng bước chân lại kiên định đi theo Lý Vị, bước vào cổng Lý gia.

Sau đó nữa... số người sang thăm nhà tăng lên, chúng binh linh cấp dưới Lý Vị thấy nàng dâu nhỏ nhà Lý Vị trông xinh quá, tính tình còn hiền lành nhã nhặn, mỗi lần đến là y như rằng sẽ có rượu nóng thức nhắm. Vậy là ngày nào họ cũng thích theo đuôi Lý Vị.

Mọi người giải tán, nàng ngồi trước bàn trang điểm, lôi hộp gương lược ra, đốt đèn đếm bạc vụn trong đó.

Lương tháng trong quân của Lý Vị không tính là nhiều. Hắn đi vào, thấy nàng cầm mấy đồng tiền, liền bước qua nửa ngồi trước mặt nàng: "Có đủ dùng không?"

Nàng liếc xéo hắn, ra vẻ hờn giận: "Thiếu đấy, chàng tiêu tiền của em."

Hồi môn Tiết phu nhân cho để lại Trường An toàn bộ, hai người cơ hồ tay trắng đến Hà Tây. Dẫu rằng trong ngoài nhà món nào cũng thuộc sắp xếp của Tiết phu nhân, không nhiều chỗ cần tiêu tiền, nhưng Xuân Thiên không muốn ỷ vào đồ mẹ tặng. Mỗi ngày phải tính toán tỉ mỉ.

"Ta kiếm cho nàng." Hắn ôm lấy nàng, thổi tắt ngọn nến, đi về phía giường.

Khi bên nhau hai người luôn khó kìm nén tình cảm. Cuối cùng nàng cũng được ở cạnh hắn dài lâu, phát hiện ra ngọn sóng đầy hiểm nguy ẩn dưới dịu dàng của hắn, lòng ái mộ hắn càng lúc càng sâu đậm.

Ánh trăng như nước, phòng tối tĩnh lặng, chiếu rọi da thịt trắng hơn cả tuyết.

Nàng như đứng trong cảnh đường cùng, cố dằn tiếng nức nở khe khẽ của mình, lại chỉ nghe giọng trấn an khàn khàn của hắn: "Nữu Nữu, khó chịu thì khóc lên."

Nhiều năm trước nàng vừa bật khóc, hắn đã thấy tan nát cõi lòng, Giờ đây giữ nàng cạnh mình, lại không nhịn được làm nàng rơi nước mắt.

Mặt Xuân Thiên ướt đẫm, hôn lên giọt mồ hôi nóng hổi lấm tấm giữa hai đầu mày hắn: "Lý Vị... sinh con nhé..."

"Tuổi nàng còn nhỏ..." Hắn hôn nàng, "Chờ thêm đã..."

Bất cứ khi nào chiến tranh với Đột Quyết cũng có thể nổ ra. Trước giờ Xuân Thiên không dặn dò Lý Vị, nhưng Lý Vị biết, nếu hắn chết, thiếu nữ năm đó có bao nhiêu dũng khí để đi tìm hài cốt cha, thì cũng có bấy nhiêu dũng khí thu dọn chiến khu cho chồng.

Hắn tuyệt đối sẽ không để nàng phải trải qua nỗi đau chí thân chết trận một lần nữa, sẽ không để nàng lần thứ hai rơi vào cảnh độc hành giữa hoang mạc mênh mông.



Năm thứ ba Lý Vị vào quân Mặc Ly, quân Hà Tây và Bắc Đình kết hợp tấn công Đột Quyết. Ròng rã một năm trời chiến đấu gian khổ, Đột Quyết tổn thất nghiêm trọng, lui về núi Thiệt La Mạn. Mọi người được xét công ban thưởng. Việc triều đình chèn ép dân tộc Thổ Dục Hồn sau cùng cùng đi tới hồi kết. Dưới sự nhượng bộ của song phương, Lý Vị thành chủ quân Mặc Ly.



