Văn Hòa bị tòa án trung cấp thành phố Tứ Phương kết án tù chung thân, tịch thu toàn bộ tài sản.
Oánh Oánh nghe tin này không nói gì với Hồ Bằng. Thật ra thì anh đã biết, vì Oánh Oánh không nói nên anh cũng không nói.
Đây là sự việc gây chấn động lớn đối với Oánh Oánh. Cuộc đời Văn Hòa coi như xong, ngồi tù suốt đời, cho dù được giảm án lúc ra tù cũng đã bảy, tám mươi tuổi, trong người không có nổi một đồng, lòng Oánh Oánh không khỏi day dứt. Có rất nhiều sự việc xảy ra trong thời gian hai người là vợ chồng. Chị rất giận Văn Hòa vì không nghe lời khuyên của chị nên đã chuốc họa vào thân, cũng thầm chúc mừng mình không bị cuốn hút vào sự việc. Tâm trạng chị vô cùng phức tạp, vô cùng buồn bã, nhưng trước mặt Hồ Bằng chị không dám để lộ. Hồ Bằng thấy Oánh Oánh tỏ ra khắc khoải không yên, anh thoáng chút ghen, thỉnh thoảng cạnh khóe vài câu.
Trong cuộc sống không còn chuyện gì có thể làm Oánh Oánh vui vẻ, chơi mạt chược với bà Thai cũng không còn hứng thú. Bà này chơi bài rất kém, mỗi lần đến chơi không tính gì chuyện ăn uống, hễ được tiền là chạy làng, nếu thua thì mặt nặng mày nhẹ, chơi bài còn ăn gian, giấu bài không chút áy náy.
Bà Thai chơi bài với Oánh Oánh đâm nghiện. Cái gọi là mời thần đến thì dễ, đuổi thần đi thì khó, đối với Oánh Oánh, để cắt đứt không đi lại với bà ta nữa cũng khó, chỉ sợ mất lòng bà ta sẽ ảnh hưởng đến con đường tiến thân của Hồ Bằng.
Hồ Bằng nghĩ đến chiêu rút dây động rừng.
Cuối tuần, bà ta đến chơi mạt chược. Oánh Oánh nói với bà ta, nhà hàng xóm ở ngay trước cửa tối hôm qua chơi bài bị cảnh sát bắt, cũng là cán bộ, hiện vẫn bị giữ ở đồn, không biết sẽ xử lý thế nào, thật là xấu hổ. Bà Thai nghe nói vậy, liền cho tiền vào túi, chuồn thẳng.
Về sau, Oánh Oánh mời bà chơi mạt chược, bà ta chơi nhưng không hứng thú.
Bên má Oánh Oánh có vài nốt nám đen, tìm thầy khắp nơi khám chữa, kết quả chị bị chứng nhiễm sắc thể. Bác sĩ bảo căn nguyên của bệnh này là thiếu nghỉ ngơi và sức ép quá lớn. Nghỉ ngơi không tốt là điều chắc chắn, mất ngủ là chứng bệnh cũ, càng ngày bệnh càng nặng, ngày nào cũng chỉ ngủ một giấc ngắn trong trạng thái không còn sức lực nghĩ ngợi. Không được uống thêm thuốc an thần, thuốc không còn tác dụng, chị đã thử nhiều cách chữa trị, thuốc dân gian cũng đã uống nhiều. Trước đây Hồ Bằng làʍ t̠ìиɦ, làm cho bã người Oánh Oánh cũng có thể ngủ, bây giờ thì không còn trạng thái ấy nữa. Không phải Hồ Bằng hết sức, mà là rất khó đạt được mức độ cần thiết. Hồ Bằng cũng đã nhạt chuyện làʍ t̠ìиɦ với Oánh Oánh, bảo bây giờ lực bất tòng tâm.
