Chương 1

Trang Vi là một cô gái sinh ra đầu năm tám mươi, sống trong khu đại viện của hải quân, là con một trong nhà, di truyền đầy đủ ưu điểm của cha mẹ. Từ nhỏ cô đã trắng mịn đáng yêu khiến người người yêu thích, ăn cơm của mọi nhà trong khu đại viện, dưới ảnh hưởng soi sáng của tư tưởng “Kí ức đau khổ, ân tình ngọt ngào” với “Ba đại kỉ luật tám dòng chú ý” mà khỏe mạnh trưởng thành.

Lúc ba Trang xuất ngũ chuyển nghề, Trang Vi vừa mới đi nhà trẻ liền theo ba Trang chuyển tới nhà trẻ của Cục Thuế vụ thành phố. Từ đó về sau rời khỏi cuộc sống nghe kèn hiệu và chương trình phát thanh của quân đội, chuyển đến một tòa nhà hai tầng do quân đội cung cấp. Trang Vi từ đó có một phòng riêng, một cái giường nhỏ, còn có một cái bàn học của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Những nhà khác, trẻ con sống chết cũng không chịu ngủ riêng với cha mẹ thì Trang Vi lại khác, tật xấu ấy hoàn toàn không tồn tại. Từ nhỏ cô đã có suy nghĩ không phụ thuộc vào người khác, việc mình có thể làm được thì tự mình làm, thậm chí có thể theo yêu cầu của ba Trang gấp chăn thành hình dạng một khối đậu hũ. Tuy rằng còn cách xa tiêu chuẩn của một quân nhân nhưng ba Trang vẫn rất vui mừng.

Sau khi nhà máy dệt đóng cửa, má Trang dưới sự phân công của nhà nước liền đến công tác ở một xí nghiệp kim loại màu. Mỗi cuối tuần được nghỉ ngơi, má Trang đều dẫn Trang Vi ngồi xe bus rất lâu đến bờ biển cách xa nội thành để bắt ngao suốt một ngày liền. Thực ra ngao tự mình bắt so với ngoài chợ bán cũng chẳng ngon hơn bao nhiêu, chẳng qua do má Trang biết Trang Vi từ nhỏ rất thích biển lớn, tiếng cười “khanh khách” của cô khi chạy đón gió biển cùng những bọt nước trắng xóa luôn truyền đi thật xa.

Vài năm trước khi biển lớn còn chưa bị ô nhiễm, nước biển xanh thẳm, hải âu bay lượn xung quanh vùng duyên hải, bờ cát vàng phủ kín đủ các loại vỏ sò có màu sắc và hình dáng xinh đẹp, Trang Vi vừa đến bờ biển sẽ đặc biệt phấn khích mà đón những bọt nước trắng xóa, chân thấp chân cao chạy dọc đường bờ biển cho đến khi chạy đủ rồi sẽ ngoan ngoãn ngồi xuống cạnh má Trang, cầm một cái xẻng nhỏ làm bằng tay, đi theo má Trang cùng nhau bắt ngao. Yên tĩnh không được bao lâu đã bị những đám tôm cua cá nhỏ bé ẩn núp sau tảng đá cướp đi sự chú ý, đến khi hai người kết thúc công việc trở về nhà, trong thùng nhựa có rất nhiều ngao cùng với hàng đống tôm cua cá. Cô bé mỗi lần đều dâng vật quý này cho ba Trang vừa đi làm về xem, đến khi được ba Trang không biết mệt khen ngợi xong, sẽ vui vẻ hoan hỉ cả ngày

***

Lúc Trang Vi được sáu tuổi rưỡi, liền rời nhà đến một trường tiểu học trọng điểm của thành phố cách đó không xa. Vào cuối năm tám mươi đầu năm chín mươi, trường tiểu học không còn quy định mở cuộc thi phỏng vấn để nhập học mà là dựa theo sự phân chia khu vực để nhập học. May mắn là nhà Trang Vi ở khu vực có trường tiểu học chất lượng cao, ngoại trừ ngày đầu tiên khai giảng ba Trang dẫn Trang Vi đi tham gia lễ khai giảng để thông thuộc đường đi còn đâu trong suốt năm năm cô học tiểu học, ba mẹ trên cơ bản đều không đưa đón cô đến trường.

