*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc."Thì ra người nọ chính là Chu Tư Âm của tòa soạn Côn Luân ư?"Edit: Đào siu nhìu xiềngBeta: Chúi Trước tiên, Kỷ Sương Vũ hủy cuộc hẹn với bác sĩ, rồi đến tiệm thuốc mua thuốc. May thay buổi sáng y không có việc gì, hí viên thường mở cửa từ 10 giờ sáng trở đi. Những ngày gần đây chỉ diễn "
Miếu Linh quan" nên hí viên Trường Nhạc chuyển sang buổi chiều mới mở.
Mua thuốc xong, Kỷ Sương Vũ đến cửa hàng nằm cùng con phố mua cho mỗi đứa em trong nhà một bộ quần áo bông và một đôi giày mới, riêng em năm còn nhỏ, y toàn bế trong lòng. Đến chỗ bán quần áo, y mới phát hiện ra một chuyện, cúi đầu tìm xung quanh và hỏi: "Ủa, em ba không đi theo à???"
Em ba chạy ra chậm một bước, y hoàn toàn không hay biết gì mà cứ thế đi luôn.
Ai bảo bình thường con bé này cứ thoắt ẩn thoắt hiện, vừa gầy vừa đen, y không cúi đầu nên cứ tưởng nó đang ở đây...
May sao vóc dáng em ba và em hai không khác mấy, để em hai thử hộ là được, dù sao quần áo với giá này cũng không có màu sắc hay hoa văn gì đẹp cả.
Đến cả Kỷ Sương Vũ nguyên gốc, hồi bé còn chả được sống mấy ngày sung sướиɠ chứ nói gì đến các em của cậu ta, tụi nó thực sự chưa từng được mặc quần áo mới.
Không phải quần áo của người lớn sửa nhỏ đi thì cũng là hàng second-hand mua ở chợ đồ cũ.
Em hai nhận ra anh cả định mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới thì bắt đầu lắp bắp.
Nó thấy anh trai lãng phí quá, gần một tháng nữa mới đến tết cơ mà... Không đúng, kể cả có đến tết đi chăng nữa thì cũng không nên mua đồ mới toanh, nhà mình còn gì đâu: "Anh cả ơi, chúng mình, chúng mình mua tí ti bông về là được rồi!"
Nhét bông vào trong quần áo cũ là bao ấm luôn, một cân bông chỉ tốn 3 – 4 hào thôi, hời hơn nhiều so với việc mua đồ mới.
"Tiền bạc là thứ khốn nạn, tiêu hết rồi thì kiếm tiếp, đậu xanh nhà nó, kiếm tiền của Từ Tân Nguyệt..." Kỷ Sương Vũ cẩn thận mặc áo vào cho em hai và cài cúc.
Quần áo xếp hàng đầu trong chuyện ăn, mặc, ở, đi lại, không mặc ấm là không được. Thời gian để nhồi bông vào áo, thà đi kiếm tiền còn hơn. Quan trọng nhất là, người đến từ thế giới song song như y hoàn toàn không có kỹ năng may vá, tự làm khác nào
vạch áo cho người xem lưng.
Em hai hít nước mũi, nó chưa bao giờ thấy ấm áp đến vậy vào mùa đông ở Bắc Bình, hai gò má nho nhỏ đỏ lên, nở nụ cười tươi tắn với Kỷ Sương Vũ.
...
"Đây là danh thϊếp của tôi." Chu Tư Âm do dự nói.
Lúc về đến nhà, sắc thuốc xong đã tới giữa trưa. Uống hết bát thuốc, trông Chu Tư Âm khỏe lên nhiều. Chẳng biết do hắn không sợ quá hay tâm lý vững nữa.
Trước khi đi, hắn để lại danh thϊếp cho Kỷ Sương Vũ, tuy rằng hắn... Cứ coi như hắn bị ngã sấp mặt ở đây đi! Nhưng chữ viết của Kỷ Sương Vũ khiến hắn muốn kết bạn: "Cậu có vấn đề gì thì có thể tới tìm tôi, nhưng tuyệt đối không được nói ——"
"Tôi biết rồi, không được nói chuyện anh bị tôi dọa chết ngất!" Kỷ Sương Vũ bảo.