Cách hành sự của hắn xưa nay là trong nhu có cương, rất được người Thổ Dục Hồn kính trọng.

Xuân Thiên sắp lâm bồn, hôm vỡ nước ối, mọi người trong nhà bận ngược bận xuôi. Bà đỡ và nhũ mẫu, thầy thuốc là nhờ Vương Bồi đưa từ Cam Châu đến. Lý Vị hay tin, tức tốc rời quân doanh về nhà.

Hắn vừa cởi quân giáp vừa sải bước toan vào phòng sinh, các bà liên tục gọi: "Tướng quân... tướng quân... ngài không vào được..."

Bấy giờ chợt nghe thấy một tiếng khóc nỉ non của trẻ sơ sinh.

Hắn thở hắt ra một hơi, quân giáp trong tay rơi phịch xuống đất.

Lý Vị hãi nhất là sinh con, chỉ sẽ sẽ tái hiện lại cảnh Lý nương tử sinh Trường Lưu mười mấy năm trước, cả mẹ lẫn con ốm yếu vô cùng.

Trong phòng sinh có mùi máu tanh thoang thoảng. Xuân Thiên tựa vào giường, dịu dàng nhìn nhóm nhũ mẫu lau người cho sinh mạng mới. Thấy Lý Vị vào, nàng mỉm cười với hắn.

Mẹ con bình an khỏe mạnh, quá trình sinh nở của nàng không xảy ra vấn đề gì, đứa nhỏ chui ra rất nhanh.

Hắn thường ngạc nhiên thán phục, không ngờ thê tử hắn lại dẻo dai đến thế, thân mình mảnh mai như thể có ý chí và sinh lực lớn mạnh, tựa như tên của nàng.

Tựa mùa xuân của Ngọc Môn Quan, trong cơn gió mỏng manh chất chứa sức sống vô hạn, nháy mắt đã khiến chốn thôn quê bần hàn được quét lên một lớp sắc xuân.

Là một cu cậu xinh xắn. Lý Vị đón lấy, cẩn thận ôm trong lòng cho Xuân Thiên xem. Hai vợ chồng ngắm nhìn khuôn mặt bé xíu của đứa nhỏ.

"Có giống Trường Lưu hồi bé không?" Nàng hỏi, "Sao nhỏ thế kia chứ?"

"Không giống lắm." Hắn nhìn đứa nhỏ chằm chằm, "Trường Lưu giống Vân Nương, nó giống nàng."

"Đặt một cái tên đi." Nàng nói, "Tên gì cho hay đây?"

Bây giờ là mùa xuân, có thể bắt gặp những mảng màu xanh thắm trong khe đá ngoài Ngọc Môn Quan. Lý Vị trầm tư chốc lát, nhớ về ngày tháng họ hành Tây ngày trước: "Đặt là Vọng Dã đi."

*Vọng là trông về, Dã là hoang dã.

"Vọng Dã ư? Lý Vọng Dã..." Nàng cười, "Vậy thì nhũ danh là Mạc Ly nhé."

*Mạc Ly: không chia ly.

"Không, thằng bé tên Xuân Vọng Dã." Lý Vị ôm đứa nhỏ, "Thằng bé giống nàng, cho theo họ nàng đi, về sau sẽ truyền thừa huyết thống của cha vợ..."

"Lý Vị..." Mũi nàng cay cay,

"Không được khóc." Hắn khẽ hôn mắt nàng, "Ta vốn không phải họ Lý, ban đầu chỉ là một cô nhi không tên không họ. Trường Lưu đã vào gia phả Lý gia, đứa nhỏ này, để nó theo nàng."

Hạ Đốt đưa những bộ Đột Quyết còn sót lại, Cô Tuyết mang đứa nhỏ đang bi bô tập nói, chuyển về đằng Tây, đi đến cực Tây.

Lý Vị và Xuân Thiên lặng lẽ đi tiễn cố nhân.

