Trúc Mã Thanh Mai

4.33/10 trên tổng số 3 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Trúc Mã Thanh Mai là câu chuyện viết về những yêu hận tình thù đầy kịch tính của hai gia đình, ba thế hệ kéo dài hơn nửa thế kỷ ở Trung Quốc đại lục và Mỹ. Những kỉ niệm trong sáng đầy cảm động của cô …
Xem Thêm

Chương 2
Lúc đó Sầm Kim cảm thấy bất luận nhà họ Lư có trở thành thông gia tương lai với cô hay không thì trong mắt cô, họ vẫn là “đối thủ”. Nói là “đối thủ” thì có thể hơi quá, nhưng nếu để cô nói thật lòng thì cô thật sự mong Lư Chính Cương nhanh chóng học xong thạc sĩ thống kê, tìm được công việc ở nơi khác rồi cả gia đình họ đều chuyển khỏi đại học A đó.

Tục ngữ có câu “Không sợ không biết giá trị của hàng mà sợ so sánh hàng với hàng”, nếu trường của Tiểu Kim chỉ có mình nó là học sinh người Trung Quốc thì áp lựa của cô sẽ không quá lớn như vậy. Không cần phải cả trường, chỉ cần khối của con hoặc lớp con đang học có mình nó là người Trung Quốc, thì cô cũng sẽ không bị áp lực tâm lý như thế.

Nhưng giờ có Lewis lù lù chặn ở đó, thành tích các môn đều tốt hơn con gái. Cuối học kỳ, nhà trường tổ chức lễ trao thưởng, như thường lệ, hai bà mẹ lại ngồi cùng nhau. Giải thưởng của nhà trường thật ra cũng rất nhiều, học sinh đạt từ loại B, hoặc loại A các môn học trở lên, các giải đơn do giáo viên các môn học chọn ra, các giải thưởng xuất sắc được các đơn vị tài trợ lựa chọn, những người chiến thắng trong các cuộc thi đấu, những tình nguyện viên có đóng góp nhiều nhất cho cộng động v.v… Không biết có bao nhiêu giải thưởng, mỗi giải thưởng đều được trao công khai trong buổi lễ.

Sầm Kim nghe thấy cái tên “Lewis Lu” không ngớt được xướng lên, nhìn thấy tiểu tử nhà họ Lư vác cái đầu bẹt liên tục chạy lên sân khấu nhận giải, còn tên Tiểu Kim thì chẳng được mấy lần, trong lòng cô hụt hẫng vô hạn.

Sau khi buổi trao giải thưởng kết thúc, hai đứa trẻ đều chạy đến trước mặt mẹ mình, Lewis nhét cả đống giải thưởng lớn vào tay mẹ, rồi chạy đi chơi cùng một nhóm trẻ, còn trong tay Tiểu Kim chỉ có một hai tờ giấy khen, bạn con bé quen không nhiều, chỗ chơi cũng không biết, chi bằng dính với mẹ thì vẫn hơn.

Mẹ Lewis liền đề nghị:

- Petal này, cháu cũng đi với hội bạn của Lewis đi, đừng cứ bám lấy mẹ thế.

Con gái không chịu đi, Sầm Kim cũng thấy ngại với mẹ Lewis, rất muốn cùng con gái tránh ra chỗ khác.

Cô biết con gái đã rất cố gắng, con bé mới sang Mỹ chưa lâu, tiếng tăm chưa thạo, không thể so bì với những đứa đã sang Mỹ từ trước như con trai nhà họ Lư, nhưng nét mặt cô vẫn lộ vẻ lúng túng, ngại ngùng. Người không biết chuyện thì chỉ để ý đến phần thưởng hai bà mẹ cầm trên tay không giống nhau, cô lại không thể gặp ai cũng giải thích:

- Con gái tôi sang Mỹ sau Lewis, nên tiếng Anh của cậu bé phải tốt hơn, mà tiếng Anh tốt thì các môn học khác tất nhiên cũng sẽ tốt hơn.

Từ hôm đó trở đi, cô rất ngại nói chuyện với nhà họ Lư, tránh được là cô tránh, trốn được là cô trốn. Nhưng mẹ Lewis vẫn rất nhiệt tình, bất kể là nhà trường có hoạt động gì cũng đều gọi cô cùng tham gia, tránh cũng tránh không nổi.