Thành phố vừa xảy ra một vụ cưỡиɠ ɧϊếp gϊếŧ người. Một cô gái nông thôn lên thành phố làm công, lúc đi vệ sinh thì bị cưỡиɠ ɧϊếp, kẻ phạm tội vô cùng dã man dùng gạch đập đầu cô gái kia. Vụ này chưa tìm ra thủ phạm lại xảy ra một loạt vụ các cô gái đi đêm bị gạch ném vào đầu. Giám đốc công an tỉnh lệnh cho công an thành phố trong một thời gian ngắn phải điều tra ra thủ phạm. Công an thành phố cho một số công an trẻ mặc đồ nữ, giả làm con gái về đêm đi lang thang ngoài phố nhằm dẫn sói ra khỏi hang…
Oánh Oánh ngày nào cũng kể lại cho Hồ Bằng nghe những chuyện cưỡиɠ ɧϊếp. Hồ Bằng nghe, biết Oánh Oánh thêm giấm thêm ớt, xem ra chị thích thú với những chi tiết li kì.
Oánh Oánh và Hồ Bằng ôn lại lần đầu tiên hai người làʍ t̠ìиɦ. Chị nói, lần ấy anh đã cưỡиɠ ɧϊếp chị, dùng thủ đoạn bạo lực. Chị thuật lại từng chi tiết nhỏ khiến máu trong người Hồ Bằng chảy rần rật, họ có được một lần sung sướиɠ. Hôm ấy Oánh Oánh ngủ thêm ngoài mức bình thường hai tiếng đồng hồ.
Sau đấy, Oánh Oánh hết lần này đến lần khác thuật lại cho Hồ Bằng nghe chuyện cưỡиɠ ɧϊếp, kể tường tận từng chi tiết. Không phải lần nào Hồ Bằng cũng có phản ứng. Oánh Oánh không được thỏa mãn, chị nói: “Trước đây Bằng thích cưỡиɠ ɧϊếp Oánh, bây giờ tại sao lại nghiêm túc như vậy?”. Hồ Bằng để mặc chị.
Một hôm Hồ Bằng về nhà tỏ ra ngán ngẩm, cửa không khóa, vừa bước vào, nhân lúc Oánh Oánh không chuẩn bị, anh dùng áo ngoài bịt mặt Oánh Oánh, vật chị xuống sàn phòng khách, đúng là anh cưỡиɠ ɧϊếp.
Anh nhận ra Oánh Oánh đang hưng phấn, chị ôm chặt anh, hai chân quặp lấy người Hồ Bằng. Nửa chừng anh định dừng lại, như cảm thấy không ý nghĩa, có cảm giác bị người khác đưa mình ra diễn màn kịch do Oánh Oánh đạo diễn, đúng là màn kịch cưỡиɠ ɧϊếp. Xong việc, Hồ Bằng hỏi Oánh Oánh: “Có phải Oánh mong gặp một kẻ xấu làm việc xấu với Oánh, đúng không?”. Oánh Oánh không nói gì. Hồ Bằng vờ không hiểu: “Đang thời kì hồi xuân tại sao lại có hiện tượng ấy?”.
Từ đấy về sau Oánh Oánh luôn chờ đợi Hồ Bằng làm như thế. Chị tưởng tượng bị tấn công, địa điểm bị cưỡиɠ ɧϊếp có lúc ở trong bếp, có lúc ở nhà vệ sinh, có lúc trong phòng tắm, và đã có hai lần làm ngay bên bàn ăn trong phòng khách. Nhưng trò chơi ấy với Hồ Bằng không có ý nghĩa, trên đĩa không phải là thịt bò, thịt dê, thịt chó, không có gì mới mẻ, hấp dẫn.
Trong bụng Hồ Bằng bắt đầu xem thường thậm chí chán ghét người đàn bà sắp bước sang “đầu 5”. Nhưng không còn cách nào khác, cuộc sống gia đình đơn điệu, hàng ngày đi làm đúng giờ, về nhà đúng giờ, nhiều lắm lại được Xuyên Thanh mời chơi vài ván cờ tướng, uống vài li rượu.