Hai người đàn ông, làm bạn thời trẻ, làm kẻ địch trên chiến trường, dân tộc đối địch, trong người đồng thời chảy nhiệt huyết và hào hùng.

Vận mệnh mỗi người, sao có thể nói rõ.

Sau khi chiến sự bình ổn, Lý Vị đưa ái thê và ấu tử về Trường An thăm người thân. Trường Lưu đã là chàng thanh niên trẻ chín chắn bộc lộ được tài năng ở Trường An.

Cùng trẻ như thế còn có mẹ Xuân Thiên, Tiết phu nhân đã thành Tĩnh vương phi, Tuế Quan thành thế tử danh chính ngôn thuận.

Năm đó thành hôn, Lý Vị giao phủ đệ cho Trường Lưu. Tân đế phong Lý Vị làm tướng quân tam phẩm, thưởng tiền thưởng nhà, ra mắt triều đình, bách quan chúc tụng.

Láng giềng năm đó gặp lại Lý Vị, thấy rằng người đàn ông ấy đã không còn diện mạo như xưa. Khí chất trầm tĩnh được quân đội mài giũa, thể hiện rõ năng lực. Gương mặt bình thản giờ đây đã hiện vẻ quyết tâm bày mưu nghĩ kế. Cặp mắt trong trẻo hoa đao kiếm bén nhọn.

Hàng xóm ai nấy cũng ca ngợi chủ mẫu khi đó còn trẻ mà tinh mắt, biết nhìn xa.

Cuộc sống ở sông Mặc Ly êm đềm trôi, tháng ngày giản đơn, vợ chồng ân ái, không có mẹ chồng xét nét, không có xã giao sau nhà. Xuân Thiên đã hoàn toàn lộ hết nét quyến rũ của người phụ nữ. Bão cát nơi biên ải chỉ tô điểm thêm cho vẻ rực rỡ, chứ chẳng hề mang đến cho nàng nỗi băn khoăn nào.

Rốt cuộc Tiết phu nhân cũng thấy nhẹ nhõm, con gái bà thực sự đã lấy một người phù hợp.

Ở Trường An hơn một tháng, Lý Vị và Trường Lưu, Xuân Thiên và Mạc Ly cùng Tiết phu nhân với Tuế Quan đã cùng trải qua ngày vui vẻ hạnh phúc.

Sau đó một nhà ba người mới lên đường về lại Hà Tây, đi Túc Châu. Lý Vị trở thành thái thú Túc Châu, kiêm nhiệm quân sứ Hà Tây.

Ngoài việc quân, hắn cũng cần học việc quan. Ban ngày làm xong chính vụ, ban đêm hắn còn phải khêu đèn học, Xuân Thiên cũng thích ở thư phòng cùng hắn.

Chỉ sợ đêm dài thϊếp ngủ, cố ý đốt nến cao soi rõ hồng trang.

Vài năm sau nữa, Lý Vị ổn định mọi thứ, chuyển về Cam Châu làm thái thú. Cách biệt mấy năm, hai người rốt cuộc cũng trở lại cuộc sống Cam Châu.

Hẻm Người Mù là nhà của Trường Lưu và Lý Vị. Bình thường hai vợ chồng đều ở trong phủ đệ tại Cam Châu, mỗi đầu tháng sẽ về thắp hương cho Lý nương tử và vợ chồng Lý phụ.

Hách Liên Quảng và Lý Minh Nguyệt ngày càng mặn nồng, hai đôi vợ chồng gặp nhau, người nào cũng nhớ về những ngày xưa cũ.

Bốn người ngồi trong nhĩ phòng uống trà, chái Đông và chái Tây, nằm đối diện qua ô cửa sổ.

Đến khi trong nhà chỉ còn hai người, Lý Vị kể rất nhiều điều, kể cuộc sống trước đây của hắn, kể từng chuyện vụn vặt khi sống cùng Lý nương tử. Nàng im lặng nghe, lòng lại dâng chút ghen tị, cuối cùng lại dần nguôi ngoai.

