- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Vạn Kiếp Sinh Phùng
- Chương 2: Song Quốc Tranh Hùng – Phần 1
Vạn Kiếp Sinh Phùng
Chương 2: Song Quốc Tranh Hùng – Phần 1
Một góc phố phường Bắc Kinh trong nắng chiều xuân dịu nhẹ
Qua một giấc ngủ dài và thức dậy trong ánh sáng bình minh rực rỡ báo hiệu một ngày nắng chan hòa, Vũ Ninh vội vàng đi tìm bà nội trong bộ đồ ngủ vẫn còn xộc xệch và nhăn nhúm song vừa bước xuống sảnh trước, cô đã được mẹ chuyển lời của bà rằng cô hãy đợi bà trở lại nhà vào buổi chiều và hai người sẽ đi dạo quanh khu phố thanh bình.
Vũ Ninh thắc mắc hỏi: "Cháu hoàn toàn không thể hình dung được những bức vẽ trong cuốn sách cổ của gia tộc muốn nói lên điều gì ... nội có thể kể cháu nghe được không ạ?"
Châu Phi Loan khoan thai trả lời: "Cháu thực sự muốn biết về nó sao?"
Vũ Ninh hoài nghi nói: "Cháu không chắc những gì diễn ra trong tâm trí cháu bây giờ ... chỉ là nửa năm trở lại đây, cháu luôn cảm thấy bồn chồn ... rất khó để bước vào giấc ngủ ... cháu luôn có cảm giác ai đó đang dõi theo cháu ... biết nói thế nào để nội hiểu về chúng."
Châu Phi Loan đăm chiêu: "Ta hiểu những gì cháu muốn nói ... và cháu đang cảm thấy tò mò về cuốn sách đó ... thôi được ... cũng tới lúc phải cho cháu biết về nguồn cội của mình."
Ký ức về thủa khai thiên lập địa bắt đầu được miêu tả rõ nét trong từng lời nói và ánh nhìn của bà nội đưa Vũ Ninh trở về những năm tháng oanh liệt hào hùng của chính gia tộc mình.
Miền đất tọa lạc hai vương quốc – Cao nguyên Phong Ân và đồng bằng Vũ Họa theo tương truyền
Vào thủa khai thiên lập địa, nhờ hội tụ đủ thiên – thời – địa – lợi mà cao nguyên Phong Ân và đồng bằng Vũ Họa trở thành vùng đất an lạc của những con người thời kỳ hoang sơ. Từ một vài cư dân tới rải rác các cộng đồng nhỏ rồi hình thành lên các thị tộc, bộ lạc và cuối cùng tại hai miền đất này, những con người chăm chỉ và nhiệt thành đã xây dựng cho mình một vương quốc riêng.
Tại cao nguyên Phong Ân, bộ lạc với biểu tượng của gió cũng là bộ lạc thông minh và mạnh mẽ nhất đã tập hợp các bộ lạc sinh tồn khác trên cao nguyên hình thành lên Phong Quốc, thế mạnh của họ là chăn nuôi gia súc lớn và phát triển nghề chế tạo các công cụ săn bắn, hái lượm.
Dưới đồng bằng Vũ Họa, thiên phú cho lượng mưa dồi dào quanh năm, giúp cỏ cây xanh tốt đủ bốn mùa vì vậy mà việc trồng trọt diễn ra vô cùng thuận lợi, lúa gạo và rau củ dường như là thứ dễ tìm thấy nhất trong vùng đất này. Tương tự như cao nguyên Phong Ân, nơi đây với bộ tộc là biểu tượng của mưa, dũng cảm và mưu trí đã khuất phục nhiều bộ lạc còn lại trên đồng bằng Vũ Họa và lập ra Vũ Quốc phồn thịnh.
Để phục vụ tốt nhất đời sống lao động và sinh hoạt của người dân, Phong Quốc và Vũ Quốc đã tiến hành trao đổi các vật phẩm của mình, tuy nhiên vì những nguyên nhân khác nhau trong quá trình giao thương, họ thường xuyên xảy ra các xung đột lợi ích dẫn tới những bất mãn ăn sâu và tồn tại qua hàng ngàn năm trị vì.
Buổi chầu trong chính điện Phong Quốc
Quần thần nọ dâng tấu: "Thưa Đại Vương! ... chúng thần khẩn khoản xin người hãy tăng ngân lượng cho biên cương để chiêu mộ thêm quân lính và vũ khí, chúng ta cần chuẩn bị cho các cuộc giao tranh, mở rộng lãnh thổ."