Sầm Kim đã từng xem một bộ phim truyền hình Mỹ, viết về bà mẹ của một thành viên trong nhóm cheerleader (nhóm cổ vũ), do con gái bà bị thua một cô gái khác trong cuộc cạnh tranh giành vị trí cổ vũ mà bà mẹ này đã gϊếŧ chết cô gái đó.

Nghe nói phim truyền hình đều dựa trên những câu chuyện thực tế để cải biên, sau khi xem bộ phim đó, tất nhiên cô rất thương cô bé đã bị gϊếŧ hại, nhưng cô cũng hiểu được tâm trạng của bà mẹ đã gϊếŧ cô gái đó, con cái mình không bằng con cái nhà người ta, nỗi ấm ức đó khó mà chịu nổi. Tất nhiên cô sẽ không làm cái việc tày đình gϊếŧ người như vậy nhưng trong lòng cô thật sự rất mong cả nhà Lư Chính Cương chuyển đến thành phố khác sống, hoặc cô có thể chuyển đến thành phố khác.

Cô phát hiện phụ huynh Mỹ khá dễ tính, không những không thích hỏi chuyện của người khác, mà cũng rất thoải mái với con cái của họ. Thời gian đó, sáng nào cô cũng phải đưa con gái đến điểm đỗ xe buýt của trường, cô thường xuyên gặp một đôi vợ chồng Mỹ, họ có hai đứa con song sinh, một trai một gái, hai đứa đều học cùng khối với Tiểu Kim.

Bang B cô ở rất kỳ lạ, trẻ càng nhỏ thì xe buýt trường đến càng sớm, xe buýt cho học sinh tiểu học cứ hơn sáu giờ một chút là tới, còn xe buýt cho học sinh cấp hai đến tận hơn bảy giờ mới tới, xe buýt cho học sinh cấp ba thì khoảng tám giờ mới đến. Nghe mọi người giải thích rằng, lý do dẫn đến việc như vậy là vì trẻ nhỏ cần bố mẹ lo cho việc thức giấc, ăn uống, mà bố mẹ thì tám chín giờ đã phải đi làm, cho nên để họ đưa con đến điểm đỗ xe buýt của trường sớm, rồi mới đến công sở. Còn trẻ lớn hơn không cần bố mẹ chuẩn bị cho lúc đi học, đợi bố mẹ đi rồi mới đến trường học cũng được.

Nơi cô ở cách điểm đỗ xe buýt trường hơi xa, nên sáng nào cô cũng phải đưa con gái đến điểm đỗ xe buýt, còn đối với đôi vợ chồng người Mỹ thì điểm đỗ xe buýt lại rất gần, ngay trước nhà họ, nhưng sáng nào họ cũng đưa con ra tận nơi, việc hai vợ chồng cùng đưa con đến điểm đỗ xe khiến cô rất ngưỡng mộ.

Lúc đợi xe, cô thường nói chuyện với đôi vợ chồng đó, có lúc không nén nổi tò mò cũng hỏi xem hai đứa trẻ song sinh nhà họ có vào học những lớp kiểu như gifted class không.

Nguồn ebooks: https://www.luv-ebook.com

Đôi vợ chồng rất kinh ngạc hỏi lại:

- Why would they want to get into gifted class? They prefer to work at their own pace. (Tại sao chúng phải đến các lớp học tài năng? Chúng thích học theo đúng lực học của mình.).

Cô hận là sao tất cả phụ huynh đều không có quan điểm đó, nếu thế thì cô không còn phải chịu áp lực đó nữa. Nhưng nhà họ Lư rất quan tâm đến việc có vào lớp gifted class hay không, không chỉ họ quan tâm con mình có vào được gifted class hay không, mà còn để ý đến việc Tiểu Kim nhà cô có vào được lớp gifted class hay không, việc này suốt ngày văng vẳng bên tai cô, khiến cô cũng thấy rất ức chế.

Cô không có cách nào để giống như người Mỹ, thấy con cái học theo đúng pace (tốc độ) của chúng thì vui mừng, trong huyết quản của cô là dòng máu của người Trung Quốc, đã là người Trung Quốc thì không thể không học theo pace (tốc đô của người khác.

Trước tiên cô bắt đầu với lớp ESL (English as a Second Language – lớp học tiếng Anh cho người nước ngoài). Lớp ESL ở trường con gái cô không phải là giờ bổ túc tiếng Anh ngoài giờ cho học sinh, mà trong thời gian lên lớp, bạn phải hy sinh môn học nào đó để học lớp ESL. Học kỳ đầu tiên sau khi con gái sang Mỹ, khi những bạn khác đang học tiếng Tây Ban Nha thì con gái cô phải vào lớp ESL. Sau khi biết, cô cũng có chút ý kiến, nhưng cũng chẳng còn cách nào, bởi vì con gái vừa mới chân ướt chân ráo sang Mỹ, không tăng cường vốn tiếng Anh thì không được, tiếng Tây Ban Nha không học được thì đành chịu, không thể cùng lúc lại được cả đôi đường.