Cảm ơn Lý nương tử, đã để hắn lại cho nàng.

Đây là nơi lần đầu hai người quen biết. Bao năm trôi qua, hắn vẫn nhớ rõ cảnh cả hai gặp mặt, đôi mắt gợn sóng dập dờn của nàng ngập cảnh giác, lanh lợi, ngụy trang và yếu đuối.

Nửa đêm thức dậy, mười ngón tay đan chặt, hắn dán bờ môi mềm nóng rực lên thùy tai nàng: "Nữu Nữu, sinh cho ta một đứa nữa đi."

Nàng run run ngồi dậy, hắn nằm dưới, mắt sáng quắc nhìn nàng, yết hầu chuyển động: "Xuân Thiên."

Nàng cúi người, mở cặp mắt cuộn trào thủy triều xuân, cắn đầu vai hắn.

Năm này, Xuân Thiên có bầu đứa thứ hai.

Xuân Thiên vắt hết óc nghĩ cách, lật đọc tài liệu mấy chục năm về bờ sông Vị, cuối cùng tìm được dòng họ của Lý Vị. Hắn vốn mang họ Lục, là người Thái Nguyên, xuất thân bất phàm.

Thai này của Xuân Thiên vẫn là con trai. Lý Vị đón lấy thằng nhóc nằm trong tã lót, hắn còn nhớ như in ngày Vọng Dã chào đời, thời khắc về nhà xuống ngựa, lần đầu tiên trong cuộc đời hắn mềm nhũn chân, thiếu chút nữa đã ngã sõng soài.

Đứa nhỏ này, tên là Lục Tùy Ảnh.

Hắn chính là cái bóng của nàng.

Sau này sách sử ghi lại, một nhà ba trai, ba trai ba họ, con cháu giỏi giang, nối dõi trăm đời.

Năm Lý Vị bốn mươi tuổi, Trường Lưu dắt nàng dâu về Cam Châu bái kiến phụ mẫu. Hai cha con nhiều năm không gặp vào thư phòng nói chuyện phiếm.

Lý Vị nói đến một chuyện, dạo này mưa gió liên miên, mộ phần của Lý nương tử bị nước rửa trôi. Lý Vị nói, hắn muốn sửa mới mộ Lý nương tử, hợp táng với vợ chồng Lý phụ.

"Mẹ con là vợ đầu của cha, cũng chỉ chị cả của cha, cha luôn luôn nhớ bà ấy, nhưng..."

Trường Lưu nhìn ngoài cửa sổ, em ba của cậu đang chập chững học đi, cô vợ mới cưới và mẹ kế mỗi người nắm một tay thằng bé. Vọng Dã cầm kiếm gỗ cưỡi con ngựa nhỏ chơi trong vườn hoa, khắp vườn là tiếng nói cười hoan hô của họ.

Cậu biết ý cha, trăm năm sau, cha và mẹ kế sẽ cùng hợp quan.

Trường Lưu gật đầu: "Làm theo ý cha đi ạ."

Khi cậu vẫn còn là chàng thiếu niên nhỏ, đã từng đem lòng thích Xuân Thiên. Sau đó dần khôn lớn thì cũng bắt đầu phai nhạt, mừng vì cha và mẹ kế thắm thiết bên nhau. Cha cậu, đã gặp được một người rất tốt.

Chạng vạng Lý Vị trở về từ nha môn, thấy trong phòng thả rèm, ánh nến mờ ảo, tỳ nữ đi đâu hết. Hai tay Xuân Thiên chống má, chăm chú nhìn nụ hoa nở rộ trước mặt.

Hắn nhỏ giọng hỏi: "Nhìn gì đó, bọn nhỏ đâu?"

Nàng chớp chớp mắt: "Hoa quỳnh nở, hai đứa nó quậy phá ồn ào, nên em cho vào vườn hoa chơi rồi."

