Cha chồng tôi chứng kiến bộ dạng điên điên khùng khùng của bà ta thì ngay lập tức thay đổi sắc mặt, ông ấy nhìn bà ta bằng anh mắt ghê tởm:
"Bà Oánh, bà còn có thể cười sau khi đã gϊếŧ hai mạng người ư? Bà không phải con người mà là một con quỷ đội lốt người mới đúng!"
Dì Oánh lúc bấy giờ nào còn nghe lọt tai những lời mắng chửi của cha chồng tôi nữa, bà ta gục mặt xuống đất, cười như điên như dại.
Cái trán vốn dĩ đã nhăn nheo của cha chồng tôi giờ phút này lại càng nhăn chặt lại, ông ấy nắm chặt cái đòn cánh trong tay và quát lên với đám người làm:
"Chúng mày giữ chặt mụ lại cho ông, ông muốn xem xem sau khi ăn vài đòn gánh, mụ có còn cười được nữa hay không!"
Dứt lời, cha chồng tôi lấy đà giơ cao đòn gánh rồi đập xuống, thế nhưng đòn gánh mới chỉ hạ được một nửa, dì Oánh đột nhiên ngẩng phắt mặt lên, bà ta trợn mắt nhìn thẳng mặt cha chồng tôi rồi hét to:
"Lão Khiêm. Ông già lẩm cẩm rồi phải không!"
Cha chồng tôi theo phản xạ dừng tay lại, cái đòn gánh dừng ở giữ không trung. Chẳng đợi cha chồng tôi kịp phản ứng, dì Oánh lại tiếp tục nói:
"Ông thế mà lại đòi đánh chết con gái của ân nhân ư? Ông quên nhờ có ai mà ông mới có thể sống đến ngày hôm nay rồi sao?"
Cậu Cả đang bị đám người hầu đì người xuống gần đó cũng đột nhiên vùng ra, cậu ấy chạy tới ôm chân cha chồng tôi, vẻ mặt như vừa túm được cọng rơm cứu mạng:
"Cha không thể nào lại quên chuyện đó được! Thời còn trẻ cha thường hay ra sông câu cá, một lần nọ chẳng may cha bị trượt chân đuối nước và may mắn được ngoại con trông thấy, ngoại chẳng màng ướt người mà nhảy xuống kéo cha lên bờ. Sau này chẳng phải cha đã đón mẹ con về để trả ơn cho ngoại đó sao."
Cơ mặt cha chồng tôi bất giác cứng ngắc lại, ông chăm chăm nhìn dì Oánh không chớp mắt.
Nghe cuộc nói chuyện của bọn họ tôi cũng coi như đã hiểu ra phần nào. Hóa ra cha chồng tôi lấy dì Oánh là vì mang ơn với cha bà ta, thảo nào tôi cứ thắc mắc sao cha chồng tôi sao lại lấy một người mà bản thân không hề có một chút tình cảm gì? Đã vậy lại còn lấy trước cả bà Cả...! Giờ nghĩ lại mới thấy lạ, tại sao cha chồng tôi lại không lấy dì Oánh làm bà Cả, mà lại lấy làm bà Hai? Trong khi đó dì Oánh được gả đến nhà này trước bà Cả tận mấy năm kia mà!
Đằng kia dì Oánh hết khóc hết cười, giờ lại quay ra than thân trách phận:
"Cha ơi, lòng người khó đoán cha ơi! Lúc cha cứu người ta cha đâu có biết người ta lại là một kẻ vong ân bội nghĩa lấy oán báo ơn cha ơi. Cha cứu người mà không ngại ướt áo, không ngại dính bùn, thế mà cha về nơi chín suối mới được mấy năm mà người ta đã quên hết ơn nghĩa rồi cha ơi!"
Giữa hàng bao nhiêu người, dì Oánh vẫn chẳng ngại mà khóc lóc:
"Ở cha ơi, cha về đây mà xem, Lão Khiêm sắp đánh chết con rồi đây này!"
Tôi đứng ở bên này nhìn mà há hốc cả mồm, tôi không ngờ một người phụ nữ lúc nào cũng tỏ ra điềm đạm như dì Oánh, còn có một bộ mặt vô sỉ không biết ngượng như thế này. Gϊếŧ hai mạng người không một chút thương tiếc, đến lúc bị quả báo thì lại lôi ơn nghĩa xưa ra để thoát chết, bà ta đúng là một người đàn bà gian xảo mà!
