Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Tuyển Tập Nam Cao

Sống mòn - Phần 4

« Chương TrướcChương Tiếp »
XVI

Lần thứ hai, Thứ định viết thư cho Đích nói dứt khoát về việc nhà trường. Lần này, y quả quyết hơn. Y đã viết được mấy dòng rồi. Bức thư bắt đầu thế này:

“Ông Đích!

Thư này tôi viết cho ông Đích, người xuất vốn cho trường chứ không phải viết cho anh Đích, người anh họ. Chúng ta cần biết phân biệt thế, để dễ đối xử với nhau. Anh là anh họ của tôi. Cô Oanh cũng như một người chị, còn anh Cảnh thì là bạn. Dù thế mặc lòng, chúng ta vẫn có chỗ cần phải gạt tất cả tình nghĩa ra ngoài, ấy là việc nhà trường. Tôi sẽ không úp mở gì. Thực tế thì hai anh với cô Oanh chính là những kẻ thuê người làm, mà tôi thì là người làm thuê. Cứ nói toạc móng heo thế là hơn. Tình nghĩa là tình nghĩa. Công việc là công việc. Hai đằng riêng hẳn.

Bây giờ anh hãy đứng địa vị kẻ thay mặt cho những người xuất vốn mở trường của chúng ta, mà trả lời tôi…”.

Thế rồi y mới đem những điều yêu sách của y ra. Một là phải tăng lương cho y theo với số học trò. Hai là trao hẳn cái trường cho y, họ chỉ việc ngồi không, hưởng mỗi tháng một số tiền là bao nhiêu đấy. Muốn đằng nào thì muốn… Nhưng y sẽ để cho Đích ngồi không, ăn mỗi tháng bao nhiêu? Đó vẫn là điều y cần phải tính lại kĩ càng. Bởi vậy lá thư bỏ dở. Đang như vậy thì bỗng nhiên trưa hôm ấy, Oanh hỏi ý kiến y về việc hôn nhân của Oanh và Đích:

Này chú ạ! Nếu Đích không về được, thì tôi có thể đến chỗ Đích làm, rồi chỉ hai chúng tôi thôi, chúng tôi sẽ làm hôn ước ngay tại đấy, được không?

Nhưng tại sao anh ấy không về?

Đang thời kì chiến tranh, xin nghỉ khó. Đích bảo: đã xin hai lần rồi, cũng không được.

Cuối cùng, Oanh bảo.

Có lẽ thì tháng sau tôi thu xếp đi với Đích. Tôi muốn làm cho xong chuyện. Để lúng nhúng mãi, đến bao giờ? Tôi còn bà ngoại tôi, coi bộ đã leo heo lắm rồi. Nhỡ ra một tí vướng luôn hai, ba cái tang thì già quách còn gì? Vả lại tôi cũng muốn xong việc cưới cheo đi, để vợ chồng cùng đi với nhau. Đích đi làm, tôi buôn bán, may ra có gây được một chút vốn liếng làm ăn để sau này có con cái đỡ lo. Cứ thế này mãi rồi thì biết liệu thế nào? Còn chú, chúng tôi định để cho chú cái trường này, để chú kiếm thêm một chút.

Ấy thế là Thứ lại xé lá thư viết dở đi. Y lại đợi. Trong khi đợi y chỉ còn mỗi một cái thú, là đọc sách rất nhiều. Hình như ít lâu nay, y có vẻ chán người. Chán hay không thì cũng thế thôi: họ chẳng được gì, chẳng mất gì. Nhưng y mất cái thú sống chăm chỉ, luôn luôn bận đầu óc đến người này, người khác. Bây giờ y làm như ngoảnh mặt đi, không thèm nhìn họ nữa. Y chán họ.

Oanh để cho y nhìn rõ đến tận đáy lòng. Y biết đã từ lâu rồi Oanh chẳng tốt gì. Nhưng y vẫn tưởng ít cùng ra, Oanh còn có thể tốt với tình nhân. Chỉ khi yêu là người ta dễ dám hy sinh, nhưng Oanh, y vẫn tính toán như thường! Y phàn nàn rằng đằng nhà Đích không biết điều tí nào, họ không chịu hỏi y, xêu tết hẳn hoi. Oanh phải nuôi các em cho Đích, nhưng họ cũng chẳng kể thế vào đâu. Họ đã không trả tiền, mà lại không có lời nói với y, họ không muốn bỏ ra dăm, ba trăm bạc để cho Đích cưới… “Cái gì cũng bắt tôi chịu cả, thì tôi chịu làm sao nổi?”. Oanh bảo thế. Nghĩa là Oanh sợ thiệt vào mình vậy…

Cộng đã bỏ Dung. Nghe đâu vì cũng mong manh biết chuyện Dung đã dan díu với San. San biết tin ấy, có ý hả hê. Thứ tưởng rằng bà béo sẽ oán San suốt đời. Nhưng không. Bà thật là một kẻ biết tùy thời. Mất đám kia rồi, bà lại trở mặt, tử tế với San. Một hôm, San vào mua hàng, bà mời ngồi chơi, uống nước hẳn hoi. Bà than thở rằng bước sang năm nay chỉ những ốm cùng đau, để cho San hỏi thăm bà. Bà than thở về chiến tranh, sinh ra khó làm ăn. Bà hỏi San ít lâu nay ít đến chơi. Và bà dặn San, thỉnh thoảng đi qua, cứ tạt vào chơi xơi nước… Ấy thế là cuộc giao thiệp giữa San và Dung lại nối. Thứ có ý hơi khó chịu.

Thứ nghĩ đến Tư. Tư hơi béo ra một chút, hơi xấu hơn, xộ xệ hơn. Như vậy, nghĩa là Tư gần Thứ hơn

một chút. Đã một đôi lúc, Thứ nảy ra cái ý đánh liều ngỏ ý với Tư. Y nghiệm ra rằng ít lâu nay Tư rất hay đi qua cái lối đi ở sau nhà. Không nói điều ấy với San, y hay ngồi trên giường, trông ra bên ngoài cái cửa sổ căng lưới thép, như một con thỏ trong cái chuồng của nó. Cái cửa sổ ngang tầm với cái cằm y. So với người đi bên ngoài, nó cao quá đầu người. Người đi qua muốn nhìn nó, phải đứng hẳn lên, nghển người lên, vì cái lối đi hẹp quá, không có chỗ lùi để dễ nhìn. Do lẽ đó, những người qua lại ít người nhìn thấy nó, ít người để ý chỗ nào có một cái cửa sổ mở ra đường, và đằng sau cánh cửa sổ ấy có thể có những con mắt tò mò nhìn ra. Cũng vì thế mà một buổi trưa nắng chang chang một cặp tình nhân đi đến chỗ ấy, đã đứng lại, ôm nhau. Họ giật mình, cái hôn đang chực sa xuống, ngừng sững lại, bị đeo lơ lửng ở trên không. Thứ đã để thoát ra một cử chỉ không giữ lại kịp. Bởi vì người suýt được hôn là Tư. Cả đôi trơ tráo cái mặt ra, rồi vội vã bước đi. Người đàn ông cao lớn ngang với Thứ, mặt trông cũng già bằng. Giá Thứ đã bạo dạn hơn một chút thì biết đâu?… Y tiếc ngẩn ngơ. Nhưng cố nhiên là từ ấy y thấy Tư không đáng cho y ao ước như trước nữa. Mười lăm, mười sáu tuổi, một người con gái đã có thể có nhân tình rồi ư? Mà lại nhân tình hẳn với những thằng lớn cộ, tuổi gấp hai.

Cụ Hải Nam vừa được thưởng bội tinh, tiệc tùng mấy ngày đêm. Chung quanh nức tiếng đồn. Người ta nói ăn uống đến mấy vạn đồng, khách đến toàn bằng xe hơi, xác pháo ngập kín sân, cô đầu tất cả bốn mươi cô, và chủ nhân đã cho xây hẳn một cái nhà nho nhỏ, kiểu mẫu riêng, để mấy vị khách to nhất nằm hút thuốc phiện và nghe hát, để thêm trịnh trọng và tỏ lòng quý khách. Người ta lại còn bàn tới đám cưới cô con gái út, tiệc tùng chắc cũng linh đình chẳng kém gì. Cô con gái út ấy vẫn kén chồng và con một quan tuần phủ hỏi, cô vẫn chưa chịu lấy. Mấy cô cháu cũng toàn tri huyện, đốc tờ hỏi cả. Rồi người ta nói đến chuyện được mồ được mả, chuyện phúc đức lưu cữu những từ đời ông tứ đại, ngũ đại nào truyền lại.

Con bé Lân thì chẳng biết có được mồ, được mả gì không, nhưng cũng vênh váo ra tuồng! Nó lấy được một anh thợ may, diện sang hơn cả Thứ và San, và thỉnh thoảng lại khoác tay nhau đi qua trường, nói nói, cười cười, làm ra vẻ ta đây nhí nhảnh, như để hếu mắt Mô!

Mô hóp người đi, vợ nó đã đẻ một đứa con, phải nghỉ làm. Ông bố trẻ toái người! Tự nhiên, nó sinh ra đổi tính ngay. Nó trở nên ít nói, ít cười, mặt suốt ngày tối sầm sầm, nói thì hoặc nói nhỏ quá, hoặc to quá, như tức người quá, đến nỗi Thứ phải ngượng. Thứ thấy ngài ngại, khi cần sai đến nó. Nó không làm cho y mau mắn như xưa. Có khi Thứ bảo nó điều gì, nó chỉ im ỉm, không thèm đáp lại, hay có đáp cũng chỉ hơi nhúc nhích môi, như không còn muốn nói. Hình như vợ chồng nhà nó cãi nhau luôn. Điều chắc chắn là hai mẹ con bà Hà cãi nhau luôn. Có lần chính Mô vặc nhau với bà mẹ vợ.

Bà cụ Hà cứ vài ngày một lần, hỏi Thứ rằng đã sắp đến nghỉ hè chưa. Bà làm như bà sốt ruột lắm rồi. Gạo, củi, thức ăn… mỗi ngày một đắt hơn. Thổi cơm cho Thứ và San, mới đầu bà còn lãi ít nhiều, rồi chẳng lãi tí nào, rồi lỗ. Nếu mọi thứ còn đắt mãi lên, thì bà còn lỗ mãi, lỗ tăng mãi lên. Bà chỉ có thể chịu đựng cho đến ngày San và Thứ nghỉ. Trong khi đợi, Thứ và San phải nói với bà để giảm các thức ăn đi, vì họ không thể trả hơn được nữa… Chiến tranh đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Thứ và San rồi vậy! Thứ chua chát nhớ lại cảm giác mừng rỡ của y khi cuộc chiến tranh thế giới mới bùng ra. Y khổ sở mãi rồi và coi chiến tranh như dấu hiệu của một sự đổi thay. Chiến tranh lại dai dẳng, kéo dài ra, kéo dài ra như đến mười năm, hai mươi năm nữa cũng không cùng, và y vẫn khổ, lại còn khổ hơn lúc trước. Bao giờ cho nó hết?…

Ông Học cũng kêu ca vì mọi thứ đắt lên mà hàng thì lại ế. Nhưng ông được mảnh đất và cái nhà kéo lại: “ngày xưa, chỗ này chưa đến năm hào một thước vuông. Bây giờ lại không năm đồng à? Cả nhà, cả

đất, bỏ rẻ cũng năm nghìn đồng…”. Ông bảo vậy. Ông lại luôn luôn nhắc cho Thứ và San biết rằng họ thuê được ở chỗ này là may: người Tàu họ chạy loạn sang đây, thuê hết cả nhà khiến giá nhà tự nhiên cao vọt lên, nhiều người không tìm nổi một căn nhà ở ngoại ô mà ở, chứ đừng nói gì nhà ở thành phố.

Thứ lấy làm khó chịu. Nhất là mùa bức đến, y đã bắt đầu nhận thấy căn phòng chẳng tốt đẹp gì. Không những bức, mùi phân và mồ hôi ngựa đưa sang, rất là khó ngửi. Và Thứ chợt hiểu ra vẻ ngần ngại của ông Học, những lời rào trước đón sau của bà ta, khi Thứ và San ngỏ ý muốn ở lại căn phòng ấy. Sao họ không nói phắt ngay rằng ở căn phòng ấy, người ta sẽ khổ mũi vì những thức ở bên trong chuồng ngựa?

Một hôm, ông hỏi về số tiền học ở lớp vỡ lòng ở trên trường. Thứ trả lời:

Có năm hào. Nhưng nếu ông muốn cho thằng cháu lên học thì cứ việc cho lên. Tôi nhận cho. Chẳng phải tiền nong gì cả.

Thứ nói vậy, rất thật lòng. Oanh có đến cả đống người nhà học không phải trả tiền. Y có xin tiền học cho một đứa, Oanh cũng chẳng nói vào đâu được. Ông Học bằng lòng ra mặt. Ông cười híp mắt lại mà bảo Thứ:

Vâng, thế để nay mai tôi kiếm giấy bút cho cháu, rồi nhờ hai ông. Dẫu có mất tiền cũng được. Miễn là hai ông trông coi cháu giúp. Thế nào cũng còn hơn nơi khác.

Chẳng hiểu hai vợ chồng ông ta bàn đi, bàn lại thế nào mà rồi thằng Học vẫn ở nhà. Thứ giục thì ông bảo để sau nghỉ hè mới cho nó đi, không muốn dở dang. Thứ tin ngay. Nhưng bà Hà bảo nhỏ với y:

Ông ấy sợ mất những năm hào. Ở dưới kia, có người lấy có ba hào. Thứ ngạc nhiên

Nhưng nếu học trường chúng cháu thì chẳng mất đồng nào. Cháu đã bảo thế kia mà!

Vâng, nhưng bà ấy lại bảo rằng: chẳng lẽ ông bà ấy lấy tiền nhà của hai cậu thì được, mà đến lúc cho con lên học, thì lại không đưa tiền học, coi không tiện, mà đưa thì phải đưa những năm hào, đắt quá…

Quả nhiên, mấy hôm sau, thằng Học ngày ngày cắp sách đi. Nhưng nó đi xuống dưới, chứ không lên trường…

Anh xe trả cái nhà lá được mấy hôm thì lại có người khác đến kế chân ngay. Lần này là một bà đã sồ sề, tuổi độ băm tư, băm lăm, có hai đứa con gái, một đứa lên chín lên mười, một đứa lên năm lên sáu. Hai đứa bé trông xinh, tuy quần áo bằng vải nâu, rách vá tứ tung. Chúng để tóc chấm đến vai. Con bé em có một cái vòng cổ bạc. Chúng nheo nhéo hát suốt ngày. Tiếng chúng trong trẻo, giọng khá cao, và nhiều khi Thứ ngừng đọc sách để mỉm cười nghe chúng hát. Thứ thấy có cảm tình với chúng nhưng cũng chẳng tìm cách làm quen. Một đôi khi, đang hát chợt trông thấy Thứ, chúng xấu hổ ngừng bặt lại những câu, và bíu lấy nhau, giấu mặt đi, cười hi hí. Rồi chúng nhìn trộm Thứ. Thứ vuốt ve chúng bằng mắt và hơi mỉm cười…

Bà mẹ cũng làm ở hãng rượu bia. Bà nói với con rất nhẹ nhàng, dịu dàng. Bao giờ cũng thế, chứ không

phải chỉ có từng lúc thôi đâu. Đó là một điều ít thấy ở những người đàn bà lao động, lam lũ và cực khổ. Ấy thế mà cứ nhìn người, cũng như nhìn cách sống của bà, cũng đủ biết bà không phải là một người phong lưu, sung sướиɠ. Bà ta khổ người thô. Cách đi đứng hay mải mốt, vội vàng. Chỉ hôm nào nghỉ ở nhà, bà mới đi guốc thôi. Đôi guốc rất to. Bà đi trông chưa được gọn. Bàn chân ấy, chắc vốn đi đất từ thủa bé, chỉ mới làm quen với guốc. Từ hôm bà đến, chưa một lần nào người ta thấy bà mặc áo chùng. Ngày nào cũng như ngày nào, bà chỉ mặc cái quần tréo go đã bạc, ống thì cộc, đũng thì chùng, với một cái áo cánh nâu ngắn cũn cỡn, mồ hôi muối ra cái lưng áo trắng ra từng ngấn. Bà đi làm vắng suốt ngày. Con bé lớn quán xuyến tất cả việc cửa nhà. Cũng chẳng có gì, buổi sáng bà đi làm rồi, nó quét tước cửa nhà. Rồi nó quanh quẩn với em. Gần trưa, nó cầm rá gạo mẹ đã lấy sẵn, để ở nhà cho, ra lấy nước, xóc, thổi cơm. Nếu mẹ có gửi tiền, bà Hà có mua rau cho, thì nó luộc rau. Rồi lấy mâm bát sẵn sàng. Trưa đứng bóng, bà mẹ mới về, mặt đỏ gay, mồ hôi rỏ ở cằm, mồ hôi ướt đẫm lưng. Đứa con bé reo lên, chạy ra nắm lấy tay bà, chạy trước bà, vào. Bà ngồi nghỉ một lúc, quạt cho bà, quạt cho con. Rồi ba mẹ con ăn. Tới tầm bà lại đi làm. Hai đứa trẻ lại lẩn thẩn chơi với nhau, hát với nhau. Có khi con chị quạt cho con em ngủ. Bữa chiều, nó lại liệu thổi cơm sẵn, đợi mẹ về. Ăn cơm chiều xong, bà mẹ đi gánh vài gánh nước. Rồi ba mẹ con sửa soạn đi nằm, hai con bé rí ráu nói chuyện với mẹ hay đọc những bà hát và hỏi mẹ những đoạn chúng chưa thuộc.

Ông chồng thỉnh thoảng mới về. Ông trông quá cách biệt vợ con. Ông không có vẻ thợ thuyền. Ông có vẻ là một dân làm bàn giấy một sở tư nào đó. Quần áo tây, tuy chẳng sang gì, nhưng toàn màu trắng, chứ không màu vàng hoặc màu xanh. Bao giờ cũng đủ quần với áo, có khi lại cả ca vát nữa. Ông về bằng xe đạp và hay về tối lắm. Sáng cũng hay đi sớm. Hình như ông có ý thẹn vì vợ vì con. Thứ chưa bao giờ thấy ông có một cử chỉ hoặc một lời nói nào thân mật với vợ, với con. Ông làm như không buồn nhìn đến vợ, con. Ông khinh khỉnh, lạnh lùng, thường có vẻ mặt và bộ điệu của một ông phán nói với dân quê. Những tối có ông ở nhà, hai đứa trẻ con không hát.