Lúc này nàng đã qua ba mươi, đương tuổi cực thịnh của phụ nữ, thậm chí còn xinh đẹp rạng rỡ hơn cả mẹ nàng, duyên dáng lả lướt, hút lấy hồn người, dính vào là say ngay. Được hắn nâng niu bao nhiêu năm, trong mắt nàng vẫn còn đó ánh sáng trong suốt chói lọi của thời thiếu nữ.

Hoa bung cánh nở, "Khó khăn lắm mới chăm được cây ngày." Nàng nhặt từng cánh hoa đặt xuống một chiếc đĩa có hoa văn nứt: "Vùi trong tuyết, giữ đến xuân ngàn năm sau pha trà uống."



Tâm trí Lý Vị không hề đặt vào chuyện ấy, hắn ngửi mùi thơm trên xiêm y nàng, bàn tay to chậm rãi luồn từ cổ tay áo vào trong, mơn trớn cánh tay nõn nà, chạy lên đằng trước.

Thân thể trắng trẻo ngọc ngà này, hắn càng ăn càng nghiện.

Nàng né tránh, mắt lóe sáng liếc hắn, môi đỏ mọng vương ý cười.

Hắn in xuống đó một nụ hôn sâu.

Bất luận hắn có chức quan gì, thế nhân xưng hắn ra sao, khi ở riêng, nàng vẫn luôn gọi hắn là Lý Vị.

Là thói quen đã có từ lúc đó, từng tiếng, từng câu của nàng, hai chữ này như tình dược thôi thúc, là cỏ đoạn trường*, là thuốc mê hồn.

*Cỏ đoạn trường: là một loài cây có độc.

Lư hương hình con nghê tỏa khói mỏng vấn vít, vấn vít hơn thế còn có tiếng thở dốc, cành liễu gãy đoạn vì gió, hai mắt càng thêm mê ly, gò má ửng đỏ, kiều diễm ướŧ áŧ.

Bông tuyết hoa rụng bị cuồng phong cuốn bay, thân bất do kỷ, chỉ có thể bám víu vào đâu đó.

Nàng mệt lả người, nâng cánh tay thấm mồ hôi, giọng đứt quãng: "Hoa... vẫn chưa..." Sau đó cắn lấy môi hắn, nghiền nát tiếng ngâm nga khe khẽ giữa môi lưỡi dây dưa.

Lý Vị nhấc vòng eo mềm mại của nàng lên, bên tóc mai hắn đã lơ thơ mấy sợi bạc, nhưng thân hình vẫn được giữ gìn rất tốt, khỏe mạnh cường tráng, gương mặt anh tuấn, cặp mắt đen nhánh vừa dịu dàng vừa sắc bén không hề mất đi nét lành lạnh quen thuộc.

Sau khi thỏa mãn, đóa hoa héo tàn, nàng dẩu môi phàn nàn hắn: "Hoa quỳnh em vất vả lắm mới nuôi được, một năm chỉ nở có một lần thế thôi..."

Lý Vị kéo nàng vào lòng, hôn mái tóc ướt sũng của nàng: "Còn sang năm nữa mà."

Còn cả quãng đời lâu dài về sau nữa.

Mười năm sau, Lý Vị cai quản Lương Châu, kiêm nhiệm đại tổng quản Hà Tây.

Thời gian ấy, Hà Tây xuất hiện mãnh tướng, có hai người tiếng tăm lẫy lừng nhất, cũng là cánh tay trái bờ vai phải của Lý Vị, một người là Hổ Hướng Nam, một người là Hách Liên Gia Ngôn.

Trong vòng tám năm hắn cai quản, bốn quận Hà Tây "sản vật dồi dào, đời sống ổn định", thiên hạ gọi là Lũng Hữu phú khả địch quốc.

