Lầu hai là nơi trưng bày toàn bộ tác phẩm của anh em nhà Johnson từ tuổi 18 đến thời điểm bộc phát. Dễ thấy là đã có vài tác phẩm tách tác giả ra và các đường nét thì chỉnh chu, rõ ràng hơn nhiều.
Có thể nói là từ nhỏ cho đến tuổi 24, anh em nhà Johnson hầu như chẳng có một chút sứt mẻ hay chia cắt gì về mặt tình cảm. Họ đã sớm quen với việc cùng ăn, cùng uống, cùng suy nghĩ và quyết định một điều gì đó giống nhau. Họ coi nhau như một thân thể và đón nhận mọi thứ với nhau như một điều hiển nhiên. Nên điều đặc biệt trong các tác phẩm giai đoạn này của họ là nó luôn đặc sắc, ấn tượng và chặt chẽ đến bất ngờ. Nhìn vào ta sẽ thấy ngay sự đa dạng của ba người và cũng sẽ bất ngờ trước sự khắng khít, hợp nhất của một thể.”
Có rất nhiều tác phẩm chung của anh em Johnson thậm chí còn tạo được ấn tượng hơn cả các tác phẩm cá nhân của họ. Những bức tranh họ vẽ ra có thể là con người, sự vật, sự kiện hay một dạng cảm xúc nào đó được cụ thể hóa bằng màu sắc và hình ảnh. Tất cả đều được thể hiện ở một góc nhìn thứ ba rất hoàn hảo. Nó nói lên ý chí và suy nghĩ của cả ba, một cách khách quan và nhất quán đến kì diệu.
Người hướng dẫn dẫn tôi đến trước một căn phòng, mỉm cười.
- Cô có thể vào xem. Trong đó là tác phẩm tiêu biểu nhất và cũng là kinh điển nhất trong khoảng thời gian này của ba anh em.
Tôi mở cửa, bước chân vào căn phòng trống đó.
Nó thật sự là một căn phòng trống, khá nhỏ, như một phòng để đồ được sửa lại. Duy nhất ở bức tường đối diện, một bức tranh sơn dầu được treo lên hút toàn bộ ánh đèn sáng bừng và lấp lánh.
Đó là một cô gái. Cho dù tôi không có mắt nhìn tốt lắm về hội họa nhưng tôi vẫn có thể nhìn ra, đó là một cô gái, thậm chí còn rất đẹp.
Nói sao nhỉ, thay vì nói là đẹp, cô gái kia giống một bông hướng dương đang nở rộ, tươi tắn và rực rỡ.
Trong tranh chỉ là bóng lưng của một cô gái cùng mái tóc suôn thẳng đang xõa tung. Gương mặt cô gái đó không được nét vẽ nào để khắc họa ngũ quan cả nhưng bằng một cách nào đó tôi vẫn biết cô ấy đang cười. Một cảm giác gì đó rất kì lạ bỗng dâng lên khi tôi nhìn sâu vào bức tranh. Nó làm tôi có cảm giác như cô gái đó rất gần gũi, rất đáng yêu và thậm chí thân thuộc với tôi đến kỳ lạ. Rõ ràng tôi còn không chắc những cái mình hiểu trong tranh có đúng không nhưng tôi lại cảm nhận thật như mình từng biết về cô gái đó.
Cảm giác như đang nhìn lại một bức ảnh cũ của mối tình đầu, ta không còn nhớ mặt nhưng cảm giác bồi hồi đều là thật.
- Rất kì diệu đúng không. - Anh ta đến bên cạnh tôi, cười cười. - Đó là mối tình sâu đậm và duy nhất của ba anh em nhà Johnson. Họ cùng yêu một cô gái và đây là bức tranh họ vẽ lại cô gái đó, cũng vẽ ra một thế giới cảm xúc thân thuộc đến bất ngờ cho những người nhìn thấy. Đây là một tác phẩm tuyệt diệu.
- Khoan đã. - Sự chú ý của tôi rơi vào chi tiết khác. - Ý anh là họ cùng yêu và cùng vẽ ra cô gái này?
- Đúng vậy. - Anh ta cười. - Họ cùng tỏ tình và cùng tiến đến mối quan hệ yêu đương với cô gái đó, như cách một người đàn ông yêu một người phụ nữ. Thậm chí sau vài tháng yêu thì họ còn chuẩn bị một căn phòng trong nhà và hoàn toàn nhốt cô gái đó lại đến khi cô gái đó chết đi.
