Quyển 3 - Chương 1: Lừa dối

Văn Hòa được điều về

làm Giám đốc cửa hiệu vàng Ngân Ưng trực thuộc ngân hàng. Trước đấy

không hề nghe nói. Cương vị này ở ngân hàng cho dù là chư hầu, nhưng so

với phòng tín dụng còn cách xa lắm. Văn Hòa cứ tưởng sẽ lên Phó giám đốc ngân hàng, tốt nhất vẫn được phụ trách tín dụng. Vậy là, giống như múc

nước bằng làn tre, trống không.

Trước lúc điều chỉnh công tác,

ông Giám đốc ngân hàng nói chuyện với anh, cam kết anh làm một thời

gian, vẫn được hưởng chế độ Phó giám đốc, việc của anh đã báo lên ngân

hàng cấp tỉnh rồi. Văn Hòa coi đấy chỉ là sự bôi mật lên chóp mũi, thấy

nhưng không ăn được.

Ngồi trong văn phòng ông Giám đốc ngân hàng, Văn Hòa cứ suy nghĩ mãi chuyện này.

Nếu biết sớm phải điều đi nơi khác anh sẽ làm một vài việc để che đậy lỗ

thủng, anh không ngờ mình bị chuyển công tác. Xưởng hóa chất của Triệu

Kim Thần là khoản cho vay nghiệp vụ dân doanh duy nhất anh duyệt gần

đây. Anh ta vay không chỉ ba trăm nghìn, hơn nữa thời hạn ngắn, chỉ còn

bảy tháng nữa là phải hoàn trả, vấn đề có thể không lớn, Kim Thần cũng

bảo tuyệt đối không có vấn đề gì. Ngoài ra còn một số doanh nghiệp nhà

nước đang nợ quá hạn không phải chỉ một hai năm, đừng nói đến chuyện đòi mà có đi kiện cũng như kiện củ khoai, chỉ chờ họ tuyên bố phá sản. Tết

năm ngoái anh cũng nhận được quà biếu hoặc phong bì của họ. Trong thời

gian làm Trưởng phòng tín dụng ăn uống, kiếm chác, biếu xén đều là việc

thường tình. Anh cảm thấy ai cũng biết làm những chuyện phi pháp. Thời

gian chưa li hôn với Oánh Oánh anh rất sợ, sợ những việc mình làm sẽ phá tan gia đình. Bây giờ anh thấy không còn bị ràng buộc, lợn chết không

sợ nước sôi.

Văn Hòa cứ suy nghĩ mãi chuyện ở phòng tín dụng, sự

việc chuyển công tác này có vì nhổ củ cải mà lôi cả đất lên không? Cuối

cùng anh nghĩ ít có khả năng. Anh tự động viên, làm tín dụng hơn chục

năm, từ một nhân viên muốn nắm đuôi cũng không dễ. Hơn nữa, mọi khoản

cho vay đều thu hồi, tòa án cũng không thể làm nổi.

Nghĩ đến

những khoản cho vay không thu hồi được, điều anh lo nhất là khoản “tín

dụng dân gian” anh hợp tác với Đại Trung. Khoản vay mỗi ngày một lớn,

tính sơ sơ, số tiền cho bà con họ hàng, bạn bè vay cũng đã hơn mười

triệu. Lúc đầu mọi chuyện đều rất tốt, thứ nhất anh khống chế mức vay,

thứ hai khống chế chu kì, khoản trước chưa trả khoản sau chưa cho vay.

Mọi chuyện thông suốt dẫn đến không hãm nổi, cho các doanh nghiệp vay là kiếm tiền cho ngân hàng, mình lấy tiền cho vay là kiếm tiền cho mình.

Văn Hòa tính toán, chỉ riêng lợi tức anh cũng đã kiếm được một triệu,

tiền vào túi thật dễ dàng.

Một triệu vẫn còn là trên giấy tờ bỏ

trong cặp. Lúc này dừng tay, thu hồi khoản cho vay mười triệu kia cũng

không nổi. Có người nợ đến hạn rồi mà vẫn chưa trả, tiền lãi phạt tính

trên giấy tờ, bánh vẽ không thể no bụng. Lợi tức của người cho vay không thể không chuyển thành tiền mặt, nếu không sẽ trở thành vấn đề lớn. Đại Trung hễ gặp vấn đề đều vỗ ngực bảo không có chuyện gì, hai hôm trước

thu ba chục nghìn đồng đều trả lãi sòng phẳng, thực tế là sự giật gấu vá vai. Lợi nhuận cao rủi ro cao, câu nói không sai, khi anh phát hiện rủi ro phần lớn đều do anh gánh chịu, anh rất sợ. Tuy nói Đại Trung chỉ cầm một phần mười số thù lao môi giới, nhưng lúc người đến vay lại lấy ở

anh ta, ngộ nhỡ xảy ra vấn đề gì thì Đại Trung sống chết gì cũng phải

chịu trận, giống như Oánh Oánh nói, cách cửa nhà tù không xa. Người đến

vay phần lớn do Đại Trung giới thiệu, anh thay những người kia đứng ra

bảo lãnh, gánh chịu không nổi trách nhiệm trước pháp luật. Theo kinh

nghiệm nhiều năm làm ở ngân hàng, rất không nên để sự việc như hiện nay. Cho nên xảy ra vấn đề gì là bởi anh suốt ngày cùng với Hữu Ngư, Đại

Trung ăn nhậu, chơi bời.