Kết thúc thời kì béo tròn đáng yêu của trẻ con, Trang Vi gầy giống như một cây đậu, khuôn mặt nhỏ bằng bàn tay, đôi mắt đen long lanh chiếm phần lớn tỉ lệ khuôn mặt, người gầy loắt choắt, gió lớn một chút liền nghiêng ngả theo hướng gió, giống như sắp bị thổi bay, lần nào cũng làm cho ba má Trang lo lắng không yên, nhưng lại không có cách nào, tuy rằng con nhóc này không kiêng ăn, nhưng mỗi lần nghe thấy chữ “ăn cơm” lại lưỡng lự giống như nghe thấy “ăn độc dược”. Chỉ một cái bánh bao mà chỉ hận không thể chia làm tám phần để ăn, so với con mèo lười trong nhà còn không bằng.

Trang Vi nuôi một con mèo nhị thể lười biếng, không phải là giống mèo quý hiếm, mà chỉ là nuôi dưỡng bên người từ nhỏ.Con mèo cũng có linh tính nên phần lớn thời gian đều đi theo Trang Vi. Lúc còn ở tầng trệt của khu đại viện, nó mỗi buổi chiều đều chạy ra ngoài chơi đùa, chỉ đến lúc trời nhá nhem tối mới vụиɠ ŧяộʍ mở cửa sổ chui vào, thong thả giẫm lên mặt Trang Vi mà đi qua, lưu lại một chuỗi dấu chân mèo, chui vào trong chăn của Trang Vi để ngủ. Loại việc thú vị như thế này đã xảy ra vô số lần trên người Trang Vi và con mèo, thường làm cho ba Trang má Trang dở khóc dở cười, thậm chí má Trang còn từng nói đùa rằng có thể biên soạn một cuốn tiểu thuyết lấy nhan đề là “Những sự việc không thể không nói của nhà Tiểu Vi cùng con mèo lười”.

Trang Vi đối với sự việc buồn cười này hoàn toàn không có ấn tượng, hầu hết đều là nghe từ ba Trang má Trang hoặc mấy dì hàng xóm kể lại, cho nên mỗi lần cô nhìn vào mắt cái con mèo lười kia đều sẽ có một lại cảm giác không thể nói rõ, giống như là… cuộc cách mạng bồi dưỡng cảm tình?

Một nửa học kì của năm đầu tiên, Trang Vi gặp hai người có ảnh hưởng sâu sắc đến mình, từ đó mở ra hàng loạt những thăng trầm của thời niên thiếu.

Viên Viên cùng Đỗ Hiểu Phi là những người Trang Vi gặp sau khi bị đội nhạc cổ truyền của trường lựa chọn làm tay trống, vì cùng tuổi lại vừa khéo đều bị chọn làm tay chơi trống, cho nên tụ họp thành bạn cũng là chuyện thường tình.

Ba người ở rất gần nhà nhau, cho nên từ đó bất luận là đến trường tan học hay là đến phòng nhạc tập đánh trống, hầu hết đều có thể nhìn thấy ba người bọn họ tụ tập vui đùa ầm ĩ. Trang Vi sinh ra muộn nhất trong ba người, nhưng lại là người chững chạc nhất, nên mỗi lần hai người kia gặp rắc rối bỏ lại tình thế hỗn loạn, đều là Trang Vi tới thu dọn tàn cuộc. Mà loại hình thức ở chung thế này còn kéo dài thật lâu thật lâu về sau khiến cho Trang Vi hiểu được một cái chân lí rất sâu sắc: Tiểu phát thật ra là dùng để bán! ( bóc lột sức lao động của người nhỏ)

“Hai đứa mày nghỉ hè định làm cái gì?” Viên Viên mυ"ŧ que kem, ngồi xếp bằng cạnh Trang Vi và Đỗ Hiểu Phi.

“Làm bài tập.” Trang Vi chống má xem hoa nở ở phía xa, trả lời.