Thỏa thuận giữa Hồ Bằng và Oánh Oánh đến giờ này chưa bên nào vi phạm. Giống như những cặp vợ chồng khác, giữa họ không tránh khỏi xích mích, va chạm. Nhưng xích mích và va chạm của họ có đặc thù riêng, khác người, cách giải quyết cũng không giống ai. Hồ Bằng và Oánh Oánh đều thầm cân nhắc, đắn đo lúc thỏa thuận. Bây giờ lại dùng mưu để giải mã cách thức giả định của nhau, trả lại tự do cho bản thân và ràng buộc đối phương, nhưng trước bản thỏa thuận chặt chẽ từng chi tiết, họ buộc phải tự kiềm chế nhiều hơn.
Hữu Ngư đến thăm Văn Hòa đang lao động cải tạo ở nông trường trồng chè Phù Dung. Lúc về anh kể lại tình hình cho Oánh Oánh nghe.
Oánh Oánh hỏi Văn Hòa thế nào, Hữu Ngư nói: “Cậu ấy rất béo, người đen vì phơi nắng, uống một lúc nửa ang nước”. Anh ta như trao đổi với Oánh Oánh: “Anh Hòa nhờ tôi nói lại với chị, anh ấy không oán giận chị”.
Oánh Oánh bật lên một tiếng cười: “Vậy là bây giờ anh ấy đang rất giận, em biết ý của anh ấy”.
Chị xin Hữu Ngư địa chỉ của Văn Hòa, gửi thư cho anh: “Anh Hòa, đừng nói gì nữa, nói cũng không còn ý nghĩa, chờ anh ra, em sống thế nào thì anh sẽ sống như thế”.
Hữu Ngư không nói với Oánh Oánh chuyện hai người ăn với nhau một bữa cơm ở nông trường trồng chè, gọi cho anh những món anh thích ăn. Văn Hòa thấy bát tôm say trên bàn bỗng mặt biến sắc, nếu không có cán bộ quản giáo đứng bên cạnh có thể anh sẽ đổ bát tôm say. Anh nhìn Hữu Ngư khóc.
***
“Mở một xưởng may”. - Tiểu Mãn nói với Vân Tài về tính toán của mình.
Vân Tài vốn khuyến khích Tiểu Mãn thôi việc để về nhưng lúc này lại do dự.
Hai vợ chống cùng ra khỏi biên chế sẽ không có đường lùi. Vậy tiền mở xưởng, nếu thua lỗ không còn lối thoát, sẽ phải thế nào? Tuy nhiều người mở xưởng may rất phát tài, nhưng đến lượt mình liệu có còn làm ăn được nữa không? Sản xuất quần áo có còn nóng nữa không? Vấn đề quá lớn.
Tiểu Mãn rất quyết tâm, anh tính toán rất tỉ mỉ. Lúc đầu anh không đồng ý để Vân Tài mở xưởng may vì anh không muốn mở xưởng nhỏ, muốn đăng kí làm một công ty. Anh đã nghĩ đến cả tên công ty, gọi là Công ty may Bè Bạn. Không biết bằng cách nào anh đã thuyết phục được mẹ ủng hộ.
Để mở công ty, mẹ Tiểu Mãn gọi ba người con gái và ba chàng rể đến nhà họp mặt.
Bà ngồi chính giữa, nói với con gái, con rể: “Thằng Mãn thất nghiệp rồi, mẹ không thể để nó chết đói ở nhà, mà chuẩn bị cho nó mở xưởng may. Mẹ làm chủ lớn, các con làm chủ nhỏ”.
Con gái và con rể nghe đều cười, nếu bà không gõ gậy xuống nền nhà thì tiếng cười kia vẫn chưa dứt. Bà nói: “Tôi không nói đùa với các anh, các chị, nhà mình chưa làm việc ấy, bây giờ mẹ cũng liều một phen. Mẹ bỏ ra năm nghìn đồng chuẩn bị mua quan tài, các anh các chị cũng phải bỏ ra, để xem lòng hiếu thảo của các anh các chị đến mức nào”.