- Khoan nữa! - Tôi thấy hơi rờn rợn. - Ý anh là cô gái đó yêu hết ba người họ, và ba người họ đều nhốt cô gái đó lại mà không có gì cấm cản?
- Gia đình Johnson thì chẳng còn lạ gì cái đó nữa. - Anh ta cười. - Còn cô gái đó, thật ra cũng là con của một nhà nghệ thuật có tiếng. Cha cô ta là nghệ sĩ dương cầm, mẹ là thầy dạy vũ công, và khả năng viết nhạc, độc tấu piano của cô ấy cũng vô cùng ấn tượng. Nói chung, gia đình bên đó cũng làm bên nghệ thuật nên hiểu được ý nghĩa các hành động của nhà Johnson, và ba anh em nhà Johnson thì chủ yếu là rất thích tài hoa múa lượn trên phím đàn của cô gái. Họ giữ cô ấy lại, đơn giản vì nghĩ âm nhạc của cô ta sẽ xúc tiến bọn họ thăng hoa và chạm được đến điểm “bộc phát”.
Tôi nghe đến váng đầu, nâng tay day day hai thái dương.
- Vậy đây là cái “bộc phát” gì đó của ba người họ?
- “Bộc phát” thì vẫn chưa. - Anh ta vẫn cười, nhưng tôi phát hiện giọng anh ta đã trầm xuống. - Bức tranh này rất đẹp, nhưng thật đáng tiếc là chưa tới.
- Có lẽ nói cô sẽ bất ngờ. Nhưng mà trong cái tháng trưng bày này, trong cái biệt thự được dùng để bày ra toàn bộ sản phẩm của anh em nhà Johnson, thực chất chỉ có duy nhất một tác phẩm “bộc phát” tồn tại.
Ba anh em nhà Johnson, chi chính nhưng chỉ có duy nhất một tác phẩm “bộc phát” cho đến khi thế hệ của họ đều kết thúc. Thậm chí người ta còn chưa chắc chắn được tác phẩm đó rốt cuộc là của ai. Và họ cũng là những người duy nhất, được nêu tên trong danh sách nhà họ Johnson vẫn chưa tìm được “bộc phát” của mình vì chết trẻ khi chưa đầy 30.
- Duy nhất? - Tôi ngơ ngác. - Chẳng lẽ trong họ chẳng có ai chết sớm?
- Hiển nhiên là có, nhưng nếu chưa 16 tuổi thì không được tính vào. Còn lại những người trong gia phả đều phải có “bộc phát”. - Anh ta lại cười. - Anh em nhà Johnson vẫn được nhắc tên vì họ được đánh giá là chết khá trẻ, có tài, và quan trọng hơn là cái tác phẩm “bộc phát” duy nhất lại không tìm được người chủ nhân thật sự.
Tác phẩm “bộc phát” duy nhất nhưng lại mang cái danh “tội đồ”, nó vốn là một bức tranh gia đình bình thường nhà Johnson thế hệ thứ 17 với cha Johnson Menlla và ba anh em sinh ba do các anh em cùng vẽ từ hồi mới 17. Nhưng sau một đêm định mệnh, nó bị coi như là bức “bộc phát” chấm hết cho gia đình Johnson.
Chuyện kể, vào đêm sinh nhật thứ 24 của ba anh em Johnson, nhà họ đã tổ chức một buổi tiệc vô cùng long trọng và mời rất nhiều người khắp nơi đến dự. Nhưng đến giữa buổi thì họ phát hiện cha Johnson Menlla chờ mãi vẫn không thấy. Trong lúc tìm kiếm thì đột nhiên có tiếng thét lớn của em út nhà Johnson ở trên phòng treo tranh. Khi mọi người cùng chạy đến thì trong đó chỉ còn xác cha - người đầy máu, lạnh ngắt ngồi yên tĩnh trên ghế và em út, phát điên la hét lao ra khỏi cửa phòng chạy về lại phòng mình. Và bức tranh gia đình vốn dĩ rất bình thường, giờ lại bỗng kinh dị đến đáng sợ.
Được kể, trong phòng lúc đó tối om, chỉ có ánh trăng chiếu qua cửa sổ đang mở toanh cuối phòng là vừa đủ để soi mờ mờ ở trong đêm. Còn bức tranh đen trắng bình thường của gia đình Johnson lúc trước, giờ lại bỗng được đổ bóng đậm hơn, đi nét rõ hơn bằng cái màu đỏ sẫm của máu người cha Johnson Menlla. Chỉ có tiếng đàn của bản “bộc phát” “Phiên khúc Menlla” là liên tục vang vọng trong phòng kín, tấu vào bầu không khí yên tĩnh và lạnh lẽo đến đáng sợ.