“Học ballet.” Đỗ Hiểu Phi bộ dạng phờ phạc ủ rũ, cúi đầu, uể oải đáp lại.

“Hả? Mày? Múa ballet?” Viên Viên kinh ngạc nhìn khuôn mặt cùng dáng người béo tròn trẻ con của Đỗ Hiểu Phi, bộ dạng giống như nghe nhầm

“Tao biết mày sẽ có vẻ mặt này mà, tao là bất đắc dĩ bị ép buộc, mẹ tao muốn tao nhất định phải đi cung thiếu nhi, tao đang muốn nói với chúng mày chuyện này. Bạn chí cốt thì nên cùng tao đi cung thiếu nhi học đi?”

“Được không? Tiểu Vi Tiểu Vi Tiểu Vi….” Đỗ Hiểu Phi dứt lời, liền ôm lấy Trang Vi mà lắc qua lắc lại

Đỗ Hiểu Phi từ nhỏ đã hiểu được thế nào là quả hồng mềm, cho nên không cần tốn nhiều công sức, ba người nghỉ hè năm đầu tiên cứ như vậy đã bị sắp xếp ổn thỏa.

Ba Trang má Trang đối với đề nghị này không có ý kiến, thậm chí còn hi vọng Trang Vi vận động nhiều một chút, không chừng như thế sẽ ăn được nhiều hơn. Vì vậy rất ủng hộ đề nghị của Trang Vi, nghỉ hè vừa mới bắt đầu liền giúp cô đi đăng kí lớp múa ballet ở cung thiếu nhi. Nghỉ hè ngày thứ hai, ba đứa bé choai choai cùng nhau bắt đầu cuộc sống học múa ballet.

Thật ra, thời gian đầu học rất khổ, những bước múa cơ bản cộng với áp lực đè lên cơ chân làm cho Viên Viên kêu khổ thấu trời. Nếu không phải ba người cùng nhau luyện tập, ít nhiều cũng có thêm động lực thì cô đã sớm không thể kiên trì với cuộc sống học múa buồn tẻ và vô vị này.

Nghỉ hè năm đầu tiên của Trang Vi thật sự quá phong phú, mỗi ngày đều đến cung thiếu nhi học múa ballet ba tiếng, giữa trưa về nhà ăn cơm, buổi chiều dựa theo kế hoạch sớm được đề ra mà hoàn thành phần bài tập hè trong ngày, xem tivi, gần năm giờ sẽ đi xuống lầu đến nhà ga cách nhà không xa chờ má Trang tan làm .Mẹ con tay trong tay đi chợ mua đồ ăn về nhà, má Trang nấu cơm, Trang Vi ở cạnh bên phụ mẹ, thái thức ăn, đổ nước,… Lúc ba Trang tan tầm trở về, cơm chiều vừa vặn làm xong, ba người cơm nước xong sẽ đi bộ dọc theo đường núi một tiếng, rồi về nhà tắm rửa, xem tivi, đi ngủ.

Hoặc là đến nhà cô bảy hay dì tám, Trang Vi với anh em họ hàng đều có quan hệ tốt. Cô lại là đứa nhỏ nhất trong cả mấy người, cũng là đứa con gái duy nhất cùng trang lứa, chưa kể ngàn vạn sủng ái dành cho một mình cô. Trong nhà từ trước đến nay chưa từng ngăn cấm cô ăn đồ ăn vặt. Tuy rằng cô đối với thịt bò khô, cá khô, nước ngọt đều không có hứng thú, nhưng chú bác anh em trong nhà đều thích mang một vài thứ trẻ con thích đến trước mặt Trang Vi. Ngay cả việc con trai không thích chơi cùng con gái trong truyền thuyết cũng không xảy ra với cô, thậm chí vì cướp đoạt “quyền sở hữu” Trang Vi mà vài người còn tranh nhau đến đầu rơi máy chảy, chỉ hận không thể trở mặt thành thù, ra tay hết sức…

Trang Vi từ những sự kiện trên tổng kết ra một cái chân lí khác: Quả nhiên vật nát vì xa hoa!