"Ai bị cậu dọa chết ngất hả??" Chu Tư Âm giật danh thϊếp lại, hùng hổ đi ra cửa, giữa đường cẩn thận né em ba: "Tôi đi đây!!"
Nóng tính gớm!
Kỷ Sương Vũ trông điệu bộ hung hăng của hắn, lẳng lặng cười.
Chu Tư Âm vừa ra đến cửa, bên ngoài bỗng vang lên vài giọng nói: "Rốt cuộc nhà nào mới là nhà Thư Vọng Ngôn? Tối hôm qua tổng giám đốc nói thế nào?"
Chu Tư Âm tức thì trốn nhanh như chớp, lùi lại núp bên mép cửa.
Mấy người ngoài cửa từ từ chậm rãi đi ngang qua, quay đầu nhìn sang đây, chạm mắt với Kỷ Sương Vũ. Ơ, không phải Thư Vọng Ngôn tiên sinh, nhưng trông đẹp đấy, đi chậm chậm ngắm thêm tí.
Cách nhau một bức tường, Chu Tư Âm đứng thẳng nín thở, đưa mắt liếc nhau với Kỷ Sương Vũ.
Chu Tư Âm: "..."
Kỷ Sương Vũ: "..."
Chu Tư Âm: "..."
Hai phút sau, Chu Tư Âm xị mặt nói: "Tôi đi đây!"
Kỷ Sương Vũ: "Ồ, lại đi à?"
Chu Tư Âm: "..."
Sau khi Chu Tư Âm rời đi, Kỷ Sương Vũ vỗ vỗ tay, để lại mấy cái màn thầu nóng hôi hổi làm bữa tối cho đàn em thơ.
Hàng xóm thấy vậy hết sức hâm mộ, mới kiếm được tí tiền đã ăn bánh bao chay rồi – ở chung trong một cái sân, chuyện nhà này nhà kia không giấu được. Nhưng ai cũng biết nhà họ bần hơn nghèo hơn, bởi vậy có người hâm mộ, có người vui thay, tất cả đều mang lòng thiện chí.
Kỷ Sương Vũ đang dọn dẹp, em hai chạy tới, vuốt ve bộ quần áo mới trên người và nói bằng giọng hết sức phấn khởi: "Anh ơi, vải này xịn lắm anh ạ. Bao giờ sang hè, mình cắt áo của bọn em ra, ghép vào là đủ cái áo ngắn tay cho anh, vải áo bọn em cùng màu mà."
Thì ra đồ đông đồ hè của họ toàn cắt tới cắt lui, quần áo của ai phải giặt là hết cái để thay, đành mặc tạm của người nhà, bình quân mỗi người sở hữu 1,2
(một phẩy hai) bộ quần áo. Bộ đồ ngủ Flannel của Kỷ Sương Vũ đã làm tăng tỉ lệ sở hữu bình quân đầu người.
Kỷ Sương Vũ nghe mà trong lòng xót xa. Bảo sao lúc các em chọn quần áo cứ lấy màu lam giống hệt nhau. Từ bé đến giờ, y chưa từng tận mắt chứng kiến cám cảnh nghèo khổ đến vậy. Hơn nữa, ở thế giới của y, thời đại và chính sách không giống nơi đây, trong nhà không có anh chị em ruột thịt.
Tháng ngày chăm bẵm trẻ con khổ ơi là khổ.
Ban ngày y đi làm thuê cho người ta, buổi tối về nhà chỉ ước sao không thấy lũ nhỏ nữa —— hành động chăm sóc chỉ xuất phát từ lòng thương hại. Còn thâm tâm y chỉ mong đây là một giấc mơ thì tốt biết mấy, mở mắt ra đã thấy mình xuyên về rồi.
Bây giờ thấy bọn nhỏ vừa vui vừa lo chỉ vì một bộ quần áo, cười tít cả mắt, khiến "
cảnh trong mơ" của Kỷ Sương Vũ rõ nét hơn.
Chuyện dạo trước mình vô tình hoặc cố ý làm lơ cũng ùa về trong đầu. Em hai không chỉ là
"em hai", thằng bé có tên riêng – là Kỷ Lôi Tông; em ba thoắt ẩn thoắt hiện tên Kỷ Phi Phi. Em tư Lộ Lộ và em năm Bạc Tử vì còn quá nhỏ, lúc cha mẹ qua đời mới chỉ đặt tên tục cho.
