- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Tình Cảm
- Về Thời Bao Cấp, Phát Phiếu Bé Ngoan
- Chương 2: Những kí ức đầu tiên
Về Thời Bao Cấp, Phát Phiếu Bé Ngoan
Chương 2: Những kí ức đầu tiên
Lần nữa mở mắt, đập vào mắt Vân Anh là trần nhà đã ngả màu cũ kĩ, bám một lớp bụi dày.
Loa phát thanh vang vọng bên ngoài:
“Đây là tiếng nói Việt Nam. Phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam…”
Vào thời này cái ăn cái mặc còn đang khó khăn, nhà ai hiếm lắm mới có đài, có tivi. Muốn có đài, có tivi không phải chỉ cần có tiền là được, mà còn phải viết giấy đăng ký sau đó chờ tới lượt mới được mua.
Thế nên loa truyền thanh của phường xã vào lúc sáng sớm sẽ mở các đài tiếng nói để cho người dân cả khu phố nghe cùng. Đây cũng là một trong những nét văn hóa mà bao thế hệ người dân Việt Nam đã gắn bó - chiếc loa cũ trên các trụ điện viễn thông đặt đầu thôn, đầu xóm.
Vân Anh tỉnh táo lại, căn phòng nhỏ, chật hẹp được ngăn làm hai, bên vách gỗ truyền đến tiếng ngáy khiến cô hơi tò mò. Cô ló đầu nhìn sang, đó là một cô gái trẻ.
Ngay lập tức một luồn kí ức hiện trong đầu cô, thân chủ được gọi là út nhỏ. Là con gái út trong một gia đình đông con sống ở đất thủ đô. Ba là cán bộ giáo viên, mẹ là nữ công nhân của xưởng may nhà nước. Nhà có sáu anh chị em, trên có hai anh trai và ba chị gái, bất quá chị ba của thân chủ mệnh yểu đã qua đời vì sự khắc nghiệt của chiến tranh từ trước giải phóng, còn trước cả khi thân chủ ra đời.
Bây giờ là năm 1981 cũng là lúc đất nước đã giải phóng được 6 năm, thế nhưng ngân sách nhà nước vẫn eo hẹp. Lúc vừa giải phóng để tránh xảy ra nạn đói cũng như chính sách làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu đang dần được áp dụng. Và trước khi thực hiện được chính sách trên việc đưa mọi người về cùng một xuất phát điểm, ai cũng như ai, ai cũng có vị trí xã hội bằng nhau được xem là tiên quyết.
Gia đình thân chủ đang sống tại chung cư tập thể, căn nhà có chút nhỏ hẹp nhưng lại là mơ ước của nhiều người, bởi lẽ phải là cán bộ nhân viên nhà nước mới được hưởng ưu đãi này.
Lúc bấy giờ việc có bằng đại học cũng được xem là hiếm lạ vậy nên nhà giáo là những người được kính trọng gần như hàng đầu trong đời sống xã hội, ít nhất là chỉ xếp sau lãnh đạo, quân nhân và nhân viên mậu dịch. Đấy là thời kì đầu, sau này sống trong thời bao cấp lâu vị trí trên cũng có sự thay đổi, nhân viên mậu dịch vươn lên vị trí số hai có đôi khi họ còn được tôn sùng hơn lãnh đạo. À… nhất là khi họ cân thịt.
Cô gái trẻ cách vách là chị tư của thân chủ, mọi người hay gọi là chị tư Gái. Trên còn có chị hai Ngọc, anh cả và anh ba đều công tác và sinh sống ở bên ngoài. Nhà nhỏ lại nhiều con gái, lúc tất cả còn bé thì không sao đợi khi đều trưởng thành việc sinh hoạt, ra vào chung đυ.ng vô cùng bất tiện. Thế nên hai anh trai của thân chủ tình nguyên dọn ra ngoài để hai em gái được sống thoải mái hơn.
Chị Hai Ngọc năm nay 24 tuổi, đầu năm đã theo về nhà chồng. Chồng của chị là giáo viên trẻ dạy cùng trường với ba thân chủ. Vì là đồng nghiệp nên ông rất yên tâm khi gửi gắm con gái sang.