Hắn không ở triều đình nhưng lại có địa vị cực cao, bảo vệ Hà Tây, đối đầu với người Thổ Phiên và người Hồi Hột nổi dậy sau này, gánh vác một nửa bình an của giang sớm.

Hắn cũng cho nàng cáo mệnh, vô số vinh hoa.

Mùa đông năm ấy, hắn nằm trên giường bệnh, dịu dàng nói với nàng: "Nữu Nữu, ta đi trước một bước."

Hắn kéo tay nàng, hôn lên trán nàng: "Phải sống tốt, nhìn bọn nhỏ thành gia lập nghiệp."

"Chăm sóc mẹ các con thật tốt." Hắn nói với ba đứa nhỏ, "Lúc cha sống đã che chở mẹ các con như minh châu, các con tất nhiên cũng phải vậy."

Sau khi hắn mất, ba người con trai nâng quan tài, vạn dân đi theo, đội ngũ đưa tang không thấy điểm cuối, tiền vào dãy Kỳ Liên Sơn.

Phu nhân hắn hôm đó không mặc áo tang, mà khoác bộ hồng y cực mỹ lệ của dân tộc Hồi Hột, cưỡi con ngựa đỏ thẫm. Dung mạo nàng chưa suy, vẫn đẹp như ngày nào, là một người phụ nữ được yêu thương mang vẻ đẹp trong sáng.

Người người ngưỡng mộ cuộc đời Lý Vị, một thứ dân bình thường, phát đạt độ trung niên, một bước lên mây, chức cao vọng trọng, thê tử xinh đẹp, con đàn cháu đống.

Rất ít người nhắc đến thời trẻ của hắn, một đứa con được nhận nuôi, một binh lính trong quân đội, một hộ vệ đi đường.

Nhưng thực ra khi đó, hắn đã gặp một người, làm thay đổi cả đời hắn.

Hết thảy vinh quang của hắn đều dựng lên vì nàng.

Họ đã bên nhau ba mươi năm.

Rất nhiều rất nhiều năm về sau, chùa Lôi m của Đôn Hoàng có một hang Phật bị sập. Các tăng nhân tìm thấy trong hang phật một hộp giấy tờ cúng tổ. Sau khi đọc, liền đến đến phủ Lương Châu.

Lục Tùy Ảnh đọc xong, trầm mặc hồi lâu, bỏ tiền xây dựng một hang Phật ở hang Mạc Cao Đôn Hoàng, đem chiếc hộp này vào hang cung phụng.

Ông là con út, nay đã về già, ký ức sâu sắc nhất chính là tình cảm của thân phụ mẫu.

Bất kể đi tới đâu cha cũng đưa mẹ theo, sợ bà cô đơn, sợ bà không tìm thấy mình.

Trong tay áo cha luôn giấu một viên kẹo sư tử, ban đầu chỉ lén đưa cho mẹ ăn, sau đó bị hai anh em họ phát hiện, lần nào cũng bất đắc dĩ chia cho ba mẹ con. Nhưng viên của mẹ, luôn là viên lớn nhất.

Cha sống giản dị, nhưng thích mẹ ăn mặc thật đẹp.

Cha luôn lén đưa mẹ ra ngoài cưỡi ngựa dạo chơi, bỏ lại hai đứa con ở nhà.

Cha lén gọi mẹ bằng rất nhiều cái tên, Mèo Con, Đồ Ngốc, Tra Tra, Châu Châu. Thi thoảng bị hai em em nghe thấy, mẹ sẽ lại dẩu môi hờn dỗi cha.

Sau khi cha qua đời, mẹ chưa từng rời khỏi Hà Tây. Trong ba anh em, ông là người giống cha nhất, nên thường xuyên bầu bạn bên mẹ.

Khi đó tuổi mẹ ông còn rất trẻ, nhưng ánh sáng trong mắt dần nhạt đi. Mẹ dần trở nên lặng lẽ, mấy năm sau, mẹ cũng đi theo cha.