Mọi người nghe bà mẹ nói như vậy đều đổ dồn ánh mắt về phía Tiểu Mãn. Mặt Tiểu Mãn đỏ bừng: “Mở xưởng may là ý định của tôi, cũng là đường cùng…”
Bà mẹ nhìn Tiểu Mãn, nói: “Anh không phải nói lôi thôi nữa”. Bà quay lại nói với ba chàng rể: “Các anh không nghĩ đến chuyện li hôn với con gái tôi đấy chứ?”. Con gái, con rể đưa mắt nhìn nhau, chàng rể út nói một câu: “Mẹ nói gì lạ thế? Chúng con sống với nhau tốt lắm”.
Bà mẹ lại nói: “Thế thì tốt, tôi vẫn là mẹ vợ các anh, còn có thể giúp đỡ các anh. Ba anh, người làm điều độ ở Sở Điện, người làm trưởng phòng cung tiêu của Công ty, kém nhất làm trung đội trưởng thuộc đại đội quản lý thành phố. Cuộc sống của các anh đều khấm khá, có con có cái đề huề. Các anh nói đi, mỗi gia đình sẽ bỏ ra bao nhiêu?”.
Cô gái đầu rất thận trọng: “Mẹ có thể để con về bàn, mai sẽ trả lời được không?”. Bà mẹ nói: “Các anh các chị bàn ngay ở đây, tai tôi điếc, không nghe thấy các anh, các chị bàn bạc gì đâu. Tôi già rồi, nếu đêm nay tắt thở, liệu ngày mai xưởng may có thể thành không?”.
Trong gia đình bà mẹ rất có uy tín, con cái đều sợ bà, ba chàng rể đều sợ mẹ vợ, sự việc được quyết định nhanh chóng, mỗi nhà bỏ ra một trăm nghìn đồng. Ngoài ra ý kiến nhất trí tiền là cho Tiểu Mãn vay, không làm cổ đông hoặc ông chủ.
Bà mẹ có phần bực mình: “Các anh các chị vẫn không hiểu, tiền là giúp đỡ tôi, các anh các chị không mừng thọ tôi à? Nếu xưởng may kiếm được tiền, lấy lãi mừng thọ tôi tám mươi tuổi, coi như sự hiếu thảo của các anh các chị. Nếu xưởng may làm ăn thua lỗ, tiền này coi như vàng mã các anh các chị đốt cho tôi là của tôi rồi”.
Các cô con gái và các chàng rể không dám nói gì, vội về lấy tiền. Cô con gái lớn để chiều lòng mẹ, bỏ thêm hai chục nghìn, thành một trăm hai chục nghìn. Bà mẹ nói: “Anh Mãn làm xưởng may không thể lỗ được, anh ấy làm trưởng phòng bảo vệ của nhà máy bột giấy cai quản hai ba nghìn người, mọi chuyện đều suôn sẻ”.
Tiểu Mãn lập công ty đã tính rồi, sẽ có bạn bè giúp đỡ. Lưu Giai Kì, bạn thời trung học của anh, hai năm trước mua mấy cái máy khâu, thuê mấy công nhân làm xưởng may, bây giờ là công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Vận, mỗi năm kiếm được hai ba triệu, thuê đất xây dựng nhà xưởng, ô tô lớn nhỏ ba bốn chiếc, sở hữu thương hiệu thời trang “Ha nam Ha nữ”. Giai Kì sẵn sàng giúp Tiểu Mãn lập nghiệp. Được nhiều người giúp, Tiểu Mãn còn sợ gì? Chị họ của Vân Tài là Vương Tố Trân trước kia làm trưởng phòng kiểm tra chất lượng của nhà máy may Tứ Phương, nhà máy đóng cửa, chị từ chối lời mời của mấy xưởng thời trang với lương cao, về trông cháu. Mẹ Vân Tài mời chị giúp đỡ, bà trông cháu giúp chị, Tố Trân không những đồng ý giúp mà còn không tính toán thù lao. Vậy là công ty thời trang Bạn Bè của Tiểu Mãn đã giải quyết được vấn đề vốn và kĩ thuật, hai vợ chồng rất phấn khởi.