Văn Hòa hẹn Hữu Ngư, Đại Trung và Kim Thần ăn cơm, nghĩ xem có nên mời Hồ Bằng cùng dự hay không.

Nói chung, Văn Hòa mời khách không phô trương, chỉ đến một nhà hàng quen,

gọi vài món bình thường, thêm vài món đặc biệt. Phải có món đặc biệt,

những người đi ăn tiệm rất sành ăn. Những món ngon đặc biệt không thể ăn no ăn chán, chỉ cần nhấm nháp chút ít. Những người suốt ngày được mời

đi ăn cũng rất khổ. Văn Hòa đã được nghe Đức Lâm nói trong bữa ăn: “Đi

ăn ngoài giống như làm chuyện kia với gái làm tiền, không có cảm giác

gì”.

Ngồi vào bàn ăn Văn Hòa tuyên bố với mọi người, anh được

điều sang làm Giám đốc cửa hiệu vàng, chức tương đương với Phó giám đốc

ngân hàng.

Đại Trung có phản ứng ngay: “Thăng quan rồi! Cửa hiệu

vàng là cái mỏ vàng, nơi phát tài. Không được! Đại hỉ như vậy phải đến

khách sạn Sangri-La mới xứng tầm”. Mọi người ồn ào, đòi “cắt tiết” Văn

Hòa. Văn Hòa bị ép, đối với anh, việc thuyên chuyển này không có gì vui, vậy mà mọi người cho rằng đấy là việc may mắn, đòi vui vẻ. Nếu không

vui vẻ với họ, chẳng hóa ra anh về hiệu vàng Kim Ưng là chuyện bất đắc

dĩ hay sao? Trong lòng, anh hi vọng đấy là chuyện tốt, có lợi đối với

anh.

Nghĩ đến đây, anh quyết định vui với họ, ăn xong đi hát ở

KTV “Ái Cầm Hải”. Sợ mọi người nhân cơ hội này mà quá bốc, anh qui định: “Theo qui tắc cũ, tôi trả tiền thuê phòng, còn tiền em út, tiền lót tay của ai người ấy chịu”. Hồ Bằng nói: “Hôm nay vui, tại sao anh Hòa lại

không bao tất cả?”. Mọi người cùng phụ họa. Văn Hòa nói: “Các cậu đừng

nghĩ tớ là cái máy in tiền ở ngân hàng”. Nghe nói vậy, mọi người cùng hạ giọng.

Bữa ăn hôm nay Văn Hòa không thoải mái, cánh Hữu Ngư vui vẻ uống tới số, chỉ có Hồ Bằng nhận ra.

Văn Hòa thích món tôm say, hễ vào nhà hàng trên bàn ăn thể nào cũng có món

đó. Tất nhiên, phần lớn thời gian là do người khác gọi món cho anh. Chủ

quán thấy Văn Hòa chiêu đãi, đưa món tôm say đến làm ngay trước mặt anh. Tôm làm món tôm say không được quá lớn, phải là tôm vỏ xanh ở hồ Cao

Bảo chưa lớn hẳn. Đầu bếp cho tôm còn nhảy tưng tưng vào cái chậu thủy

tinh, mở nắp, đổ rượu trắng lên rồi đậy nắp lại. Tôm bị ngâm rượu nhảy

dữ dội hơn, chờ cho tôm đã lảo đảo, đầu bếp mở nắp, cho gia vị vào trộn

đều, như vậy có thể ăn được rồi.

Văn Hòa hỏi đầu bếp, tại sao cho rượu trước, cho gia vị sau, làm như thế có gì ngon? Đầu bếp không những tay đầy dầu mỡ, miệng nói cũng trơn như mỡ: “Tưới nước ‘mê hồn’ lên

trước, sau đấy mới trộn nước ‘quên tình’”.

Văn Hòa cau mày, xua

tay bảo đầu bếp đem đi. Ông chủ quán đến chào mọi người, muốn biết tại

sao, Văn Hòa bảo dạ dày anh không ổn.

Ăn xong, mọi người kéo nhau đi hát, thuê phòng riêng. Văn Hòa đuổi má mì đến chào, anh nói với mọi

người: “Chơi thì chơi, đùa thì đùa, tôi có việc muốn nói với mọi người”. Đại Trung nôn nóng: “Chỉ thị nhanh lên, chúng tôi kiên quyết chấp

hành”.

Văn Hòa nói, anh sắp lên lãnh đạo, việc trong tay phải xử

lý, nhờ mọi người giúp đỡ, hãy thu tiền về. Anh hỏi mọi người: “Tôi tốt

thì mọi người cùng tốt, câu nói ấy đúng không?”. Hồ Bằng nhanh mồm nhanh miệng: “Anh đắc đạo thì bọn em mới thăng thiên”. Kim Thần khen câu nói

của Hồ Bằng: “Đúng, đúng, đúng!”. Hữu Ngư uống quá chén, chỉ lẩm bẩm:

“Đúng cái đếch gì? Thuận miệng chỉ nói vậy, chúng tôi đây không đáng là

chó là gà hay sao? Chó gà mới theo đắc đạo để được thăng thiên”. Đại

Trung lấy chân đá nhẹ chân Hữu Ngư, xem ra vẫn không ngăn được Hữu Ngư,

Đại Trung đẩy anh ta một cái.

Hữu Ngư uống nhiều, thích kình với

mọi người, Đại Trung vội cho anh uống “Hai con bướm” anh vừa gọi. Hữu

Ngư uống chưa đã, một tiếng nhanh hai tiếng chậm, giống như vô số phèng

la cùng đánh. Trong trường hợp này Văn Hòa là lãnh đạo, giục Hồ Bằng gọi má mì vào.