Không ai rõ rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra trong đêm đó và bức tranh gia đình đó rốt cục là bị ai động vào, nhưng sau hôm đó nhiều người thấy được bức tranh trở về đều có dấu hiệu khủng hoảng nặng. Họ dường như đã bị bức tranh ấn tượng đến ám ảnh và bị hoảng loạn một thời gian. Họ nói có cảm giác như từng gương mặt Johnson trong ảnh đều trở nên rõ nét, chân thật hơn rất nhiều. Rồi sau khi những người mang họ Johnson cùng đến và thẩm định thì bức tranh đó chính thức trở thành một “bộc phát” đầu tiên của thế hệ ba anh em. Nhưng bởi vì vẫn không biết là ai là kẻ gϊếŧ cha và ai đã chỉnh sửa bức tranh nên danh xưng “bộc phát” với cái bức tranh đó đã trở thành một điều nhạy cảm.”
Về phần ba anh em, sau đêm đấy thì người con út đã phải nhập viện để điều trị gấp về tâm lí. Nhà đó nhanh chóng chỉ còn hai người Johnson I và II. Nhưng khác với anh cả Johnson I tính cách hay suy xét và vô cùng cẩn trọng thì Johnson II lại tỏ ra thích thú đặc biệt với bức tranh kì dị đó. Anh ta luôn nhốt mình hàng tiếng đồng hồ trong phòng chỉ để nghiên cứu bức tranh bằng toàn bộ sư say đắm và đam mê nghệ thuật. Thậm chí cô gái với tài năng âm nhạc thiên bẩm mà họ nhốt về dần cũng chẳng còn ý nghĩa gì với họ. Người ta kể lại là Johnson II đã nhìn cái bức tranh đó rất lâu đến mức hình như anh ta cũng phát điên. Bởi vì khi đã bị xoáy vào những con mắt sâu hút trong tranh đó một lần, tất cả mọi người đều cảm thấy ớn lạnh và như có gì đó vuốt dọc sống lưng mình.
Cho đến một đêm, đó là một đêm mưa tầm tã, không ai thấy Johnson II và cô gái người yêu của họ ở đâu hết. Sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, và sau khi dùng hết can đảm phá tung cửa căn phòng bày tranh bị khóa trái, người ta phát hiện cả Johnson II và cô gái cùng nằm chết trên một vũng máu cạnh cây piano, và ở trên vẫn là bức tranh kì dị đó với bốn con người như đang trừng trừng nhìn tất cả. Vị trí nạn nhân chết lại hệt như vị trí của Menlla. Và bốn con người trong tranh, tuy cách đứng ngồi thì vẫn thế nhưng sâu trong đó như có gì lóe lên.
Theo như điều tra thì người ta nói có vẻ Johnson II đã dùng hơi quá liều thuốc, và khi cố tìm kiếm cảm giác do cái bức tranh đó tạo ra, anh ta đã dắt cô gái kia vào phòng, tự tắt đèn, bắt cô gái đàn bản nhạc của cha, rồi trở nên quá khích và hạ sát cô gái.
Mà gϊếŧ người xong thì cũng tự anh ta bị sốc thuốc mà chết nên người ta khá chắc lúc đó anh ta cũng bị ám ảnh đến phát điên, giống như em trai mình. Chính bức tranh kì dị đó đã gϊếŧ chết tương lai của ba người trong căn nhà, và không hiểu sao, người ta nói dường như bức tranh sau đêm đó còn thêm đáng sợ nữa. Lâu dần thì trừ người nhà Johnson có ghé qua tán thưởng, cũng không ai dám đến đó xem một lần.
Mà người nhà Johnson, thực chất đa số, không ai khác chính là người anh cả Johnson I.
Người ta nói không như em trai II, Johnson I chỉ đến đều đặn một lần mỗi cuối tuần. Thế nhưng vẫn còn nhiều người e ngại anh ta sẽ dần giống hai em mình, cũng bị ám ảnh bởi cảm giác “bộc phát” rồi hóa điên mà chết, nhưng thật may mắn là có vẻ anh ta thì khác hẳn.