Trông thấy vợ chồng ông, Thứ không thể không nghĩ đến vợ chồng mình. Giá y đứng với Liên thì người ngoài trông cũng na ná thế thôi. Cũng chồng diện tây, vợ đặc nhà quê. Người lạ có thể bảo là ông chủ với con sen, chị vυ"… Tuy vậy, Thứ ghét ông. Ghét nhất là cái thói khệnh khạng, không phải lối của ông. Ông coi vợ chẳng khác gì con hầu, đày tớ. Hôm nào về đến cổng mà thấy cổng đóng rồi, ông bóp chuông xe để gọi vợ ra. Bà vợ dạ rồi mới mải mốt chạy ra. Bà mở cổng xong đỡ lấy cái xe đạp cho chồng. Ông chồng ung dung hai tay không, đi trước vào nhà. Bà vợ tựa cái xe đạp vào tường, cài cổng, rồi mới nâng niu dắt xe đạp vào sau. Bà vác cái xe đạp lên, cất cẩn thận vào nhà. Bà mượn cái chậu thau nhà ông Học, lấy nước cho chồng rửa mặt mũi, chân tay. Sáng sớm hôm sau, bà lại vác cái xe đạp ra sân, lấy giẻ, chậu thau nước, để trước cửa, đợi chồng. Ông chồng rửa mặt, mặc quần áo xong, chỉ việc cất lấy cái xe đạp ở tay vợ, ra đi. Có hôm cổng chưa kịp mở, bà còn phải dắt cái xe đạp ra tận cổng để mở cổng cho chồng nữa. Trông thấy người chồng chẳng què, chẳng cụt gì, mà cứ để cho vợ làm như thế, Thứ cho là chướng lắm. Chướng nhất là một hôm Thứ lại nghe thấy ông gọi vợ là “mày” và sai:

– Đem đánh đôi giày đi cho tao!

Bà vợ đem đôi giày khổ ra hè, lau lau, chùi chùi mãi, rồi bôi kem, rồi cọ, rồi ngắm nghía, quý hóa, trân trọng lắm. Đời lại có những cái tức như thế được. Thứ muốn giật xoẹt lấy đôi giầy, quẳng ra đường hay sang chuồng ngựa. Y muốn chửi vào mặt người đàn ông hay gây sự, đánh cho anh ta một trận. Y muốn gào cả vào tai người vợ:

– Nhịn nhục quá là đê tiện. Người đàn bà sinh ra không phải để làm nô ɭệ!…

Thứ trọng người, trọng phẩm giá của con người. Y không thích sai ai dù là một đứa trẻ con. Theo y, đày tớ là những người giúp việc, không phải là những kẻ để sai, những việc gì chính mình có thể làm được, có thì giờ để làm, thì không nên bắt chúng làm. Dù bức đến đâu, y cũng không thể nào ngồi ăn mà bắt một thằng nhỏ đứng quạt hầu. Vợ, đối với y, phải là một kẻ ngang hàng, không phải là một người dưới quyền chồng. Ở nhà quê, người ta đánh vợ, chửi vợ như chửi chó, chửi mèo. Y cho là những quân cục súc, vũ phu, quen bắt nạt xó nhà. Còn y, y đã bảo thẳng với Liên: “Tôi không có quyền được đánh mình, nếu tôi tát mình một cái, ấy là tôi coi mình không còn phải là người ngang hàng tôi nữa: mình đã là người tôi khinh, tôi ghét, nghĩa là chúng mình sẽ bỏ nhau tức khắc!”. Y những tưởng tất cả những người có học một chút, đều nghĩ như y vậy. Y không hiểu người chồng có vẻ con người có học mà lại bắt vợ vác xe đạp và gọi vợ bằng “mày” kia…

Y lại còn không hiểu tại sao ông ta không ăn cơm nhà với vợ, con? Ông ăn cơm ở sở chăng? Có sở nào thổi cơm luôn cho các nhân viên! Hay là sở xa quá, không tiện để ông về? Thì ít ra ông cũng phải ăn bữa cơm chiều chứ! Thứ đoán rằng ông thích ăn cơm trọ một mình để được ăn ngon, sợ ăn với vợ con thì phải ăn kham khổ quá. Y lấy làm lạ rằng có người lại có thể sung sướиɠ một mình như thế được. Nhưng lại ngẫm nghĩ đến y. Thì chính y cũng chẳng sung sướиɠ một mình đó ư?

Một hôm, nhờ bà cụ Hà rí rỏn hỏi bà kia, mọi người mới vỡ lẽ ra rằng ông ta có vợ hai. Người vợ hai có vốn liếng, có cửa hàng, đã bỏ tiền ra chạy cho ông một việc làm. Bởi thế ông nể vợ hai hơn, ăn với vợ hai, để người vợ hai có quyền hơn. Còn người vợ cả bởi không có tiền, mang tiếng là vụng dại, nên đành chịu lép… Bà Học làm như người ghen hộ:

Chịu lép là chịu lép thế nào? Tôi mà thế thì nhất định là không ức được tôi. Có lắm tiền, có giỏi giang mấy đi nữa, thì cũng là lấy chồng tôi. Lấy chồng tôi thì phải chịu quyền tôi. Chực lấn át tôi là không thể được! Sao như vậy mà bà chịu được.

Bà hỏi bà kia như vậy. Bà kia chép miệng

Không chịu thì biết làm sao được? Mắc cái tại chồng mình. Chồng mình có mê nó thì nó mới bắt nạt được mình.

Bắt nạt là bắt nạt thế nào? Tôi thì tôi xé xác nó ra!

Xé xác nó ra cũng chẳng được gì? Chỉ tổ người đàn ông ghét. Thà chịu ngay nước lép đi thì người ta còn thỉnh thoảng đi lại với mình. Làm mất mặn, mất nhạt thì người ta mặc kệ, bất lai đoái hoài, đã làm gì được người ta? Thôi! Tôi thì anh chê là ngu, là dại tôi đành chịu, nhưng tôi chỉ chịu nước lép ngay đi cho rồi!

Bà nói xong thở dài. Mặt bà buồn rười rượi. Bà Học chỉ tức lây, mà cũng tức thật lâu. Bà lảm nhảm, nghiến ngấu mãi không thôi. Bà Hà nhìn ông Học cười: Hé! Hé… U em có vẻ mừng. Nhân một lúc bà kia có một mình, u em ẵm em lại gần bà…

– Thế ra ông ấy nhà bà cũng có vợ hai đó ư, bà?

– Có vợ hai!

Bà kia vừa chép miệng đáp, vừa nhìn đi, như chẳng muốn người ta bàn tán lôi thôi gì nữa. U em hấp tấp bảo ngay:

– Thế thì cảnh bà cũng rứa cảnh tôi!

Thị nói ra như thể reo lên. Mặt thị có một vẻ gì như vừa mừng rỡ, vừa tự đắc. Thị kể láu ta láu táu.

Chồng tôi cũng vậy. Chồng tôi cũng mê con đĩ. Con đĩ thì cũng chẳng dám làm gì tôi, nhưng tôi chỉ tức cái nó có tiền, nó mở cửa hàng buôn bán với nhau. Nó chẳng làm gì, chỉ ăn trắng mặc trơn, ngồi phền phễn suốt ngày trông hàng. Tôi phải mở cửa, đóng cửa, thổi cơm, nấu nước, như con ở. Tôi không chịu được. Tôi tức mình đi ở như thế này. Mình làm lấy, mình ăn. Hầu hạ thì chẳng thà hầu hạ người ngoài, tội gì mà hầu hạ con đĩ, nó bám hơi chồng mình mà lại đòi sai bảo mình!

U em chưa có con thì mới làm thế được. Tôi mà cũng nghĩ liều thế thì con tôi khổ!

Tôi cũng có con đấy chứ! Tôi được một đứa con trai lên năm với một đứa nữa mới được hai năm.

Thế chúng nó đâu rồi?

Ấy, thằng lớn thì bố nó nuôi. Còn thằng bé, bố nó đòi nuôi mãi, nhưng tôi tức con đĩ, tôi không cho nuôi. Tôi bảo: “Mỗi người nuôi một đứa”. Tôi gửi bà cháu ở nhà quê, rồi tháng tháng gửi tiền về nuôi.

Con tôi nó không chịu thế. Chẳng đứa nào chịu đi với bố. Đứa nào cũng chỉ bám lấy mẹ thôi.

Thế bà lấy gì mà nuôi chúng nó được? Bà làm thì khéo lắm chỉ đủ bà ăn. Mỗi tháng ông ấy có cho bà đồng nào không?

Bà ngập ngừng một chút rồi bảo:

– Cũng có. Không thì tôi nuôi chúng nó làm sao được? Mỗi tháng, bố chúng nó cho ba đồng…

Thế mà bà ta chiều chuộng chồng như vậy!… Nó với chồng bà vâng, dạ hẳn hoi. Thứ ngẫm nghĩ ra rằng đàn bà tốt hơn đàn ông, nhẫn nại hơn, nhiều đức hi sinh hơn. Số đàn bà bị tình phụ cũng nhiều hơn số đàn ông. Y nghĩ đến bà ngoại y, bà bị chồng bỏ đi từ năm mới hăm hai. Y nghĩ đến bà ngoại Oanh chồng chết từ năm mới hai mươi tuổi, mà cũng đành ở vậy nuôi con. Y nghĩ đến bao nhiêu những người đàn bà bị chồng vì mê vợ lẽ mà ruồng bỏ, sống âm thầm và cam chịu, không liều lĩnh, không phẫn uất. Có bao nhiêu người đàn ông đã im lặng mà chịu đựng được như thế ấy?… Y nghĩ đến Liên và thấy thương Liên một cách thấm thía vô cùng. Y sực nhớ ra rằng Liên đang bị ốm nặng, theo lời Đại nói hôm nào. Ho ra máu… đó không phải là một bệnh thường đâu. Người ta chết vì bệnh ấy là thường. Nếu Liên chết bây giờ chẳng hóa ra cả một đời lấy chồng của Liên khổ lắm ư? Liên khổ vì y nhiều rồi. Liên khổ vì gia đình cũng đã nhiều rồi. Liên chưa có lúc được đền bù. Gia đình Liên cũng sẽ rất thương Liên, ái ngại cho Liên vì vẫn tưởng Liên bị chồng giận và ghẻ lạnh. Có lẽ chính Liên cũng đã có lúc ngờ như thế… Thứ nghĩ ra, nghĩ gần như vậy. Y tưởng tượng ra lúc hấp hối của Liên, bàn tay giá lạnh của Liên trong bàn tay y như oán trách. Và đôi mắt đau đớn của mẹ Liên. Và những câu hờ não ruột của bà, vừa thương con, vừa chì chiết rể. Và y, thất vọng và khổ sở trước sự chẳng còn sửa chữa

làm sao được nữa! Có biết bao nhiêu người đã phải chịu sự ân hận ấy rồi? Tận đến lúc người yêu chết, họ mới chợt nhận ra rằng mình đã quá ơ hờ, mình đã làm khổ người yêu, hay rất có thể làm cho người yêu sung sướиɠ mà chẳng khó khăn gì, nhưng đã chẳng làm. Trước cái chết của một người yêu, có biết bao nhiêu người đã phải tiếc rằng mình đã không tử tế!…

Ngay tối hôm ấy, khi San đi học rồi, Thứ đóng cửa buồng, nằm viết cho Liên một bức thư lời lẽ rất yêu đương. Y bỏ hẳn cái giọng lạnh lùng, mọi khi vẫn dùng để viết cho Liên, sợ thư có thể lọt vào tay bà hay bố mẹ y. Lần này, y nghĩ rằng, chẳng làm gì phải quá giữ gìn. Yêu thương vợ con có phải là một cái tội đâu? Vậy y cứ thật thà hỏi thăm Liên về bệnh trạng của Liên. Y nói tất cả nỗi lo lắng của y ra. Y bảo Liên nên cẩn thận giữ mình đừng lo buồn, phiền não quá đến nỗi sinh bệnh hoạn, Liên nên uống thuốc đi, và nếu bệnh không giảm thì phải cho y biết ngay, để y về nhà chạy thầy chạy thuốc. Y tỏ ra săn sóc đến sức khỏe của Liên nhiều lắm…

Muốn cẩn thận, y gửi bức thư ấy cho người em ruột Liên, nhờ đưa tận tay Liên, để bức thư khỏi có thể lọt vào tay người nhà y.

XVII

Oanh nói về những giấc mộng của y

Tôi có một vài cái khiếu lạ, là có thể trông trước những việc sắp xảy ra. Đời tôi, vào những dịp quan trọng, tôi thường có những giấc chiêm bao, về sau nghiệm ra đúng lắm. Hồi tôi học hết ban tiểu học, tôi muốn học lên ban sư phạm lắm như ba tôi nhất định không cho học. Ba tôi không thích cho con gái học nhiều. Tôi thì lại quyết học cho bằng được. Tôi khóc lóc với má tôi. Má tôi cho vụng tôi tiền để tôi lấy các giấy tờ, gửi đơn thi. Rồi đến hôm thi, tôi phải đi thi vụng. Ngay hôm mới thi xong, còn phải chờ kết quả, tôi nằm mơ thấy tôi đã được vào học trường sư phạm, tôi thấy rõ rệt cả cái giường như thế nào, lớp học thế nào, bà giáo là người như thế nào… Về sau, đúng hết. Những cảnh trong mộng, cả đến hình dáng, nét mặt bà giáo, in như sự thật… Trước khi má tôi chết, tôi cũng chiêm bao thấy cảnh một nhà thương, má tôi nằm trên một cái giường sắt, tôi ngồi một bên, khóc lóc. Đến khi tôi ra Hà Nội, kiếm việc làm, tôi chiêm bao thấy trước sở tôi làm. Đêm hôm nọ, tôi nằm mơ thấy tôi về nhà Đích. Sáng hôm sau, tôi kể lại tất cả cho thằng Đại nghe, nhà Đích có mấy cái nhà, cái nào lợp ngói, cái nào lợp rạ, cái gạch như thế nào… tất tất!… Thằng Đại nhận là đúng cả. Thế có lạ không?

Thứ mỉm cười. Y chẳng tin một chút nào. Oanh muốn chiêm bao thì cứ việc chiêm bao! Nhưng chớ vội mừng! Thứ biết trước đến khi về nhà Đích, y sẽ được gặp nhiều điều khác xa với những cái y vẫn thường tưởng tượng. Trước hết là nhà Đích chỉ có cái mẽ bề ngoài, chứ thật ra cũng không giàu. Thế mà hai ông bà đặc nhà quê, quanh năm phải đầu đội vai mang, chân lấm tay bùn. Họ sẽ phải chướng mắt vì cô nàng dâu đặc tân thời, tóc búi, áo chùng lướt thướt, quần trắng buông kín gót chân, lúc nào cũng lẹp kẹp đôi giày đôi dép. Không hiểu lúc bấy giờ, Đích sẽ nghĩ như thế nào? Nhưng giá phải Thứ, thì Thứ sẽ ngượng lắm khi thấy vợ thì ruôn ruốt như một bà tham, ngồi tréo kheo trong nhà đọc nhật trình, trong khi bố hay mẹ, quần xắn đến hàng, trầy trầy ở ngoài vườn, bỏ phân cho mía hay tưới nước cho rau cải. Ở nhà quê, chỉ những cái không hợp cảnh, không xứng đáng như vậy, cũng đủ cho người ta lấy câu chuyện đem ra mà mai mỉa. Hồi mới về nhà chồng, Liên mới chỉ có hai cái áo trắng trúc bâu thôi, chứ có sang trọng gì đâu! Thế mà bà mẹ Thứ đã cho là ngoa ngoét rồi. Bà nói ra, nói vào, tìm những lời bóng gió xa xôi, cố cho Liên hiểu rằng nhà bà là nhà làm ăn, về nhà bà thì chỉ mộc mặc nâu sồng, chứ ăn trắng mặc trơn thì không được. Liên phải đem nhuộm nâu hai cái áo đi, bà mới

thôi, không nói nữa. Như vậy đó! Oanh và Đích muốn lấy nhau thì cứ việc lấy nhau. Nhưng lấy nhau rồi, thì nên dắt díu nhau đi biệt một nơi, xa hẳn bố mẹ anh em mà sống với nhau. Đừng nghĩ đến nhà ngói, nhà gianh, sân gạch, tường hoa… nhà Đích làm gì, cho thêm rắc rối…

Cố nhiên là Thứ giữ kín những ý nghĩ ấy cho một mình y. Oanh cười và tiếp.

Đêm hôm qua tôi lại chiêm bao… Tôi chắc rằng Đích sắp về. Chú sắp sửa soạn lại phải mừng đám cưới!

Thế sao cô bảo cô đi, chứ không đợi Đích về?

Tôi định như thế nhưng bây giờ tôi lại đợi. Không có họ hàng đôi bên, chẳng biết có làm hôn ước được không? Vả lại tôi cũng còn phải đợi Đích trả lời. Biết rằng tôi đi, có cách gì kiếm ăn thêm, để vợ chồng đủ sống không? Thư tôi gửi đi lâu lắm rồi mà vẫn chưa thấy thư về. Có cái gì như báo trước cho tôi biết rằng Đích sẽ về, để làm lễ cưới hẳn hoi. Có khi Đích im ỉm như thế, rồi đột nhiên về, để cho chúng mình sửng sốt.

Thứ sa sầm mặt. Thế nghĩa là thêm một lần nữa, Oanh đã đánh lừa y. Nếu y cứ nhất định đợi Đích và Oanh tự ý tăng lương hay nhả cái trường ra cho y, thì y còn phải đợi một nghìn năm, một vạn năm!…

Vả lại cứ lần khan như vậy mãi, để làm gì? Người biết tự trọng đòi những cái gì là quyền hạn của mình, không bao giờ đợi sự thi ân. Xin là nhục. Trông mong sự tử tế của người ta là nhục. Phải biết giành giật lấy. Cái thái độ của y từ trước tới nay là cái thái độ của một kẻ có tinh thần tranh đấu. Chắc Oanh đã cười thầm y mãi!… Y nghĩ vậy. Trong người y, máu giận sôi lên sùng sục. Y từ biệt Oanh, đi thẳng về nhà. Trong lúc đi đường, những lời nói rắn rỏi của một bức thư, gần như cứ tự nhiên tuôn ra khỏi óc y. Chúng vang lên mạnh mẽ, hùng hồn. Chúng có hình, như những viên đạn, những mũi tên, mà một sức mạnh ngấm ngầm ở bên trong đang chực nhảy vọt ra. Mặt y gân guốc. Mắt y nảy lửa. Tay y nắm chặt, thỉnh thoảng lại khẽ vung một cái, nhịp theo ý nghĩ. Về đến nhà, y lấy giấy bút viết ngay. Y viết rất nhanh, ngoáy lia lịa, nét bút đưa mạnh và cứng cáp. Y viết một mạch hết bức thư. Viết xong, y bỏ phong bì, gửi đi ngay, sợ nửa giờ sau, y nghĩ lại, lại nể nang và không dám gửi cho Đích nữa.