Chính quyền thành phố mở lối thoát cho những công nhân thất nghiệp tìm việc làm, chỉ trong nửa ngày Tiểu Mãn làm xong mọi thủ tục.
Buổi tối, hai vợ chồng nằm trên giường còn bàn tính chuyện kinh doanh của công ty, cả hai cùng vui mừng không ngủ được. Vân Tài gọi Tiểu Mãn là Giám đốc, Tiểu Mãn rất thỏa mãn với công việc, hình dung tương lại tươi sáng của công ty.
***
Cát Hồng cũng làm bà Giám đốc. Chị được nhận thầu bãi đỗ xe trong Trung tâm thời trang mười năm, mỗi năm tiền thuê đất là một trăm hai chục nghìn, phải trả trước một năm tiền thuê đất và tám chục nghìn tiền bảo lãnh.
Xuyên Thanh bảo thắng to rồi, anh nhờ người tính toán giúp, mỗi năm tiền thuế phải ít nhất ba trăm nghìn. Cát Hồng kiếm gì nổi mỗi tháng một trăm nghìn? Mỗi ngày không mở cửa cũng phải chi ba trăm đồng, tiền tu sửa cũng phải hai ba trăm nghìn, còn chưa tính các khoản khác. Tiền chi ra hàng đống, liệu có kiếm được hay không còn chưa biết.
Bãi đỗ xe đồng bộ với Trung tâm thời trang, phải chăng trước khi Trung tâm thời trang đi vào hoạt động thì nó đã đi vào khai thác? Xuyên Thanh và Cát Hồng có ý kiến khác nhau trong chuyện này. Xuyên Thanh chủ trương bãi đỗ xe và Trung tâm thời trang cùng bắt đầu khai thác, như vậy cảnh tượng hết sức long trọng. Nhưng Cát Hồng lại bảo, binh mã chưa lên đường thì lương thảo phải đi trước. Hôm Trung tâm thời trang khai trương thì các nhà buôn và chủ xưởng đã vào, hậu cần của họ đã đến trước, phải ăn, phải có chỗ nghỉ, đúng là thời cơ kiếm tiền. Ý kiến của Xuyên Thanh xưa nay chỉ để Cát Hồng tham khảo, về chuyện này chị không nghe theo anh.
Cát Hồng rất tháo vát, một mình chị cáng đáng chuyện tân trang, sửa chữa. Đội công trình do Xuyên Thanh tìm, vật liệu xây dựng do Cát Hồng tự tay mua bán, không để đội công trình mua, nhỏ là bao xi măng, cái đinh, lớn là vật liệu điện tất thảy đều do chị mua. Giá thuê thợ, giá vật liệu trên thị trường, chủng loại sơn, công năng thiết bị sưởi ấm chị đều biết rõ như lòng bàn tay, tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Xuyên Thanh rảnh tay, suốt ngày nách kẹp cái cặp da đến công trường hoa tay múa chân, làm vướng bận mọi người không nói làm gì, anh còn chỉ đạo sai.
Công ty cung cấp điện cho người đến làm đường dây cao áp. Những người này rất khó chiều, đòi hỏi nhiều chuyện phiền toái, làm khó cho Cát Hồng. Cát Hồng và Xuyên Thanh tính toán định mời họ ăn một bữa, cho thêm hai cây thuốc ngon. Xuyên Thanh không đồng ý, anh gọi điện cho lãnh đạo công ty điện, công ty điện cử ngay người giám sát thi công đến, nhưng những chuyện phiền toái vẫn không giảm, điện cứ ba ngày hai lần rơ-le lại nhảy, rất khó tìm ra nguyên nhân.
