Chương 187-1: Cái chết không hoàn hảo và cái chết hoàn hảo (1)
- Ngươi chưa chết!
La Sĩ Tín không thể tin nổi nhìn vào vẻ mặt tươi cười của Lý Nhàn, mắt trợn trừng. Gã theo bản năng thúc ngựa lao về phía trước cẩn thận dò xét khuôn mặt của Lý Nhàn, hồn nhiên không để ý tới chiến cục. Kỵ binh Yến Vân trại phía sau Lý Nhàn đã đánh tới, quân giặc bao vây La Sĩ Tín đã bị gϊếŧ tán loạn. Lý Nhàn giơ hắc đao lên chỉ về phía trước, gào thét kỵ binh xông lên gϊếŧ chết quân giặc Cự Dã Trạch.
Lý Nhàn thấy Trương Kim Xưng chạy đi rất xa liền nhíu mày, chỉ về phía Trương Kim Xưng nói:
- Lát nữa sẽ giải thích với ngươi, trước tiên phải gϊếŧ chết thằng nhãi Trương Kim Xưng này đã rồi tính tiếp!
La Sĩ Tín dụi dụi mắt, liền bật cười ha hả nói:
- Được! Ngươi và ta cùng gϊếŧ giặc!
Gã đã chú ý tới bộ giáp đen đó của Lý Nhàn, cũng chú ý tới không biết bao nhiêu kỵ binh tinh nhuệ phía sau Lý Nhàn. Gã chỉ là theo bản năng cảm thấy có gì đó không thỏa đáng. Trong khoảng thời gian ngắn lại không kịp có phản ứng gì, hai người lần lượt đuổi theo Trương Kim Xưng. La Sĩ Tín bỗng hiểu ra chỗ nào không thỏa đáng.
- Phủ binh Đại Tùy!
Nghĩ tới điểm này, La Sĩ Tín lại nhìn kỹ lại đám kỵ binh đó, phát hiện thấy có một số chỗ khác thường. Không sai, trên người những kỵ binh đó quả thực là mặc áo màu vàng có số theo kiểu Đại Tùy. Bì giáp bên ngoài cũng là bì giáp kiểu kỵ binh Đại Tùy. Điểm khác biệt là, trên tay phải của những kỵ binh này đều buộc một dải vải đỏ!
Không phải cờ chiến của Đại Tùy!
Tầm nhìn của La Sĩ Tín đã dừng lại trên lá cờ tung bay của kỵ sỹ đó một hồi, bỗng thấy trong lòng căng thẳng.
]Cờ chiến của Đại Tùy là màu đỏ, giống như màu máu. Còn đám kỵ binh dưới trướng Lý Nhàn này dù là một cánh quân phủ binh, nhưng cờ chiến của họ lại là màu đen. Đen giống như màn đêm đen tối nhất. Hơn nữa còn có mây đen che phủ mặt trăng, giống như màu đen của thanh hắc đao đó trong tay Lý Nhàn. Đặc biệt là ba chữ lớn màu đỏ đó giống như máu tươi của kẻ địch treo trên hắc đao Lý Nhàn vậy.
Yến Vân Trại!
Yến Vân …Yến Vân ….
Trong lòng La Sĩ Tín chợt bừng sáng lên, giống như có một tia chớp lóe sáng!
Hắn chính là Yến Vân đã cướp thi thể của lão tướng quân Mạch Thiết Trượng ở Liêu Đông, gϊếŧ chết đại tướng Ất Chi Văn Lễ của Cao Cú Lệ, đánh cho Ất Chi Văn Đức tàn phế, mạnh mẽ quay lại bờ Tát Thủy cứu hơn hai vạn phủ binh!
Mặc dù đám người Vũ Văn Thuật và Vu Trọng Văn cố ý giấu chuyện của Yến Vân trước mặt Đại Nghiệp Hoàng đế Dương Quảng. Trước mặt Dương Quảng bao gồm cả Tiết Thế Hùng cũng đều im lặng không nhắc tới một tiếng nào. Còn Dương Quảng cũng đã sớm quên mất chàng thiếu niên mình đã gặp bên bờ sông Liêu Thủy. Ông không hỏi, đám người Vũ Văn Thuật đương nhiên sẽ không nói. Nhưng dù giấu được Hoàng đế, cũng không thể giấu được người dân Đại Tùy.
Từ năm ngoài, sau khi quân viễn chinh Đại Tùy từ Liêu Đông trở về, truyền thuyết về một vị tướng quân trẻ tuổi Yến Vân đã bắt đầu được lưu truyền. Chỉ trong vòng mấy tháng đã được lưu truyền khắp vùng phương bắc. Truyền thuyết nói chàng tướng quân giáp đen tên gọi Yến Vân đó cao trượng hai, dùng một mã sóc còn lớn hơn cả cây sóc của Tần Thúc Bảo quận Tề. Chỉ một mình liên tục chiến đấu ba nghìn dặm, gϊếŧ chết đại tướng Ất Chi Văn Lễ Cao Cú Lệ, một sóc chặt đứt một chân của Ất Chi Văn Đức. Toàn bộ quân viễn chinh Đại Tùy đều tan vỡ, duy chỉ có một mình tướng quân Yến Vân đã đánh vào trận địch, cứu được rất nhiều đồng bào từ hàng chục vạn quân Cao Cú Lệ.