Khi bức thư đã bỏ vào hộp rồi, quả nhiên y hối hận. Nghĩ đến lúc Đích đọc thư, y thấy nóng mặt lên. Đích sẽ nghĩ thế nào? Đã đành xưa nay, Đích chẳng tử tế gì. Nhưng có ai chịu nhận rằng mình không tử tế bao giờ? Chỉ biết rằng bề ngoài Đích vẫn tử tế với y. Đích lại thường tỏ ra thích săn sóc đến y. Anh em vẫn lấy tình nghĩa ăn ở với nhau. Thế mà đột nhiên y trở mặt, cư xử một cách ráo riết quá, chẳng còn kể gì tình nghĩa. Chắc Đích sẽ cho là y đểu lắm…

Nhưng dẫu sao thì sự cũng đã rồi. Cái thái độ của y bây giờ đã rõ ràng. Y tặc lưỡi và tự bảo:

Ta chẳng cần ai bảo ta là người tử tế. Ta chỉ cần đừng ai nghĩ rằng ta là một thằng quá hiền lành, người ta muốn bắt nạt thế nào cũng được.

Y lại cho rằng y cũng cần phải tỏ rõ thái độ cho Oanh biết. Sáng hôm sau, gặp Oanh, y bảo:

Nghỉ hè năm nay, tôi sẽ cho học trò lớp nhất nghỉ ngay từ đầu tháng sáu tây. Cho chúng nghỉ học trước mười ngày để rồi chúng đi thi. Học trò lớp nhì hoặc cùng nghỉ luôn, hoặc sẽ để cho cô hay anh San dạy. Tôi sẽ về nhà quê nghỉ từ đầu tháng.

Oanh liền giãy nẩy lên, nhất định không nghe. Y muốn rằng học trò lớp nhất phải học cho tận đến lúc đi thi để chúng khỏi quên. Thứ vẫn lạnh lùng:

Quên hay không, mặc kệ chúng! Tôi chỉ biết tôi đã làm đủ bổn phận của tôi rồi. Tôi mệt mỏi lắm. Tôi cần phải nghỉ. Đó là một lẽ. Lẽ thứ hai là về tháng Sáu tây, học nửa tháng, thu tiền nửa tháng, lương chúng tôi cũng chỉ có nửa tháng thôi. Mười đồng bạc ra gì! Tiêu vào nửa tháng ở lại đây, không chắc đủ. Thà về nằm khểnh ở nhà cho sướиɠ cái thân một chút.

Oanh hơi gắt lên một chút:

Đã đành như vậy. Tôi, tôi cũng chẳng ham gì nửa tháng lương. Tôi cũng đang muốn nghỉ đây! Nhưng ít cùng ra, mỗi người cũng phải làm xong bổn phận của mình đã chứ!

Thế nào là bổn phận? Tôi chỉ có bổn phận dạy học, khi nào tôi lấy tiền của nhà trường, cũng như nhà trường chỉ phải trả tiền tôi, những tháng tôi dạy học. Nghỉ ngày nào, tôi mất lương ngày ấy. Vậy thì tôi muốn nghỉ bao nhiêu thì nghỉ, miễn là tôi không lấy lương của nhà trường. Cô cũng vậy. Anh San cũng thế. Nếu chúng mình cùng nghỉ cả, thì chỉ việc đóng cửa trường cả tháng Sáu tây.

Nhưng việc tiền nhà tháng ấy, lấy vào đâu?

À, đó là cái việc của ông Đích phải lo. Ông ấy ăn lãi quanh năm thì đến tháng lỗ, ông ấy chịu. Chúng mình không cần lo hộ.

Oanh cứng họng, không còn nói sao được nữa. Y hơi đỏ mặt. Chắc y cũng hiểu Thứ nói kháy y về cái chỗ y đổ tất cả trách nhiệm về cái trường này cho Đích. Thứ ương ngạnh tiếp:

Chưa chắc tôi có dạy những tháng hè. Tôi tìm một chỗ dạy ở tỉnh nhà, để thỉnh thoảng về nhà chơi cho tiện. Trong kì nghỉ hè, ít học trò. Nhà trường cũng chẳng lợi gì mà cần cho tôi dạy!

Oanh cười nhạt. Y biết rằng Thứ cố ý moi móc y, làm khó dễ cho y. Nhưng y lại biết rằng lúc này không nhịn Thứ, không xong. Nếu Thứ chủ ý làm cho nhà trường lụn bại đi, thì cố nhiên là y có đủ cách mà làm được. Oanh đành nhịn. Càng thấy Oanh nhịn, Thứ càng nhận ra rằng Oanh còn thiết nhiều đến cái trường. Thật đã rõ ràng rằng xưa nay y chỉ đánh lừa. Oanh chỉ dử Thứ bằng hy vọng. Thứ hy vọng một ngày kia được cái trường, nên cố chịu thiệt mà dạy cho Oanh mãi. Cho rằng mình đã mắc mưu một kẻ đàn bà, đã ngoan ngoãn để cho người ta xoa đầu như một đứa trẻ con, Thứ rất bực mình. Y càng thấy giận Oanh. Lúc ăn cơm y bảo với San.

Đầu tháng Sáu tây tôi nghỉ thật. Lớp nhất thì hoặc là nghỉ, hoặc là Oanh dạy. Còn lớp nhì anh sáp nhập vào lớp nhì năm thứ nhất của anh mà dạy. Anh sẽ được thêm cái chỗ lương ấy của tôi để mà trả tiền nhà với tiêu pha. Ăn thì bởi còn có một mình anh, cố nhiên là bà Hà không thể nhận rồi. Anh sẽ lên trường. Miễn cho xong nửa tháng ấy đi. Rồi chúng mình sẽ liệu. Chưa biết chừng, tôi sẽ tìm một cái trường khác cho anh và tôi dạy. Oanh muốn tìm đâu ra những người thay chúng ta thì tìm!

San tán thành ngay. Y lại bảo:

– Tôi cũng đã nghĩ mãi rồi. Một là chúng mình phải có một cái trường của chúng mình. Hai là chúng

mình về quách nhà quê giữ con cho vợ chúng mình làm. Đi dạy học thế này, chẳng ra gì. Chúng mình khổ, vợ chúng mình khổ. Tỉnh không tỉnh hẳn, nhà quê không nhà quê hẳn. Suốt đời cứ dở dang mãi thế, chẳng có một cái gì vững chãi. Rồi có ngày chết đói!

Tiếng San nho nhỏ, buồn buồn. Mặt y tối sầm những lo âu. Y quả đã có vẻ chua chát ngẫm nghĩ nhiều về cái kiếp lỡ dở của y. Chắc cũng có nhiều lúc y ân hận vì mình đã ra đi. Làm đã chẳng có tiền, vợ ở nhà lại sinh điều tiếng nọ kia. Có hay không, thì hạnh phúc gia đình của y cũng đã bị mẻ một chỗ lớn rồi… Đến việc thi cử, bây giờ xét kỹ, y cũng hơi thấy chán. Đỗ đạt nào có dễ gì đâu! Mà mãi đến lúc y đỗ đạt, chưa chắc mảnh bằng có còn giá trị. Đến chợ hết quà là thường lắm! Y ngao ngán bảo:

Ai biết sau cuộc chiến tranh này, số phận bọn đồ tây chúng mình sẽ ra sao? Tôi lo rồi lại đến như bọn đồ nho lớp trước…

Kể ra thì tin tức chiến tranh cũng chẳng có gì đáng lạc quan. Ông Paul Reynaud tuyên bố: “Chúng tôi chiến đấu đằng trước Paris, chúng tôi chiến đấu đằng sau Paris…”. Lòng tin tưởng của những người vẫn một mực tin tưởng mãi từ trước đến nay, cũng đã bị lung lay. Không khí nặng nề. Dông tố sắp bùng ra. Trán tối sầm, mặt lo âu, mọi người lo lắng đợi…

San suy tính

Càng những lúc này, chúng mình càng thấy rõ rằng chỉ học nghề là chắc chắn thôi. Một người có nghề ở trong tay, gặp thời nào, ở chỗ nào, cũng không sợ chết.

Thứ không đáp. Y ngẫm nghĩ. Mặt y hầm hầm và đôi môi y chụm lại. Rồi y hằn học bảo:

Kiếp chúng mình, tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mỏi mòn tài năng, trí óc, gϊếŧ chết những mong ước đẹp, những hy vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói. Lúc nào cũng làm thế nào cho không chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?

Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ làm thế nào cho mình và vợ con có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì cho nhân loại. Có thú vị gì là cái lối sống co quắp quá ư loài vật, chẳng biết việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày. Có ai muốn gục mặt xuống làm gì. Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm gì sát đất. Hỡi ôi! Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát, từ bỏ tất cả những phú quý vinh hoa của đời mình. Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét. Thứ thường có những lúc sực nhớ đến những cao vọng của mình xưa, ngán ngẩm buồn, tiếc cho mình. Y cứ đinh ninh rằng giá y không bị nghèo thì có lẽ y không đến nỗi đớn hèn thế này đâu. Có lẽ y sẽ làm được một cái gì. Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt!…

Y mỉm cười chua chát hỏi San:

Nếu gia đình anh có cách sinh nhai chắc chắn rồi anh có thể chỉ nghĩ đến anh thôi, thì anh sẽ làm gì?

Tôi học vẽ. Tôi thích vẽ ngay từ hồi mười ba, mười bốn tuổi. Ông giáo nào cũng phải để ý đến cái khiếu vẽ của tôi, và bắt tôi vẽ những bức tranh treo trong lớp. Giá tôi học được, chắc tôi cũng có thể thành họa sĩ.

Tôi thích làm một việc có ảnh hưởng gì lớn đến xã hội ngay. Dân mình còn đói khổ, ngu dốt quá. Chúng ta phải chống lại nạn đói và nạn dốt.

Nếu vậy thì anh còn phàn nàn gì nữa? Anh hiện đang thực hiện ý nguyện của anh: anh dạy học để chống lại cái đói cho anh và cho vợ con anh, và chống lại cái dốt cho học trò anh.

Thứ không để ý đến câu nói đùa của bạn. Y vẫn buồn rầu bảo

Lắm lúc tôi muốn tàn nhẫn quá! Tôi muốn làm một thằng bạt tử, chẳng nghĩ gì đến bố mẹ, vợ con để khỏi cái gì vướng bận vương thân. Phải là những người như thế, họa chăng mới theo được cái chí của mình. Lắm lúc tôi cầu vợ tôi ghét tôi và làm cho tôi ghét…

San nhìn xuống, bảo:

– Khi ấy, anh vẫn còn con anh. Chẳng bao giờ chúng mình có thể liều được đâu!…

Oanh thật cũng là người biết dịu ngọt ăn tiền. Hôm sau, y đã làm như quên hẳn chuyện xô xát ngày hôm trước. Y bảo Thứ.

Này chú ạ! Có lẽ chúng mình phải gào ông Đích tăng lương cho chúng mình, chứ không thì không sao đủ. Giá sinh hoạt tăng lên nhiều quá!

Y cũng làm như y cùng về một bè với Thứ. Cái lối mua chuộc lòng người ấy, khiến Thứ chỉ càng thêm ghét. Thứ nói bốp vào mặt cho y biết:

Tôi không đợi cô phải bảo. Tôi viết thư cho ông Đích rồi.

Chú viết thế nào?

Đủ chuyện! Tôi tính rõ cho ông ấy biết số học trò từng lớp, tiền thu được bao nhiêu, tiền chi phí hết bằng nào…

Y vừa nói, vừa nhìn nét mặt Oanh. Y có ý ngờ Oanh vẫn tính gian với Đích, thu được bao nhiêu mà nói rằng có ít. Nói như vậy, y muốn thử xem có thật thế chăng. Y cũng muốn tỏ cho Oanh biết y hiểu rõ sự lỗ lãi của nhà trường lắm…

Oanh cười ngất. Y nhìn Thứ mà cười đến chảy cả nước mắt ra. Thứ chẳng hiểu ý nghĩa của tiếng cười ấy thế nào, nhưng thấy hình như Oanh chế nhạo mình. Y khó chịu.

– Cô cười gì?

Trông chú buồn cười lắm. Tướng chú, chắc suốt đời vất vả. Chú không gặp may đâu. Nếu chú có thành tựu việc gì, là do cố gắng, chật vật mãi, chứ không phải do may mắn.

Câu nói đột ngột, chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện của hai người đang nói. Tại sao Oanh nói vậy? Dù sao đó cũng không phải là những lời khiến người ta mát lòng, mát ruột. Thứ tức lắm, và thấy cần phải tìm một câu gì, nói cho Oanh tức. Y cười nhạt bảo:

Có lẽ cô xem tướng cũng không tài lắm. Tôi chẳng biết tôi có hay gặp may không. Chỉ biết tôi thi lần nào cũng đỗ đạt dễ như chơi.

Y có ý nhắc cho Oanh biết Oanh thi bằng tiểu học Pháp luôn mấy khóa không đỗ, về sau đành phải bỏ. Có lẽ Oanh cũng hiểu. Nụ cười trên mặt y nhạt hẳn. Nhưng y vẫn bảo

Chú chỉ có thể gặp may những cái may nho nhỏ thế thôi. Chứ không thể phát to. Đấy, chú xem! Chú đỗ nhưng chú có làm được gì đâu?

Cũng đúng. Thứ không cãi được nên lại càng tức. Y thay chiến lược.

Tôi không cần gặp may. Phải nhờ may mới thành công thì có vẻ vang gì? Thành công hoàn toàn nhờ ở tay mình, ở sự cố gắng của mình mới thích.

Nhưng chú cũng không thành công to!

Thứ giận run người. Oanh thấy mình chẳng khó nhọc gì kiếm mỗi tháng bạc trăm về cái trường trong khi Thứ khó nhọc mà chẳng ăn gì, nên nói thế chăng? Có thật Oanh vừa được ăn vừa nhạo Thứ không? Thứ đột nhiên nảy ra cái ý muốn đạp đổ cái trường để cho Oanh biết thân mà hết còn lên mặt. Y nghĩ bụng: “Được rồi! Để xem Đích trả lời ra sao… Nếu Đích tỏ ý không cần gì ta!…”

Một buổi sáng, người phu trạm ghé vào trường đưa cho Thứ ba phong thư một lúc. Nhìn chữ đề ngoài, Thứ thấy cả ba đều của Đích gửi Oanh. Y hơi tái mặt đi. Sao Đích lại gửi luôn một lúc ba phong thư? Vì bức thư của Thứ chăng? Lòng Thứ rất xôn xao. Y như trông thấy vẻ mặt Đích biến đổi trong khi đọc thư y. Chắc là Đích đã phải sửng sốt, ngạc nhiên. Y không tin ở mắt y: “Thứ viết cho mình thật ư?”. Y hỏi y như vậy. Rồi y đọc lại. Mặt y lần lượt tái mét, rồi đỏ bừng lên, rồi tím bầm bầm, rồi đem sạm như tro. Cổ y tắc nghẹn. Y vò nát bức thư rồi lại vuốt bức thư ra. Y khẽ đập xuống bàn. Y chép miệng lắc đầu. Y ngán ngẩm cho đời, ngán ngẩm cho người. Rồi đau đớn, nghẹn ngào, y cầm lấy bút, viết trả lời. Tay y cầm bút run run. Ngòi bút lúc thì chạy điên cuồng lúc lại tự nhiên dừng lại, uể oải, mệt mỏi, rã rời. Nét chữ trên phong bì, trông qua cũng có vẻ run run và xệch xạc, có nét đứt quãng như người viết vừa viết vừa ngủ gật. Não cân Đích chắc đã bị rung chuyển mạnh. Thứ không ngờ bức thư của y lại có một sự vang động ghê gớm thế. Y thật đã quá ư trắng trợn… Y hối hận. Không còn đủ can đảm tự mình cầm ba phong thư lên gác cho Oanh, y gọi một đứa học trò lên.

– Cầm những thư này lên cho cô giáo!

Y bảo vậy. Rồi y cố trấn tĩnh giảng bài. Nhưng y nhận thấy tiếng y đổi khác đi. Trí y vẫn luẩn quẩn nghĩ đến ba bức thư của Đích… Một lúc sau, những tiếng giầy của Oanh bước xuống thang gác, khiến lòng y lại rối loạn lên. Y giả vờ mải giảng bài, không biết rằng Oanh xuống lớp y. Oanh đứng lại bên

ngoài cửa và gõ cửa, Thứ càng thấy rõ có chuyện gì quan trọng lắm. Mọi khi Oanh cứ vào thẳng lớp…

Thứ quay lại hỏi:

Ai?

Tôi đây… Chú làm ơn ra ngoài này tôi hỏi…

Tiếng Oanh mếu máo, Thứ ngạc nhiên. Ra khỏi cửa sau, y thấy Oanh tay cầm mấy lá thư, mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt chảy trên má Oanh sườn sượt…

– Đích sắp chết rồi, chú ạ!…

Oanh nức nở, Thứ sửng sốt mở to đôi mắt:

– Vì sao vậy?

Oanh nói không ra tiếng. Thứ hỏi dồn.

Bệnh gì mà đau thế?

Ho lao

Có đâu mà chóng chết thế? Mới phải à?

Thứ nói là mới phải nhưng chắc không phải thế. Chắc Đích giấu, trước không chịu nói. Bây giờ bệnh đã nguy kịch lắm.

Oanh đưa những bức thư cho Thứ. Thứ thấy ghê ghê trong tay khi cầm lấy. Y đọc từng bức một.

Thư thứ nhất:

“Em Oanh!

Bức thư này có lẽ là bức thư cuối cùng anh viết cho em. Em hẳn không ngờ… chính anh cũng không ngờ… ấy thế mà anh thật đã đến sát cạnh cái chết rồi đấy, em Oanh ạ! Sao lại có thể vô lý như thế được? Cách đây ba hôm anh vẫn khỏe như thường. Tuy ít lâu nay phải làm đêm nhiều, anh có hơi mệt người hơn, nhưng tưởng mệt qua loa thế, có hề gì. Anh chưa phải bỏ cơm một ngày nào. Buổi chiều hôm thứ hai vừa rồi, anh chỉ hơi váng vất người. Anh gượng ngồi, không chịu đi nằm. Bỗng nhiên, anh thấy ngưa ngứa cổ, buồn ho. Anh chực ho thì tự nhiên máu đã ồng ộc trào ra. Anh tối tăm mặt mũi, ngất đi. Đến lúc tỉnh dậy anh đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Thì ra phổi anh đã bị vi trùng đυ.c ruỗng ra từ bao giờ rồi vậy. Sao lại có thể vô lý như thế được?

