Chương 18 : Cá Quỷ 4

Khoảng thời gian đó cha tôi không thèm lên bờ, ổng với đám thanh niên trong thôn chèo thuyền lặn lội theo người lớn lùng sục khắp Nghi Hà.

Cha tôi cùng với mọi người làm loạn trên Nghi Hà, ông nội và ông cố tôi cũng bó tay, dù sao bọn họ cũng đâu trói cha tôi lại được.

Vốn dĩ ông cố tôi cho rằng, đám người đó bao gồm cả cha tôi nữa chỉ là ngồi thuyền lượn lờ làm loạn trên sông mà thôi, còn bắt Cá Quỷ hả? Có nằm mơ mới dễ dàng như vậy.

Ai ngờ chỉ vài hôm sau, từ Nghi Hà truyền đến tin tức, nói thật sự là có người bắt được Cá Quỷ rồi. Nghe thấy tin này, ông cố tôi bị dọa nhảy dựng lên, quần mặc được một ống đã vội vàng chạy đi. Đến bên bờ sông ông cố tôi nhìn một cái, đây nào phải Cá Quỷ gì, đây là một con Cá Kì Nhông lớn.

Nhưng rốt cục sao con Cá Kì Nhông to vật này lại đến sông Nghi Hà thì chẳng ai biết. Thời đó cũng chẳng có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm gì, con Cá Kì Nhông này bị mọi người xẻ ra chia nhau, mỗi người một miếng.

Việc về con Cá Kì Nhông này còn chưa kết thúc, vài ngày sau, dưới Nghi Hà truyền tới một tin, lần này mọi người thực sự bắt được Cá Quỷ rồi. Ông cố tôi lại quần chưa kéo qua đầu gối đã vội vã chạy đi, sấp ngửa chạy tới bờ Nghi Hà mới phát hiện, lần này bắt được là một con cá chép lớn sắp thành tinh. Con cá này dài phải đến hai mét, mười mấy người kéo lưới mới kéo được nó lên.

Ông cố tôi khuyên bọn họ, con cá chép này tu hành đến được thế này không dễ dàng gì, tha cho nó đi.

Mấy người trong thôn cười rộ lên, nói có ai mà nhìn thấy con cá chép lớn thế này bao giờ, thả cái gì mà thả, thịt đi mà ăn.

Tội nghiệp, con cá chép này hai chân trước đã mọc cả ra rồi, kết quả còn chưa tu tới nơi đã thành món ăn trên đĩa nhà người ta.

Lần này ông cố tôi không thèm nói nữa, cha tôi muốn đi lãnh một phần về ăn, bị ông cố tôi đá cho lộn xuống sông, chửi cho một trận: “Cái gì mày cũng muốn ăn, mày đã đói trợn mắt lên chưa mà gì cũng đòi ăn?”

Bị đánh, bố tôi không dám hó hé nửa lời nữa.

Nhưng chính vào buổi tối hôm đó, Nghi Hà nổi gió lớn, mưa vần vũ. Có một người phụ nữ đi từ dưới sông lên, gõ cửa từng nhà một, nói muốn tìm con trai của bà ta.

Sau đêm mưa gió bão bùng ấy, những người ăn cá chép trong thôn, trên người đều mọc ra vảy cá. Mới đầu, những vảy cá ấy rất nhỏ, nhưng nếu đi tắm rửa kì cọ hay cố rửa sạch, những vẩy cá li ti ấy theo thời gian dần dần cũng lớn lên.

Những ngày đó, khắp thôn xóm đều ngập những tiếng khóc lóc thảm thiết. Tất cả người dân trong thôn đều bóc những vẩy cá trên người họ xuống, sau khi bóc xuống đều nhìn thấy chỗ đó để lại một vết thương khủng khϊếp.

Sau cùng có một người nhớ đến ông cố tôi. Ông cố tôi nói, loại việc này ông cũng chẳng có cách nào, chỉ có thể tìm Hạ đạo sĩ – Hạ Tầm Chương. Lúc bấy giờ lão Hạ đã an cư trong một căn nhà trước kia của một gia đình đã chết, ngày ngày chơi đùa với đám hồn ma chết treo cổ.

Người trong thôn chuẩn bị đủ gạo mì dầu mắm đến lạy lục lão Hạ, lão Hạ mới lười nhác vớ lấy cái áo bông đầy dầu mỡ bẩn thỉu của lão, đồng ý giúp người dân trong thôn làm phép tạ lỗi.

Ngày lão Hạ làm phép, rõ ràng là ngày nắng quang đãng bỗng nhiên mây ùn ùn kéo về, mưa như trút nước. Dưới cơn mưa lớn, phía bắc Nghi Hà nổi lên một đợt sóng rất lớn, cuốn theo từng đợt cát bùn vàng óng ầm ập xô tới.

Lão Hạ gọi người dân trong thôn đem heo đã gϊếŧ sẵn đến bên bờ sông, sau đó kêu tất cả người đã ăn cá chép nọ đến quỳ gối tạ tội. Lúc người trong thôn đang quỳ, lão Hạ giang hai tay đứng trước dòng Nghi Hà đang cuồn cuộn hát. Nhưng lão hát một lúc lâu, dòng Nghi Hà kia vẫn cuồn cuộn không dứt.

Lão Hạ sợ thất thần, vội vàng hỏi trong thôn rốt cục còn ai đã ăn thịt cá chép mà không ra tạ tội không? Một người phụ nữ hốt hoảng đứng dậy, nói trong nhà có đứa cháu 3 tuổi cũng ăn, mà trên người không có vảy. Lão Hạ tức điên người, luôn miệng mắng người phụ nữ nọ nhanh mang cháu ra, không thì tối nay mạng thằng bé không giữ được đâu.

Người phụ nữ nọ còn vặn vẹo lão Hạ: “Đứa cháu đó của tôi mới có 3 tuổi, chắc không sao đâu nhỉ?” Chồng bà ta lục đυ.c bò dậy tát cho bà ta một cái mắng: “Nói bà mang nó đến đây thì mang đi, lắm lời thế làm gì?”

Người phụ nữ nọ bấy giờ mới khóc mếu nói: “Thằng bé với mẹ nó về nhà ngoại chơi rồi, đi tìm làm sao được bây giờ?”

Lão Hạ nghe xong tức đến nghiến răng kèn kẹt, mắng chửi ầm ỹ rồi cũng chỉ còn cách thắp thêm hai nén nhang, lại lần nữa hát váng lên bên bờ Nghi Hà. Hát xong lần này, những đợt sóng bùn vàng kia ngừng lại, sau đó quay ngược lại lui về phía bắc.

Làm phép xong, lão Hạ mệt đến khắp người ướt đẫm mồ hồi, đặt mông ngồi bệt xuống đất, thở không ra hơi.

Người phụ nữ kia và chồng bà ta đến bên lão Hạ hỏi lão: “Đứa cháu kia của tôi còn nguy hiểm nữa không?”

Lão Hạ xua xua tay đáp: “Cái này thì tôi không quản nổi nữa rồi.”

Người phụ nữ nghe vậy quỳ sụp xuống vừa khóc vừa lạy lão Hạ, chồng bà ta thì không ngừng kéo tay lão Hạ cầu xin, nói chỉ cần lão cứu được cháu nội bọn họ, phải trả giá thế nào họ cũng chấp nhận.

Lão Hạ lúc đó đã mệt muốn chết, làm gì còn sức đâu mà ứng phó với họ. Ông cố tôi khuyên giải: “Người ta vừa cứu mạng mấy người, mấy người để người ta nghỉ một chút đã được không?”