Cha chồng tôi thế mà chẳng phản bác được câu nào, ông ấy đứng đơ người trong chốc lát. Vài phút sau ông ấy thở dài ném cái đòn gánh đi rồi cất giọng bất lực:
"Chúng mày đưa bà Hai về dãy nhà phụ, nhốt bà ấy lại rồi chờ ông xử lý. Cấm đứa nào được bén mảng tới!"
Cô Út nãy giờ vẫn luôn im lặng, đột nhiên xông đến trước mắt cha chồng tôi:
"Cha! Sao lại nhốt lại? Cha phải đánh chết bà ta chứ ạ!"
"Cha không thể làm thế được, cha sẽ trừng trị bà ta theo cách khác." Cha chồng tôi lạnh lùng quay người bước qua cô Út.
Cô Út ở đằng sau cha chồng tôi bật khóc nức nở, cô ấy nắm chặt hai tay lại và gào to:
"Thế còn mẹ và anh Nghĩa thì sao? Hai người họ chết đau đớn như thế, làm sao có thể cam lòng đây hả cha! Cha không thể cứ vậy mà bỏ qua cho người đàn bà độc ác này được."
Cha chồng tôi chợt khựng người lại, ông ấy quay đầu lại nhìn cô Út. Gương mặt nhăn nheo chẳng còn nhìn rõ được cảm xúc:
"Năm đó, nếu như không có cha dì Hai con nhảy xuống vớt cha lên, thì ngày hôm đó cha đã chết trôi chết nổi ở con sống đấy rồi con à." Nói rồi cha chồng tôi bước đi thật nhanh.
Cô Út ngồi thụp xuống đất khóc lớn, trông vô cùng đáng thương.
Dì Oánh bị mấy người làm kéo đi, lúc đi ngang qua tôi bà ta nhìn tôi cười khẩy. Sau đó vợ chồng cậu Cả và cánh người làm trong nhà cũng đi theo đám người dì Oánh. Bỗng chốc cả khu vườn rộng thênh thang này, chỉ còn lại tôi và cô Út.
Tôi đi đến ngồi xuống cạnh cô Út, trước giờ tôi không phải là người nhiều chuyện, tôi chỉ cảm thấy cô ấy quá đáng thương mà thôi. Cô ấy mới mười tám tuổi, ba năm trước mất mẹ vừa rồi lại mất đi anh trai, đau khổ biết bao.
Khoảng nửa giờ sau đó, cô Út nín khóc. Cô ấy kêu có chuyện muốn nói với tôi, nên tôi đã đưa cô ấy về phòng của mình. Trên đường trở về phòng, lúc đi ngang qua phòng cậu Út, tôi vô tình trông thấy một cảnh tượng khiến tôi có chút khó hiểu. Cậu Út ngồi trong phòng, trên tay ôm một con mèo, đầu cậu ấy hơi cúi xuống, từ góc nghiêng khuôn mặt cậu ấy chảy xuống vài giọt nước mắt. Tôi bất giác dừng bước chân và đứng đờ người trước cửa phòng cậu Út. Lúc nãy không thấy cậu Út ngoài vườn, làm tôi tưởng cậu ấy đã ra ngoài từ sớm, thế nhưng bây giờ cậu ấy lại đang ngồi trong phòng, lại còn khóc nữa. Chẳng nhẽ cậu ấy từ lâu đã biết những chuyện mà dì Oánh làm...?
Vào đến phòng, tôi rót cho cô Út cốc nước trắng, đợi cô ấy uống hết tôi mới lên tiếng nói chuyện:
"Chị có thể hỏi em một câu được không?"
Cô Út khịt khịt mũi, nhìn tôi gật đầu.
"Chị thấy em bây giờ chẳng giống người điên một chút nào, rõ là trước đó em đã giả điên. Sao em phải làm vậy?"
"Là anh Nghĩa bảo em làm thế ạ. Trước lúc mất anh ấy có đưa cho em một tờ giấy và kêu em, "từ giờ trở đi em phải giả làm một đứa điên, giúp anh giữ kĩ tờ giấy này cho đến lúc anh quay về tìm em". Thế nhưng cuối cùng lại thành ra thế này..."
Bao nhiêu công sức cứ thế mà đổ sông đổ bể. Cũng chẳng biết cha chồng tôi sẽ xử lý dì Oánh thế nào? Chứ ngày nào bà ta còn sống, thì nỗi uất hận của cậu Ba và cô Út chưa thể nào mà nguôi ngoai.
