Không giống như mười mấy năm sau chỉ mới bắt học học nhà trẻ thôi mà đã giành giật từng giây từng phút rồi. Thư Nghi nhớ lại hầu hết tất cả các bạn học và cả chính cô nữa phải đến năm lớp ba tiểu học thì mọi người mới bắt đầu được tiếp xúc với tiếng Anh, bắt đầu cùng nhau học bảng chữ cái hai mươi sáu chữ trên sách giáo khoa tiếng Anh.
Rửa mấy cái bát thì sẽ chậm trễ chuyện học tập sao? Ở trong mắt của mẹ Thư Nghi nếu học tập dễ dàng bị chậm trễ như vậy thì chỉ có thể căn bản là do Thư Nghi không để ý đến chuyện học tập.
Dựa theo logic này thì hoàn toàn không có gì kỳ quái khi bọn nhỏ rửa bát ở bàn ăn nhỏ cả. Vì sao không có bất kỳ người nào kháng nghị, cũng không có gì kỳ quái cả vì thậm chí trí nhớ của cô về việc rửa bát ở bàn ăn nhỏ cũng cực kỳ mơ hồ. Bởi vì trong lòng Thư Nghi khi còn nhỏ chuyện này là một chuyện vô cùng hợp tình hợp lý, mỗi ngày chỉ cần mất khoảng hai mươi phút nên cũng không đáng giá để nhớ trong ký ức của cô.
Nhưng mà hiện tại… tất nhiên Thư Nghi sẽ không vui khi làm như vậy!
Tuy rằng tạm thời cô còn chưa nghĩ xong cuộc sống sau khi cô trọng sinh sẽ phải sống như thế nào nhưng nếu như cô đã được sống lại một đời thì cũng không thể mỗi ngày đều rửa bát ở bàn ăn nhỏ được!
Hơn nữa mấy đứa nhóc con lớp một, lớp hai thì không cần rửa bát, còn mấy đứa nhỏ lớp ba, lớp bốn thì chỉ cần làm công việc tráng bát trong bồn, công việc rửa bát chủ yếu được làm bởi các học sinh lớp năm và lớp sáu như bọn họ. Nếu nói như vậy chẳng phải mỗi ngày Thư Nghi không chỉ tự rửa bát cho mình mà còn phải giúp đỡ rửa bát cho một đám nhóc con này sao.
Đương nhiên đứng từ góc độ công bằng mà nói thì bọn trẻ lớp một và lớp hai ăn cũng không thể nhiều được bằng so với trẻ con lớp năm, lớp sáu nhưng không phải đều trả tiền giống nhau sao, vậy nên việc mấy đứa nhỏ lớn hơn phải làm nhiều hơn cũng không có gì là sai cả.
Nhưng sau khi Thư Nghi được trọng sinh thì cô lại càng không thể tiếp thu được sự thật không thể tưởng tượng này. Ý nghĩ đầu tiên này nhảy ra đã khiến cô cảm thấy mình cần phải làm việc chăm chỉ hơn để có một cuộc sống càng tốt hơn so với trước đây của mình.
Như vậy bước đầu tiên của cô chính là phải được học ở một trường cấp hai tốt hơn nhiều so với đời trước của mình, có lẽ vậy?
Đời trước Thư Nghi học ở nhà trẻ Thiết Lộ số 2, trưởng tiểu học Thiết Lộ số 2, trường trung học cơ sở Thiết Lộ số 2,… Cứ một đường đi theo như vậy, từ chất lượng giảng dạy đến tỷ lệ trúng tuyển của trường tiểu học, trường trung học cở sở đều cực kỳ bình thường. Lúc cô tốt nghiệp trung học phổ thông, một lớp có hơn năm mươi học sinh vậy mà tỷ lệ thi đậu cuối cùng lại chỉ có ba người.
Đầu óc cũng không tính là dốt nhưng ở trong một môi trường quá mất tập trung như vậy, khi ngày nào đến đi học cũng chỉ nghe hát và đọc tiểu thuyết, tan học thì tuỳ tiện ứng phó một chút bài tập về nhà, và Thư Nghi… tất nhiên không phải là một trong ba người kia.
Cuối cùng Thư Nghi vào một trong ba trường trong tỉnh của mình, học thiết kế chuyên nghiệp, chuyện học đại học cứ thế rong ruổi lay động mà đi qua. Sau khi làm việc phải chịu cảnh bức bách trong cuộc sống thì cô mới hiểu được cần phải nỗ lực. Nhưng mấy năm nỗ lực này cũng chỉ làm cho Thư Nghi làm việc tăng ca giống như một con cún mà tiền lương nhận được cũng chỉ được ba nghìn tệ, nếu như muốn biến tiền lương thành mười nghìn tệ thì chỉ có thể làm con cún tăng ca cho đến chết…