"Không cần đâu, Lôi Tử à. Đến mùa hè, mấy đứa sẽ có quần áo mới tiếp." Kỷ Sương Vũ xoa đầu Kỷ Lôi Tông và nói.
Y vẫn sẽ tiếp tục cầu thần Vật lí đưa mình xuyên về nhà, nhưng trước lúc đó, y sẵn lòng tích cóp cho những đứa bé này ít tiền.
Còn bây giờ, Kỷ Sương Vũ ra ngoài chuẩn bị đi làm.
Đi ra cửa, Kỷ Sương Vũ bỗng phát hiện trên chốt cửa gài một tờ giấy, bèn nhấc lên đọc. Ấy là tấm danh thϊếp được in ấn khéo léo và đơn giản, ở chính giữa có một hàng chữ:
Chu Tư Âm của Tòa soạn Côn Luân. Ơ, y đã từng nghe cái tên này rồi, còn đến cả thư viện Côn Luân để tìm tài liệu nữa.
Thì ra người nọ chính là Chu Tư Âm của tòa soạn Côn Luân ư?
Nhớ lại những tin đồn về tính cách Chu tiên sinh này và so sánh với những gì mình thấy hôm nay... Không khớp nhau lắm thì phải, Kỷ Sương Vũ bật cười, cất tấm danh thϊếp đi.
...
"Làm việc nào, kiếm tiền của Từ Tân Nguyệt nào." Kỷ Sương Vũ bước vào hí phòng, gặp ngay Từ Tân Nguyệt phiên bản người thật.
"Lại đây! Mau lại đây!"Từ Tân Nguyệt kéo Kỷ Sương Vũ, thở phì phò nói: "Dựng cảnh, còn có thể vẽ chấm phá thế nào nữa thì nói đi, để tôi sửa tiếp!"
Kỷ Sương Vũ ngơ ra: "Để làm chi hả sếp Từ?"
Từ Tân Nguyệt hít vào thở ra dồn dập: "Hôm nay tôi đến Hiệp hội Lê viên để bàn bạc về chuyện diễn
vở hí gánh bạn, chọn diễn ở đâu, ai diễn, kết quả..."
Hiệp hội Lê viên là công đoàn quản lí trong nghề vào thời nay. Thông thường, cuối năm sẽ tổ chức một buổi biểu diễn từ thiện, lấy tiền giúp đỡ những người cùng nghề vất vả lam lũ. Vì vậy nó mới có tên là
hí gánh bạn.
Nghĩ tới chuyện gặp mặt, Từ Tân Nguyệt lại tức nổ phổi.
Có vài kẻ ghen ăn tức ở, thấy doanh thu phòng vé mấy hôm nay của hắn tăng vọt, suất diễn 3 ngày bán sạch bách, hôm nay lại mở bán tiếp, kiểu gì cũng phải diễn thêm vài ngày nữa, chuyện làm ăn của hí viên nhờ đó mà được hồi sinh, còn được vô số nhà phê bình kịch nổi tiếng, diễn viên nghiệp dư khen lên tận trời, làm bao kẻ ghen tị.
Đám người đó nói bóng nói gió móc mỉa vài câu chua lòm, nào là phong cách chấm phá này chẳng so bì được với lối tả thực của phương Tây, chẳng qua khán giả tạm thời bị báo chí dắt mũi mà thôi (có khi lại đút tiền tìm người viết lời bình để quảng cáo ấy chứ).
Hơn nữa, đây là thụt lùi, là quay về với trường phái xưa, mục nát cũ rích. Họ bảo Từ Tân Nguyệt đừng dại mà nghe tên nhà thiết kế bối cảnh – chẳng biết chui từ đâu ra – lừa, mau mau quay đường ngay lẽ phải.
Từ lúc
"Miếu Linh quan" lên sàn đã xuất hiện những lời bàn tán như vậy rồi. Giờ âm thanh phản đối rộn ràng hơn, dữ dội hơn, lý do là bởi doanh thu phòng vé của "
Miếu Linh quan" tăng vọt, sức ảnh hưởng càng ngày càng rộng rãi, thậm chí có gánh hát định học theo.
Thành ra được chú ý hơn, nhiều kẻ xoi mói hơn. Ngay trước mặt Từ Tân Nguyệt mà cũng có kẻ đứng lên chỉ trích.