Người của trạm vệ sinh phòng dịch đến kiểm tra. Xuyên Thanh thấy người đến kiểm tra còn rất trẻ, hỏi có ai nhận ra anh không, bảo họ về nói với trạm trưởng rằng, bãi đỗ xe này là của gia đình Xuyên Thanh. Mọi người không nói gì, lúc trở về họ đưa ra lý do Cát Hồng bị bệnh viêm gan, suýt nữa thì bãi đỗ xe này không được đưa vào sử dụng. Để cho qua việc này Cát Hồng phải chạy đôn chạy đáo không nói làm gì, chị còn mất oan khối tiền. Chị bực mình vì những phiền toái do Xuyên Thanh gây ra, chị muốn nhịn mà không thể nhịn nổi, đành phải lật quân bài với anh: “Anh đừng nhúng vào chuyện bãi đỗ xe nữa”.
Xuyên Thanh nói: “Không thể được! Không có anh, một mình em làm sao nổi?”. Cát Hồng không còn cách nào khác, cuối cùng chị vắt óc suy nghĩ được một lý do để ngăn cản anh: “Anh là cán bộ Đảng, chính sách qui định người như anh không được tham gia các doanh nghiệp”. Xuyên Thanh nói anh không sợ, bây giờ anh không ở tòa soạn bào mà đã chuyển sang Ban Nghiên cứu lịch sử thành phố, mọi người không còn độc ác, không còn so bì tị nạnh với anh. Cát Hồng đành đến tìm ông Vũ.
Ông Vũ thẳng thắn yêu cầu Xuyên Thanh ít xuất hiện ở bãi đỗ xe, anh đến đấy sẽ gây ồn ào, đồn đại, Ban Kiểm tra - kỉ luật phải vào cuộc thì phiền to. Ông còn nói, chuyện này rất nhiều người có ý kiến, người muốn nhận thầu chỉ trích giao thầu mà không đấu giá, đòi làm lại từ đầu.
Câu nói của ông Vũ có phần nặng nề. Xuyên Thanh biết sự lợi hại của các mối quan hệ, anh ít đến bãi đỗ xe, nhưng sự việc ở đấy anh phải tìm hiểu kĩ, cho nên anh lui về chỉ đạo hậu trường.
Bãi đỗ xe có cả nhà hàng ăn thuộc loại trung bình. Xuyên Thanh định làm cho nhà hàng này thật nổi tiếng, thức ăn ngon, hút khách, khách quay lại nhiều hơn. Anh nói rất đúng, đúng là con đường kinh doanh. Theo đó anh nhờ cậu Tạ ở phòng quảng cáo của báo buổi chiều đi lấy thực đơn của các nhà hàng ăn thuộc loại trung cấp, cao cấp và khách sạn sang trong thành phố về để nghiên cứu.
Đấy không phải là việc đơn giản, thật may mắn, cậu Tạ trước kia là do anh đưa về tòa soạn báo, coi như tri ơn, không ngại vất vả đi sưu tập cho anh. Thực đơn tìm về có đến ba bốn bịch to, để đầy căn phòng của Xuyên Thanh. Buổi sáng anh phải dậy sớm, tối ngủ muộn mất mười ngày để phân loại đống thực đơn kia, xếp thành ba loại trung, cao và bình dân, tạo thành một bộ “thực đơn của nhà Thanh”.
Đầu bếp do Cát Hồng mời về cũng lắc đầu, có nhiều món chưa bao giờ nghe nói, đừng nói gì làm. Đầu bếp bảo Xuyên Thanh đưa đến những nhà hàng ấy để ăn thử, anh ta nói chỉ cần được nếm qua. Cát Hồng không thích, chị bảo như thế đâu phải là cách làm việc. Xuyên Thanh làm việc trong hệ thống tuyên truyền nhiều năm, thu thập rất nhiều bức thư họa của các danh nhân, anh bố trí nhà nghỉ của bãi đỗ xe rất có văn hóa, có phong cách. Anh bỏ ra mấy ngàn đồng để trang hoàng nhà nghỉ mà không cho vợ biết, chuẩn bị mỗi phòng sẽ treo một bức tranh. Sau đấy Cát Hồng biết, chị tức lắm, hỏi anh: “Anh là người có văn hóa, nhưng khách trọ lại không thì thế nào? Nếu họ vẽ lung tung lên tranh, liệu anh có đau lòng hay không? Nếu họ lấy cắp thì anh có bị thiệt hay không?”