Một số quần thần khác đồng loạt lên tiếng: "Không phải ngài có ý định khơi mào binh biến với Vũ Quốc? Điều này hoàn toàn không nên được đem ra nghị triều ... thưa Đại Vương! ... hai vương quốc đã hàn gắn quan hệ và duy trì hòa bình hàng trăm năm nay ... chính vì vậy mà dân chúng được an cư lạc nghiệp, Phong Quốc vì thế mà sống trong thái bình thịnh trị."
Các quần thần bắt đầu tranh luận làm cả chính điện hoan náo.
"Ngài có nghĩ cho thần dân Phong Quốc? Ngài nên nhớ lương thực của chúng ta lấy từ đâu?"
"Nếu họ trở thành một nước chư hầu của chúng ta thì sau đó hàng năm sẽ phải thiết triều, dâng cống phẩm và nộp sưu thuế cho Vương triều Phong Quốc."
"Như vậy, chúng ta sẽ không cần phải trao đổi các nông cụ với họ."
"Ngài đã xem nhẹ binh lực của Vũ Quốc ... nên nhớ họ không chỉ biết mỗi việc trồng trọt."
"..."
Bất ngờ giọng của Phong Vương vang lên làm cả chính điện chìm trong tĩnh lặng: "Chúng ái khanh ... đây không phải là lúc để các ái khanh bất hòa vì điều này."
Quần thần với vẻ mặt cương nghị vẫn khẩn khoản: "Lẽ nào Đại Vương thực sự không băn khoăn về sự biến mất bí ẩn của Thái tử Phong Minh? Xin thứ lễ cho hạ thần vì kinh động tới người! ... nhưng sự kiện bí ẩn của Thái tử chỉ có thể là âm mưu của Vũ Quốc."
Phong Vương bần thần chuyển ánh nhìn từ viên quần thần dâng tấu, phóng ra khoảng không gian vô định, qua cánh cửa chính điện rồi hỏi một cách bâng quơ: "Khanh có chứng cứ kết tội Vũ Quốc chăng?"
Quần thần nọ tỏ ra bối rối khi trả lời Phong Vương: "Kính thưa Đại Vương! ... hạ thần chỉ ..."
Phong Vương lặng lẽ rời khỏi Long Ngai và ra hiệu cho thái giám hầu chầu thông báo bãi chầu: "Hôm nay trẫm thấy mệt ... chúng ái khanh bãi chầu!"
Thái giám hầu nghị chầu cất giọng: "Bãi chầu!"
Buổi chầu trong chính điện Vũ Quốc
Thái tử Vũ Gia Hào sốt sắng dâng kiến lên vua cha: "Thưa Phụ Vương! ... theo thông tin của đoàn thương lái từ Phong Quốc trở về ... họ đang có ý định chiêu mộ thêm binh lính ... chúng ta không thể để họ lăm le bờ cõi ... thần nhi khẩn khoản xin người sớm chuẩn bị đối sách."
Các quần thần đồng thanh: "Đại Vương! Thái tử thần trí hơn người. Chúng thần nguyện giúp sức cùng thái tử chặn đứng âm mưu này của Phong Quốc."
Vũ Vương đăm chiêu một hồi lâu rồi cất giọng ôn tồn: "Ta hiểu nỗi lo cho an nguy của Vũ Quốc từ hoàng nhi và chúng ái khanh ... có điều đó chỉ là lời đồn ... nếu chúng ta vội vàng chiêu binh mãi mã chẳng phải Phong Quốc sẽ viện cớ đó mà hủy hòa ước và dấy binh xâm lược?"
Thái tử suy tư nhìn xoáy sâu vào gương mặt của đấng sinh thành rồi chẳng đợi Vũ Vương dứt lời mà dâng kế sách đã chuẩn bị bấy lâu nay: "Phụ Vương! Tam muội sẽ bước sang tuổi mười sáu vào lễ sinh thần tới ... chi bằng Vũ Quốc mượn kế liên hôn với Phong Quốc để gia cố niềm tin ... đồng thời bí mật củng cố binh lực."
Phần lớn quần thần hướng ánh nhìn sang Thái tử và phấn chấn dâng kiến trước Vũ Vương: "Thưa Đại Vương! ... thật cao minh, đây chính là nhất tiễn nhị điêu ... kính mong ngài cho thái tử có cơ hội lập chiến công."
Một số ít các quần thần, đứng đầu là Mai Du Nhã liền ngắt lời các quần thần vừa dâng kiến: "Đại Vương! ... mọi vương triều đều vọng cầu quốc thái dân an, chúng ta không thể chỉ dựa vào đồn đoán mà mưu sự dụng binh, tạo điều kiện cho những kẻ không phục ta ở Phong Quốc mượn cớ chiêu binh mãi mã ... chẳng phải chúng sẽ đường đường chính chính mà dấy binh xâm lược Vũ Quốc."