Má mì đưa vào một tiểu đội em út mặc xường xám đỏ,

như một đàn cá, chen chúc trước mặt Văn Hòa và mọi người, các cô với

những vẻ mặt nịnh nọt, đang ngóng nhìn mong được chọn lựa.

Theo

thông lệ, Văn Hòa chọn trước, như qui định, anh chọn cô số tám. Cô này

có thân hình cao ráo, khuôn mặt xinh xắn, có điều da hơi đen. Văn Hòa

như xướng bài: “Bát đồng”. Mọi người đều cười, hình dung không còn gì

đúng hơn. Văn Hòa cũng cười, anh chọn con số may mắn, có vừa ý hay không cũng không đổi. Cô gái được gọi “bát đồng’ mỉm cười, ngồi xuống bên

cạnh Văn Hòa, nũng nịu ôm anh.

Đến lượt Hữu Ngư chọn một cô, Hồ

Bằng thấy anh đang say, mắt lơ mơ, đề nghị tung xúc xắc. Hữu Ngư xua

tay, chỉ một cô, miệng nói: “Ting ting, tang tang, đánh phèng thắp

hương, không phải em, mà là em này…”.

Đó là câu thần chú, mỗi chữ thay cho một con số, tay anh chỉ đúng vào một cô gái có thân hình thấp

lùn, không đẹp. Hồ Bằng cũng đếm, anh cố ý làm ra vẻ kinh ngạc, nói:

“Tốt, đây là ‘nhất đông’”. Hữu Ngư nhìn Hồ Bằng: “Không tính, làm lại,

đếm một con dê, hai con dê…”. Văn Hòa làm trọng tài: “Làm gì có chuyện

làm lại? Bài không đẹp không ù”. Hữu Ngư đành chấp nhận, gọi cô gái kia

đến: “Em làm gối cho ông đây ngủ”. Đại Trung nói đùa: “Anh đâu phải ông, mà là chủ nhà ‘nửa đêm gà gáy’, cô ấy đốt đuốc đi tìm bà chủ béo của

anh”.

Mọi người cười phá lên, ngả nghiêng nằm lên sofa. Kim Thần cười phun cả bia đang ngậm trong miệng.

Đến lượt Đại Trung, Hồ Bằng và Kim Thần chọn mỗi người một cô, họ chọn cô

nào đẹp. Văn Hòa nhìn vào lòng mình, lại nhìn Hữu Ngư bên cạnh, kêu lên: “Tôi là kẻ giáo điều, Hữu Ngư là chủ nghĩa hình thức, hai sai lầm này

đúng là chết người, hãy nhìn cậu Bằng và mấy người kia được hưởng phúc,

tìm được các cô em xinh đẹp như tiên”. Hồ Bằng đổi cô gái anh chọn cho

Văn Hòa, Văn Hòa uống một ngụm bia cho thanh giọng, nói: “Ở đời này có

ba cái không nhường, không nhường vợ là thứ nhất”. Anh chỉ vào cô gái

đang tựa vào lòng anh: “Đêm nay cô này là vợ tôi, không nhường cho ai

sất”. “Bát đồng” nũng nịu gọi Văn Hòa: “Chồng của em” khiến ngứa cả thịt phải gãi một lúc mới dễ chịu.

Hồ Bằng thăm dò thái độ của Văn

Hòa đối với cô gái, thấy cái vẻ trước đây anh đối với Oánh Oánh, vâng

vâng dạ dạ, ôn tồn, nịnh hót Oánh Oánh.

Hồ Bằng uống nhiều bia

phải đứng lên vào nhà vệ sinh, Văn Hòa cũng đi theo. Trong nhà vệ sinh

anh hỏi Hồ Bằng gần đây có chơi mạt chược với Oánh Oánh không. Hồ Bằng

trả lời lâu lắm rồi không chơi, anh hỏi ngược lại: “Anh li hôn với chị

ấy rồi, em còn đánh gì nữa, trước kia phải nghe theo anh”.

Sợ giải thích chưa đủ, Hồ Bằng nói với Văn Hòa anh sắp phải thi luật, gần đây bận ôn tập.

Văn Hòa nhét cho Hồ Bằng hai trăm đồng, nói: “Hôm nay tôi chiêu đãi. Sắp

tới có thời gian cậu giúp tôi xem lại các khoản tiền, tiền thu về được

tôi sẽ cho cậu một ít”. Hồ Bằng vâng vâng dạ dạ.

Có thể bị các cô kí©h thí©ɧ, đang đêm Hồ Bằng đến tìm Oánh Oánh.

Chui vào chăn của Oánh Oánh, Hồ Bằng nói, Văn Hòa phát tiền cho anh đi chơi

gái. Oánh Oánh hỏi Hồ Bằng đã tìm gái chưa, nếu tìm được rồi thì cút đi

chỗ khác. Hồ Bằng nói: “Bằng tìm được gái rồi còn dám nói với Oánh

chuyện đó hay sao? Bằng là quân tử thẳng thắn. Anh Hòa lôi kéo là để đòi nợ giúp anh ấy. Cái đống nợ xấu của anh ấy thế là toi, trôi theo dòng

nước…”.

Oánh Oánh nói, trước đây chị không ăn không ngủ được là

vì chuyện ấy của Văn Hòa, chị kiên quyết không cho Hồ Bằng nhúng tay

vào, bảo nếu không có tiền cứ nói với chị.