Từ hôm vào bệnh viện, anh sốt liên miên. Mỗi ngày thổ huyết hai ba lần, mỗi lần hàng bát máu. Ghê gớm quá. Hôm nay hơi tỉnh, anh gượng viết cho em bức thư này. Người anh vẫn còn choáng váng, tay anh run rẩy. Anh mệt lắm. Anh nghĩ thật khó lòng mà sống được. Em Oanh, em Oanh rất yêu của đời anh! Anh sắp bỏ em đây! Em tha lỗi cho anh nhé. Anh ngừng viết vì mệt quá, nhưng vẫn nghĩ đến em.

Anh sẽ nghĩ đến em cho đến lúc óc anh thôi nghĩ hẳn. Có kiếp sau không, em nhỉ?

Thôi, anh không còn sức viết, anh đã dặn một người bạn: khi nào anh chết, sẽ gửi tất cả quần áo, đồ đạc của anh về cho em. Khi nào em nhận được những thứ ấy, tức là anh đã chết. Em Oanh, em Oanh mà anh yêu bằng tất cả tấm lòng anh! Chẳng bao giờ chúng ta còn được thấy nhau! Em ở lại!…

Đích.”

Thứ đọc luôn bức thứ hai

“Em Oanh!

Thư trước, anh viết xong, đã nhờ người bỏ nhà dây thép ngay. Nhưng từ đây, hai ngày mới có một chuyến thư đi. Từ đây về đến chỗ em, còn phải mất bốn ngày. Biết rằng lúc thư anh tới tay em thì anh còn sống hay đã chết rồi? Có lẽ anh cũng chẳng còn gì mong được trông thấy nét chữ của em trên tờ giấy một lần chót nhỉ?

Thầy thuốc vừa tiêm cho anh một mũi thuốc trợ lực xong. Anh tỉnh táo hơn. Anh lại gượng viết cho em. Anh định hơi lúc nào viết được là anh lại viết. Đó là cách độc nhất để anh được sống với em thêm phút nào hay phút ấy. Ôi chao! Em đối với anh lúc này sao mà quý thế!…

Chúng ta đã dại khờ em nhỉ? Sao chúng ta lại đi tìm hạnh phúc ở đâu đâu? Lúc này anh mới hiểu hạnh phúc của anh chỉ ở trong em, hạnh phúc của em chỉ ở trong anh. Anh tiếc rằng anh đã ra đi. Biết thế này thì anh cứ ở lại trường, chúng ta rau cháo với nhau, miễn là được gần gũi nhau luôn là đủ. Anh cũng tưởng là ra đi để sửa soạn tương lai của chúng ta, dành dụm ít tiền, về cưới em tử tế, cho đẹp mặt cả đôi bên rồi chúng mình sẽ cùng đi với nhau, sống với nhau. Đời sẽ đẹp biết bao! Nhưng có ngờ đâu!… Số tiền cưới em, anh gom góp đủ rồi. Vải may áo cưới cho em, anh đã mua rồi, anh chỉ còn đợi ngày về… Mới biết số kiếp anh chẳng ra gì. Anh chết giữa lúc chờ đón nỗi vui lớn nhất của đời anh… Chua chát quá! Nhưng dù sao thì em cũng đã cho anh chỉ thu hẹp lại trong mấy năm được gần em, được yêu em. Không có em, anh đã mất không cả một đời. Vậy trước khi rời cõi đời này, anh phải cám ơn em. Anh sẽ cám ơn em trong lòng anh cho đến tận lúc anh chết…

Đích.”

Và đây là bức thứ ba

“Em Oanh!

Anh cầm được thổ huyết rồi. Thầy thuốc bảo có lẽ anh sẽ qua khỏi được. Có thật thế không? Anh còn hy vọng sống được ư!? Anh còn hy vọng lại được trông thấy em ư? Nếu vậy thì anh cảm ơn trời biết mấy!… Anh sẽ xin thôi việc. Anh sẽ về nhà thương Hà Nội chữa (ở đây không đủ thuốc). Miễn là sống được. Rồi sẽ liệu. Lúc này anh thấy mọi cái đều nhỏ cả, chỉ có sự sống là đáng quý. Phải không em? Ôi! Nếu anh sống được!… Nhưng mà anh chẳng sống được đâu! Thầy thuốc nói dối anh. Anh biết lắm. Người anh còn mệt lắm. Soi gương, anh thấy người anh sút hẳn đi, hai mắt lỗ hoắm vào, đôi má lõm, da đen sạm, môi sám ngoạch, chỉ còn những răng là răng. Mà thỉnh thoảng anh vẫn còn lên cơn sốt nặng. Ôi chao! Anh sống làm sao được?… Nhưng thôi, em cho anh ngừng viết để anh nằm nghỉ nhé!

Thầy thuốc bảo anh cần nghỉ hẳn…

Đích.”

Cùng với ba bức thư gửi cho Oanh, còn một mảnh giấy con con gửi cho Thứ và San. Chẳng hiểu gửi kèm với thư nào. Viết bằng chữ Pháp, có mấy dòng. Đại khái như thế này.

“Thứ và San rất mến yêu!

Vĩnh biệt!… Thứ và San ở lại. Tôi sắp đi đây! Hãy can đảm nhé! Tương lai còn dành cho các chú nhiều nỗi chua chát nữa! Cầu trời phù hộ cho các chú. Vĩnh biệt!…”

Thứ chẳng rỏ được một giọt nước mắt nào, tuy lòng y cũng bồi hồi. Nhưng y bồi hồi, chưa hẳn đã vì thương. Y với Đích thân nhau, nhưng có lẽ chưa bao giờ thật yêu nhau. Hồi còn nhỏ, hai người cùng trọ học một nhà. Đích hay bắt nạt y, Đích đã làm cho y phải khóc rất nhiều lần. Lớn lên, cố nhiên là họ chẳng còn nghĩ gì nhiều đến những trò trẻ con xưa, một đôi khi nhắc đến, cả hai cùng thẳng thắn cười. Nhưng không hiểu sao, lúc gần Đích, Thứ vẫn thấy một cái cảm giác khó chịu không cắt nghĩa nổi, mặc dầu cách Đích đối xử với y không có gì đáng trách. Hình như hai người không ghét nhau, nhưng vẫn có một cái gì phải giữ kẽ với nhau. Trong sự giao tình, họ không buông thả họ hoàn toàn…

Thứ gần như muốn chỗ nào có y thì đừng có Đích. Không, y không thấy thương Đích hẳn. Y bồi hồi, có lẽ chỉ vì cái tin đột ngột quá thôi. Đọc đi đọc lại những bức thư, y càng bình tĩnh lại hơn. Y có cảm tưởng như bệnh Đích không nguy kịch quá như Đích nói trong thư, và Đích không đến nỗi nào phải chết. Đột nhiên, những ý nghĩ băn khoăn lại nảy ra trong cái khối óc y. Đích có nhận được bức thư của y không? Đích có tức quá mà sinh ra thổ huyết không? Cố nhiên không phải vì bức thư ấy mà Đích mắc bệnh lao. Bệnh lao chẳng phải ngấm ngầm phá hoại cơ thể Đích từ lâu. Nhưng biết đâu không phải vì bức thư của y mà Đích bị xô gục xuống? Y lấy làm mừng vì Đích không đả động gì đến việc ấy trong thư. Lúc sắp chết, người ta thường dễ dãi với mọi người, dễ tha thứ những điều không phải của kẻ khác đối với mình. Nhưng nếu Đích về? Y còn mặt mũi nào trông thấy Đích? Cái hố vẫn chia rẽ hai người lại to ra, lại sâu thêm. Thêm vào đấy, còn một lẽ này mà y ngại thú với y: nếu Đích về, Đích rất có thể lại giữ chân hiệu trưởng nhà trường, và Thứ sẽ chẳng còn là một người cần, y rất có thể sẽ bị Đích và Oanh coi rẻ. Một ý nghĩ vụt hiện đến óc y và y vội vàng xóa đi ngay. Giả Đích chết ngay đi! Và đột nhiên y thấy buồn rầu. Lòng y đã cằn cỗi đến mức ấy rồi ư? Y đã ích kỷ, đã đồϊ ҍạϊ , đã tàn nhẫn, đã khốn nạn đến thế ư? Trên mắt y, một chút nước mắt bỗng ứa ra. Trơ trơ trước cái chết của một người thân, y đã khóc cái chết của chính tâm hồn mình…

XVIII

Tình yêu có thể làm một tâm hồn đẹp hẳn lên. Oanh đã bảo:

Không thể để Đích một mình ở đấy. Thế nào tôi cũng phải đi đón Đích. Thứ và San hỏi:

Bằng cách gì? Đích còn yếu thế, đi đường có thể nguy. Thà cứ để anh nằm nhà thương ở đấy còn hơn.

Oanh nằng nặc không nghe.

Không! Không!… Thế nào tôi cũng phải đón Đích về. Chỉ tốn tiền tí thôi. Nhưng lúc này, tốn tiền cũng không nên tiếc. Tôi sẽ thuê xe nhỏ. Tôi sẽ thuê đốc tờ đi kèm ở dọc đường. Có lẽ tôi thuê tàu bay, nếu có thể thuê. Bằng cách gì thì bằng, thế nào tôi cũng phải thuê đưa được Đích về đây để thuốc thang. Tôi không thể để Đích chết khổ sở, xa mọi người, có một thân một mình như vậy…

Và Oanh khóc…

Nhưng Oanh khóc không lâu. Thứ thấy y có vẻ bận rộn hơn lên: viết thư, viết nhật kí, tính sổ sách, thúc học trò trả nốt tiền… Chỉ mấy hôm thôi. Rồi mọi thứ lại như thường, Thứ hay San có hỏi đến việc Đích về thì y trả lời gần như thể lạnh lùng:

Đích đỡ rồi. Tôi đã viết thư cho ông thân Đích, để ông cụ sang đón Đích. Y cắt nghĩa

Tôi không thể bỏ công việc nhà trường mà đi được. Vả lại, tôi đón Đích về đây cũng có nhiều cái rầy rà. Tôi với Đích vẫn còn lửng lơ, chưa ra sao. Nếu tôi không báo cho đằng nhà Đích biết, không để cho gia đình nhà Đích thuốc thang, chạy chữa cho con, gia đình nhà Đích có thể trách tôi nếu chẳng may Đích có mệnh hệ nào. Không những thế, đối với đằng nhà tôi, tôi cũng khó nghĩ kia! Giá thử tôi và Đích đã cưới hỏi rồi, thì lại đi một lẽ. Tôi dễ xử hơn. Khổ một nỗi, đằng nhà Đích chưa chịu nói gì với ba tôi. Tôi chưa thể lấy địa vị một người vợ, hay chỉ như một người vị hôn thê thôi, mà thuốc thang cho Đích một cách đường hoàng. Tôi chỉ có thể lén lút.

Như vậy đó, nghĩa là Oanh đã nghĩ chín lại rồi. Y đã lại suy tính theo cái lối suy tính thông thường của mọi người. Thứ thấy mai mỉa quá. Y tự nhiên thương hại Đích, Đích đã đặt tình yêu lầm chỗ chăng? Ngoài ra, y cũng chẳng còn bận tâm về Đích lắm. Bởi vì y tin chắc rằng rồi Đích cũng chẳng thôi việc, chẳng về đâu. Bệnh Đích cũng sẽ qua đi. Lắm lúc Thứ lại ngờ rằng Đích đã bày ra chuyện đó, để thử lòng Oanh chơi.

San vẫn hằn học như thường. Y bảo:

Đích mà còn ho lao, thì chúng mình cũng rất có thể ho lao. Tôi sợ lắm, Đích ho lao còn có tiền thuốc thang, còn có Oanh bỏ tiền thuốc thang cho. Chúng mình thì tiền đâu? Có lẽ chỉ đành nằm chết mà thôi!

Cả Thứ và San cùng thấy cần phải giữ gìn sức khỏe hơn. Trong khi giảng bài, họ đã nói sẻn hơn, nói nhỏ hơn. Họ cố không gắt gỏng, quát mắng học trò. Họ đi ngủ sớm hơn. Họ thấy căn phòng nhà ông Học ẩm thấp, hôi hám, không đủ khí trời. Họ bàn nhau khi bắt đầu những lớp hè, sẽ thuê một căn nhà khác…

Thứ đã nhận được thư trả lời của vợ. Liên nói mình có ốm hồi tháng Giêng, nhưng đã khỏi lâu rồi. Y đã khỏi như thường, đứa con cũng chịu chơi, cả nhà vẫn bình yên. Thứ cứ yên lòng ở Hà Nội mà dạy học, đừng sốt ruột, khi nào nghỉ sẽ về một thể… Liên nói thật chăng? Hay y sợ Thứ bận lòng nghĩ đến y mà giấu giếm? Thứ thấy nhớ vợ nhớ con. Y nhất định nghỉ trước Oanh và San nửa tháng. Oanh biết không ngăn nổi, hôm Thứ về, đành chỉ bảo:

Chú mệt thì nghỉ trước đi cũng được. Nhưng tháng sau thế nào cũng phải lên. Các lớp hè tôi nhờ chú trông coi. Nếu Đích không về thì có lẽ tôi đi.

Đó là chuyện của tháng sau. Bây giờ cô hãy để cho tôi nhẹ người một chút.

Thứ mỉm cười, bảo thế. Y muốn trút tất cả những cái gì bận óc, bận tâm, để lại sau lưng. Y muốn hưởng ba mươi ngày nghỉ ngơi hoàn toàn vui vẻ. Tuy vậy, y vẫn nơm nớp sợ. Biết đâu bao nhiêu cái bực mình lại không đang đợi y ở nhà quê? Có lần nào về đến nhà là y được yên đâu? Hết phái nghe bà kêu ca khóc lóc, bố cờ bạc, rượu chè, ăn ở bạc, y lại phải nghe mẹ sụt sịt, kể lể những cái lắm điều, những cái ác, cái tệ của bà. Có lần bà cụ giận con, nhịn ăn đến mấy hôm rồi nhất định chỉ nằm khóc cho đến chết đói mới thôi. Thứ phải năn nỉ, van bà đến nửa ngày mới làm được cho bà lại chịu ăn. Có lần, vừa trông thấy y, mẹ y đã hờ khóc om sòm, các em y cũng khóc theo, y như nhà có đám ma. Thì ra bà y với ông thân sinh ra y lại vừa mới cãi nhau một trận tưng bừng. Ông thân y tức mình, bỏ nhà đi, bà cụ rủa ông chết đường chết chợ. Còn bà mẹ y thì vật vã hờ chồng, để có cách mà chì chiết mẹ. Thật là lục đυ.c. Thứ nhận ra rằng những sự lục đυ.c ấy mới bắt đầu từ khi nhà y bắt đầu nghèo. Y lại biết rằng nếu bây giờ, nhà y chỉ đỡ túng hơn, mọi người đỡ lo, đỡ khổ hơn, là mọi sự lại êm ngay. Biết vậy mà chẳng biết làm sao. Y không kiếm ra tiền giúp đỡ ra đình. Y càng nghĩ lại càng khổ lắm. Liên hiểu nỗi khổ tâm của chồng như vậy. Y biết mỗi lần về mà gia đình không có sự thuận hòa, chồng bực tức vô cùng. Y rất thương chồng. Y thường cố chiều chồng, cố làm thế nào cho chồng được vừa lòng. Hiểu như vậy đấy, mà không hiểu sao một đôi lúc, y vẫn thấy cần phải trách móc, phải mỉa mai, phải lộ những ý nghi ngờ cho Liên khổ vì biết rằng chồng khổ. Y vẫn ghen bóng gió… Lần này, Thứ hứa trước với mình sẽ bỏ hẳn cái tật ấy đi. Y sẽ không có một lời nào khiến cho Liên phải buồn rầu. Y sẽ cố giữ cho nỗi sum họp được hoàn toàn trong trẻo. Và nếu bà y với mẹ y có giận nhau, thì y sẽ coi thế là thường, là một sự không đáng quan tâm, và y nhất định không vì thế mà bực bội…

Tuy đã định tâm như vậy, mà lúc về đến ngõ, y vẫn thấy ngực y như bị một khối nặng đè. Y thấp thỏm lo. Sân nhà im ắng thế kia! Biết đâu bà y lại không đang nằm rên ở trong màn và mẹ y đang ngồi sụt sịt trong xó bếp? Nhưng bước vào đến sân, y nhẹ hẳn người. Bà y đang vui vẻ đùa với con y. Trông thấy y, bà cụ reo lên thúc chắt chạy ra xin bánh. Đã lâu lắm, y không được thấy bà vui vẻ như thế bao giờ. Lòng y sáng quang ra. Nghe tiếng reo cười, bà mẹ y ở sau nhà cũng chạy về. Trông thấy bà và mẹ ngồi bên nhau, nói với nhau, y mừng rỡ đến nỗi mắt hơi ươn ướt. Nhưng ngồi một lúc, không thấy vợ đâu, y lại hơi lo. Liên vẫn ốm mà nằm bên nhà mẹ đẻ chăng? Y không hỏi, chỉ thầm mong bà hoặc mẹ tự nhiên nói cho y biết. Mãi mãi bà y mới hỏi:

Dễ thường mẹ nó chưa về?

Chưa, đến tối mịt kia.

Bà mẹ y đáp vậy. Thoáng nhận thấy y hơi có vẻ ngạc nhiên, bà bảo:

– Lớp này, cô ấy không dệt vải, cô ấy đi buôn.

Bà kéo dài tiếng ra. Giọng nói và môi miệng bà như có ý mỉa mai. Thứ cười nhạt, hỏi:

– Buôn gì?

Y vừa hỏi vừa xốc nách cho đứa con nó đứng lên. Giọng nói và nét mặt y bình thản như y chẳng để ý gì nhiều lắm. Y làm như thấy mẹ nói vậy thì cũng hỏi vậy chơi, hỏi để đưa đẩy câu chuyện nhiều hơn là muốn biết rõ ràng, và giá mẹ y không trả lời thì cũng được. Thật ra thì y đã hơi khó thở. Vẫn bằng cái giọng kéo dài ra, bà mẹ bảo:

– Buôn vải, chung với mợ giáo San.