Thái tử nổi giận, mặt đằm đằm sát khí quát lớn: "Nhà ngươi! ... đừng chỉ mãi làm con rùa rụt cổ ... ngươi đang tự hạ thấp sức mạnh của Vũ Quốc."
Mai Du Nhã với vẻ mặt cương nghị đáp: "Thần chỉ là ..."
Vũ Vương hướng ánh nhìn đăm chiêu về phía Mai Du Nhã và ngắt lời vị trung thần: "Mai hiền khanh nói rất có lý ... mọi mưu sự đều phải dựa trên lợi ích của thần dân Vũ Quốc."
Sau đó hướng sang phía thái tử, vị Đại Vương với vẻ mặt già nua đầy mỏi mệt nhìn đứa con luôn nung nấu du͙© vọиɠ lớn của mình mà nghiêm nghị nói: "Ta sẽ cân nhắc ý kiến của Thái Tử ... tuy nhiên hãy để Mai đại nhân điều tra rõ sự tình."
Vũ Vương vừa dứt lời cũng là lúc thái giám tuyên lệnh bãi chầu, Thái tử Gia Hào nhìn theo bóng dáng vua cha khuất dần nơi chính điện bằng ánh mắt đầy toan tính bỏ mặc ngoài tai những lời chào hỏi của kẻ xu nịnh.
Nửa thực nửa mơ
Vũ Ninh nhập tâm vào câu chuyện lịch sử của bà nội mà quên mất đã sắp tới thời gian chuẩn bị bữa tối, cô chỉ sực tỉnh lại khỏi dòng suy nghĩ khi bà nội nhắc nhở là cả hai cần trở về kẻo trời sắp tối. Đêm đó Vũ Ninh muốn ngỏ ý mời bà nội ngủ cùng mình nhưng bà đã từ chối với lý do không thể làm phiền những giấc mơ về nguồn cội của cháu gái khiến lòng cô bỗng dâng trào một cảm giác hoang mang và bất an khó diễn tả.
Vũ Ninh lo lắng hỏi với từ xa: "Anh là ai?"
Bóng dáng hư ảo từ từ tiến lại gần, nhìn Vũ Ninh trìu mến mà đáp: "Ta là phu quân của nàng."
Vũ Ninh sững người hỏi: "Phu quân của tôi?"
Bóng dáng hư ảo điềm tĩnh giải thích: "Ta đã chờ nàng hàng vạn năm ... nàng không biết ta đã lưu lạc biết bao miền đất xa xôi để tìm được nàng."
Vũ Ninh đứng khựng người lại và hai môi chỉ có thể mấp máy không sao cất lên thành tiếng, khi bóng dáng nam nhân hư ảo kia khẽ tiến đến áp sát cô gái với vẻ đẹp mong manh, yêu kiều. Chàng ta nhẹ nhàng đưa bàn tay ấm áp lên chạm khẽ vào má cô gái vẫn còn đang bàng hoàng không biết phải phản ứng như thế nào trước con người xa lạ nhưng mang đầy thương tổn hằn sâu trong đôi mắt vô thần ấy.
Vũ Ninh hoang mang: "Tôi ... tôi ... nhưng ..."
Bóng dáng hư ảo vội nói: "Thời điểm định mệnh sắp đến rồi ... lần này ta nhất định không buông tay nàng."
Bóng dáng hư ảo dang rộng hai tay ôm chầm lấy người con gái đang nhìn mình một cách vô định và nói lời nhắn nhủ vội vàng.
Vũ Ninh: "Tôi ... không thể cử động được."
Bóng dáng hư ảo: "Hãy bảo trọng và chờ ta ... Ninh Nhi."
Vũ Ninh gượng gạo lay cơ thể để ám hiệu nới lỏng cho mình và nam nhân hư ảo khẽ buông tay khỏi người yêu dấu, chầm chậm lùi bước rời xa nàng và không quên để lại dấu hiệu thần bí cho nàng.
Khi bóng dáng hư ảo khuất dần trong không gian u tịnh cũng là lúc Vũ Ninh mở choàng mắt tỉnh dậy giữa đêm khuya thanh vắng cùng cơ thể ướt đẫm mồ hôi, cô không cử động mà chỉ chìm trong dòng suy tư của những cảm xúc vẫn còn đọng lại sau giấc mơ báo hiệu, thả trôi ý thức vào thế giới nơi không gian và thời gian như ngừng lại mà không hay biết ở một nơi xa xôi trong vũ trụ bao la này, cũng có một người cùng tỉnh lại sau giấc mơ ngắn ngủi ấy, rời khỏi dường và hướng ánh nhìn lộ rõ niềm vui le lói lên vầng trăng là tấm gương phản chiếu hình ảnh cô đang mỉm cười dịu hiền với anh ta.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Vạn Kiếp Sinh Phùng
- Chương 2: Song Quốc Tranh Hùng – Phần 1