Hồ Bằng ôm chặt Oánh

Oánh, nói: “Bây giờ Oánh không có quan hệ gì với anh ấy, Bằng và Oánh

cũng không có quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ nào, Oánh đừng giữ chân

Bằng”. Oánh Oánh tức giận với câu nói ấy của Hồ Bằng, chị bật khóc. Hồ

Bằng không nói lý thuyết với Oánh Oánh, cái miệng đang bận trên người

chị, khiến cơn tức giận của chị nhanh chóng tiêu tan, kí©h thí©ɧ theo

những động tác của Hồ Bằng.

Sáng hôm sau, Hồ Bằng mua quà ở phố,

lấy tiền ra trả bỗng thấy trong ví có thêm một nghìn đồng. Anh tự nhủ:

“Trồng cây vàng, tiền sinh ra tiền”.

Tất nhiên anh biết tiền ở đâu ra.

***

Văn Hòa lặng lẽ đến thăm nhà máy hóa chất của Kim Thần. Không ngờ, toàn bộ

nhà xưởng được xây dựng bên bến tàu phế bỏ, thuê lại của Công ty bông -

đay. Mấy gian lán tạm làm kho chứa nguyên liệu, một cái sân lớn phơi đầy vỏ tôm, vỏ của nồng nặc mùi hôi hám. Cái gọi là thiết bị sản xuất hóa

chất sinh vật chỉ là mấy cái lò, mấy cái nồi lớn và mấy cái bể lắng đơn

giản, có mấy công nhân trông như những nông dân.

Kim Thần không

có mặt, Văn Hòa tự xưng là khách hàng, xem kho thành phẩm và kho nguyên

liệu. Xem xong anh vội bỏ đi, sợ Kim Thần biết anh đến.

Văn Hòa

sốt ruột lắm, cái gọi là sản phẩm xanh bảo vệ môi trường tiêu thụ mạnh

mẽ và hàng triệu đồng đầu tư đều là trò hư ảo, không thật. Dọc đường anh nghĩ nhiều biện pháp, cảm thấy biện pháp hiệu quả nhất là bảo anh ta

đến mấy doanh nghiệp có thực lực đưa ra cam kết, cùng liên đới chịu

trách nhiệm.

Đến công ty của Hữu Ngư, Hữu Ngư và Đại Trung không

có nhà. Không có việc gì mà cũng không có bài để đánh, có thể bọn họ về

nhà ăn cơm.

Từ sau ngày rời khỏi phòng tín dụng, người mời anh ăn uống ít hẳn đi. Bây giờ chỉ mong có điện thoại, điện thoại vào lúc này, giờ này. Từ ngày bỏ vợ, anh không thổi nấu bữa nào. Anh thổi cơm rất

khá, sợ thổi rồi chỉ có một người, không còn tâm trạng nào nuốt nổi. Bây giờ anh mong nhất là đến giờ ăn có người mời, vì ở thành phố này anh

không có họ hàng, thân thích. Cha mẹ nuôi con cho anh ở tận Dương Châu,

ngay cả chỗ ăn cũng không có.

Văn Hòa đến uống rượu ở một nhà

hàng nhỏ, tự rót tự uống, mua hai cái say. Lúc người say lại nghĩ đến

việc dám nghĩ, dám làm nhưng không làm. Anh rất muốn gặp Oánh Oánh, gọi

điện thoại di động cho chị thì được trả lời không có số máy ấy, chắc

chắn chị đổi sim rồi. Văn Hòa biết Oánh Oánh ở trong căn hộ của em trai, dựa theo ấn tượng mơ hồ anh tìm đến đấy.

Anh bấm chuông, bên

trong không có phản ứng gì. Anh gõ cửa, lúc đầu gõ nhẹ, không động tĩnh. Anh gõ mạnh hơn, cửa chống trộm bên trong được mở ra. Oánh Oánh mặc đồ

ngủ, nặng mặt hỏi anh định làm gì, Văn Hòa nói không muốn làm gì, chỉ

đến thăm. Oánh Oánh không cho anh vào, chị nói: “Thấy mặt rồi chứ? Tôi

vẫn sống yên ổn, anh về đi”. Văn Hòa muốn vào ngồi một lúc, nói: “Hồi

mới yêu nhau, em cũng không nỡ đối với anh như thế này”. Oánh Oánh

nghiêm giọng: “Li hôn rồi, không còn quan hệ, bây giờ muộn rồi, anh đến

vào lúc này không thích hợp”.

Văn Hòa rất muốn vào, anh đứng dùng dằng ở cửa. Không còn cách nào, Oánh Oánh như cầu xin: “Anh có để tôi

sống hay không? Hàng xóm nghe thấy tưởng có chuyện gì”. Chị đổi giọng

cứng rắn: “Có chuyện gì ngày mai nói, tôi sẽ đến ngân hàng nơi anh làm

việc để nói chuyện”.

Nghe nói như vậy, Văn Hòa đành phải chuồn. Trước mặt Oánh Oánh, anh biến thành quả thị mềm nhũn mặc sức bóp nặn.

Hồ Bằng thấy có người gõ cửa, lại nghe tiếng Văn Hòa, anh sợ quá phải trốn vào nhà tắm. Chờ cho Oánh Oánh đuổi Văn Hòa đi rồi anh mới dám ra.

Thấy cái vẻ cố làm ra trấn tĩnh của anh, Oánh Oánh càng bực mình, hỏi anh sợ sệt lén lút như thế để làm gì?