Sang học kỳ hai, lớp ESL trùng với môn Social Studies (nghiên cứu xã hội). Không chỉ có vậy mà theo lời con gái, Sầm Kim được biết, thầy giáo ở lớp ESL dạy nội dung học kỳ này giống như học kỳ một, vì có một vài học sinh nước ngoài mới đến nên giáo viên dạy lại từ đầu, có lúc giáo viên cũng chẳng dạy gì, để Tiểu Kim kèm cho mấy học sinh mới đến Mỹ.

Việc này khiến cô khó chấp nhận, Social Studies là môn học rất quan trọng trong trường tiểu học, môn học này giảng về lịch sử nước Mỹ, giáo viên không cho Tiểu Kim vào học lớp Social Studies mà lại tiêu tốn thời gian của Tiểu Kim vào mấy từ vựng tiếng Anh mà nó đã học rồi, thế chẳng phải là lãng phí thời gian sao? Học môn Social Studies có thể sẽ có lợi cho việc học ngôn ngữ hơn, giáo viên sẽ nói tiếng Anh trong cả tiết học, sách giáo khoa cũng là tiếng Anh, thế chẳng phải sẽ được học thêm nhiều tiếng Anh so với lớp ESL sao?

Cô không muốn đắc tội với giáo viên, nhưng lại càng sợ mẹ Lewis sẽ cười nhạo con gái cô vẫn còn học ở lớp ESL, vậy là đành quyết tâm đến trường, yêu cầu cho con gái cô thôi học lớp ESL.

Ban đầu giáo viên môn ESL không đồng ý, nhưng Sầm Kim chỉ ra việc giáo viên luôn bắt Tiểu Kim kèm cho học sinh nước ngoài mới đến mà đó vốn là trách nhiệm của giáo viên. Giáo viên có vẻ lo nên đã đồng ý để Tiểu Kim tốt nghiệp lớp ESL, trở về lớp cũ học môn Social Studies.

Sầm Kim sợ Tiểu Kim thôi học lớp ESL sẽ ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của cô bé, lại sợ cô bé sẽ không bắt kịp bài của môn Social Studies, nên cô đành phải tự mình nghiên cứu một lượt, sau đó kèm cho con, đúng là hai mẹ con đã dùng cả phần thời gian người khác ngồi uống cà phê để học môn này.

Đúng lúc Tiểu Kim sắp đuổi kịp tiểu tử nhà họ Lư ở các mặt thì Lư Chính Cương tìm được một công việc béo bở ở bang C xa xôi, tiền lương gấp đôi so với mức lương hiện tại, và họ đang chuẩn bị chuyển nhà tới đó.

Mẹ Lewis vui mừng khôn xiết, gặp ai cũng khoe chồng mình đã tìm được công việc lương cao như thế nào, còn bỏ hẳn một buổi để mời Sầm Kim và một đám bạn đến ăn cơm, lại còn dặn con cái các nhà mang giày trượt patin đến, nói rằng xung quanh nhà họ đều đổ bê tông, bọn trẻ có thể trượt patin quanh tòa nhà.

Việc này đúng là đã dồn Sầm Kim vào thế bí, bởi vì Tiểu Kim không có giày trượt patin và cũng không biết trượt patin. Cô đã thấy nhiều đứa trẻ trượt patin trên nền bê tông phía ngoài nhà từ lâu, chúng đi một đôi giày patin như đôi bốt, mà không phải loại giày patin có tấm thép giống như trước đây cô từng đi ở trong nước, loại giầy trượt đó là loại có bốn bánh xe hàn dưới một tấm thép, dùng sợi dây buộc vào chân coi như có cái để trượt patin.

Cô cũng từng có ý định mua cho Tiểu Kim một đôi giày trượt patin, nhưng hai mẹ con đi khắp các cửa hàng một lượt, thấy một đôi tận hơn sáu mươi đô, lúc đó cô còn đang học tiến sĩ, mỗi tháng hai mẹ con phải dựa vào đồng lương ít ỏi của RA (research assistant, trợ lý nghiên cứu), đâu có thừa tiền để mua đôi giày trượt đến hơn sáu mươi đô chứ?