Chị tư Gái lớn hơn thân chủ một tuổi từ bé chị đã khó nuôi, thế nên cái tên “tư Gái” ra đời vì vậy. Ông bà hay bảo đặt tên con xấu để dễ nuôi hơn. Có điều chị càng lớn càng không thích cái tên này, trách ba mẹ vì sao đặt chị hai là Vân Ngọc, chị ba là Vân Ánh đến cả em gái út là thân chủ cũng gọi là Vân Anh chỉ có mỗi chị bị đối xử bất công.
Trên giấy tờ chị tư tên là Vân Tâm chỉ có điều mọi người đều đã quen gọi chị bằng tên ở nhà mất rồi. Anh cả gọi là Sơn Thủy, anh ba là Sơn Phong tất cả đều theo họ cha là họ Nguyễn, con gái lấy tên mẹ làm lót, con trai lấy tên ba làm lót.
Vân Anh có hơi bối rối cũng có hơi mong đợi, cô lúc trước quanh năm chỉ sống một mình giờ đây bỗng nhiên có một gia đình đông thành viên như vậy, lại sống quây quần cùng nhau khiến cô có chút không quen cũng có hy vọng tình cảm gia đình từ họ. Nghĩ miên man một hồi Vân Anh không nhận ra trong phòng xuất hiện thêm một người từ lúc nào, mẹ Vân nhìn con gái út mặt cưng chiều vỗ vỗ chân con.
“Con dậy rồi sao còn chưa rời giường?” Bà Vân thoạt nhìn đã lớn tuổi, vết chân chim hằn sâu nơi khóe mắt, khi bà cười khiến vết hằn càng lộ rõ. Cũng phải thôi, con trai lớn của bà năm nay cũng đã 25 tuổi hơn bà cũng đã hơn tứ tuần, khó trách thời gian bào mòn đi tuổi trẻ.
“Mẹ.” Vân Anh kêu bà, có chút xa lạ có chút khó nói nên lời nhưng con tim lại thôi thúc cô cất lời.
“Mẹ đây, sao vậy con gái út của chúng ta hôm nay lại nhõng nhẽo rồi.” bà Vân dường như rất chiều chuộng cô con gái út này, bà xích lại gần đầu giường vuốt ve tóc cô.
Vân Anh lắc đầu không nói gì, nước mắt không kìm được rơi xuống. Cô không chỉ có kì ức về họ còn có cả cảm xúc về những người trong gia đình này. Không biết bao lâu rồi mẹ cô không xoa đầu cô lấy một lần nào. Cũng chẳng biết bao lâu rồi cô không tha thiết gọi một tiếng mẹ đến vậy.
“Sao vậy con gái, hay là hôm nay con cứ nghỉ ở nhà đi, mẹ đến phường xin nghỉ cho con nhé.” Kể ra nhà bọn họ đều là thành phần công nhân, cán bộ nhà nước, anh cả thân chủ làm việc ở đài tiếng nói nhà nước, anh ba may mắn có một chân trong ban quản lý sổ sách ở công xưởng. Công việc này có được là nhờ vào việc anh biết chữ còn có bằng cao đẳng nên được ưu tiên lựa chọn. Chị tư là mậu dịch viên chị ấy vẫn luôn rất tự hào về điều ấy, cũng phải thôi có ai mà không ngưỡng mộ mậu dịch viên cơ chứ. Mậu dịch viên có thể “thét ra lửa” còn là người vợ lý tưởng mà ai cũng muốn rước về, trai theo chị ấy xếp hàng từ đây ra đầu cổng sân nhà tập thể chắc vẫn không đủ chỗ. Còn thân chủ vốn là bí thư ở phường, chỉ là chức bí thư nhỏ hằng ngày giải quyết một số giấy tờ cho người dân kiêm việc phụ trách động viên khích lệ mọi người tham gia vào hội phụ nữ. Dù vậy nhưng công việc này cũng khiến bao người mơ ước.