Thứ tái mặt đi. Y bị xúc động mạnh quá, không còn che đậy nổi. Bà ngoại y cũng bảo:

Cô ấy đi buôn ngay từ độ cuối Giêng. Tết, anh đi độ mấy hôm thì cô ấy ốm qua loa mất mấy ngày. Nhức đầu sổ mũi với ho qua quýt thôi, chứ có sao đâu. Thế mà nghe đâu cũng mất dăm đồng bạc thuốc. Cô ấy không dám sắc ở nhà, cô ấy về bên ấy sắc…

Thứ nghĩ bụng:

– Bao giờ mà chẳng vậy!…

Chính sách của bà ngoại y là không bao giờ uống thuốc. Bà vẫn bảo: “Nếu không có thuốc mà chết thì nhà nghèo chết sạch! Chỉ nhà giàu sống…”. Lần nào ốm muốn uống thuốc, Liên cũng phải uống giấu giếm bên nhà mẹ đẻ… Y vẫn nghe bà ngoại nói:

… Từ đầu năm đến giờ, chẳng mấy khi cô ấy ở nhà. Nhiều khi thổi nấu cũng không nấu ở nhà đâu. Cô ấy thổi nấu bên ấy, ăn bên ấy, muốn đi đâu chán thì đi, rồi lại về bên ấy. Nhất là từ độ đi buôn với mợ giáo San. Ấy! Hôm nào cũng tối như thế này với hơn thế này cũng chưa buôn về…

Thứ chẳng nói gì. Y thấy như người chóng mặt. Tay y bủn rủn đến nỗi không đỡ được đứa con nữa, phải để nó ngồi xuống. Bà cụ vẫn kể lể đủ thứ về Liên, những rằng Liên cứng cổ, Liên cãi lại mẹ chồng, Liên ra sự chẳng cần ai, việc gì cũng tự quyền mình. Liên làm như bố mẹ chồng chẳng cho được Liên gì mà chồng cũng chẳng nuôi Liên thì Liên muốn làm gì mặc ý, không ai ngăn cấm được… Những điều ấy, Thứ chẳng cần nghe kĩ lắm. Có nàng dâu nào ở vừa được ý nhà chồng. Cứ như mắt y thấy nhiều lần, thì vợ y cũng là một người tốt nhịn lắm rồi… Nhưng điều quan hệ là Liên buôn chung với mợ San. Liên đi vắng suốt ngày! Thứ như có ở trong người cả một cái lò lửa đang bốc lên ngùn ngụt. Y muốn Liên về ngay lúc ấy, để y nhảy xồ ra, đánh đạp Liên túi bụi, cho hả giận…

Nhưng còn gì vô lý hơn thế nữa? – Một lúc sau, y nghĩ lại – Đi buôn có phải là một cái tội đâu? Y muốn cấm Liên ra đến ngoài ư? Sao y không lập ra những cung cấm để nhốt Liên vào? Sao y không bắt Liên, mỗi khi ra đến ngoài đường, phải đeo cái mạng che mặt như những người đàn bà Thổ Nhĩ Kỳ ngày trước? Khi đọc sách báo, khi nghe nói đến cái tập tục kì dị ấy, chính y đã cho ngay là một cái tục dã man, chính y đã phải bất bình và buồn cười về cái lòng ích kỷ lố lăng như vậy. Nhìn ra những người xung quanh, y phục họ vô cùng. Tình yêu của những người nhà quê quần nâu áo vải kia, sao mà bình tĩnh thế! Hình như chẳng bao giờ họ ghen tuông. Vợ họ có thể đi suốt ngày, đi một phần đêm, làm ở ngoài đồng chung đυ.ng với người đàn ông khác, cười cợt, nói đùa, nói bỡn với đàn ông… họ chẳng thắc mắc một mảy may. Họ chửi vợ, đánh vợ luôn, nhưng rất ít khi vì chuyện ghen tuông. Hình như họ cho rằng sự chung tình là một sự dĩ nhiên, người đàn bà lấy họ thì chỉ nghĩ đến họ thôi, không bao giờ nghĩ đến một người nào khác. Không bao giờ họ phải băn khoăn vì yêu cả. Thứ phục những tâm hồn bình lặng và lành mạnh ấy. Họ chỉ ghen khi nào có chứng cớ để ghen. Có lẽ công việc đồng áng, không

khí ở bên ngoài, cái cảm giác thoáng đãng và rộng rãi, có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Máu họ trong, não cân họ vững vàng. Họ không có cái lối nghĩ vẩn vơ, cái trí tưởng tượng của kẻ ngồi bàn giấy. Nghĩ như vậy, lắm lúc Thứ ngờ mình loạn óc chăng? Có lẽ đó là ảnh hưởng của nhiều tiểu thuyết tình, những tiểu thuyết phân tách tâm lý mà y đã đọc. Y đã đem pha trộn tiểu thuyết với đời và cho như đời chỉ toàn những tâm trạng lôi thôi, rắc rối. Một thứ Đông ky xuất yếu ớt và bạc nhược. Một tình lang tiểu thuyết, vừa loạn thần kinh vừa đau ngực! Lãng mạn ôi là lãng mạn!… Y tự nhạo y như vậy và đỏ mặt. Y định bụng sẽ trò truyện với Liên vui vẻ như cho cái việc Liên đi buôn với vợ San là thường lắm.

Thứ không làm chủ được mãi. Y không đả động gì đến việc kia. Y đợi Liên khoe. Nhưng Liên chẳng nói gì. Thứ tự hỏi: tại sao Liên giấu giếm?… Tay y đang âu yếm nắm chặt cánh tay vợ, đột nhiên rủn mềm ra. Y im lặng một chút rồi khẽ hỏi:

Mình đi buôn vải chung với chị San à?

Vâng, tôi đi buôn những dạo trước kia, thôi đã lâu rồi.

Sao vậy?

Tính ra, cũng không ăn thua gì. Mình không có vốn phải đi vay nợ lãi, thành ra được đồng nào thì lãi nợ ăn gần hết. Mình chẳng còn được mấy.

Liên trả lời như vậy, rất tự nhiên. Y thôi buôn đã lâu rồi, thì không khoe được cái việc buôn với chồng làm gì nữa, cũng là thường. Tuy vậy, Thứ vẫn thấy muốn dò xét mãi.

Thế sao mình về muộn thế?

Tôi đi hái dâu cho nhà bên ấy. Bà bảo ở lại mà ăn cháo. Tôi không biết có mình về nên chẳng cần về sớm.

Bà nuôi tằm à?

Nuôi được hai ba lứa rồi. Tôi cũng có một ít, chung với bà.

Chỉ có thế thôi ư? Thứ đột nhiên lại xoay câu chuyện:

Thấy nói chị San chuyến này thua bạc tợn phải không?

Lớp trước kia!… Lớp này bận mùa màng, ai còn đánh bạc? Với lại nghe đâu hôm anh ấy về, anh ấy gắt nên chị ấy không dám đánh nữa.

Biết đâu được đấy…

Liên biết ngay là Thứ lại sắp giở cái giọng mọi khi ra. Y nói chặn ngay

– Chắc mình lại ngờ tôi đi buôn với chị ấy thì cũng đánh bạc với chị ấy, phải không?

Cái ấy thì chỉ có mình biết thôi, chứ tôi biết quái gì!

Thế là mình ngờ tôi. Nhưng tôi chẳng đánh đâu. Đừng nghi ngờ mà khổ. Mình hay làm tội mình lắm. Nếu tôi không thật lòng, thật dạ với mình, nói lời mà chẳng giữ được lời, còn coi quân bài lá bạc hơn cả chồng con, thì tôi còn mặt mũi nào trông thấy mặt mình? Mình bắt tôi thề thế nào tôi cũng xin thề.

Cái thân tôi, mình còn có thể ngờ, tôi chẳng thiết gì. Nhưng con của chúng ta thì mình không còn có thể ngờ tôi coi con chẳng ra gì. Thế mà tôi dám thề rằng nội tôi có đánh bạc trộm vụng mình một lần nào, trời cứ đừng cho nó làm con tôi nữa!…

Giọng Liên thành thật và cảm động. Thứ xấu hổ cho mình. Y bịt miệng Liên.

Ai bắt mình thề? Tôi có trách gì mình mà mình phải thề bồi?

Nhưng để mình nghi ngờ thì mình khổ. Mình khổ mọi cái rồi, lại phải khổ thêm một thứ ấy nữa ư?

Nhưng tôi không nghi ngờ!

Y nói thật. Thấy vợ lấy con ra mà thề như vậy, y sẵn lòng tin ngay. Y đã biết Liên quý con như thế nào…

Nhưng sáng hôm sau, Liên vừa đi chợ được một lúc thì bà mẹ chồng vào. Bà ghé ngồi cạnh xuống giường con. Thứ biết lại sắp có chuyện gì, hơi khó chịu. Quả nhiên, sau một vài câu khơi mào, bà hỏi:

– Chuyến này về, có đem được dăm chục bạc không?

Thứ ghét những câu hỏi về loại ấy. Y không muốn tính toán với ai cái ngân sách riêng của y. Y trưởng thành rồi, y phải làm lấy mà ăn, y không muốn ai kiểm soát mình. Khi chỉ một mình y phải chịu trách nhiệm về những công việc của y thì tại sao người khác lại cứ muốn có quyền hỏi han đến đây? Y vẫn biết bà và mẹ hỏi, không phải để trách y không giúp các người đâu. Y có đưa các người cũng chẳng nhận nào. Nhưng các người cứ muốn y cay nghiệt với Liên trong việc tiền nong: “Chị ấy ăn cả tiêu rộng lắm, không chịu chắt chiu chắt nhặt đâu, có nhiều chỉ tổ chị ấy lại tiêu nhiều, anh phải giấu giếm chị ấy, để riêng ra, để phòng thân mới được…”. Các người thường bảo thế. Thành thử để trả lời những câu các người hỏi về tiền nong, y thường phải nói dối luôn. Nói dối cũng là một cái gì mệt lắm. Giá bà hay mẹ đừng hỏi gì thì vẫn hơn.

Thứ ậm ừ đáp cho xong chuyện và tỏ ý không mặn mà gì lắm. Khác hẳn mọi lần, y miễn cưỡng về hùa với bà hoặc mẹ, kể những nết xấu của Liên. Bà mẹ có vẻ hơi phật ý. Bà cười nhạt, bảo:

Tưởng có nhiều thì cho nó dăm chục, nó trả nợ đi. Nghe đâu nó vướng mất đến dăm chục bạc lãi năm phân. Không trả đi lãi nó chồng chất lên thì chết mất…

Thứ không chuyển động. Bà mẹ ngừng một chút, như để dò ý tứ con. Thấy y vẫn dửng dưng, bà chép miệng, bảo tiếp

Chẳng biết nó buôn thua bán lỗ hay là thua bạc. Bà hạ giọng cho thật thấp:

Này! Mày ạ! Hình như lớp này cô ấy cũng đánh bạc ra việc đấy! Mà phỏng chừng thua, nên gắt như mắm thối, mà rạc người đi, trông như con khỉ ấy!

Thứ ôn tồn bênh vực vợ. Nhưng bà mẹ nhăn mặt bảo:

Khốn nạn! Ai nói thì tôi cũng chẳng tin, nhưng chính con ở nhà nó nói thì còn sai làm sao được? Nó chẳng dám nói với tôi, nhưng khoe với lũ trẻ nhà này. Nó bảo: “Hôm đi ăn giỗ ở trên nhà bác Cảm tôi chỉ có hai xu, đặt ghẹ, mà lên được những ba hào, thế rồi mợ tôi bắt bế em tôi đi, cho mợ tôi đánh. Giá không phải bế em thì tôi còn được nữa…”. Những lần khác thì chẳng biết đâu, nhưng lần ấy thì hẳn không còn chối vào đâu được nữa.

Chứng cớ rành rành rồi vậy. Trong người Thứ, đột nhiên như có một cái gì sụp đổ. Y tối tăm mặt mũi. Cổ y nghẹn lại. Y không còn nói được. Bà mẹ trông thấy con tím mặt, đoán một cơn dông bão sắp bùng ra, hơi hối hận. Bà vội can y:

Nhưng mà thỉnh thoảng nó mới đánh chơi một lần thế, cũng chẳng sao. Chỉ sợ nó quen đi. Tôi bảo để anh bảo ban nó qua loa, chắc nó cũng thôi, chẳng dám đánh nữa đâu. Đừng làm ầm ĩ lên mà người ta cười cho đấy.

Ai cười thì cười! Con nhất định không tha nó!

Y vùng dậy, chạy ra ngoài để khỏi phải nghe mẹ khuyên can. Y như tức cả với mẹ. Bà mẹ biết mình đã lỡ lời rồi, không sao kéo lại được nữa, len lén đi ra vườn làm cỏ, như lủi trốn. Thỉnh thoảng bà lại ngước đôi mắt lo lắng, nhìn trộm về nhà. Chắc bà ân hận lắm. Thứ cũng trông thấy thế. Y hơi hả dạ. Y cho như vậy là đáng kiếp!…

Liên về chợ. Y mua được một mẻ cá rô và hai chục bánh đa, định về nấu canh. Y hí hởn, nghĩ rằng chắc chồng sẽ mừng lòng. Muốn khoe chồng – và có lẽ đó cũng là một cách làm duyên, y tươi cười gọi chồng ra, nâng đội cho y. Thứ nhảy xổ ra. Y hất tay một cái, cái thúng đổ ụp về phía sau Liên. Liên mới kịp ngạc nhiên. Một cái tát đã giáng mạnh vào một má y, khiến y lặng người đi một cái. Y gượng dậy, nghẹn ngào, nhìn chồng một thoáng, rồi vùng chạy sang nhà mẹ đẻ. Thứ chạy vào buồng. Y đóng chặt cửa trước, cửa sau. Bà mẹ hoảng hốt chạy về, đập cửa thình thịch

– Con ơi! Mẹ van con! Mẹ van con!

Thứ tưởng như mình sắp tự tử ngay. Y nức nở. Liên lại xồng xộc chạy về. Thứ nghe như thấy y vừa thở vừa sa sả nói bên ngoài cửa

Người hay thật! Tôi có tội gì thì cũng phải nói cho tôi biết chứ!… Rồi muốn đánh thì đánh, muốn chửi thì chửi, muốn đâm, muốn chém, muốn băm vằm tôi ra tôi cũng chịu. Tại sao tôi vừa ló mặt về, chẳng biết đầu đuôi xuôi ngược ra sao, đã lôi tôi ra mà đánh? Tôi phải cái tội gì cứ nói cho tôi biết!…

Chưa bao giờ Thứ nghe thấy Liên nói cái thứ tiếng đáng ghét y đang nói. Xưa nay Liên chỉ để cho Thứ trông thấy sự hiền từ, sự dịu ngọt, sự phục tùng. Không ngờ Liên cũng biết chan chát, the thé, bướng bỉnh và quyết liệt! Thứ ngồi trong buồng, chẳng nói gì, chỉ bĩu môi, khinh bỉ. Liên té tát mấy câu, rồi lại về bên nhà mẹ đẻ. Thứ nằm dí ở trong buồng cho tận đến chiều. Vào khoảng bốn giờ chiều, khi y đã

tuôn khá nhiều nước mắt rồi, y mở cửa ra. Y đem đôi giầy ra tận ngoài hè, ngồi đánh xi cẩn thận, như sắp ra đi. Bà ngoại y, trông thấy thế, thở dài to thành một tiếng rên. Rồi bà lại gần y, mếu máo bảo y:

Con ơi! Con nghĩ đến bà!… Thầy con đã thế rồi. Bà bây giờ xác gần kề miệng lỗ rồi, chỉ còn trông mong một mình con. Con thương lấy bà một chút.

Bà nói rồi khóc. Thứ cũng khóc, như mình định sắp ra đi để chẳng bao giờ về nữa thật. Bà bắt đầu khuyên giải.

Thôi con ạ! Con cũng chẳng nên phẫn chí… Vợ con thế, cũng là hư thật, nhưng thời buổi bây giờ cũng chỉ có thế thôi. Thế, với còn tệ hơn thế nữa. Con xem đấy… Kia thử…

Bà kể cho Thứ nghe toàn những chuyện vợ nhà này hư, vợ nhà nọ hư. Và bà kết luận:

Như thế mà cũng phải cắn răng vào mà chịu. Mắc cái số mình như vậy. Không lẽ mỗi chốc bỏ nhau. Mà bỏ nhau, đã chắc lấy được người hơn thế chưa?…

XIX

Thứ chẳng đi đâu. Y vẫn nghỉ ở nhà đủ ba mươi ngày nghỉ của y. Chẳng phải vì những lời khuyên can của mẹ, của bà. Chỉ vì ngay sau lúc tát vợ xong, nỗi tức giận trút ra rồi, y đã nghĩ ngay rằng Liên có thể bị oan uổng lắm. Và ngay lúc ấy, giữa lúc nghiến răng và khóc lóc, y đã như biết rằng y không thể bỏ Liên. Y đã nghĩ đến đi chơi. Y vẫn nghĩ rằng không có Liên chắc đời y khổ lắm. Lại chính lúc ấy, chính lúc nguyền rủa và đau đớn, y nhận ra rằng y yêu Liên đến bực nào! Y ngồi nhớ lại những cách Liên ăn ở với y từ trước đến nay. Trừ những điều mà y ngờ vực cho Liên – toàn rất vu vơ – còn thì Liên thật là một người yêu chồng và ngoan ngoãn. Liên chịu khổ vì y rất nhiều nhưng bao giờ cũng vui lòng. Chẳng bao giờ Liên nghĩ rằng chỉ vì đi lấy chồng mà mình đang từ cảnh ấm no, bước sang cảnh đói nghèo. Chẳng bao giờ Liên so sánh mình với người nọ, người kia lấy được chồng danh giá hơn hay có của hơn, được ăn no mặc lành hơn hay được chiều chuộng hơn, tự do hơn. Ngay những khi bị Thứ rằn vặt, day dứt vì những nỗi ghen bóng ghen gió không đâu Liên cũng chẳng giận Thứ bao giờ. Liên chỉ tỏ ý thương chồng. Liên chỉ phàn nàn cho số kiếp mình, không dưng mang những cái tiếng không hay, để chồng không thật tin mình, vừa ý về mình. Và Liên đã nín nhịn Thứ, đã chiều ý Thứ biết bao nhiêu mà kể! Nếu không phải vì yêu thì còn có thể vì gì? Thứ tự biết chẳng có gì để cho Liên phải chiều chuộng, để mà trục lợi. Liên được như thế là tốt lắm rồi. Cho rằng y có đánh bạc một vài lần, thì những đức tính của y cũng đủ chuộc lỗi cho y. Đừng nói gì Liên đánh bạc một vài lần. Nếu Liên có nɠɵạı ŧìиɧ đi nữa, có lẽ Thứ cũng không có can đảm bỏ. Một cái gì ở trong y như bảo y như vậy. Y nghĩ đến San. Lúc này y hiểu cho San lắm. Y tự bảo: “Mình phải làm ráo riết thế, để cho Liên phải cẩn trọng về sau, với lại cũng để cho bà và mẹ, từ nay chừa xúi giục…”. Tuy nhiên, y cũng đau đớn thật.