Từ nhỏ Tiểu Kim đã rất biết nghĩ, xưa nay không đòi hỏi cô phải mua cái này cái kia, mỗi lần ra phố mua quần áo, Tiểu Kim thường lật mác giá tiền lên xem trước, quá mười đô la liền nói:

- Đắt quá, con không mua đâu.

Cô cũng thấy thương, nhưng khả năng kinh tế của cô chỉ có vậy nên cũng chỉ có thể thương mà thôi.

Lần này cô quyết định rồi, dù thế nào cũng phải mua cho con gái đôi giày trượt patin, không thể để nó đến nhà họ Lư mà lại chỉ có thể giương mắt đứng bên nhìn đám trẻ chơi đùa được. Nhà họ Lư sắp chuyển đi rồi, cái thể diện này không lấy lại thì không còn cơ hội nào để lấy lại nữa.

Cô đưa Tiểu Kim đến cửa hàng, con gái vừa nhìn thấy giá tiền liền nói như thường lệ:

- Đắt quá, con không mua đâu.

Nhưng cô kiên quyết phải mua, cuối cùng đã mua được, con gái rất vui vẻ, về nhà liền đi ngay đôi giày vào, men theo tường đi, trượt đi trượt lại trên hành lang và chẳng mấy chốc đã có thể bỏ tay trượt được.

Hôm tụ tập ở nhà họ Lư tổng cộng có năm đứa trẻ, bốn đứa con trai, chỉ mình Tiểu Kim là con gái, mọi người vừa làm vừa nói chuyện, trẻ con thì trượt patin quanh nhà.

Bốn đứa con trai kết thành một đội, xô đẩy, rượt đuổi nhau, Tiểu Kim một mình trượt từ từ đuổi theo sau, trượt một lát thì bốn đứa con trai đã trượt được một vòng và quay lại, lại rượt lên trước Tiểu Kim, Tiểu Kim không đuổi kịp chúng, đành phải một mình trượt đi trượt lại trước cửa nhà.

Sầm Kim đứng ở lan can tầng hai nhìn lũ trẻ trượt mà thương con gái cứ một mình trượt đi trượt lại một cách vô vị như vậy, trượt một lát lại nhìn mấy đứa con trai, còn mấy anh chàng chỉ lo cho bản thân chúng, có lúc trượt qua con gái cũng không biết tránh, giống như một nhóm “đua xe”, xông xáo, bừa bãi trượt vυ"t qua, khiến con gái cô hốt hoảng tránh sang một bên.

Mẹ Lewis hét với cậu con trai:

- Sao chỉ biết trượt một mình thôi, không dẫn em Tiểu Kim cùng trượt hả?

- She is too low (Nó trượt quá chậm).

Mẹ Lewis lắc đầu nói:

- Đấy, trẻ con bây giờ tệ quá.

Sau đó bà hướng về phía Tiểu Kim hét to:

- Petal, cháu đừng trượt một mình và tránh như thế, hãy đuổi theo chúng, trượt cùng với mấy đứa đi.

Sầm Kim thấy con gái lúng túng đứng ngay ra ở đó liền giải vây:

- Con kệ chúng, con cứ trượt của con, để mẹ giúp con.

Cô bỏ lại mẹ Lewis đứng đó, xuống dưới trượt cùng con gái, nhìn mấy đứa con trai trượt đi trượt lại một cách điên cuồng, trong lòng cảm thấy rất không thoải mái, không biết do tiểu tử nhà họ Lư còn quá nhỏ tuổi, chưa biết ý hay do cậu nhóc đó không có ý gì với Tiểu Kim, mà hoàn toàn không biết chơi cùng với con bé. Nói ra thì tiểu tử nhà họ Lư cũng đã hơn mười tuổi, nếu là một cậu chàng biết thương hoa tiếc ngọc thì cũng phải biết lo cho bạn nữ rồi.

Nguồn ebooks: https://www.luv-ebook.com

Cô nhớ lại cách đây bao nhiêu năm về trước, cũng là một cậu bé hơn mười tuổi, nhưng đã rất biết lo cho bạn gái.

Đó là thời kỳ Cách mạng Văn hóa, một thời đại điên cuồng, mỗi lần Chủ tịch Mao Trạch Đông phát biểu cái gì là “chỉ thị mới nhất”, hoặc Trung ương mở họp gì đấy thì đài phát thanh của trường học sẽ phát một lượt, sau đó giáo viên ra khỏi nhà, tổ chức thành các đội, đi diễu hành khắp các đường phố, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu, chúc mừng Chủ tịch Mao đã ra “chỉ thị mới nhất”, và phổ biến tin tức này ra khắp các hang cùng ngõ hẻm, khiến những gia đình không có đài phát thanh cũng biết được tin vui động trời này.