Đây là thời kì đầu mà đất nước được xây dựng lại, đời sống tinh thần khó khăn bí thư phường xã cũng phải kiêm luôn vị trí động viên, khích lệ tinh thần người dân. Đây cũng là thời kỳ thiếu nhân lực đến trầm trọng của một số bộ máy nhà nước cấp phường xã. Mà công việc này là nhờ anh cả có quen biết gửi gắm cô vào.
Làm việc cùng với cô chỉ có ba đồng chí, hai trong số đó là những người có kinh nghiệm phục vụ nhân dân hàng chục năm. Chỉ có cô và cô đồng chí còn lại là người mới được nhét vào để xoa dịu tình trạng thiếu nhân lực đến kiệt quệ này.
“Không được đâu, ở cơ quan không đủ nhân lực.” Vân Anh bất ngờ chạm lên cổ họng, cô vừa nói giọng miền Bắc chuẩn đấy ư. Ừ nhỉ cô quên mất việc học giọng vùng miền mất rồi, hên là…
“Cũng phải, ít nhiều gì cũng đã sống trong thời này một khoảng thời gian rồi sao mà có mấy người vẫn như trên mây.” Mẹ cô đang than phiền, trước khi cả nước bước vào thời kỳ bao cấp ở Hà Nội đã sống như vậy được mấy năm rồi ấy thế mà mỗi ngày ủy ban phường nơi cô làm việc đều tiếp nhận vô số trường hợp mất sổ gạo, mất tem phiếu và vô số câu hỏi trên trời dưới đất tất cả đều xoay quanh việc lãnh phiếu, đổi phiếu và xài phiếu. Xem ra đúng là đau đầu thật.
“Mất sổ gạo thì còn cách nào giải quyết đâu mà phải lên phường hỏi, chẳng hiểu nổi. Sao họ không ra bờ hồ mua nhỉ, ở đó có tem phiếu nào mà không bán.” Mẹ Vân bực dọc, đám người đó suốt ngày đến hành hạ con gái út bà, bà không tức mới là lạ. Thử hỏi nếu phường giải quyết việc cấp lại sổ gạo thì có phải nhà nhà người người đều đổ xô nhau mất sổ gạo hay không?
Vân Anh trợn mắt khó tin nhìn bà Vân: “Mẹ, không được tuyên truyền mấy thứ không đúng đó.” Bình thường mẹ Vân vẫn luôn được mọi người kính trọng vì là vợ của giáo viên đấy, cô còn không ngờ được bà biết đến chợ đen, chợ tem phiếu.
Không biết bà có biết được việc có rất nhiều người bán tem phiếu đều là tem phiếu làm giả hay không. Đến cửa hàng mậu dịch đổi thì vẫn dùng được đấy. Dù sao thì mỗi ngày ở cửa hàng mậu dịch đều xếp hàng đông nghịt người vậy nên cũng chẳng ai rảnh ngồi soi từng tem xem là thật hay giả nhưng mà tem phiếu giả là phạm pháp đấy nha.
“Hôm trước mẹ còn ra đấy mua phiếu thịt về tẩm bổ cho em đấy, còn giả ngơ.” Chị tư Gái nói vọng qua, có lẽ chị bị hai mẹ con cách vách nói chuyện làm phiền nên có hơi bực dọc nói xéo.
Bà Vân nghe chị tư nói vậy có hơi ngại ngùng, đỏ mặt sờ sờ mũi, cả Vân Anh cũng có hơi chột dạ. Hình như đúng là vài ngày trước thân chủ có được mẹ lén cho ăn thịt thật, trong ký ức cô thì là như vậy. Nhưng mà sao chị tư biết nhỉ?
“Lần sau có lén cho con út ăn vụng cũng đừng đến cửa hàng mậu dịch của con gái làm việc mà mua chứ.” Chị tư Gái vẫn lẩm bẩm trách móc. Cô đoán là mẹ Vân không ngốc đến mức tìm quầy hàng chị tư để mua thịt, huống hồ gì chị tư không phải đứng bán ở quầy thịt. Chắc là đồng nghiệp nói lại với chị ấy mất rồi.