Cát Hồng càu nhàu một lúc, Xuyên Thanh cũng thấy đúng, nhưng những việc bận cũng đã xong.
Trong thực đơn của Xuyên Thanh có nhiều món bổ dưỡng. Ví dụ món hẹ xào với trứng gà bổ dương, anh biết làm mấy món. Anh suy nghĩ, mầy mò xem món trứng chim cút xào hẹ có cùng tác dụng không? Anh đến hỏi các thầy lang ở viện đông y, các thầy bảo đúng như vậy, y học cổ truyền bảo ăn gì bổ nấy, trứng chim cút cùng loại trứng gà giống như trứng người, rất hữu hiệu.
Được sự cổ vũ, Xuyên Thanh nghiên cứu phát minh ra món “tổ yến xanh”. Anh xào hẹ, trên đó để mấy quả trứng chim cút vằn vện da hổ đã được luộc mỡ, hẹ thì xanh, trứng chim cút màu vàng, anh khen tuyệt vời.
Vì chuyện bãi đỗ xe mà Cát Hồng bận túi bụi, ngày nào về cũng mệt nhoài, Xuyên Thanh bám lấy hỏi, còn lải nhải giới thiệu món hẹ xào trứng gà, chuyện về cái món ăn ấy làm chị đau đầu. Một hôm, chị không nén nổi cơn nóng, cãi nhau với anh, mắng anh chỉ rỗi việc, hỏi ăn cái này, ăn cái nọ thì bổ gì, suýt nữa chị mắng anh là đồ bỏ.
Từ lần Xuyên Thanh làʍ t̠ìиɦ xảy ra chuyện kia với Cát Hồng rồi thôi. Đúng lúc Cát Hồng bận với bãi đỗ xe khiến chị gác chuyện sinh hoạt vợ chồng sang một bên, chị cũng không oán trách gì Xuyên Thanh nữa. Chị thôi, không nói gì, Xuyên Thanh chỉ bày tỏ nỗi oan: “Anh không trách gì em, vậy mà em lại trách anh. Chứng tật của anh chính là do em làm anh bực mình, làm việc với em rồi anh còn nghĩ đến người con gái nào nữa!”.
Cát Hồng buồn ngủ, không muốn cãi nhau với anh, chị nói: “Em mệt lắm rồi, không muốn vất vả cả ngày về lại bị anh làm bực mình. Hay là anh đi chơi mạt chược thử xem? Xem ra bây giờ anh không chơi mạt chược cũng sẽ có vấn đề”.
Nghe vợ bảo đi chơi mạt chược anh nổi nóng, cho rằng Cát Hồng đang chọc vào nỗi đau của anh. Cát Hồng nói: “Em bảo anh chơi thắng thua ít thôi, chơi mạt chược ‘sạch’, chơi giải trí. Anh yên em mới được yên”.
Xuyên Thanh biết Cát Hồng ủng hộ anh chơi mạt chược. Chơi mạt chược ăn tiền ít thì không sợ. Chơi mạt chược mấy chục năm, bây giờ bảo cắt đứt quả là không dễ dàng. Hễ nhắc đến lại cảm thấy ngứa tay. Hơn nữa, ngồi vào bàn mạt chược thì quên hết mọi chuyện, những gì không thuận lòng đều bỏ sang một bên.
Cát Hồng không nghĩ được rằng, Xuyên Thanh hễ chơi mạt chược lại xảy ra chuyện, vẫn là chuyện đàn ông với nhau.