"Ra là vậy à." Kỷ Sương Vũ nghe xong không thấy tức gì cho lắm.
Thực ra điều này rất dễ hiểu, quả thật ở đâu cũng sẽ có những người mất não, mải mê chạy theo bối cảnh phương Tây.
Nhưng e rằng có những người, trong lòng hiểu rõ đấy, mà không cam tâm để "
Miếu Linh quan" nổi rần rần. Bởi một khi như vậy, chẳng khác nào hạ bệ bối cảnh phương Tây, khiến chúng bị giảm giá trị. Bỏ tiền ra còn chưa thu được lời lãi, tất nhiên phải giúp tâng bốc bối cảnh phương Tây lên, rêu rao quảng bá phong cách nhà mình rồi.
Chẳng phải chuyện gì mới mẻ.
Nếu Ứng Tiếu Nùng không phải
hoa kiểm – những vai diễn chính trực dũng mãnh, mà là vai đán nổi tiếng sân si thích chọc ngoáy nhau, thì chắc
Hội những người nâng đỡ diễn viên đã sồn sồn lên rồi, giống hệt cái cảnh fan cuồng thời hiện đại tâng bốc idol nhà mình, vùi dập idol nhà khác.
"Tôi nghĩ chúng ta được như bây giờ là tốt lắm rồi! Anh không thấy các tờ báo khen ngợi chúng ta thế nào ư? Ai bảo cứ phải dùng tranh theo phong cách trời Tây mới gọi là tiến bộ, người Tây là bố họ à?" Từ Tân Nguyệt hoàn toàn không nghĩ nhiều vậy, thêm cái nữa là trình độ thưởng thức không cao, thậm chí trước đây anh ta còn nghi ngờ bối cảnh ấy liệu có nổi tiếng được không.
Giờ đang nổi cơn tam bành chỉ nghĩ không được thua kém bố con thằng nào, thế là thấy phong cách chấm phá rất tuyệt.
"Đã thế tôi phải cho diễn thêm mấy ngày nữa mới được, phải sửa tiếp thôi. Cậu đó, mau mau sửa cho vở kịch ngày một hay hơn đi!"
Kỷ Sương Vũ: "..."
Kỷ Sương Vũ: "Anh bớt giận ạ, quần chúng nhân dân thấy đẹp thấy thích là được rồi, mặc kệ đám người đó đi anh. Nhưng mà nếu muốn sửa cho hay hơn thì..." Làm sao mà sửa được nữa, anh cũng chẳng đưa tiền cho tôi thì làm kiểu quái gì. Kỷ Sương Vũ đã tiết kiệm nhất có thể rồi.
Song, đây lại là một cơ hội tốt.
Kỷ Sương Vũ chợt nảy ra, bắt đầu xài chiêu dụ dỗ nhà đầu tư của mình: "Chà, thực ra mục đích của ông chủ chính là muốn tăng số ngày diễn lên phải không ạ. Vậy thì chỉ cần anh đồng ý để tôi làm đạo diễn, nhất định tôi sẽ sửa theo."
Sau này, cứ mỗi lần Từ Tân Nguyệt thấy nét mặt ấy của y là lại xót ruột xót gan.
Còn bây giờ, Từ Tân Nguyệt vẫn khá ngây thơ. Anh ta nghĩ, thấy cũng được, những kẻ kia vừa sính ngoại vừa ghen ăn tức ở, thế thì chẳng cần biết sửa ra sao, miễn doanh thu phòng vé bùng nổ là được!
"Được, cho cậu làm đạo diễn!" Từ Tân Nguyệt nói chắc như đinh đóng cột.
Kỷ Sương Vũ mừng thầm, mình được phép chỉ tay năm ngón rồi. Thực ra trong lòng y đã âm thầm mổ xẻ nội dung vở kịch từ lâu rồi.
Được lắm, xét theo tuyến thời gian hiện tại, giới hí kịch Hoa Hạ vẫn chưa có
"Đạo diễn" nào xuất hiện hết. Vậy thì y chính là đạo diễn đầu tiên của giới Lê viên từ xưa đến nay rồi!
...
Khi Từ Tân Nguyệt công bố tin tức này trong nội bộ, cả gánh hát Hàm Hi lặng ngắt.