Có người nói, tướng quân Yến Vân ngựa đen, giáp đen, mũ đen, tướng mạo dự tợn vô cùng, mặt mũi hung tợn, thân hình tráng kiện. Hắn cưỡi ngựa đen còn cao hơn ngựa chiến bình thường nửa thân người. Mà tướng quân Yến Vân cũng cao một trượng hai, đại hán bình thường cũng chỉ tới nách hắn. Hắn dùng cây đao một trượng tám, giống như cánh cửa vậy, tùy tùy tiện tiện quét một đường có thể gϊếŧ chết mấy chục tên mọi rợ Cao Cú Lệ. Bên bờ Liêu Thủy đã truy sát Ất Chi Văn Đức. Bên bờ Tát Thủy đã chém lưng Ất Chi Văn Lễ. Tướng quân Yến Vân đều dùng cây đại đao này. Nghe nói, quân viễn chinh Đại Tùy suýt chút nữa đã công hạ được quốc đô Cao Cú Lệ Bình Nhưỡng. Chính bởi vì tướng quân Yến Vân một đao đã chặt đứt cổng thành Bình Nhưỡng.
Tương truyền có rất nhiều bản, còn có người thề thốt mà nói, tướng quân Yến Vân chính là một tiểu tướng bào trắng, mặt như quan ngọc, phong thần tuấn mỹ, dùng một cây bảo kiếm sắc nhọn như điện. Chỉ cần rút kiếm ra, thế gian này không ai là đối thủ của hắn. Bạch mã áo bào trắng, trong vạn quân Cao Cú Lệ đi ra, áo không dính chút máu, mười bước gϊếŧ chết một người, tung hoành ngàn dặm.
Bản này được các thiếu nữ khuê trung yêu thích nhất. Rất nhiều thiếu nữ trẻ tuổi đều không chỉ một lần nằm mơ thấy Yến Vân trong bộ dạng như vậy. Vị công tử mặc áo bào trắng đó, thắt lưng đeo một cây thần kiếm, trong tay là một cuốn binh thư phá trận, đẹp đẽ vô cùng. Cũng không biết có bao nhiêu thiếu nữ đậu khấu xuân khuê oán phụ xem Yến Vân là tình nhân. Nhưng bất luận là bản nào thì kết cục cũng đều giống nhau. Đó chính là tướng quân Yến Vân một mình đánh vào quân Cao Cú Lệ, chém chết hàng ngàn người, cuối cùng cũng tử trận. Kết cục này cũng không biết đã khiến cho bao nhiêu thiếu nữ rơi lệ, lấy bao nhiêu cân nước mắt rồi.
Không biết, có bao nhiêu thiếu nữ đã từng tựa cửa than thở, có bao nhiêu đàn ông uống rượu thổn thức.
Mà những truyền thuyết này khi lan tràn ở vùng đất tây bắc, lan đến trong lòng mỗi người, thì Lý Nhàn đang dẫn đội ngũ ở Yến Sơn chỉnh đốn đội ngũ. Phi Hổ Mật Điệp thu thập những truyền thuyết này, Lý Nhàn khi đó không để ý, mãi cho tới khi tới phía nam, hắn mới phát hiện ra mình hóa ra đã là một nhân vật rất lớn rất lớn rồi. Nhưng tiếc là mình trong truyền thuyết đều đã chết đủ kiểu rồi, đau buồn vô cùng.
La Sĩ Tín cũng nghe nói tới cái tên Yến Vân này. Khi uống rượu cùng với tướng quân Trương Tu Đà và đám người Tần Quỳnh cũng đã từng vì vậy mà say rượu, mắng chửi Vũ Văn Thuật vô năng, chửi Lưu Sĩ Long lầm nước. Khi đó chỉ có ba người bọn họ, cho nên cũng không sợ bị người khác nới tới tai triều đình.
Mặc dù Trương Tu Đà và Tần Quỳnh đều cảm thấy chuyện của Yến Vân đó có chút hơi quá, thậm chí còn có thể hoàn toàn chính là nói dối. Nhưng, điều này không cản trở bọn họ đã dùng những ví dụ trận chiến kinh điển của Yến Vân trong truyền thuyết để phân tích. Sở dĩ họ không quá tin Yến Vân tồn tại thực sự, là vì quân viễn chinh triều đình ba mươi vạn phủ binh, tổng cộng trở về chỉ còn có hai nghìn bảy trăm người. Nếu Yến Vân thực sự đã cứu được mấy vạn binh lính, vậy thì người đâu? Ở đâu?
Khi La Sĩ Tín nhìn thấy đại kỳ của Yến Vân Trại, thấy binh lính Đại Tùy mặc áo màu vàng có số đó.
Trong đầu gã đã nhớ lại những truyền thuyết về Yến Vân. Gã bỗng như lóe lên ánh sáng trong đầu.
Gã biết, những binh lính đó đi đâu.
La Sĩ Tín hít sâu một hơi, mười mấy vết thương trên người đều không khiến gã nhíu mày. Nhưng, trong khoảnh khắc ngắn ngủi này gã đã đoán ra chân tướng, lại khiến cho mặt gã tái đi.