Anh cả Johnson I, mặc dù cũng là sinh ba và ra chung một ngày nhưng tính cách anh ta lại có vẻ chững chạc và trầm tính hơn hẳn. Sau hàng loạt tai nạn đáng tiếc đó, Johnson I vẫn có thể tự mình gánh vác hết mọi việc trong nhà, thậm chí anh ta còn mở một công ty và nâng tầm ảnh hưởng của cái họ Johnson chi chính thêm một bậc. Những người họ hàng khác trong nhà dần dần cũng không còn xem thường người đàn ông này mà còn có vài phần kiêng dè anh ta. Người ta nói anh ta rất chỉn chu đến lí trí và đáng sợ. Và cạnh đó thì anh ta cũng có một cái lòng tự tôn về họ Johnson cũng rất cao. Johnson I sẽ không để cho ai vượt mặt mình một cách trắng trợn hay có ý định khinh thường anh ta dầu chỉ một chút. Nhà Johnson đời 17 chi chính chỉ còn lại vài người nhưng dưới sự quản trị của anh ta dường như còn phát triển hơn nữa.
Nhưng thật đáng tiếc, dù có tài giỏi đến mấy thì chỉ cần chừng nào anh ta còn mang họ Johnson, thì cái danh “bộc phát” của bức tranh kì dị đó sẽ còn khóa chặt và xiềng lấy cổ anh ta lại. Thân là chủ nhân duy nhất của chi chính trong nhà Johnson, anh ta sau đó thậm chí còn không thể tạo ra được một tác phẩm nào ra hồn để so lại với một “bộc phát” không biết ở đâu ra. Người ta bảo anh ta đã cố tình yếm đi cái thanh danh của bức tranh đó không phải chỉ vì vẫn chưa biết rõ người làm ra mà bởi từng có lời đồn chính em út trong nhà trong lúc phát điên đã vẽ lại nó thêm một lần nữa. Nhưng thật đáng tiếc là cho dù anh ta có làm gì thì dường như cái máu nghệ thuật trong người anh ta đã bị nguội lạnh và không thể chảy lại lần nữa. Mà năm tháng càng qua thì cái áp lực cũng cứ thế càng lớn, cho đến một ngày, người ta nói anh ta không thể chịu được nữa, đã phóng hỏa hết căn nhà và đắm mình trong biển lửa.
Với nhà Johnson, chế tác một “bộc phát” là nhiệm vụ và cũng là sứ mệnh cuộc đời họ. Không có nó, họ coi như chẳng còn tồn tại và hoàn toàn mất đi ý nghĩa.
Tôi nhìn anh ta cười, không hiểu sao da gà cứ từng đợt nổi lên. Tôi thấy dựng tóc gáy, cũng tự nhiên thấy tò mò trước bức tranh lời nguyền đó.
- Vậy bức tranh đó vẫn ở đây? - Tôi chần chừ. - Tôi có thể được thấy nó chứ?
- Sẽ có thể. - Anh ta cười. - Nhưng hơi tiếc là nó không phải hôm nay. Chúng tôi chỉ trưng bày nó một lần duy nhất vào ngày đầu tiên. Ngày đó qua rồi, và chúng tôi cũng được cảnh báo là nó mang lại nhiều tác động không được tốt lắm. Thật đáng tiếc.
- Ừm. - Tôi thấy hơi tiếc nuối. - Thật sự đáng tiếc…
Chúng tôi đi xuống và trở ra lại quầy tiếp tân ở ngoài cổng vào để tôi lấy một số thứ. Sau khi chuẩn bị ra về thì tôi mới chợt nhớ ra vài thắc mắc, quay lại nhìn người đàn ông gần 40 kia.
- Anh nói tháng trưng bày là khi thế hệ trước không còn đủ sức và thế hệ sau đã trưởng thành rồi đúng không. Vậy chẳng lẽ đây là do con của Johnson I tổ chức? - Chẳng lẽ anh ta lại có con sớm vậy mà mình không nghe, tôi tự hỏi.
- Đúng là vậy, nhưng không phải là con của Johnson I. Con anh ta vẫn còn bé lắm, và mẹ nó thì dắt đi du học mất rồi. Đây là của người khác tổ chức.
- Người của họ Johnson?
- Cô có thể tin thế. - Anh ta cười.
- Thế còn bức tranh? - Tôi nghĩ nghĩ. - Rốt cuộc thì nó tên gì?
- Tên nó là Dark. Mỗi “bộc phát” nhà Johnson đều sẽ được lấy tên của chủ nhân nó. Thành viên nào chưa có “bộc phát” thì vẫn chưa được xướng tên trong lịch sử gia tộc. Nên cô mới nghe tôi cách tôi gọi anh em nhà Johnson theo thứ tự là thế.
- Dark? Vậy đó là tên của một người trong chi?
- Cô đoán xem. Tôi đến giờ vẫn chưa gọi tên ai?
Anh ta cười, nhưng nụ cười đó lại làm tôi rờn rợn.