Lão bầu gánh run rẩy khóe miệng nói: "Cậu bị váng đầu hay sao hả? Gi gỉ gì gi cái gì cũng bê vào được, đạo diễn á?" Ông ta phải nhẫn nhịn lắm mới không chửi ổng mả đấy.
Đúng là bối cảnh do Kỷ Sương Vũ thiết kế đã giúp họ chết đi sống lại, nhưng đạo diễn và dựng kịch, thì lại là chuyện khác.
Lúc trước Từ Tân Nguyệt từ chối Kỷ Sương Vũ 2 lần với lí do rằng giới hí kịch chưa từng có đạo diễn. Nếu dựng kịch thật sẽ bị chỉ trỏ mất, điều mọi người quan tâm là xuất hiện trên sân khấu, "
lấn sân" hay "
trái nghề" là hành động vô cùng bẽ mặt.
Học diễn cấp tốc cũng được gọi là
lấn sân, bình thường diễn viên phải học cấp tốc để cứu cánh vở kịch hoặc cố gắng nắm bắt vai diễn mình không biết. Nếu chuyện ấy xảy ra nhiều lần, chứng tỏ năng lực của anh kém, ít tác phẩm, trình độ không tới nơi tới chốn.
Hay chẳng hạn như Ứng Tiếu Nùng, nếu để y sửa lại kịch bản, đồng thời chỉ đạo diễn xuất thì mặt mũi của ông ta biết để đi đâu?
Bấy giờ, Từ Tân Nguyệt hơi hơi hối hận. Tính tình anh ta thay đổi nhanh như chong chóng, mới vừa rồi còn hùng hồn lắm, giờ bị bầu gánh nói cho, đâm ra do dự, bình thường anh ta chẳng bao giờ nhúng tay vào công việc liên quan đến kỹ thuật: "Ờm, thì..."
Kỷ Sương Vũ thấy tình hình không ổn, vội nói ngay: "Tôi thấy trong đoàn của chúng ta không có diễn viên nào thân quen với dân trí thức, nhất là kiểu người có khả năng sáng tác kịch bản. Thực ra tôi biết làm cả biên tập viên nữa, thậm chí tôi đã nghĩ xong phải chỉnh sửa nội dung thế nào rồi!"
Thời nay chưa có nghề biên kịch, mà chỉ có dân trí thức nâng đỡ diễn viên, viết kịch bản riêng cho người đó.
Thế nhưng gánh hát Hàm Hi trước đây không quá nổi tiếng, Ứng Tiếu Nùng thì hết thời rồi. Vả lại, ngày nay người ta chỉ thích nâng đán, nâng
khôn linh [1]. Mà họ quả thực không có cái tài cải biên hay sáng tác, kịch họ diễn toàn là những vở được lưu truyền từ thời xa xưa.
[1] Khôn linh: Diễn viên nữ trong hí kịch. Nghe Kỷ Sương Vũ nói vậy, họ bắt đầu nhìn nhau và đắn đo.
Nhưng mà, sửa nội dung thì được chứ cái chuyện chỉ đạo vở kịch...
Ứng Tiếu Nùng đánh giá rất cao Kỷ Sương Vũ, thậm chí lần này phải nói rằng, nhờ vào tài năng của y mới trở mình nổi tiếng được. Là một diễn viên có tiếng nói nhất của hí viên, mọi người đều nhìn Ứng Tiếu Nùng, chờ ông mở lời.
Ứng Tiếu Nùng nhăn mày suy tư nhìn Kỷ Sương Vũ: "Làm người không thể như vậy. Ai cũng có trách nhiệm và công việc riêng của mình. Bề ngoài đẹp trai thì nên làm tốt những việc thuộc trách nhiệm của mình."
Mọi người: "..."
Kỷ Sương Vũ: "Cảm ơn...?"
Ứng Tiếu Nùng nói khéo: "Thực ra tôi ủng hộ việc cậu sửa lại nội dung vở kịch. Đã có biết bao gánh hát,
danh linh [2] từng sửa kịch, nếu không sẽ chẳng thể theo kịp thời đại. Nhưng cái việc chỉ đạo diễn xuất ấy, cậu lo hướng dẫn những người khác đi. Còn tôi thì cậu cứ yên tâm. Tôi lên sân khấu chắc chắn sẽ hoàn thành tốt yêu cầu của cậu. Phần diễn của tôi, cậu cứ yên tâm."