Hồ Bằng nói: “Oánh bảo Bằng đàng hoàng xuất hiện hay sao? Bằng nghĩ, quan

hệ của chúng ta tốt nhất đừng để anh Hòa biết, cuối cùng chỉ là bạn”.

Oánh Oánh khịt mũi: “Bạn bè cái chó gì, bạn ngủ với vợ bạn à?”. Oánh Oánh

châm một điếu thuốc, rít mạnh, nước mắt trào lên vành mi.

Cho đến nay Hồ Bằng vẫn chưa nói với Oánh Oánh rằng mình đã li hôn, anh vẫn

giấu giếm, bên ngoài cũng ít người biết anh li hôn. Hàng xóm Hồ Bằng đều cho rằng Vân Tài về bên nhà mẹ đẻ. Anh biết, sẽ có ngày Oánh Oánh biết

anh li hôn, ở đời này không có bức tường nào chắn được gió. Nhưng thái

độ của Oánh Oánh biết anh li hôn sẽ thế nào?

Có lần, tâm trạng Oánh Oánh đang nặng nề, chị hỏi Hồ Bằng: “Chúng ta sống với nhau là gì nhỉ?”. Hồ Bằng cười, không trả lời.

Oánh Oánh truy hỏi: “Bằng nói đi, chúng ta sống với nhau như thế này là gì?”.

Hồ Bằng nói: “Như thế này tốt lắm rồi thôi?”.

Oánh Oánh bảo, anh trả lời đãi bôi, không thật lòng. Chị thở dài, nói: “Đời

Oánh không thiếu tiền, nhưng rồi những thứ khác không biết có được gì

không!”.

Hồ Bằng hỏi những thứ khác là gì? Oánh Oánh trả lời: “Là gì chẳng nhẽ Bằng không biết? Những thứ khác là tình cảm, nói rộng hơn

là tình yêu; mong người đàn ông sống với Oánh không đồng sàng dị mộng;

mong người đàn ông sống với Oánh hợp ý tâm đầu, tôn trọng lẫn nhau, trăm tuổi bạc đầu…”.

Hồ Bằng ngắt lời Oánh Oánh: “Oánh yêu cầu cao

quá đấy, cho nên Oánh thất vọng trong cuộc đời. Hi vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn. Bất cứ tình cảm nào cũng có giới hạn, trai gái có tình

cảm thì sống với nhau, hết tình cảm thì chia tay. Không có gì vướng mắc

mà không thông suốt. Trai gái có tình yêu với nhau, nhưng muốn đưa cái

thứ đó vào hôn nhân là sai lầm, tình yêu luôn luôn ngoài hôn nhân”.

Oánh Oánh bảo anh nói vớ vẩn, chị tự nhủ: “Nhất định Oánh phải giữ lấy tình yêu, dù là cách nào đi nữa”.

Hồ Bằng cười thầm cho cách nghĩ của Oánh Oánh.

Trước đây Hồ Bằng muốn xa chị, xa thật xa, muốn kết thúc quan hệ với chị,

nhưng hình như lúc này không rời nhau ra nổi. Càng sống lâu với nhau,

buổi tối đến đây không giống như trước phải tốc chiến tốc thắng, nay thì cứ vài ba hôm lại ngủ đêm tại đây.

Oánh Oánh rất biết chăm sóc

đàn ông, trong sinh hoạt chăm sóc Hồ Bằng từng li từng tí, suốt ngày hỏi han có cần gì không. Bây giờ áo quần của anh, từ trong ra ngoài đều do

Oánh Oánh mua sắm, Oánh Oánh cảm thấy vui lòng, Hồ Bằng càng ngày càng

được Oánh Oánh làm cho bảnh bao, sáng sủa. Chị có cảm giác như hồi còn

đi học, Hồ Bằng là bài tập, bài tập chị cố gắng làm và vui như được thầy cô ghi lên đấy một hình sao năm cánh.

Trong lòng Hồ Bằng cũng

ghi nhận một điều, Oánh Oánh đã nâng cao chất lượng cuộc sống của anh.

Vừa bước vào nhà mình giống như ổ chó, lộn xộn như cửa hàng tạp hóa, anh lại muốn đến ngay với Oánh Oánh.

Ngủ trên cái giường của Oánh Oánh, Hồ Bằng cảm thấy cái giường đúng là nơi để con người hưởng niềm vui.

Cái khăn trải giường sạch sẽ cho anh cảm giác trên người đang mặc cái áo

vải bông được là ủi cẩn thận. Tấm chăn của Oánh Oánh đắp lên người thật

mềm mại, khoan khoái, thoang thoảng mùi nước hoa thật gợϊ ȶìиᏂ. Những

lúc khỏe khoắn tất cả những thứ đó cho anh cảm giác như đang trỗi dậy.

Oánh Oánh bảo anh luôn tay luôn chân. Những lúc mệt mỏi da thịt sáng

láng của Oánh Oánh và tấm chăn mềm mại là đám mây anh cưỡi trong giấc

mơ.

***

Văn Hòa càng ngày càng không yên, cứ quẩn quanh

nơi ở của Oánh Oánh, anh đoán buổi tối hôm Oánh Oánh không cho anh vào,

trong nhà nhất định giấu mối tình nào đó.

Mười mấy năm vợ chồng

khiến Văn Hòa biết, tính cách của Oánh Oánh nói một là một, anh cũng

không có quá trình để tùy ý chị. “Một ngày vợ chồng trăm năm ơn nghĩa”.