Trong ấn tượng của Sầm Kim, dường như Chủ tịch Mao luôn chọn thời điểm phát biểu “tin tức mới nhất” vào buổi tối, cho nên các cuộc diễu hành phần lớn là tổ chức vào buổi tối. Lúc đó cô mới năm sáu tuổi, bố mẹ cô đều là giáo viên của trường trung học, đều phải đi diễu hành, hơn nữa phải hoạt động theo đại đội của trường, không thể đưa con đi cùng, họ không yên tâm để con gái một mình ở nhà, đành phải để cô chơi với chị Hồng cạnh nhà.

Chị Hồng cũng đã mười tuổi, nhưng cũng không chịu tụt hậu, cùng với một vài đứa trẻ bằng tuổi khác tổ chức thành đội diễu hành ra phố. Sầm Kim ở cùng đội với chị Hồng, ra sức chạy theo để không bị rớt lại.

Có một hôm, đội diễu hành đến một con ngõ nhỏ rất hẹp, đội của chị Hồng bị một đội diễu hành khác chen lấn nên bị chia năm xẻ bảy, Sầm Kim nhớ mình vẫn đang cùng đi với chị Hồng, nhưng lúc đến một con phố rộng hơn, cô đuổi theo kéo tay chị Hồng thì mới phát hiện ra đó không phải là chị Hồng, mà là một chị hoàn toàn không quen biết.

Cô hoảng sợ, vừa hét to gọi “chị Hồng” vừa đi khắp nơi tìm đội của mình, nhưng càng đi càng ít người, chẳng mấy chốc phát hiện ra con phố đó chỉ còn lại một mình cô. Ánh đèn âm u, bóng cô đổ dài, hai bên phố là những căn nhà gỗ cũ nát, đều đã đóng cửa, không còn ánh đèn, không biết họ ra phố diễu hành chưa về hay đã đi ngủ hết rồi.

Cô không biết làm thế nào mới có thể tìm được đường về nhà, nhưng cũng không dám đứng ở đó, đành phải chọn đi theo những con phố có đèn đường, vừa đi vừa khóc.

Đang lúc cô đang sợ đến phát khϊếp thì có một cậu bé cao cao gầy gầy chạy đến, đứng chắn trước mặt cô, lau mồ hôi nói:

- Kim Kim, sao em lại một mình chạy đến đây?

Cô nhận ra cậu bé đó là con trai của đội trưởng đội tuyên truyền của trường, ở khu ký túc xá phía sau nhà cô, cô chỉ biết mọi người gọi cậu là “Vệ Quốc”, nhưng cô không chơi với cậu ta, vì cậu ta lớn hơn cô nhiều, lũ bạn của cậu ta cũng lớn hơn cô rất nhiều.

Cô rụt rè nói:

- Em ở đội chị Hồng, em không biết chị ấy đi đâu rồi, em đang tìm chị ấy.

Cậu bé nói:

- Chị ấy cũng đang tìm em. Nào, để anh đưa em về nhà.

- Anh biết đường về nhà?

- Tất nhiên là biết chứ.

Thấy bộ dạng cậu ta rất tự tin nên cô cũng yên tâm hơn một chút, vui mừng nhảy chân sáo theo sau cậu ta, dần dần lại thấy đoàn người đang diễu hành.

Cậu bé nghe thấy tiếng bước chân lạch bà lạch bạch của cô, liền dừng lại đợi, đưa tay ra nói:

- Nắm lấy tay anh, đừng để bị lạc lần nữa.

Cô nắm lấy tay cậu bé, cùng cậu len lỏi qua các đám đông trên phố.

Hai chân cô đều đã mỏi nhừ, luôn miệng hỏi:

- Vẫn chưa tới sao? Còn bao xa anh?

Cậu bé nói với cô:

- Không xa, không xa đâu, qua con phố kia là đến cổng sau của trường. Thôi, để anh cõng em.

Cô đã mệt rồi, thật sự đi không nổi nữa, liền để cậu cõng. Cô nằm trên lưng cậu, thấy bóng cậu đổ dài xuống đất, đầu cô tì lên vai cậu, nhìn như cái cổ của cậu mọc ra một cái cục lớn.

Thêm Bình Luận