[2] Danh linh: Diễn viên nữ nổi tiếng của hí kịch. —— Đùa gì thế. Để người ta biết mình bị y chỉ đạo thì biết giấu mặt vào đâu. Nếu là chuyên gia có tiếng hay
danh giác trong nghề còn được, đây lại là thằng nhóc miệng còn hôi sữa, là thợ tay ngang.
Ai mà chẳng biết quan hệ của Kỷ Sương Vũ và họ trước đây, đó là y đóng vai phụ, diễn ma quỷ, còn chả được mở miệng kia kìa.
Ông ta nói khéo thế làm những diễn viên khác không dám từ chối thẳng thừng, dẫu sao vị trí nhà thiết kế bối cảnh của Kỷ Sương Vũ hẵng còn vững lắm, đành uất ức nói: "Anh ơi anh tha cho chúng tôi với ạ, chúng tôi thực sự không cần anh giảng giải về kịch bản đâu!"
Nom như kiểu bị bắt nạt vậy, khiến người ta phải dở khóc dở cười.
Kỷ Sương Vũ lớn tiếng nói: "Tôi cứ muốn ép đấy!!"
Mọi người: "..."
Tại sao lại có người ngang ngược bướng bỉnh đến vậy?? Trên mặt ai nấy đều ghi to dòng chữ
dưa hái xanh không ngọt.
Kỷ Sương Vũ cất lời nói với một người sắm vai nữ phụ đứng trong đó: "Ban nãy tôi nghe chị luyện giọng có hát một câu '
Hoa quế nghe tiếng ve kêu, đổ rượu đi thêm buồn thảm, tấm thân này không chịu nổi khí thu'. Chị có hiểu ý nghĩa của câu này không?"
Cô đào chưng vẻ mặt ngơ ngác: "...Tôi không biết."
Cô nào có biết chữ đâu, sao hiểu được ý nghĩa những câu từ này.
Bấy giờ chỉ những diễn viên có triển vọng, theo học tại các lớp đào tạo chính quy mới có cơ hội được học các môn văn hóa để thông hiểu câu từ lời hát, và được luyện cả thư pháp.
Nhưng cô không xuất thân từ trường lớp nổi tiếng, dù là diễn viên được học các môn văn hóa cũng chưa chắc đã biết nhiều điển cố điển tích. Chỉ những diễn viên tiếng tăm lừng lẫy mới có trình độ văn hóa cao. Nói đúng hơn, phải có trình độ văn hóa nhất định, mới có nhiều cơ hội trở thành diễn viên hạng nhất.
Cơ thể Kỷ Sương Vũ bỗng dần cao lớn, y hùng hồn nói: "Bởi vì chị hát sai rồi, phải là
'đổ thịt băm' chứ không phải '
đổ rượu đi'. Nghĩa đen để chỉ hành động vứt thịt băm đi, còn nghĩa bóng diễn tả nỗi đau khổ thống thiết đến nỗi không muốn ăn gì. Vì thế cả câu văn mang đến cho người đọc cảm giác bi thương tang tóc, lúc hát phải sử dụng nét giọng buồn bã, nhấn nhá nhịp nhàng trầm bổng du dương, tốt nhất là bật khóc mấy tiếng, cuối câu thì dùng
lập âm [3]."
[3] Lập âm: Một kỹ thuật hát cao của hí kịch, tận dụng sự cổng hưởng của xoang mũi để hát. [4] Điển cố về "Đổ thịt băm": Học trò của Khổng Tử là Tử Lộ hay Trọng Do bị băm vằm xá© ŧᏂịŧ, Khổng Tử xót thương cho học trò nên không ăn thịt băm. Nói xong lời cuối, y đã đứng trên cao nhìn xuống tất cả ở dưới, thấy trong ánh mắt mọi người đều lấp lánh ánh sáng.
Mọi người ngẩng đầu nhìn y, trong lòng trào dâng cảm giác không dám nhìn thẳng vào ánh sáng chói lóa, đưa tay lên che mắt.
"Ôi!" Ứng Tiếu Nùng bỗng kêu thất thanh.
Lát sau ông mới phát hiện ra mình hơi quá lố, bèn hắng giọng, xoa xoa mắt nói: "Không ngờ rằng cậu hiểu về hí kịch thật."
