Chương 30:

“Vậy thì phải chăm cho kỹ mới được, y quán trong thị trấn tuy hơi đắt một chút nhưng đương nhiên y thuật cũng tốt, ở y quán có thầy thuốc xem thì nhất định sẽ không sao đâu.”

Cảm ơn thầm, chờ nhị tẩu của cháu về, cháu nhất định sẽ nói với nhị tẩu là thầm hỏi thăm tẩu ấy. Mọi người làm việc đi, cháu vkề nhà nấu cơm đây.” Ngũ Nha thấy thời gian không còn sớm nên tìm cớ tạm biệt vợ Thuyên Tử.

“Ừ, thẩm cũng phải đi giặtd quần áo với họ đây.” Nói xong, chỉ thấy vợ Thuyên Tử bưng chậu quần áo bẩn đuổi theo mấy người phụ nữ khác. Chờ bóng người đrã khuất, Tần Ngũ Nha mới xoay người đi về phía cổng thôn.

Bây giờ nàng cũng không định về Tần gia mà định tới thôn Liễu Gia xem cháu trai nhà mẹ đẻ của chị dâu trong miệng Vương thị rốt cuộc là thần thánh phương nào. Cái gọi là biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng, chờ mình hiểu rõ mưu ma chước quỷ của Vương thị thì nói lý với Tần lão hán cũng không muộn, tránh để họ kiếm cớ.

Tuy Ngũ Nha chưa nghe Vương thị nói tên họ của người kia, nhưng Ngũ Nha vẫn biết chị dâu của Vương thị, con gái duy nhất của Liễu Tam què thôn Liễu Gia là Liễu Hạnh Nhi, tiếng tăm nổi như cồn, phạm vi mấy thôn quanh thị trấn Thanh Hà không ai không biết.

Liễu Tam què, cha của Liễu Hạnh Nhi đi lính khi còn trẻ, đã từng gϊếŧ người. Sau này kết thúc chiến trận, mấy người anh em trong thôn cùng đi đều chết cả, chỉ có một mình ông ta lê cái chân quỳ mang theo đồ đạc của anh em cùng thôn trở về.

Những năm đó ông ta mới mười bốn tuổi đã rời nhà đi lính, sau sáu năm trời, lúc trở về cha mẹ đều đã qua đời, chỉ còn lại hai người anh trai, thế là Liễu gia cũng đã chia nhà.

May thay, tuy Liễu Tam bị què chân nhưng đại ca và nhị ca của ông ta vẫn nhớ ngày trước Liễu Tam đã thay mình đi lính, chính vì thế mà bị què chân, tàn tật. Họ thấy không đành lòng, lần lượt chi bạc của mình, xây nhà cho Liễu Tam, lại tìm một người vợ cho ông ta.

Sau đó, triều đình thăm hỏi những người bị thương vì chiến trận năm ấy thì có phần của Liễu Tam, ông ta được ba mươi lượng bạc, lại thêm lương làm lính sáu năm của ông ta, thế là ông ta đã cóp được bảy mươi, tám mươi lượng bạc. Ông ta đổi hết số bạc này thành mười mấy mẫu ruộng tốt, nhưng vì ông ta đi đứng không tiện nên chỉ để lại cho vợ một mẫu ruộng, còn lại đều cho thuê để lấy tiền. Bản thân Liễu Tam có tay nghề làm sọt, hai năm qua lại kiếm được mấy chục mẫu ruộng tốt, đã trở thành phù hộ nổi tiếng của thôn Liễu Gia.

Tiếc là vợ Liễu Tam lại không phải người có phúc hưởng, nhà mới khởi sắc thì bà ta mang thai Liễu Hạnh Nhi, vốn dĩ đó là việc vui, không ngờ vào đêm sinh Liễu Hạnh Nhi, vợ Liễu Tam bị khó sinh mà chết, chỉ để lại Liễu Hạnh Nhi khóc nỉ non trong tã lót.

Liễu Tam què tuy thô kệch nhưng lại là người tình cảm, một lòng nhớ về người vợ đã mất nên không có ý định cưới vợ kế. Bản thân ông ta vừa làm cha, vừa làm nương, vô cùng chiều chuộng đứa con gái duy nhất mà người vợ quá cố của mình để lại.

Có người nói, từ sau khi cai sữa, Liễu Hạnh Nhi đã bắt đầu được ăn gạo tinh nghiền thành cháo, được mặc vải mịn. Chi phí ăn mặc này tuy không sánh được với các tiểu thư nhà giàu trong thị trấn nhưng cũng thuộc hàng tốt nhất trong số các thôn gần đây.

Chờ sau khi Liễu Hạnh Nhi lớn hơn một chút đã được cha chiều chuộng tới mức coi trời bằng vung, không chỉ soi mói trong việc ăn uống mà chuyện trong nhà cũng thích lấy mắt chó nhìn người, không vừa mắt một ai, coi mình lớn bằng trời.

Tuy Liễu Hạnh Nhi xinh đẹp, da dẻ trắng trẻo, nhưng vì từ nhỏ không ai dám dạy dỗ nàng ta nên tính cách còn khó thuần hơn cả những bé trai bình thường. Đánh nhau, đốt lửa, ném đá đều chơi cả, lũ trẻ con bị nàng ta bắt nạt cũng không dám về nhà mách cha mẹ, vì nếu mách cha mẹ thì không chỉ họ không ra mặt cho mình mà còn có thể bị mắng.

Mấy chục mẫu ruộng của Liễu Tam đều là ruộng tốt thượng hạng, ruộng nhà ông ta trồng lương thực, không chỉ sản lượng cao mà giá thuê lại rẻ hơn ruộng nhà Trương viên ngoại trong thị trấn, thế nên Liễu Hạnh Nhi cũng trở thành đối tượng để người trong thôn nịnh bợ, làm gì có ai dám đắc tội với nàng ta.

Dù biết con gái mình thành ra như vậy nhưng Liễu Tam vẫn không nỡ mắng chửi một câu, ông ta cảm thấy mình hổ thẹn với con gái, lại càng đối xử với nàng ta tốt hơn, còn đặc biệt mua một bà tử về hầu hạ ăn mặc ở đi lại của Liễu Hạnh Nhi.