Anh không bạc tình với Oánh Oánh, đúng ra chị không nên bạc tình với anh như vậy. Để đứng ngoài cửa, khiến anh không khỏi ngạc nhiên, không khỏi hoang mang. Anh nghi ngờ nguyên nhân đòi li hôn của Oánh Oánh.

Văn Hòa biết, Oánh Oánh là người phụ nữ nhút nhát, sợ hãi, thậm chí chỉ tự

tư ích kỉ cũng chỉ trong suy nghĩ. Anh cảm thấy sự lo lắng của Oánh Oánh là thừa, bản thân anh sẽ không để xảy ra chuyện gì, qua một thời gian

không xảy ra việc gì Oánh Oánh lại về với anh. Anh đồng ý li hôn là đã

nghĩ xưa nay Oánh Oánh không hề có quan hệ trai gái, chị rất khinh những cuộc tình ngoài hôn nhân, người thứ ba. Sau khi li hôn, ít có khả năng

chị xảy ra vấn đề gì, chị sẽ không tìm người đàn ông khác, nhiều lắm

cũng chỉ chìm đắm trong mạt chược.

Văn Hòa cảm thấy đồng ý li hôn là để trên cái đau khổ và hi sinh to lớn, gánh chịu mọi nguy cơ có thể

xuất hiện, bảo đảm cho sự an toàn và hạnh phúc của Oánh Oánh. Chị phải

biết những điều đó, phải cảm kích tấm lòng của anh mới đúng.

Oánh Oánh li hôn trong tay phải có nhiều tiền, cho dù bản thân có việc gì

thì tương lai của chị cũng có một đại hậu phương, một căn cứ địa. Còn

Oánh Oánh có bao nhiêu tiền, anh cũng không biết. Những người trước đây

cầu cứu anh, đến biếu xén, quà cáp đều qua tay Oánh Oánh, chị nói có thể thêm thắt cho chi tiêu gia đình. Anh không dám chi li tính toán về mặt

này. Oánh Oánh đối với anh cũng một mắt nhắm một mắt mở, nếu không, chị

có thể để anh không còn đồng nào, ngay cả tiền chơi mạt chược cũng

không, càng không nói có tiền để ăn nhậu, vui chơi. Lúc li hôn, Văn Hòa

phải gánh phần nhà của Oánh Oánh là hơn bốn trăm nghìn đồng, anh rất rõ, phân chia tài sản tại tòa là trò che mắt mọi người, là ông cho bà xem.

Phụ nữ phải có tiền mới có thế tung tẩy. Nghĩ đến Oánh Oánh có tiền, Văn

Hòa rất sợ, đàn ông có tiền có thể hư hỏng, phụ nữ có tiền cũng dễ hư

hỏng. Thời đại thật khác nhau, nhưng đàn ông đàn bà thì giống nhau. Câu

nói của Mao Chủ tịch mấy chục năm trước vẫn là chân lý không gì phá vỡ

nổi đối với Oánh Oánh.

Nếu như Oánh Oánh lạnh lùng đối với anh,

sau này chẳng khác gì người đi cùng đường, anh phải thế nào? Văn Hòa

không cam tâm, anh phải làm rõ nguyên nhân.

Văn Hòa theo dõi Oánh Oánh rất vất vả, chỉ vài hôm bảo vệ khu chung cư đã để ý đến anh. Vào

khu chung cư mục tiêu quá lớn, Văn Hòa rất dễ bị Oánh Oánh trông thấy.

Bên ngoài khu chung cư có một dãy phố nhỏ, anh chỉ có thể đi đi lại lại

qua dãy phố này, có lúc anh mua thuốc lá ở một quầy nhỏ rồi lang thang;

có lúc giống như đi qua đường, đi vội vã. Sợ nhất gặp người quen, Văn

Hòa có nhiều người quen, có lần bị một người quen lôi về nhà ngồi chơi,

nói chuyện vớ vẩn hồi lâu.

Văn Hòa nghĩ, việc này phải nhờ một

người khác, nghĩ đi nghĩ lại, Hồ Bằng có đầu óc nhạy bén thường xuyên

giúp anh nhiều chuyện, có thể là người tốt nhất.

Văn Hòa mời Hồ

Bằng đến nhà hàng Đầu bếp Du ăn cơm. Hồ Bằng biết Văn Hòa có việc cần

đến anh, anh hi vọng không phải việc đòi tiền giúp. Trong nhóm của họ có một qui tắc, có một qui ước, ai nhờ giúp đỡ hoặc cảm thấy làm phiền

bạn, cần phải cảm ơn, có thể cảm ơn trước hoặc sau, nhưng không thể

không biết ơn. Không cảm ơn sẽ có người bắt phải cảm ơn. Cảm ơn thế nào? Mời khách đi ăn uống hoặc đi hát, hoặc tắm hơi, dù sao cũng phải tốn

tiền.

Hồ Bằng nghĩ rằng, lại một lô một lốc người ăn cơm, không ngờ Văn Hòa chỉ mời một mình anh, hơn thế còn mượn phòng ăn riêng.

Trước lúc ăn, Văn Hòa đứng dậy đóng cửa, ghé sát mặt Hồ Bằng để nói chuyện.

Thấy cái vẻ bí mật của anh ta, Hồ Bằng chợt hồi hộp. Cái gọi là “ăn trái táo có cái hột”, anh sợ Văn Hòa phát hiện chuyện với Oánh Oánh.

Văn Hòa vẻ mặt nghiêm nghị, hỏi Hồ Bằng: “Tớ đối với cậu thế nào?”.