"Đúng rồi chị dâu, về chuyện em muốn nói với chị. Đêm qua anh Nghĩa báo mộng cho em, anh ấy có kêu em nói với cha viết một bức thư xin bỏ vợ cho anh ấy. Lý do bỏ vợ sẽ do nhà em chịu trách nhiệm, chị sẽ không phải chịu bất cứ tai tiếng nào và khi chị đi, chị cũng sẽ được chia cho một nửa gia tài của anh Nghĩa."
Tôi đang buồn phiền mà nghe cô Út nói xong, cái tôi tỉnh cả người:
"Thật ư, anh trai em đã nói vậy ư?" Tôi ngạc nhiên tới nỗi không chớp cả mắt.
Cô Út gật đầu chắc như đinh đóng cột.
Tôi vui tới nỗi bật khóc luôn, tôi cứ ngỡ mình sẽ phải ở đây đến hết ba năm thì mới được về nhà, chẳng ngờ lại được về sớm thế này. Nước mắt cứ thi nhau chảy xuống, trong lòng tôi vô cùng rộn rã. Mẹ ơi, con gái sắp về với mẹ rồi đây!
Cô Út thấy tôi vừa cười lại vừa khóc, bèn nắm lấy tay tôi:
"Chị dâu, em với anh Nghĩa xin cảm ơn chị, nhờ chị mà em với anh ấy mới có cơ hội để báo thù cho mẹ. Mặc dù bây giờ chưa gϊếŧ thể được bà dì độc ác kia, nhưng không lâu nữa đâu, anh trai em sẽ khiến bà ta phải chết trong đau đớn gấp bội lần so với mẹ của em."
Tôi gật đầu tỏ ý đã nhận lời cảm ơn của hai anh em họ. Mặc dù bây giờ cậu Ba đã là một hồn ma trong tâm chứa đầy oán khí là thế, nhưng cậu ấy vẫn rất là rạch ròi và không bị thù hận che mờ đôi mắt. Mấy lần tôi giúp cậu ấy cũng coi như không uổng phí.
"Vậy chị nghỉ ngơi đi, buổi chiều thì cùng em lên nhà chính gặp cha."
Sau khi cô Út rời khỏi phòng, tôi ngay lập tức bắt tay vào thu dọn đồ đạc. Tôi gả đến đây cũng mới được hơn một tháng nên đồ đạc không có nhiều, tôi du dọn chỉ chốc lát là xong. Xong xuôi tôi cầm gói kẹo sữa mà hồi sáng cậu Ba mua cho rồi đi qua phòng Thúy.
Mở cửa vào phòng, tôi thấy Thúy đang ngồi dựa lưng vào thành giường, con bé trông thấy tôi liền cười tươi như hoa:
"Mợ! Mợ đến thăm con đấy ạ?"
Nhìn con bé cười ngây ngô thế này, khiến cho tôi bất giác cười theo:
"Ừ, mợ mang kẹo sữa đến cho con này."
Tôi đi tới giường ngồi xuống và chìa gói kẹo sữa đến trước mặt Thúy.
Con bé há hốc mồm cầm túi kẹo: "Mợ cho con cả túi này ư?"
Tôi xoa đầu Thúy: "Ừ, cho con hết đấy. Cất kĩ đi mà ăn dần kẻo bị người khác trông thấy."
"Dạ, con xin mợ ạ!"
Nhìn Thúy thế này, tôi đi rồi không biết nó có buồn không. Tôi lưỡng lự vài giây rồi mở miệng nói:
"Thúy này, mợ sắp đi khỏi nơi này rồi."
Nụ cười trên môi Thúy chợt vụt tắt: "Rời khỏi nời này... là sao ạ?"
Tôi không đáp lời Thúy ngay, mà lại kể cho con bé nghe toàn bộ sự việc sảy ra lúc sáng. Thúy nghe xong thì vẻ mặt vừa bất ngờ lại vừa buồn thiu, con bé cúi gặm mặt xuống:
"Ra là mợ về nhà, thế... sau này mợ có còn về đây nữa không?"
"Tất nhiên là không rồi, mợ định sẽ không bao giờ quay lại nơi này nữa. Nhưng nếu con muốn gặp mợ thì con có thể qua nhà mợ, mợ lúc nào cũng chào đón con."
Thúy rầu rĩ gật đầu: "Dạ, nhưng sẽ hơi khó khăn để có thể gặp được mợ, bởi hiếm lắm con mới được nghỉ phép một lần."
Đúng là thế thật. Những người hầu trong nhà như Thúy, một năm chỉ được nghỉ phép vài ba lần mà thôi.