Đêm hôm ấy, Liên và Thứ nằm riêng. Liên nằm võng với con. Thứ nằm giường. Tuy vậy, cả hai cùng ở trong một căn buồng. Không ai nghĩ đến chuyện đi nằm ở một chỗ riêng biệt hẳn. Cả hai cùng buồn bực và cố tỏ nỗi buồn bực ra ngoài. Liên không chịu ru con. Thứ nằm sõng sượt, không giãy giọn, như người đã chết. Không ai ngủ, tuy cả hai cùng lặng tiếng. Vào khoảng quá nửa đêm, vì nhiều muỗi quá, con bé bị thức giấc luôn luôn. Liên phải đem nó đặt vào màn. Tưởng đó là một cớ Liên dùng để làm lành. Thứ thấy lòng quang nhẹ hẳn đi. Y hồi hộp đợi. Nhưng đặt con nằm, vỗ về nó một lúc cho nó ngủ mệt rồi, Liên lại ra võng một mình. Lòng Thứ lại sầm tối lại. Y nghiến răng, dọa thầm Liên trong trí:

“Đã vậy thì được lắm, chẳng bao giờ nữa ta tha thứ…”.

Y nghĩ đến một cách sống mà y vẫn ao ước xưa nay: sống tự do một mình, ở mỗi tỉnh ít lâu, làm bất cứ cái gì cốt kiếm đủ cho một mình mình ăn, còn thừa tiền, còn thừa thì giờ thì đọc sách, chơi bời, du lịch, hoạt động cho một công cuộc xã hội nào mình thích, chẳng bận tâm gì đến gia đình nữa. Y mỉm cười ngạo nghễ trong bóng tối, như đã báo thù được Liên rồi vậy. Và y cố tưởng tượng ra những cái khổ của Liên sau lúc y đi, cho hả… Bỗng đứa con giãy và hụ hị. Y quay ra, nhẹ nhàng ôm lấy nó. Tấm lòng cha dịu hẳn đi, nước mắt Thứ chảy ra ướt đẫm mi mắt. Đứa con khóc thét lên. Không biết làm thế nào cho con lặng, lại thấy Liên vẫn nằm im, Thứ lại càng nhiều nước mắt chảy ra hơn. Y gần bật lên tiếng khóc, như những người mẹ nhịn lâu quá, thấy vυ" mình hết sữa mà con thì khóc đói. À, y sẽ liệu thế nào về đứa con đây? Y không thể để cho Liên. Y sẽ đem nó đi theo. Y sẽ thuê một người nuôi nó cho y. Y tưởng tượng ra một căn nhà nhỏ ngoại ô, hai cha con, một người vυ" nuôi sạch sẽ và yêu con nít. Y nhớ đến một cuốn tiểu thuyết của một văn sĩ Pháp, tả một người cha gần vào cái cảnh ngộ y lúc này. Anh khám phá ra rằng chị có nɠɵạı ŧìиɧ. Biết chắc đứa con là máu mủ của anh, anh đuổi vợ đi và giữ lại con. Từ đấy đứa con là lẽ sống độc nhất của anh ta. Anh chăm chỉ làm nuôi nó. Thằng bé đã lên ba, lên tư gì đó thì một hôm một tai nạn nhà máy khiến người cha cụt một ngón tay, phải nghỉ làm rồi mất việc làm. Sự rủi ro ấy xảy ra vào dạo cuối năm. Thành thử ngày mùng một Tết, hai cha con mở mắt ra thấy bụng thì đói mà nhà thì không còn một mẩu bánh, một đồng xu, giữa lúc mọi nhà vui vẻ mừng năm mới… Thứ nhớ nhất cái cảnh người cha dắt đứa con đi qua những hàng bán đồ chơi. Đứa con kêu lên những tiếng vui thích, thèm thuồng, đòi thứ nọ, chỉ thứ kia, phụng phịu nhăn nhó gọi: “Ba! Ba!…” và người cha đau đớn, tủi cực, nghẹn ngào, phải nghiến chặt răng, lấy tay bịt lấy mắt con, kéo vội con đi qua chỗ ấy… Thứ dường như biết trước cảnh nếu y muốn nuôi con thì rồi cảnh y cũng na ná cảnh người cha khốn nạn kia. Số tiền y kiếm ra cũng chẳng to gì. Rồi bố con cũng đến khổ sở mà thôi! Nhưng y thấy trong cảnh khổ ấy có một cái gì đẹp lắm. Y tự bảo: y sẽ vui lòng chịu. Và y đã tính toán sẵn những món tiền hàng tháng phải tiêu… Nhưng trong khi ấy, một cái gì ở trong y vẫn bảo y rằng chẳng bao giờ y sẽ bỏ Liên. Y dự tính việc nọ, việc kia như thế để cho óc có cái mà nghĩ ngợi thôi. Thật ra thì y biết rằng thế nào rồi vợ chồng y cũng sẽ lại lành nhau, không thể thế được…

Đứa con không chịu lặng. Liên vào màn, nằm xuống bên cạnh nó. Tay Liên trong khi ôm lấy đứa con, khẽ chạm vào tay Thứ, truyền cho y một cái cảm giác êm êm. Liên vội nhích tay đi. Thứ mỉm cười. Y nhớ đến đêm tân hôn, vợ chồng rất rụt rè, chỉ dám chạm khẽ đến nhau một tí rồi lại vội nhích ra, như dò xét nhau dần dần vậy. Bao nhiêu là khép nép, bao nhiêu là nâng niu trong cái đêm sung sướиɠ ấy! Liên như một đóa hoa mảnh dẻ, một vật quý mỏng manh, mà Thứ chỉ dám chạm đến một cách e dè. Liên xo người, nằm ép vào tận tường. Thứ rón rén dịch vào trong từng tí, từng tí mà thôi. Và khi y đã sát người Liên, y thấy Liên như giật nẩy mình, rồi Liên thở nhanh hơn, trống ngực Liên đập mạnh, Liên sợ sệt, mềm lả, gần như ngất người đi, rũ rượi trong tay Thứ… Từ bấy đến giờ, hơn sáu năm trời rồi! Biết bao nhiêu là sự đổi thay! Biết bao nhiêu là mộng đẹp tàn! Liên đã già đi, đã xấu đi, đã mặc những cái áo rách bạc màu, đã thành một thiếu phụ nhà nghèo. Thứ thấy buồn buồn, thấy thương thương, ngậm ngùi. Liên, khi bước chân về nhà chồng, có ngờ đâu đời mình sẽ thế này. Y vẫn đinh ninh rằng chỉ một vài năm, chồng sẽ thi đỗ, sẽ đi làm, và y sẽ theo chồng ra tỉnh thành. Vợ chồng sẽ ăn trắng mặc trơn. Y không còn phải chân lấm tay bùn, chỉ ngày ngày trông nom cơm nước cho chồng và quanh quẩn với con. Chồng y sẽ chẳng bao giờ thô tục với y, đánh đập y. Y sẽ ngoan ngoãn, sẽ tươi cười, sẽ lễ phép, sẽ dịu dàng, sẽ thổi cơm thật dẻo, nấu canh thật khéo, thu xếp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và chồng y sẽ vừa lòng. Vợ chồng sẽ quý nhau, sẽ nể nhau. Nhà sẽ không bao giờ có tiếng nói to. Y sẽ trẻ lâu, và những khi y và Thứ về quê, hai vợ chồng sẽ đi hai cái xe cao su về tận cổng nhà, chồng bước xuống

trước, chững chạc, bảnh bao, điếu thuốc lá ở trên môi. Vợ bước xuống sau, trẻ như măng, tươi hơn hớn, bế đứa con nhẵn nhụi, trắng trẻo, mập mạp như con tây, anh xe đi sau cùng, ôm xách những quà bánh đắt tiền đem về để biếu họ hàng. Họ bước vào sân, và những đứa em đã chạy ra, reo: “A! Anh phán, chị phán đã về!…” và hàng xóm sẽ bảo nhau: “Sung sướиɠ thật! Vợ chồng người ta cứ như tiên như rồng ấy!…”. Cô gái quê mười bảy tuổi là Liên, những buổi tối mùa thu cả nhà đi ngủ rồi, đóng chặt cửa buồng, ngồi giở những cái quần lĩnh, áo the, thắt lưng nhiễu, khăn nhung, khuyên vàng… sắm sanh để về nhà chồng ra ngắm nghía, vuốt ve, mắt sáng ngời và đôi má ửng hồng, chắc đã sung sướиɠ mỉm cười nghĩ đến tương lai của chính mình đẹp như hoa. Còn lại được những gì trong lòng người thiếu phụ hăm bốn tuổi, đang ôm con, nằm cùng một giường với Thứ kia? Hỡi ôi! Khi người ta mười bảy tuổi ai cũng mộng, nhưng chẳng một mộng nào thành sự thực bao giờ? Cuộc sống phũ phàng. Đời thì buồn mà kiếp người thì khổ lắm rồi. Sao họ còn muốn gây buồn, gây khổ cho nhau nữa? Nghĩ thế, Thứ thấy mọi cái đều nhỏ cả, đều không đáng kể. Không một tội nào to tát không thể tha thứ. Không một người nào không đáng cho ta thương xót và an ủi… Không một chút ngần ngừ, tay Thứ tìm và nắm lấy tay Liên. Y hơi ngạc nhiên, khi thấy Liên không làm gì để chống cự lại y. Bạo dạn hơn, y nằm xích lại và quàng tay ôm lấy vợ. Đứa con nằm lọt giữa hai người, giãy giụa. Thứ vội lùi đi. Liên trở mình cho nó, đặt nó ra bên ngoài. Liên cũng muốn làm lành. Thứ ôm lấy Liên gục mặt vào gáy Liên mà khóc. Liên lại quay lại. Đôi mặt sát nhau. Thứ thấy mặt Liên áp vào má y cũng đầm đìa nước mắt, y kéo mạnh Liên vào ngực và vỗ nhè nhẹ vào lưng Liên. Họ không nói với nhau một lời nào. Cuộc làm lành đã xong.

Sáng hôm sau, họ đã lại ngồi cùng mâm, ăn cơm sáng với nhau. Và đêm ấy Liên đã hỏi chồng:

– Ai nói với mình sao mà mình làm thế?

Thứ xấu hổ không muốn nhắc đến chuyện ấy làm gì nữa. Nhưng Liên cứ năn nỉ. Thứ đành phải nói ra.

Liên hăm hở, bảo:

Bác cả còn sống đấy. Tất cả những người đi ăn giỗ hôm ấy cũng còn sống trờ trờ cả đấy. Tôi có thể kể tên từng người một. Mình đi hỏi người ta. Nếu chỉ có lấy một người bảo rằng hôm ấy có trông thấy tôi đánh bạc, tôi xin giơ cổ cho mình chém.

Nhưng con ở?…

Một là nó nói vu. Hai là nó không nói thế, nhưng bà nghe nhầm ra thế. Hôm ấy tôi giữ em, ngồi chơi nói chuyện với bà Hương mãi. Rồi em khóc, đòi bế đứng lên. Tôi gọi con ở bế nó đi chơi. Tôi nhổ tóc sâu cho bà Hương chứ có đánh chác gì đâu!

Thứ chẳng biết nói sao. Lẳng lặng một lúc lâu, rồi Liên bỗng thở dài, rầu rầu bảo:

Tôi đã định chẳng nói ra làm gì để mình nghĩ ngợi thêm phiền. Nhưng ở nhà này, khổ lắm. Chúng mình ăn riêng, chưa sắm sanh được tí gì, bà bảo những nồi, niêu, bát đũa, nhà sẵn có cứ lấy mà dùng, nhưng đến lúc dùng thì bà, với nhất là chúng nó lại nói nọ, nói kia. Có cái giá vo gạo chúng nó cũng giấu đi. Cắt mấy tàu lá chuối khô ở vườn về đun, chúng nó cũng không cho. Tôi bực mình, nhiều khi phải thổi cơm bên ấy. Thấy thế, bà lại giận. Nhất là từ hôm mình gửi thư về hỏi thăm tôi, bà lại càng giận lắm.

Thứ ngạc nhiên

Tôi gửi cho cậu Vĩnh, làm thế nào mà bà biết được?

Thế mới lôi thôi!… Tại thằng phu trạm. Nó ngại vào nhà. Nó gặp bà ở đường, đưa cái thư cho bà và bảo: “Của ông giáo nhà bà gửi cho cậu Vĩnh đấy, bà ở liền nhà cậu Vĩnh, đưa cho cậu ấy giùm cháu với”. Nó gửi từ trưa mà mãi đến tối bà mới đưa cho tôi đem sang cậu Vĩnh.

Nhưng thư đã bóc ra chưa?

Lúc bà đưa cho tôi thì dán kín. Nhưng chắc bà bóc ra rồi dán lại. Bởi vì lúc tôi mới về, vào buồng ngay, cả nhà không biết, tôi nghe cụ bảo là: “Cứ viết thư cho chồng nó bảo: nó chẳng ốm đau gì, chỉ đi đánh bạc thôi!”. Thì ra bà với cụ thấy tôi đi vắng suốt ngày, cứ tưởng tôi đi đánh bạc.

Thứ nhớ lại những điều bà và mẹ kể lể về Liên. Đúng là bà và mẹ đã sai bóc thư xem. Không thế, sao bà cố ý nói cho y biết Liên chỉ ốm qua loa, nhức đầu, sổ mũi ít ngày. Y nghĩ đến việc vợ San. Bây giờ y chẳng còn tin gì nhiều rằng vợ San đã phụ chồng. Tin làm sao được những tiếng xấu, tiếng tốt ở đời này? Ai cũng chuộng sự thật nhưng có mấy người trọng nó?… Y thấy buồn. Ngay bố con, anh em mà cũng còn những sự ghen ghét, thì sự tử tế ở trên đời này, biết tìm ở đâu? Y không ngờ trong gia đình y lại có thể có những cái tẹp nhẹp, những cái nhỏ nhen đến làm người ta phải đỏ mặt lên như vậy…

Chỉ mấy hôm sau, vợ chồng Thứ đã lành nhau hẳn. Nhưng Thứ cũng như Liên, cảm thấy trong tình vợ chồng có một cái gì đó mất đi, chẳng còn trở lại bao giờ. Họ chẳng còn nhìn nhau bằng những con mắt ngày xưa. Thứ bình tĩnh hơn, ít ghen hơn, tin Liên hơn. Nhưng y đã thấy Liên thiếu hẳn một cái gì mà y không thể nói ra, nhưng mà y cảm rõ. Một đôi lúc, cái tiếng nói the thé, xa xả của Liên lại trở về trong trí óc y. Y cố bảo rằng người ta không phải là thần và trong lúc tức quá, uất ức quá, không ai giữ vẻ mặt và tiếng nói dịu hiền được. Nhưng vô ích. Y vẫn có cái cảm giác khó chịu như một người bừng tỉnh. Hình như hôm qua y còn nhìn Liên dưới ánh đèn, mà hôm nay, y nhìn Liên dưới ánh sáng ban ngày vậy. Có lẽ cái cảm giác của Liên về Thứ cũng gần gần như thế. Liên vẫn ngoan ngoãn, vẫn chiều chuộng, chẳng giận dỗi gì, nhưng trở nên ít nói, ít cười hơn, lạnh lùng hơn. Những tia sáng của một tâm hồn tin tưởng, yêu đương đã tắt trên đôi mắt của y. Đôi mắt bây giờ mệt nhọc, lơ đãng hơn, thẫn thờ hơn. Liên có vẻ già đi đến mười năm. Trước mặt Liên, cuộc đời đã trở nên nhàn nhạt, đàm đạm, không nhiều màu sắc, nhiều mùi vị như trước nữa. Ngày phân ly, khác hẳn mọi lần. Liên cũng quanh quẩn ở bên chồng cho đến tận lúc chồng đi, gấp quần áo cho chồng, nhắc chồng nhớ thức nọ thức kia, soát lại cho chồng từng cái sơ mi, cái áo, cái quần, nhặt nhạnh từ đôi bít tất, cái lược chải đầu, quyển sổ tay, cái bút chì… cho đến những cái mùi xoa, chiếc khăn rửa mặt, rồi lại tự tay mình mở tủ lấy cái ví cho chồng, kiểm lại tiền và hỏi chồng có cần lấy thêm không. Liên chẳng quên một tí gì. Nhưng Thứ có cảm tưởng như Liên săn sóc đến mình chỉ vì bổn phận, vì thói quen. Họ cũng buồn, nhưng cái buồn vẫn có một vẻ gì khang khác, không giống như mọi lần…

Gần đến bến xe hơi, Thứ gặp San đi xe kéo trở về. San xua tay, ra hiệu cho Thứ từ đằng xa. Thứ ngạc nhiên, chẳng hiểu ra sao. Đến gần, San mới hỏi:

Quay trở về đi thôi!

Sao vậy?

Hải Phòng bị ném bom. Hà Nội có báo động một ngày đến ba lần, quan đốc lý lệnh cho dân thành phố tản cư.

Thứ há hốc mồm, một tháng nay, y không xem báo, nhưng chẳng biết một tin gì. Cái tin bom rơi tận đất nước mình, khiến y hồi hộp lạ lùng. Chỉ một phút sau, y mới thấy lo. Y ngẩn mặt hỏi San.

Chúng mình không đi nữa thật à?

Anh bảo còn đi làm gì? Lấy đâu ra học trò?

San có vẻ cũng ngơ ngác, hoang mang. Đôi mắt y là đôi mắt của một người vừa trông thấy cả cái cơ nghiệp của mình cháy ra tro. Y cười cái cười của một người điên, bảo bằng một cái giọng hả hê giả dối.

Tôi bằng lòng lắm! Phen này sẽ biết nhau… Sống thì sống hẳn, mà chết thì chết hẳn. Cứ ngắc ngoải mãi thì chán lắm. Cho cái trường suy ngay đi, chúng mình cũng không cần. Người ta ăn là nhiều, chứ chúng mình ăn là mấy.

Thứ sực nhớ ra:

À! Đích thế nào? Có tin tức gì thêm không?

Về nhà thương Robin ngay từ hôm tôi còn ở trên ấy kia mà! Anh không biết à?