Hồ Bằng không dám nhìn Văn Hòa, rít một hơi thuốc, trấn tĩnh lại rồi trả lời: “Tốt, không phải bàn”.

“Tớ nhờ cậu một việc, có giúp hay không?” - Khẩu khí Văn Hòa như cầu xin.

Hồ Bằng bình tĩnh: “Sẵn sàng. Nhưng là việc gì, xem em có thể giúp được không?”.

“Chắc chắn làm được, cậu làm tớ mới yên tâm”. Văn Hòa lại đưa mời anh điếu thuốc.

“Anh nói xem nào?”

“Thế này, tớ với chị đã li hôn, nhưng tớ vẫn chú ý đến chị, không thể bỏ mặc chị. Gần đây có một người đàn ông đến quấy rối chị, đêm hôm khuya khoắt gọi điện đến, hoặc đến gõ cửa nơi chị ở, chị rất sợ. Quan hệ giữa tớ và chị bây giờ, tớ không thể đến chỗ chị được. Chỉ nhờ cậu buổi tối đến

gần chỗ chị ở để xem, hễ phát hiện dấu hiệu khả nghi thì gọi điện cho tớ đến ngay”.

“Ôi, bảo em đi tuần, làm lính gác, đứng gác thay anh à?”

“Hãy giúp tớ, tớ cảm ơn”.

Hồ Bằng biết mục đích của Văn Hòa, anh đổi giọng: “Anh Hòa, anh đừng quanh co nữa. Anh bảo em giám sát, theo dõi xem chị có nɠɵạı ŧìиɧ không chứ

gì?”

Văn Hòa giải thích: “Không phải, không phải ý đó, sự việc không phức tạp vậy đâu”.

Hồ Bằng nắm lấy câu chuyện của Văn Hòa, hỏi anh có thấy Oánh Oánh có vấn

đề gì không, có thấy manh mối gì không, làm cái việc này chẳng khác anh

mù thắp đèn. Văn Hòa trầm ngâm giây lát, nói: “Chưa có vấn đề gì. Cậu

biết tớ bận việc, lúc rỗi rãi thì chơi bài, xem ra cũng yên tâm, chỉ

muốn loại bỏ mọi nghi ngờ, chỉ nhờ cậu trông coi chừng một tuần lễ, vậy

là đủ tin rồi”.

Hồ Bằng thấy Văn Hòa thật buồn cười, đem cáo nhốt chung với gà mà không biết, lại còn nhờ đi trông kẻ trộm gà. Anh không

bỏ lỡ thời cơ, thăm dò Văn Hòa: “Em giúp anh cũng được, nhưng việc này

không hợp. Anh với chị đã li hôn, chị làm gì anh cũng không có quyền

hỏi, như vậy là đã can thiệp vào đời tư của chị. Chị bây giờ tìm người

để lấy làm chồng, chị có quyền, mà cũng là tự do của chị ấy”.

“Đúng vậy, đúng vậy, cậu hiểu ra vấn đề, nói có lý lắm. Bây giờ chị đi lấy

chồng thì tớ đây cũng không được hỏi, nhưng là quan tâm đến chị”. Văn

Hòa muốn biện hộ thêm mấy câu nữa.

***

Mấy hôm sau, Văn

Hòa hỏi Hồ Bằng chuyện đến đâu rồi. Qua điện thoại Hồ Bằng ngáp dài, hôm nào cũng đến, chờ đến tận khuya. Văn Hòa nói “Cậu vất vả quá, tớ dặn

thêm đừng để chị biết”.

Hồ Bằng không nói với Oánh Oánh chuyện

này. Anh có cách nghĩ riêng, nếu Oánh Oánh biết Văn Hòa cho người đến

rình rập, giám sát sinh hoạt của chị, chắc chắn chị sẽ nổi nóng, chưa

biết chừng sẽ đi tìm Văn Hòa gây sự. Nếu như vậy Hồ Bằng cũng khó ăn khó nói với Văn Hòa, khó trông thấy mặt nhau, rồi ra sự việc thế nào cũng

không biết.

Một hôm, vào lúc hơn một giờ đêm, Văn Hòa gọi điện

cho Hồ Bằng, Hồ Bằng nhận điện cứ nghĩ anh ta kiểm tra xem mình có thực

thi nhiệm vụ hay không. Văn Hòa nói, “Bánh vừng” không biết nhiệm vụ của Hồ Bằng, nói với anh ta rằng, Hồ Bằng đêm nào ngày nào cũng ra ra vào

vào nơi Oánh Oánh ở, bảo phải cảnh giác đối với Hồ Bằng.

Hồ Bằng

vội nói với Oánh Oánh chuyện “Bánh vừng” nghi ngờ hai người, Oánh Oánh

phớt lờ, cũng không truy hỏi nguồn tin ở đâu ra, chỉ than thở nhân tình

bạc như vôi. Chị nghĩ, “Bánh vừng” vốn rất nghe lời Văn Hòa, bây giờ gặp nhau ngoài đường cũng không chào hỏi nhau.

Oánh Oánh nói, nhiều người biết chuyện chị li hôn, có người nhiệt tình muốn giới thiệu bạn trai cho chị, muốn chị tái hôn.

Hồ Bằng xem thường, chỉ “hừm” một tiếng, hỏi Oánh Oánh người ta giới thiệu người như thế nào. Oánh Oánh cũng không giấu giếm, nói định giới thiệu

cho chị ông Hạ Thường Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban cải cách hành chính của

thành phố. Cái ông Thanh này dù có việc hay không có việc cũng đến Cục

Thuốc lá, hình như ông Cục trưởng là bạn với ông ta, mời ông ta ăn cơm,

mời cả chị cùng dự.