“Tư Gái à, không phải như con nghĩ đâu. Mẹ mua dùm đồng nghiệp trong xưởng mà.” Dẫu bà thương con gái út nhất nhưng lòng bàn tay là thịt, mu bàn tay vẫn là thịt bà vẫn thương con gái tư mà. Bà cũng không muốn vì chuyện này mà chị em có xích mích, suy cho cùng con cái cùng một nhà nếu có mâu thuẫn nguyên nhân hàng đầu là lỗi của bậc làm cha mẹ. Đôi khi yêu thương không đồng đều lâu dần các con nảy sinh mâu thuẫn, càng nghĩ bà càng tự trách bản thân làm việc thiếu suy nghĩ. Chả trách lão chồng bà vẫn luôn ra rả bên tai về triết lý dạy con nuôi dưỡng gia đình… mỗi lời ông nói chưa bao giờ vô nghĩa.
“Không cần giải thích, hôm trước út nhỏ bị bệnh mẹ tẩm bổ cho nó cũng không có gì lạ. Dù sao cũng không ít lần mẹ giấu mọi người cho con ăn vụng nhưng mà hôm trước tem mẹ mua giả lộ liễu quá, đồng nghiệp tìm con để nhắc nhở mẹ sau này đừng mua tem ở chỗ đấy nữa, kiếm chỗ uy tín hơn mà mua.” Lời chị tư Gái khiến mẹ Vân xanh lét mặt mày, cũng hên là đồng chí mậu dịch viên hôm đó biết bà, nếu không thì e là mất mặt chết rồi.
“Mẹ à sau này đừng ra đấy mua tem phiếu nữa, dù là mua bán hay sử dụng tem phiếu giả đều là phạm pháp đấy.” Vân Anh nhắc nhở bà.
“Đúng vậy, con gái mẹ là mậu dịch viên đấy, con bé út cũng là bí thư phường chẳng lẽ không tìm được cho mẹ vài tờ phiếu thịt mẹ không cần mạo hiểm đi giao dịch phạm pháp.” Chị tư Gái đồng ý với quan điểm của Vân Anh nên nói thêm vài lời.
“Được rồi mẹ biết rồi, tư Gái hôm nay con không đi làm hả?” Mẹ Vân biết lời hai đứa con gái nói không sai nhưng bị hai đứa con gái lên án bà có chút ngượng ngùng. Cũng chỉ đành tỏ vẻ bản thân đã hiểu rõ, rồi đánh sang chuyện khác.
“Hôm qua quầy rau của con hết sạch, ngày mai mới có xe rau mới được cung cấp nên hôm nay con nghỉ.” Chị tư Gái ngáp ngắn ngáp dài quay sang ôm gối muốn ngủ tiếp bỗng cô nhớ ra gì đó:
“Mẹ à, mẹ kêu con là bé tư được rồi sao cứ phải gái gái làm chi vậy?” Chị tư gần như gào lên bất mãn, cô cố gắng chịu đựng mãi cho đến khi đi làm mới được mọi người gọi là Vân Tâm bây giờ mỗi lần nghe thấy ai đó gọi cô bằng cái tên quê mùa kia cô chỉ muốn nổi điên lên mất.
“Rồi.. biết rồi mà.” Mẹ Vân tủm tỉm cười ra khỏi phòng, bà cố tình chọc ghẹo con gái đấy.
“Mẹ đi làm đây, trên bàn có bánh bao nấm đấy hai đứa ăn sáng đi nhé. Bé út đi làm cẩn thận con nhé, coi chừng muộn rồi đấy.” Trước khi ra ngoài bà Vân vẫn cẩn thận dặn dò lại một lần nữa rồi mới yên tâm đi làm.
“Dạ.” Cả hai cô con gái đồng thanh nói vọng ra.
- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Tình Cảm
- Về Thời Bao Cấp, Phát Phiếu Bé Ngoan
- Chương 2: Những kí ức đầu tiên