Trước khi đi mẹ còn trang điểm cho mình, áo quần rực rỡ, mặt mũi tươi tỉnh, rất xinh đẹp.

Trường Lưu và hai em trai hợp táng hai người ở nơi sâu nhất trong Kỳ Liên Sơn.

Ông luôn nghĩ cha mẹ mọi nhà cũng như cha mẹ mình. Khi trưởng thành thì biết mình mới là đặc biệt, tình cảm cha mẹ trọn vẹn tự nhiên.

Thứ trong hộp ngoài giấy tờ công văn của cha ra, thì còn có một cuốn kinh Kim Cang cung phụng Bồ Tát cha tự tay viết khi đưa mẹ đi du lịch Đôn Hoàng, trú chân tại chùa Lôi m.

"Dập đầu lạy đấng Tôn ba giới, quy y Phật Tổ mười phương, nay con trao chí nguyện to lớn, nguyện lấy kinh Kim Cang, báo đáp tứ trọng ân, cứu khỏi tam đồ khổ, nếu ai nghe hoặc thấy, hãy được phát Bồ đề tâm, sẽ báo đáp bằng cả thân này..."

"... Nguyện dân chúng yên vui, quốc thái thành an, nguyên kiếp sau lại kết nhân duyên, sớm ngày chung sống."

Người có từng dùng cả một đời để yêu một ai đó, có từng vì yêu một người mà yêu một vùng thổ địa.

Mã hậu đào hoa mã tiền tuyết, Kỳ Liên bất đoạn tuyết phong miên, Ngọc Môn Quan ngoại phong cổn thảo, hoàng sa mạn mạn đà linh đạo.

- HẾT CHÍNH VĂN -

Hết chính văn rồi!

Cảm ơn các chị em đã theo suốt chặng đường, cảm ơn các chị em đã đợi tôi bốn năm trời, cảm ơn mỗi một bình luận, đóng góp, độc giả gửi lì xì cho tôi, tôi nhớ từng ID đấy.

Rốt cuộc cũng hiểu rõ nguyện vọng 4 năm trước rồi ~

Rất nhiều bạn nói tiết tầu khúc sau skip nhanh quá, như kiểu ăn hết mọn phụ rồi chờ ăn món chính, kết quả bữa cơm vèo cái đã hết...

Nhưng với tác giả mà nói, ý định ban đầu của bộ truyện này là phong thổ Tây Bắc + diễn biến tình cảm cực trong sáng của hai người trên đường đi, còn khúc sau thì không quan trọng mấy.

Viết thêm 30 vạn chữ nữa, phong tình đặc sắc ở đoạn trước sẽ làm nền hoàn toàn, nhưng nó mới là yếu tố chính.

30 mươi chữ viết cả một đoạn đường, 3 vạn chữ viết hai người lúc còn sống, 30 mươi vạn chữ chính là khởi đầu, rồi mới chắc chắn hướng đi cả đời!

Ngoài ra có phần lý giải của tác giả có thể viết không đủ tốt nên không cho mọi người đọc.

Vì sao lúc gặp lại cảm giác hai người bị gượng gạo?

- Tôi thì không thấy gượng, lúc Xuân Thiên đẩy cửa ra thì cũng đã tha thứ cho Lý Vị, lúc thổi còi đồng rồi nghe thấy tiếng bước chân, là nàng đã biết người đàn ông này mãi mãi là của nàng.

Lý Vị yêu bao nhiêu?

- Nước lặng chảy sâu, chưa hẳn là yếu hơn so với sóng dữ ngập trời.

Vì sao không cho Lý Vị chủ động?

- Mọi người ai cũng thích đọc kỵ sĩ đạp mây bảy màu rầm rộ đến cứu công chúa. Nhưng cũng có thể là công chúa vượt bọi chông gai đi cứu hoàng tử trong ngục, tình cảm tương hỗ nhau mà.

Hy vọng bộ truyện tiếp theo tôi sẽ viết thật tốt!!!