Thứ lại càng phân vân đẫy, đi hay không đi nữa? Quay trở về, y thấy ngượng với Liên. Đã đành Liên

sẽ chẳng nói gì. Nhưng biết đâu Liên lại chẳng nghĩ thầm: “Thế ra cũng có lúc người ta cần đến

vợ!…”. Y sẽ nhục khi cầm lấy bát cơm do vợ kiếm. Vả lại biết đâu ngày mai không có học trò? Ở đấy,

ngoại ô, có ai cần đi lánh nạn?… Thì ra trái với điều y vẫn tưởng và nhất là vẫn bảo, y vẫn cần bám

lấy cái trường. Muốn cho mình khỏi thẹn với mình, y tự bảo:

Lúc khác, mình có cần gì! Tìm đâu cũng được mỗi tháng hai chục bạc, mà không đi làm thì ở nhà quê, cũng sống. Nhưng lúc này thì lại cần có cái trường để sống tạm.

Y tưởng như mọi công việc sẽ ngừng trệ hẳn, người ta chỉ nghĩ đến việc chôn của và tích thóc. Y sẽ chẳng có gì để tích. Y tự an ủi bằng cách bảo:

Tích đã chắc giữ được mà ăn ư? San giục:

Thôi, đi về! Anh trả tiền xe của anh rồi lên xe này. Thứ ngần ngừ:

Khoan đã!… Yên, chúng mình thử nghĩ xem…

Còn nghĩ ngợi gì! Cứ đi về!

Thứ vẫn không quyết tâm hẳn. Y cười do dự, bàn:

Hay là chúng mình cứ lên xem… Lên để thăm Đích với lại trả nhà, lấy đồ đạc của chúng mình về. Đằng nào chúng mình chẳng phải lấy đồ đạc của chúng mình về?

Đồ đạc thì có cóc gì? Nay mai, xem tình hình thay đổi thế nào… Nếu yên yên thì chúng mình sẽ lên. Nếu quá thì mặc kệ! Nếu Oanh chạy, thế nào en cũng phải chạy cả đồ đạc cho chúng mình. Còn nhà thì tôi đã hẹn rồi: nếu cuối tháng chúng mình không lên, ông Học cứ việc cho người khác thuê.

Thứ vẫn dùng dằng. San sốt ruột bèn đổi ý. Y tặc lưỡi.

Ồ, mà cũng phải! Anh lên đi cũng được. Từ hôm Đích về, anh vẫn chưa gặp Đích… Với lại cũng nên đem đồ đạc về. Anh đem cả giùm tôi. Tôi thì thế nào cũng phải về. Nhà đang thiếu người làm. Đi mà không được việc thì thà ở nhà làm đỡ đi.

Thứ lưỡng lự thêm một lúc nữa. Rồi y đành đi một mình…

Đến Hà Nội, mới sáu giờ. Thành phố vẫn tấp nập như thường. Thứ yên lòng. Y đi la cà một lúc lâu, ngừng lại trước tủ kính các hiệu may, nhìn giá những sơ mi. Rồi y vào hiệu phở tái ăn. Nước dùng ngon. Y gọi luôn một bát thứ hai. Y còn có thể ăn được một bát nữa và đã toan gọi thêm, nhưng nghĩ ngợi một chút, lại thôi. Ra trả tiền, người ta tính y những hai hào. Trước kia, mỗi bát có năm xu. Cách đây hơn một tháng, đi ăn với San một lần y đã phải trả bảy xu. Bây giờ lại tăng lên một hào! Y chỉ còn vừa đúng hai hào lẻ, vẫn tưởng còn lại sáu xu để đi xe điện về trường. Không muốn đổi bạc, y đành đi bộ vậy…

– Càng khuya càng tốt!…

Thứ nghĩ thế. Thật ra thì y cũng không muốn đến trường vào lúc chưa tối hẳn. Hàng xóm người ta trông thấy. Người ta sẽ nghĩ bụng thế nào về một anh giáo khổ, ngây thơ đến nỗi tưởng rằng lúc này mà vẫn còn những trẻ con cắp xách đến trường? Họ sẽ cho y là một anh chàng cố đấm ăn xôi mất!

Bởi nghĩ thế, nên gần đến trường, y chọn mé đường tối cúi mặt xuống mà đi. Đến cửa trường, y gần nín thở, kiễng gót chân lên để rẽ vào. Không gõ cửa, y vẫn cầm cái quả nắm xoay đi một cái. Cùng một lúc, hình như có một người xoay cái quả đấm ở bên trong. Quả nhiên hai cánh cửa mở ra, không đợi y phải đẩy, kéo theo cả tay y…

Ai? À chú!… Sao chú lên muộn vậy? Thứ chực vào, Oanh bảo:

Chú đứng yên ngoài ấy… Tôi khóa cửa… Y ra và bảo tiếp

Nhà ở trên kia kìa!… Ở đây không có chỗ nằm. Đồ đạc khuân lên trên ấy cả rồi. Đây chỉ còn ít bàn ghế học trò chưa kịp dọn.

Không có ai ngủ ở đây à?

Không… Nhưng khẽ chứ, kẻo có đứa nào nó biết. Tôi đóng hết các cửa sổ rồi khóa cửa ngoài. Thôi, đi!…

Hai người vừa đi vừa nói chuyện nhỏ…

Thằng Mô đâu?

Nó về nhà nó từ trưa kia. Tai nạn quá! Bà mẹ vợ nó bị xe hơi cán, không biết còn sống hay đã chết.

Sao vậy?

Nào có biết!… Bà cụ nhà nó đi xe cát, chắc chậm chạp, lớ ngớ làm sao đó. Già rồi cũng yếu. Với lại xe hơi chạy còi báo động, còn phải nói!…

Oanh đổi chuyện, nói luôn việc thuê nhà mới.

Này chú ạ! Căn nhà tôi mới thuê rộng lắm. Ở ngay xế cửa nhà Hải Nam, chú biết đấy chứ gì. Chủ cái nhà cũ nay đòi đuổi, mai đòi đuổi, tức mình!… Với lại tôi cũng muốn thuê lên trên ấy, rộng rãi, để cho Đích ở. Ốm mà nằm cái nhà cũ thì chật chội quá, không chịu được… Đích về rồi đấy, chú biết chưa?

Đã… Tôi cũng thấy anh San nói chuyện…

Sao chú San biết? Hôm ấy chú ấy còn ở đây thì Đích còn nằm nhà thương Rôbin kia mà!…

Tôi tưởng anh Đích vẫn nằm nhà thương?

Không, về rồi… Tôi nói là về nhà ấy! Nhà thương đuổi về không cho nằm nữa. Đích mới về từ hôm qua.

Tim Thứ bắt đầu đập mạnh hơn. Y không tưởng y phải gặp Đích ngay lát nữa. Từ lúc ấy, y mặc Oanh nói, chỉ ầm ừ đáp lại. Y thấy lại những cái cảm giác của y ngày xưa hồi chưa cưới Liên, khi y sắp bước chân vào nhà bố vợ. Y chắc sẽ ngượng nghịu ghê gớm lắm…

Nhưng trái lại… Oanh lên trước, đi thẳng lại chỗ Đích nằm, một cái mền kéo lên kín cả vai…

– Chú Thứ đã lên.

Đích quay ra. Thứ cười dịu dàng, bước lại. Cái mền động đậy, Đích khẽ ngóc đầu lên, giơ ra một cái bàn tay rặt những xương. Thứ đưa tay, nắm lấy:

– Gầy lắm nhỉ?

Thứ giữ tay Đích trong tay mình, bảo thế. Đích cười buồn.

– Sắp chết, còn gì!

Y chớp mắt luôn mấy và bảo tiếp

– Moa mong toa mãi. Hôm về, thấy San, không thấy toa, moa cực quá! Hình như toa bỏ moa rồi vậy.

Mặt y co rúm lại, nước mắt tràn qua bờ đôi mắt sâu hoăm hoắm, chảy xuống đôi má lõm. Tay y run lên trong tay Thứ và cánh tay kia của y vội co lên, che mắt. Thứ thấy mờ đôi mắt. Y xịt mũi và an ủi Đích.

Anh đừng nghĩ thế… Chúng mình bỏ nhau sao được?

Moa vẫn biết. Nhưng khi người ta sắp chết, người ta thấy người ta cô độc lạ! Người ta oán những an hem, bè bạn lạ!

Rồi Đích chùi nước mắt, nhìn Thứ hỏi:

Lớp này tim toa thế nào? Bớt không?

XX

Bây giờ đã lâu rồi. Oanh chưa cho đánh trống, chỉ vì số học trò tụ tập ở trường còn ít quá. Chúng đứng quây cả vào một chỗ, độ mười lăm đứa. Mấy đứa lớn đang nói chuyện báo động với nhau, náo nhiệt chẳng kém gì một bọn cùng xem Tây du kí cả rồi, ngồi nhắc lại những đoạn hay.

Chúng tranh nhau mà nói, đứa nọ cướp lời đứa kia, xua tay bịt mũi, xun xoe, làm như sắp đánh nhau rồi lại hi hí, ha ha cười với nhau. Những đứa bé đứng ở ngoài, hếch mũi nhìn, cười nhút nhát hơn. Tất cả thỉnh thoảng lại một hai đứa nhìn trộm lên hiên gác, là chỗ thỉnh thoảng Oanh hoặc Thứ lại ra, vờ nhìn trời, nhìn đất những đâu đâu nhưng chính là để nhìn chúng… Sau lần đếm cuối cùng, Thứ bảo Oanh:

Lớp trẻ con chẳng có đứa nào, lớp dự bị một thằng, sơ đẳng ba thằng, cả hai lớp thì mới được năm thằng. Lớp nhất của tôi đông nhất: những năm nhân mạng.

Chưa đủ tiền nhà. Chết cha!

Oanh lắc đầu chán nản, kêu lên vậy, rồi hỏi Đích đang nằm ủ rũ

Có dạy không?

Có chứ!

Giọng nói và vẻ mặt Đích khi nói đến hai tiếng ấy, tỏ ra rằng y thấy câu Oanh hỏi vô lý lắm. Y bảo tiếp:

Cứ dạy. Một thằng cũng dạy. Rồi dần dần những thằng khác mới đi. Không dạy, chúng đi trường khác thì trường mình vỡ mất.

Y bàn:

Dồn tất cả vào làm hai lớp, mỗi người dạy một lớp. Khi nào có thể học trò, sẽ lại chia ra như trước. Thứ bảo:

Thế thì đánh trống đi. Muộn lắm rồi, chẳng còn đứa nào nữa đâu.

Oanh ngần ngại. Y muốn đóng cửa trường, đưa Đích về nhà quê dưỡng bệnh, vừa yên ổn, vừa đỡ tốn. Số tiền dành dụm cần giữ lại mà uống thuốc. Về nhà quê, ăn không mất, tiền nhà không mất, đã có song thân Đích. Đỡ được nhiều. Tội gì mà dạy học lỗ vốn để số tiền của mình mòn đi?… Đích nhất định không nghĩ thế. Gây được một cái trường đông học trò, khó lắm. Để cho tan, uổng quá! Cố mà giữ vững, nếu tình hình yên ổn, mình còn ăn về lâu, về dài. Vả lại, y không muốn về quê. Ở đây tiện thuốc thang, tiện đốc tờ. Về nhà quê thì chết mất… Y bảo vậy. Oanh biết không thể nào cưỡng lại đành ngáp dài một tiếng, đứng lên. Thứ gọi thằng Mô:

– Mở cửa đánh trống đi, Mô nhé!

Mô chẳng nói gì, đi ra cửa. Mặt nó sưng lên, như giận dỗi ai. Nó giận trời, giận đời, giận mẹ vợ, giận

tô, giận chiến tranh, giận tất cả mọi người. Tìm cái dùi trống không thấy, nó nhặt ngay một thanh củi tạ, đập loạng choạng mấy tiếng, rồi quăng ngay ra giữa lối đi. Oanh trông thấy, đen mặt lại, nhưng chỉ lắc đầu, chẳng nói gì. Thằng Mô bây giờ quá lắm rồi. Hơi mắng nó là nó cãi. Nó không muốn ở cho Oanh nữa. Cách đây ít lâu, Mô đã lén đi xin việc làm ở nhà máy rượu bia. Người ta hỏi nó trước làm ở đâu. Khi biết nó ở trường, ông ký giữa việc nhận người làm, vốn cũng có con học ở trường, tạt vào hỏi qua ý kiến Oanh. Oanh không thuận để Mô thôi. Mô không xin được việc làm. Nó căm Oanh từ đấy và trở nên chây lười và bướng bỉnh… Học trò vào. Thấy lớp còn rộng mênh mông chúng thích chí, hét ầm lên. Có đứa lăn cả ra bàn. Những đứa khác mỗi đứa một bàn và đua nhau dang chân, khuỳnh tay ra cho nó thích. Một thằng, vốn hay làm trò khỉ, thì lại so người lại, khép chặt hai tay vào cạnh sườn, nhăn mặt kêu: “Úi trời ôi! Chật quá! Không còn giãy được!”.

Thứ mỉm cười. Một tháng rồi mới lại được trông thấy chúng, y thấy yêu yêu chúng và dễ dãi, mặc cho chúng nó đùa, vả lại gắt với chúng làm gì? Trước tình thế này, trong lớp học chỉ có một thầy với mười trò, chúng chán học cũng như y chán dạy. Chẳng thế mà có đến ba đứa không mang bút, vở, bởi đi thì đi, nhưng cũng chắc nhà trường còn đóng cửa. Thứ không dạy vội. Y hỏi chuyện chúng, vui vẻ và thân mật, như một người anh đi xa về hỏi chuyện các em. Chúng nhua nhúa trả lời y. Chúng pha đùa. Chúng khoe những tin lạ với y. Chúng hỏi y và bàn tán về Tàu, về Nhật, về Nga, về Đức… Đang vui chuyện thì bỗng một thằng đứng phắt lên, trợn mắt, giơ một ngón tay lên ngang mũi.

– Lặng im! Lặng im…

Mọi người ngơ ngác, chưa hiểu sao, thì nó đã kêu lên:

– Báo động! Báo động!…

Lắng tai nghe, quả nhiên có tiếng còi rền rĩ văng vẳng tới. Chưa nghe thấy tiếng còi báo động lần nào, Thứ thấy lòng dạ bồn chồn. Tiếng còi gầm lên, rùng rợn, đau đớn, não nùng như tiếng kêu thất vọng của một con quái vật, báo một cái thảm họa gì sắp tới. Thứ hơi tái mặt đi. Học trò lục sục xô bàn ghế, tìm sách vở, như một đàn gà khi người ta mở cửa chuồng. Chúng la lên.

– Thưa thầy! Cho về ạ!… Cho về ạ!… Mai có đi không ạ?

Thứ đứng lên, giơ tay ra hiệu cho chúng đừng lộn xộn và ra lệnh:

– Cứ ngồi yên!… Đợi tôi một chút.

Y chạy lên gác. Oanh cũng vừa lên, đang nhìn Đích mỉm cười. Đích như người uất ức. Y quả là ốm nặng. Mới có thế mà nước mắt y đã ứa ra, y muốn nghẹn. Thứ và Oanh phải dịu dàng, phải ôn tồn hết sức. Ba người bàn một lúc, rồi quyết định. Trường sẽ đóng cửa mười lăm hôm nữa, nếu sáng mai vẫn còn báo động như thường. Oanh và Thứ bảo cho học trò biết, rồi cho chúng về. Cửa đóng lại rồi, họ lên gác, ba người lại ngồi, ngao ngán nhìn nhau. Oanh và Thứ hết cười gượng lại thở dài. Đích khóc.

dưới, những nhà hàng xóm ra cửa đứng, nhìn người, xe lũ lượt từ Hà Nội tuồn lên, đi qua đấy. Bà đỡ đi hết từ cửa nhà nọ đến nhà kia.

– Đã vui chưa?… Đã vui chưa?… Các ông! Các bà!

Bà cười bằng những tiếng cười đặc sệt, và bà lắc đầu, chán ngán. Lũ con gái nhà Hải Nam, hình như được thả lỏng hơn, cũng ra cổng đứng, nhìn những người chạy ra ngoài thành phố, đùa bỡn, cấu chí, xô đẩy nhau, cười hi hí. Cụ Hải Nam ở trong nhà, chẳng biết gắt gỏng gì, quát om sòm. Tiếng cụ nghe sang sảng. Ra hiên gác đứng, Thứ thấy những anh xe, chị vυ" nhà cụ nhao nháo chạy đi chạy lại, mặt nhăn nhó và khổ sở. Có tiếng đập bàn, đập ghế hay quăng đồ đạc rầm rầm. Lũ con gái đứng ngoài cổng sợ hãi, lè lưỡi nhìn nhau, rồi lùi lũi rút vào trong nhà hết. Họ không dám đi cùng một lượt, cúi mặt rón rén chân. Thứ lấy làm mừng vì hồi nào, y đã không vào nhà cụ Hải Nam, hỏi trọ…

Ngày hôm sau, vẫn còn có báo động, cả ngày hôm sau nữa. Thế là cái việc trường phải đóng cửa thêm mười lăm hôm, đã là sự dĩ nhiên rồi. Cả ba người chán nản hơn. Bao giờ người ta cũng cố bám vào một chút hy vọng để hy vọng đến cùng. Nhưng hầu như cả ba người cùng tin chắc rằng mười lăm hôm nữa cũng chưa khai giảng được, hoặc còn báo động, hoặc số học trò ít quá, hay là không có hẳn. Tuy vậy, họ cũng cho dán ở cửa trường, tờ yết thị thế này: “Các lớp nghỉ hè bắt đầu học từ 15 Juillet sắp tới. Lớp nhất và lớp nhì có học thêm tiếng Anh”. Đó là mưu của Đích. Y có một quyển tự học tiếng Anh đưa cho Thứ, bảo Thứ cố học lấy mấy chục bài, để rồi sẽ truyền lại mỗi tuần vài bài cho học trò…

Bệnh Đích tăng. Hôm nào y cũng sốt về chiều. Y mất ngủ luôn. Đáng lo ngại nhất là tinh thần y đã trở nên yếu quá. Mỗi lần cặp ống hàn thử biểu xong, y lại buồn rầu, y hay tủi thân, hay khóc như những bà già. Y hằn học với Oanh, day dứt, mỉa mai, giận dỗi Oanh chán rồi lại xin lỗi Oanh, khóc với Oanh. Y uất hận vì những cớ chẳng đáng kể vào đâu, mà mỗi lần hơi có điều gì chẳng vừa lòng, lại trợn mắt nghiến răng, đập phá hung hăng, nhiều khi lại còn rít lên chửi Oanh, túm lấy Oanh toan đánh, đạp, bóp cổ, đâm chém nữa. Mỗi lần, Thứ lại xông vào, ôm chặt lấy y, cố dìu y nằm xuống. Như vậy chẳng khó gì. Bởi vì sức y chỉ còn bằng sức một con gà. Ôm lấy y, Thứ chỉ dám dùng một nửa sức mình, sợ làm y bẹp ngực. Cái khó là làm thế nào cứu chữa y, sau mỗi cơn điên. Bởi vì sau lúc ấy thường y trợn ngược mắt lên, cứng hàm ra, thở hồng hộc thành những tiếng rên như tiếng một con bò đực bị chọc tiết kê, lạnh toát chân tay, rồi cứ thỉu dần đi, chực chết. Thứ và Oanh lại cuống quýt xoa, bóp cho y, cố gọi cho y tỉnh lại, có khi Thứ phải đi tìm thầy thuốc.