"Tất nhiên rồi, nếu không sao tôi dám tự nhận làm đạo diễn chứ?" Kỷ Sương Vũ nhảy từ trên ghế xuống, bấy giờ mọi người mới thu lại tầm mắt.
Ôi mẹ ơi, cái đèn trên đầu cậu ta chói mù cả mắt mình rồi... Tốt lắm, chỉ cần sắp đặt ánh sáng hợp lí khi mình diễn thuyết là ngon ngay.
Kịch bản được các nghệ nhân không biết chữ truyền miệng nhau, đâm ra tam sao thất bản như chữ "
thịt băm" vậy. Trong giới hí kịch có rất nhiều trường hợp tương tự, tuy hơi lúng túng nhưng điều khiến Ứng Tiếu Nùng ngạc nhiên không phải chuyện này.
Điều khiến ông ngạc nhiên đó là, chỉ với vài câu nói, y đã giảng giải cho một diễn viên có khả năng tiếp thu kém, trình độ văn hóa thấp mà có lẽ cả đời cũng chẳng thể thấu tỏ – hiểu ra ý nghĩa của câu hát. Nếu cô đào ấy diễn theo lời Kỷ Sương Vũ, chắc chắn sẽ được cả khán phòng reo hò khen ngợi.
Nếu làm được điều ấy, theo thuật ngữ trong nghề phải gọi là "
tiếu đầu" – thường chỉ có diễn viên giỏi mới làm được. "
Tiếu đầu" để chỉ một diễn viên có khả năng sáng tạo những cách xử lý đặc biệt trong lúc diễn, có thể là một chi tiết nhỏ thôi nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp toàn bộ vở kịch thăng hoa.
Qua những lời này, có thể thấy Kỷ sương Vũ am hiểu sâu sắc về thanh nhạc, chắc chắn không phải kẻ tay ngang!
—— Mặc dù Kỷ Sương Vũ không phải là bậc thầy về hí kịch, nhưng ai bảo trong nhà y lại có cha chú thuộc giới Lê viên chứ. Y đã từng tiếp xúc, thấu tỏ và chịu ảnh hưởng sâu sắc, vả lại, thứ y biết là hí kịch được chắt lọc tinh hoa sau vài chục năm trời.
Thế hệ sau đã sửa chữa vô số lời thoại bị sai và tìm ra cách biểu diễn phù hợp nhất, ngay cả một vài kỹ xảo bị giấu giếm vào thời này cũng được kế thừa và phát huy.
Hơn nữa, với tố chất cơ bản một đạo diễn cần có, nếu mấy thứ này còn không rõ thì sao dám mặt dày mày dạn chỉ đạo diễn xuất?
Kỷ Sương Vũ nhìn Ứng Tiếu Nùng: "Ông chủ Ứng à, hiện tại chúng ta có thể dựng kịch được chưa?"
Lính mà không muốn làm tướng thì không phải lính giỏi. Bản thân ông múa võ tài ba nhưng hát múa lại kém hơn một chút. Một chút này không dễ bổ sung, trừ phi là diễn viên có tài năng trời phú, hoặc được người tài dốc hết vốn liếng hướng dẫn.
Thời này làm gì có ai mà không giấu nghề chứ. Có vài diễn viên mới tới còn lén ăn cắp kỹ thuật của người ta, âm thầm học sau lưng chính chủ.
Bấy giờ, Ứng Tiếu Nùng đã nhạy bén nhận ra, cậu thanh niên Kỷ Sương Vũ này tuy không phải danh giác, nhưng chẳng biết học ở đâu cái tài đáo để thế, lại còn sẵn sàng dốc lòng giúp đỡ... Bởi vậy chuyện dàn dựng kịch với ông chỉ có lợi không có hại, đó là cơ hội hoàn hảo để ông tiến bước xa hơn trên con đường sự nghiệp.
Một cái hại duy nhất chính là bị cấm cãi vặt, Ứng Tiếu Nùng vội vàng nói: "Cấm thì cấm!"
Kỷ Sương Vũ: "Ha ha?"
Ứng Tiếu Nùng: "Khụ, tôi bảo sắp xếp thì cứ sắp xếp đi..."
Tác giả có lời muốn nói: Đạo diễn Kỷ dốc sức một tay nuôi em một tay lập nghiệp~