ĐÊM THỨ NĂM
Một netizen xứ Trung đã kể lại câu chuyện về một anh lính có nickname là Phó Mập tham gia nghĩa vụ quân sự từ năm 1993. Sau khi hoàn thành xong khóa huấn luyện dành cho tân binh thì Phó Mập được điều đến trung đội Cố Cung, trung đội này chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Tử Cấm Thành hoành tráng này:
Vào một buổi tối tháng Mười năm 95, tầm 9 giờ tối, lúc Phó Mập và chiến hữu đang xem ti vi trong phòng trực thì bỗng có hai anh bảo vệ thuộc đội bảo vệ xông vào phòng trực, mặt mũi tái nhợt, vừa thở dốc vừa nói với hai người họ rằng: "Vừa nãy khi chúng tôi đi tuần tra đêm, lúc đến Trân Bảo Quán thì phát hiện thấy có người đứng ngoài đại môn ngay trướcTrân Bảo Quán, chúng tôi cứ nghĩ là người bên đội các anh nên đã gọi hỏi là ai, nhưng người đó không trả lời, thế là chúng tôi đi về phía người đó, lúc cách người này còn tầm hơn ba mươi mét nữa thì thấy người ấy mặc nguyên một cái áo choàng đen, song người đó quay lưng nên chúng tôi chỉ biết là người đó có mái tóc rất dài chứ không thấy được khuôn mặt. Nên chúng tôi lại hỏi tiếp: "Cô là ai?". Vừa mới hỏi xong thì người đó chạy một mạch về phía hành lang ở hướng Bắc. Hai chúng tôi bỗng chắc chắn rằng người này không phải người trong Cố Cung nên bèn bật đèn pin lên đuổi theo người đó, song chạy mãi đến sân khấu diễn hí mà vẫn cách người nọ ba mươi mét. Cơ mà do cửa còn lại của viện tử đã bị khóa nên cuối cùng cũng đã đuổi kịp người nọ, hai chúng tôi người bên trái kẻ bên phải chặn người đó ngay cổng, thế nhưng người đó vẫn cứ quay lưng, nhưng mà chúng tôi cũng đã biết người đó chắc chắn là phụ nữ. Thông qua chiếc trường bào màu đen có thể thấy được dáng người nhỏ nhắn của cô ta, mái tóc dài của cô ta xõa sau lưng. Chúng tôi quát lớn bảo xoay lại, người phụ nữ đó chầm chậm quay người lại, nhưng sau khi cô ta quay người, chúng tôi thấy... cô ta không có mặt! Đầu của cô ta không có mặt... đằng trước cũng chỉ có tóc... chúng tôi sợ điếng người, đèn pin rơi xuống đất cũng không thèm nhặt vội chạy về chỗ hai cậu, cũng chẳng biết là cô ta có đuổi theo hay không vì chúng tôi không dám quay lại nhìn."
Sau khi Phó Mập và chiến hữu của mình nghe xong thì cầm súng lên, gọi thêm chục người nữa cùng đi chung với hai bảo vệ vừa nãy đến đó kiểm tra. Chúng tôi đi thẳng đến viện tử có sân khấu diễn hí, phát hiện đèn pin của hai cán bộ bảo vệ vẫn nằm dưới đất, đèn vẫn còn chưa tắt nhưng không tìm thấy bất kỳ tung tích nào của ma nữ đó.
Hẳn các bạn nghĩ chắc tới đây là hết chuyện rồi phỏng? Tôi nói cho quý vị biết, vẫn chưa đâu! Chừng năm ngày sau, vào lúc tan tầm, ngay tại cửa Đông của Cố Cung, một cán bộ bảo vệ trong hai bảo vệ hôm nọ gặp ma đã bị một chiết xe Toyota việt dã tông chết, lại thêm năm ngày nữa trôi qua, cán bộ bảo vệ còn lại cũng đột ngột qua đời vì lên cơn đau tim, nghe nói anh ta chết với gương mặt rất sợ hãi.
Mùa hè năm 96, trong ban của Phó Mập có một chiến sĩ nam, tối đó cậu ta có lịch trực. Do buồn ngủ nên cậu ta ôm chăn mền đi tới chỗ trực luôn, trực ngay tại viện tử có sân khấu diễn hí. Cậu ta trải chăn dưới bậc thang sân khấu rồi nằm xuống ngủ, chiếc chăn đó được gấp lại làm hai, song đến năm giờ sáng thì cậu ta bỗng tỉnh dậy và phát hiện bản thân đang nằm trên bậc thang, mà quả chăn đắp hồi đêm lại "được" xếp gọn ghẽ đặt ngay giữa sân khấu. Cậu ta sợ tới mức vừa chạy về trung đội vừa hét toáng lên, từ đó trở về sau mỗi lần trực đêm là trung đội của Phó Mập lại điều hai người một ca.
"Đúng thế, trong Cố Cung có rất nhiều chuyện không thể giải thích được, tớ có cậu chiến hữu được phân ở lại Cố Cung. Đại đội trưởng của cậu ta dặn rằng tối đến không nên đi lung tung, thậm chí ngay cả đứng trực cũng là hai người đứng trực song song với nhau."
Đây là một căn phòng nằm trong khu vực hoa viên của cung Ninh Thọ được xây dựng phỏng theo Kính Thắng trai của cung Kiến Phúc. Cung Ninh Thọ tọa ở phía Đông Nam của Hậu cung do chính hoàng đế Càn Long xây dựng vào năm Càn Long thứ ba bảy (1772) với mục đích dùng để ở sau khi thoái vị, là một mô hình thu nhỏ của Tử Cấm Thành với đầy đủ tiền triều, hậu cung và các đền điện. Cửa vào được trang trí bằng hình chín con rồng (Cửu Long Bích).
--------------------------------------
Trong hoàng cung Mãn Thanh, cụ thể là thường trong viện tử của các phi tần, hoàng hậu,.. thường hay có một khu vực có xây (hoặc dựng khi cần thiết) sân khấu để các đoàn kịch tới diễn. Cái sân khấu đó có thể được dựng ngoài sân, cũng có thể được dựng trong phòng lớn. Cái sân khấu của chủ thớt là cái sân khấu ngoài trời nhưng mình không tìm được nên lấy quả sân khấu này.