Hồ Bằng thoáng ghen, giận cái ông Cục trưởng

nơi Oánh Oánh làm việc: “Ông ta coi Oánh là người thế nào?”. Bằng có

biết cái ông Thanh kia, vốn là Bí thư đảng ủy hương trấn, muốn vào ban

lãnh đạo thành phố nhưng không vào nổi, những lúc bực tức vẫn nói năng

văng mạng trong bữa nhậu. Có lần ông ta nói nhảm: “Trong chính quyền

thành phố đầy rẫy kẻ tham nhũng, cứ đem tiền trảm hậu tấu cũng không có

ai oan”. Ban Kiểm tra - kỉ luật nghe thấy gọi ông ta lên hỏi, ông ta có

chết cũng không nhận. Ông này rất có khả năng, không tìm ra vấn đề gì

khác, Ban Tổ chức điều động ông vào cơ quan chính quyền thành phố, trao

cho ông ta cái chức hữu danh vô thực, từ đấy về sau không còn nói năng

lung tung nữa, ngày nào cũng cưỡi cái xe đạp cà tàng đi làm.

Hồ

Bằng khuyên Oánh Oánh nên tái hôn, anh bảo một người đã có chồng nay

bỗng sống một mình rất khổ. Oánh Oánh hỏi Hồ Bằng có chịu để chị đi lấy

người khác? Hồ Bằng nói rất thật: “Không muốn, đúng là không muốn”.

Hồ Bằng ôm lấy Oánh Oánh, tâm trạng rối bời. Nếu không vì tuổi quá chênh

lệch, anh có thể tính đến chuyện lấy nhau, cùng xây dựng tổ ấm gia đình. Anh cảm thấy Oánh Oánh thật tuyệt vời, trừ tuổi tác ra, còn nữa chị

thật tuyệt vời, đó là kết luận sau khi so sánh Oánh Oánh và Vân Tài vợ

trước của anh.

Do dự một lúc, cuối cùng Hồ Bằng nói với Oánh Oánh chuyện mình đã li hôn. Oánh Oánh nằm quay người lại, ngước đầu nhìn Hồ

Bằng, nói chị đã biết.

Oánh Oánh còn biết Đại Trung và Hữu Ngư

cũng đã lần lượt li hôn, họ cố tình giấu mọi người. Chị hỏi Hồ Bằng, có

biết mục đích của hai người kia không, Hồ Bằng vờ không biết. Oánh Oánh

nói họ muốn làm hại Văn Hòa, mà cũng không phải chỉ một mình Văn Hòa.

Oánh Oánh không vạch trần mục đích Hồ Bằng giấu chị, Hồ Bằng biết rõ Oánh Oánh là con người thông minh.

Oánh Oánh nhẹ nhàng: “Thật ra, ai lấy Oánh cũng sẽ là người có phúc”.

Hồ Bằng “hừm” một tiếng, quay người lại ôm lưng Oánh Oánh.

“Anh làm gì thế?” - Chị biết nhưng vẫn hỏi.

“Bây giờ Bằng đang hạnh phúc”. Hồ Bằng dùng động tác phối hợp với lời nói của mình.

Oánh Oánh nhỏ nhẹ: “Oánh rất biết chiều đàn ông”.

Hồ Bằng thật lòng: “Bằng biết”.

Oánh Oánh tiếp: “Oánh biết thu xếp gia đình…”

Hồ Bằng gật đầu: “Bằng biết, biết lắm”.

Oánh Oánh lại tiếp: “Không phải lo về kinh tế, Oánh có đủ tiền…”

”Bằng biết, Bằng biết”.

Động tác của Hồ Bằng mạnh mẽ, anh biết Oánh Oánh sẽ nói gì, anh không muốn Oánh Oánh nói tiếp.

Làʍ t̠ìиɦ xong, Oánh Oánh chìm vào giấc ngủ. Hồ Bằng dậy, đến bên bình nước

lọc uống nước, nằm lên giường không thấy buồn ngủ. Vừa rồi anh không

muốn nghe Oánh Oánh nói là bởi chị nói ai lấy chị sẽ được hạnh phúc, chị biết chiều đàn ông, biết tề gia nội trợ, lại có tiền… Những điều ấy sẽ

động đến anh. Oánh Oánh muốn anh có tình cảm, bởi chị có những ưu điểm

ấy, đấy là những gì mà Vân Tài vợ anh không có.

Lúc này Hồ Bằng

nhớ đến Vân Tài, những người phạm tội tham nhũng trong nhà máy bột giấy

được bảo lãnh tại ngoại, Viện kiểm sát khởi tố, tòa tuyên án Vân Tài một năm tù, được hoãn thi hành án hai năm. Vì không vào tù, công việc ở nhà máy vẫn được giữ nguyên, nhưng vì Vân Tài không có cương vị gì trong

nhà máy, nên phải đi làm việc nặng nhọc.

Hồ Bằng đã một lần đến

gặp Vân Tài, cho chị hai chục nghìn để bồi thường. Chị không nhận, chị

nói chị đã đổ oan cho Hồ Bằng, gọi điện báo công an đến bắt mạt chược

chính là ông bố. Hồ Bằng hỏi, có phải vì chuyện đó mà đòi li hôn? Vân

Tài lắc đầu nói không phải. Vậy tại sao?

Vân Tài hỏi: “Anh có thấy em li hôn với anh là sai lầm không?”.