Không có việc gì làm, Thứ toan đọc sách, nhưng không đọc được. Óc y lúc này không còn chỗ cho

những điều suy nghĩ trầm mặc. Những sách dễ đọc, những tiểu thuyết thì lại nhạt phèo. Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hϊếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen. Mối tình của anh này với chị kia, cái giọng lướt mướt của một kẻ thất tình cũng như những thương tiếc vẩn vơ của một anh chàng đầu óc không bận vướng một việc gì, bèn nhớ hão, mong hờ cho đoạn tháng ngày… Những cái ấy có nghĩa lý gì bên cạnh cuộc sống sôi nổi, rất ồn ào, rất chật vật, rất đau thương

quanh ta? Những cái ấy có nghĩa lý gì, bên cạnh ngay chính những lo lắng, những băn khoăn, những tủi hờn ở trong ta? Lúc này mà bình tĩnh nằm đọc sách, Thứ thấy mỉa mai quá! Y chạy lăng quăng. Để đi trốn những buồn lo hay để trông nom vào sự tình cờ? Hình như y ngầm mong sẽ gặp ở chỗ này, chỗ khác một việc làm, một món tiền rơi, một ý kiến gì giúp y có kế sinh nhai, khỏi phải ăn báo vợ trong những ngày sắp tới. Y đọc những lời rao vặt trên các báo hằng ngày. Y xem những tờ yết thị ở các sở công tư, trên xe điện, ở tủ kính các cửa hàng, ở trên những bức tường. Toàn những người muốn bán, muốn nhượng, muốn để lại, muốn mua. Toàn những bản cáo thị dạy người ta phải làm thế nào khi có báo động, có tàu bay, có bom rơi. Toàn những lệnh tản cư. Một đôi khi chỗ dạy học ở tư gia… Thứ đi chán lại về, mệt mỏi thêm, cái vẻ phờ phạc, thẫn thờ vẫn không rời khỏi mặt. Đích vẫn rên. Oanh vẫn thở ngắn, than dài, nước mắt rưng rưng. Thứ lại càng sốt ruột…

Một hôm, đang cúi mặt đi, y ngước đôi mắt thẫn thờ lên và bỗng gặp một đôi mắt đen lay láy nhìn y. Tim y nhảy thót lên. Y nhận ra Tư. Tư cúi mặt nhìn xuống, e lệ và hơi bối rối. Lòng Thứ xao lên, nhưng chỉ một phút thôi. Rồi y lại lạnh lùng ngay. Lúc này, hình như tất cả những cái gì không phải là cơm ăn, việc làm đối với Thứ đều bị coi là phù phiếm, là vô ích cả. Y nghĩ đến Liên, đến việc hôm nào… Thật là trẻ con! Thật là điên rồ! Làm như Liên là một tiểu thư chẳng có việc gì ngoài cái việc nhí nhảnh và vui vẻ, trẻ trung! Làm như y chẳng có việc gì phải lo, ngoài cái việc gìn giữ vợ yêu! Những chuyện ấy không có sự quan trọng lớn lao quá thế đâu! Điều quan hệ là làm thế nào cho được sống. Cơm! Áo! Sự an toàn! Tương lai của mình! Tương lai của các con! Sống! Sống!… Tất cả sự quan hệ là ở đó. Phải làm thế nào cho được sống, được ngước mắt lên, được thở hít tự do, cùng với tất cả mọi người. Cuộc sống đè nặng lên ngực người ta quá!

Y rẽ vào nhà ông Học. Con chó kéo cái xích sắt kêu loảng xoảng, sủa mấy tiếng ông ổng, rồi nhận ra người quen, vẫy đuôi mừng. Ông Học đang nằm có nửa người ở trên giường, hai tay chít lại ở dưới đầu, hai chân buông xuống thềm nhà, vội ngồi lên:

Kìa! Ông giáo! Chào ông!

Ông ạ! Hôm nay ông lại rỗi.

Vâng, thưa ông mấy hôm nay người ta chạy cả, hàng bán không mạnh lắm, nhà tôi làm ít đi, nên gần rỗi cả ngày.

Ông bà có định chạy đâu không?

Thưa ông, không ạ! Chạy thì lấy gì mà ăn được? Ở nhà quê chúng tôi, một thước đất cắm dùi không có. Thôi thì đành nhẽ…

Ông phàn nàn về nỗi từ hôm có báo động đến nay, ông thua thiệt. Hàng ế. Đậu nành lên giá. Giá gạo cũng đột nhiên cao vọt hẳn lên… ông hỏi Thứ về tình hình trên nhà trường… Bà ở dưới căn nhà lá, chạy lên.

Chào ông giáo!

Vâng! Chào bà! Bà có chạy không?

Thưa ông, có ạ! Mẹ con tôi sắp đi đây ạ! Tôi vừa bảo: lên chào ông chủ và gửi lại ông cái nhà… Thưa ông, cũng chẳng phải sợ bom đạn gì đâu! Nhưng thóc cao, gạo kém quá! Công làm thì vẫn thế. Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ…

Ở nhà quê, bà có nhiều ruộng đất không?

Thưa ông, không ạ! Chẳng nói giấu gì hai ông, trước nhà cũng có vài sào vườn, hơn một mẫu ruộng, nhưng thầy cháu bán cả rồi. Bán để lấy tiền buôn bán, bắt cả mẹ con tôi ra Hà Nội bảo: “Ra Hà Nội, đi bán cháo còn hơn ở nhà quê bám lấy mấy sào vườn, hơn mẫu ruộng…”. Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi, nhưng ruộng đất bán hết rồi, nên cũng phải đi. Đi, nên bây giờ mới khổ.

Thế bây giờ bà đưa cháu về đâu được?

Chẳng nói giấu gì hai ông, bây giờ thì đành nhẽ, tôi lại cho các cháu về ở nhờ nhà chị, nhà em, rồi lại làm thuê cuốc mướn, mò cua bắt ốc, buôn thúng bán mẹt, gặp cái gì làm cái ấy, lần hồi nuôi các cháu. Ở nhà quê, mọi thứ thế nào cũng còn rẻ hơn…

Thứ toan hỏi về ông chồng, nhưng lại ái ngại, không muốn hỏi. Bà chào Thứ và ông Học, rồi bà xuống nhà lá, lấy cái thúng đựng tất cả gia tài, sự nghiệp, dẫn hai con ra về. Vẫn cái áo cánh như mọi bữa. Cả ba mẹ con buồn xìu xịu. Hai con bé hình như không còn muốn bước. Bà phải thúc chúng đi nhanh mấy lần. Ra đến cổng, bà gặp u em. U em bám lấy bà:

Mẹ con về nhà quê thật đấy ư?

Về thật!

Họ nhìn nhau một lúc. Rồi bà mếu, u em mếu. Hai đứa trẻ, bị lây, cũng khóc. Bà vội vàng đẩy hai con đi trước rồi vỗ vai u em từ biệt.

– Thôi! Mẹ con tôi đi đây, u em ạ! Chào u em ở lại.

Bà vừa đi, vừa lau nước mắt. U em cũng kéo dải yếm lau nước mắt, đi chéo qua bếp, vào buồng…

Thứ đứng lên, chào ông Học

– Xin vô phép ông… Ông ngồi chơi, tôi xuống qua dưới này một chút.

Y xuống nhà bà Hà. Chính y cũng không hiểu rõ tại sao y đến khắp lượt nhà mấy người quen như vậy. Y làm như y sắp đi xa và đi từ biệt những người quen thuộc. Có lẽ y biết y sắp rời nơi này hẳn. Có lẽ y tò mò… Chỉ mình Hà ở nhà. Nó ôm con. Căn nhà lá ẩm ướt, tối o mom. Hà nghe tiếng chào. Y biết rằng nó khóc. Thì ra nó đang ngồi khóc một mình, nước mắt làm mờ mắt nên không trong rõ y ngay được. Y hỏi thăm về bà cụ. Nó lại hu hu khóc.

Thưa cậu, bà con thì chết rồi. Người ta xe vào nhà thương. Thưa cậu, thấy nhà con bảo bà con mê man, không biết gì. Thưa cậu, không biết hôm nay còn sống hay chết rồi? Chúng con, cũng chẳng đứa nào đến được. Con thì ôm cháu ngồi đây, với lại con sản hậu ốm mãi, ra sự cũng chưa chịu khỏi. Nhà con thì bận. Thấy nói: cậu Đích cũng ốm nặng lắm, nhà con cũng dát, không dám xin phép cô giáo cho nghỉ để đi xuống nhà thương thăm bà con…

Thăm nom gì! Chết lúc này là phúc…

Tiếng Mô. Thứ và vợ Mô cùng quay ra cửa. Mô bước vào…

Thưa cậu, cậu đi đâu mãi thế ạ? Cậu Đích hôm nay mệt lắm. Mô bảo y như vậy. Y bảo nó:

Lúc này, mày chịu khó xuống nhà thương xem bà cụ đã khỏi chưa. Bỏ liều bà cụ thế, phải tội. Nó cười buồn:

Thưa cậu, con thì nhất định chẳng thăm nom gì nữa. Bà còn sống nhờ trời, chết nhờ nhà thương. Đem về nhà, biết lấy gì mà chôn! Với lại, nói cậu bỏ lỗi, lúc này bà con chết là bà con may đấy. Như chúng con mới khổ! Vợ ôm con, ngồi đây. Chồng làm chỉ đủ chồng ăn. Giá còn bà con thì khi nào nhà con khỏe, bà còn bế con cho, để nó đi làm. Bây giờ như thế…

Thứ móc ví, lấy năm hào, cho con nó. Y ra về…

Một cái xe hơi đã đậu trước cửa nhà Hải Nam. Đầy tớ chạy đi, chạy lại khuân đồ đạc. Thỉnh thoảng một cô, áo dài tha thướt, ra khỏi một cái cửa, thấp thoáng ở ngoài hiên một tí rồi lại vào một cái cửa khác. Họ tấp nập sửa soạn đi về ấp…

Oanh mở cửa.

À! Chú! Chú đi đâu mãi thế? Tôi mong chú mãi Mắt y còn ngân ngấn nước. Thứ hỏi ngay

Thế nào?

Chú đóng cửa lại giùm tôi đã…

Và khi Thứ khóa cửa xong…

Chú vào trong này, tôi nói chuyện… Y nói khẽ.

Chú về nhà quê giùm tôi nhé!

Làm gì?

Tìm người nhà Đích. Đích mệt lắm rồi, chú ạ! Thế nào cũng chết. Mà chết mau chứ không lâu. Có khi chỉ ngày mai, ngày kia, vài ba hôm nữa. Tôi biết lắm. Đêm qua tôi chiêm bao thấy…

Y nức nở, đưa mùi xoa lên bịt chặt lấy hai con mắt. Đôi vai gầy và cái ngực y nhấp nhô, theo tiếng khóc cố nén đi. Thứ bảo:

Biết đâu mà tin vào mộng mị?

Không! Tôi biết lắm!… Đích không sống được. Tôi biết đã lâu. Tôi bảo Đích về quê đã mấy lần. Nhưng Đích không nghe. Đích cứ bám lấy tôi. Nếu Đích chết ở đây thì lôi thôi cho tôi lắm. Tôi lấy địa vị gì mà làm ma cho Đích? Cũng tại ông bà chánh cứ rùi gắng mãi, không chịu cưới tôi cho Đích. Bây giờ thành ra dang dở. Tôi đã vậy. Tôi không tiếc gì với Đích. Nhưng còn bà tôi, ba tôi, các em tôi… với người ngoài… Tôi đã bảo mãi Đích về đi, rồi tôi sẽ nói dối nhà tôi, tôi sẽ về với Đích sau. Tôi không bỏ Đích đâu. Nhưng Đích cứ khóc, cứ dằn dỗi, cứ bảo tôi muốn đánh lừa Đích về rồi bỏ Đích! Chú nghĩ, Đích đang ốm đau như vậy, tôi nỡ lòng nào mà bỏ Đích! Nhưng nói thế nào thì Đích cũng không tin. Bây giờ Đích quá rồi. Tôi không chắc Đích có qua được đêm nay. Chú về tìm ông Chánh lên ngay hộ tôi, phòng Đích chết còn dễ xử. Nhưng chú đừng nói cho Đích biết. Đích có hỏi, tôi sẽ nói dối rằng chú đi Hà Đông chơi…

Thứ mặc cho Oanh nói. Y chỉ cúi đầu nghe, chẳng nói gì. Y thấm thía buồn. Người ta yêu nhau đến có thể chết vì nhau, nhưng vẫn không dám tận nghĩa cùng nhau chỉ vì chưa cưới hỏi! Nhưng trách gì Oanh! Thứ nhiều khi cũng có những cái sợ vô lý, những cái e ngại lố lăng, nó khiến y không dám cư xử theo lòng mình…

Thứ rón rén lên gác, lại gần chỗ Đích nằm, Đích thở nặng nhọc lắm rồi. Thứ nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh y…

– Anh Đích ơi! Mệt lắm ư?

Đích mở mắt ra. Đôi mắt uể oải, nặng u buồn, nhìn một lúc, nhận ra kẻ gọi mình, lại đờ ra. Nước mắt rưng rức, Đích mếu.

– Tôi chết…

Tiếng Đích phều phào, rưng rức… Thứ lặng lẽ nhìn một lúc rồi dịu dàng bảo:

– Tôi đưa anh về quê nhé?

Đột nhiên mắt Đích long lên. Y thở mạnh hơn, dằn dỗi.

Về nhà quê làm gì hở Thứ? Về chỉ càng thêm cực. Thà cứ nằm ở đây. Nếu quá, tôi sẽ cố lê ra cái bãi cỏ trên kia… Tôi sẽ lăn ra mà chết như một đứa ăn mày… Chẳng phải phiền đến ai…

Y ngừng một chút để thở hồng hộc như bò, rồi rít lên, hai hàm răng khô nghiến chặt.

– Đời!… Ôi chao đời!…

Oanh sụt sịt, úp mặt vào mùi xoa…

***

Thứ đứng tựa mạn tàu… Người ta không thể ước ao một buổi sáng đẹp hơn. Trời xanh lơ, tươi màu như vừa mới quét sơn. Một vài túm mây trắng, lửng lơ. Không gian như rộng quang ra. Ánh nắng chan hòa và rực rỡ. Nhưng Thứ buồn…

Y nhìn đằng sau, Hà Nội lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần. Biết bao nhiêu là ước vọng cao xa khi còn ngồi trên ghế nhà trường! Cái đầu tóc mới nuôi có bao giờ thèm mong sau này làm một ông phán tầm thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương về nuôi vợ, nuôi con? Y sẽ đỗ thành chung, y sẽ đỗ tú tài, y sẽ vào đại học đường, y sang Tây… Y sẽ thành một vĩ nhân đem những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân. Vào Sài Gòn, y đã làm một kẻ lông bông. Tuy vậy, mấy năm ở Sài Gòn cũng là một quãng thời gian đẹp của y. Ít ra, y cũng hăm hở, y đã náo nức, y đã mong chờ. Y đã ghét và yêu. Y đã say mê. Y đã ngồi ở thư viện không biết mỏi lưng và đón một dịp đi Pháp không biết nản… Về Hà Nội, y sống rụt rè hơn, sẻn so hơn, sống còm rom. Y chỉ còn dám nghĩ đến chuyện để dành, chuyện mua vườn, chuyện làm nhà, chuyện nuôi sống y với vợ con y. Nhưng cũng chưa đến nỗi hỏng cả mười phần. Ít ra, y cũng còn làm được một việc gì, còn kiếm nổi bát cơm của mình ăn. Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!…

Nghĩ thế y thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. Y sẽ đi và bất cần tất cả!… Nhưng mà Hà Nội vẫn lùi dần, lùi dần… và đời y cũng lùi dần. Y đang lùi về một xó nhà quê. Con tàu trở y về. Y cưỡng lại làm sao, bởi vì y đang ở trên con tàu đó. Chiều hôm nay, về đến nhà, y sẽ bảo Liên rằng trường đã vỡ rồi, y hết kế sinh nhai, y sẽ ra đi, sẽ đi liều… Liên sẽ vuốt tóc y, xoa đầu y, vỗ về y vào bảo rằng y sẽ chẳng đi đâu. Và y sẽ chẳng đi đâu… Ấy! Cái đời y là vậy! Y biết thế! Y nhu nhược quá, hèn yếu quá! Y không bao giờ cưỡng lại, không bao giờ nhảy xuống sông, xuống bể, không bao giờ chĩa súng lục vào mặt người bẻ lái và ra lệnh cho hắn hãm máy, quay mũi lại. Y chỉ để mặc con tàu mang đi.

Hà Nội vẫn lùi dần, lùi dần… và bây giờ thì xa rồi, khuất hẳn rồi. Hai bên bờ sông, lần lượt qua những đồng ruộng và những khóm tre, những làng mạc xo ro, những người nhà quê bao nhiêu đời nay đương đánh vật nhau với đất. Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại ở đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi…

Bên cạnh Thứ, một anh chàng nhà quê trẻ tuổi, mượn được tờ báo của một kẻ đồng hành, mở ra, ề à

đọc cho mấy người nhà quê khác nghe chung. Thứ nhớ đến cuộc chiến tranh ghê gớm hiện thời. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu thành phố tan nát! Cái thảm sông máu, núi thây thật là rùng rợn. Nhân loại lên cơn sốt rét, đang quằn quại, nhăn nhớ, rên la, tự mình lại cắn mình, tự mình lại xé mình, để đổi thay. Cái gì sẽ trồi ra? Lòng Thứ đột nhiên lại hé ra một tia sáng mong manh. Thứ lại thấy hy vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn… đẹp đẽ hơn… Nhưng y lại đỏ mặt ngay. Người ta chỉ được hưởng những cái gì mình đáng hưởng thôi. Y đã làm gì chưa?

Viết xong tại Đại Hoàng 1-10-1944

SÁNG TÁC SAU CÁCH MẠNG
« Chương TrướcChương Tiếp »