Chuyện như vậy chắc chắn người lớn trong nhà cũng đều biết hết.
Thư Nghi nhanh chóng tìm được đáp án về chuyện “Vì sao cô bỏ tiền tới ăn cơm ở bàn ăn nhỏ lại còn phải tự mình rửa bát” – Bởi vì cô bỏ tiền ra ít hơn!
Nói cách khác thì bàn ăn nhỏ này cũng không phải đi theo hình thức phục vụ mà là hình thức hỗ trợ. Mấy giáo viên đã về hưu của trường Mầm non Thiết Nhị cộng với những đứa trẻ học ở trường Tiểu học Thiết Nhị và các bà mẹ vốn không có việc làm cùng nhau xây dựng nên một bàn ăn nhỏ như vậy có thể vừa kiếm được thêm một khoản thu nhập mà đồng thời còn giải quyết được vấn đề bữa trưa, bữa tối của những trẻ em trong rất nhiều gia đình mà không có người đưa đón.
Chỉ sợ thu tiền nhiều thì các bậc phụ huynh sẽ có kháng nghị mà thu ít tiền thì thuê mấy dì làm việc lại không có lời. Cuối cùng chỉ có thể tìm được một điểm cân bằng – thu phí rẻ tiền hơn một chút, thuê mấy dì ít đi một chút, một bộ phận lao động từ những bọn trẻ tới phụ trách.
Tuy rằng ở thế hệ của Thư Nghi đều là con một nhưng theo cô được biết hầu hết những đứa trẻ được lớn lên trong gia đình công nhân như cô thì đều không quá yếu ớt, hoặc nói căn bản thì chính là không có vốn để mà yết ớt – Ba mẹ đều phải đi làm, ông bà nội ngoại phụ giúp một chút thì đứa trẻ còn có người chăm lo nhưng nếu như người già đều không muốn hoặc là không thể phụ giúp gia đình một chút thì trên cổ của rất nhiều đứa trẻ đều treo một chiếc chìa khoá khi đi học.
Thư Nghi lại suy nghĩ một chút về mẹ của mình, mẹ cô thật sự rất yêu cô cũng rất thương cô nhưng trong lòng mẹ cô thì một đứa trẻ học lớp năm, lớp sáu rửa bát đũa cũng là một chuyện rất bình thường. Khi còn nhỏ Thư Nghi cũng phải rửa bát đũa, quét nhà, tự mình giặt nội y nhỏ lúc ở nhà.
Còn về phần rửa bát ở bàn ăn nhỏ này tất nhiên cũng là một chuyện thật sự rất bình thường. Không phải ở nhà mình ăn cơm xong cũng phải đi rửa bát sao? Ăn cơm ở nhà mình chẳng những phải rửa bát mà còn phải làm cơm nữa.
Quan trọng nhất chính là Thư Nghi và mẹ của Thư Nghi không có sự lựa chọn nào. Thư Nghi không đi đến bàn ăn nhỏ ăn cơm vậy cơm trưa cô phải giải quyết thế nào đây? Cho dù mẹ của Thư Nghi có thể tự chuẩn bị xong đồ ăn trước thì cô cũng không thể ăn đồ ăn nguội được. Nếu như Thư Nghi tự mình hâm nóng lại đồ ăn thì sẽ vừa tốn gas lại còn sợ bị phát lửa nữa, mẹ của Thư Nghi vẫn không thể yên tâm được.
Ở trong mắt mẹ của Thư Nghi thi chuyện rửa bát ở bàn ăn nhỏ cũng thật sự không phải là một chuyện gì lớn. Dù sao ở thế hệ của mẹ Thư Nghi thì độ tuổi mười mấy tuổi không phải chỉ làm một chút việc nhà như vậy mà còn phải cho gà ăn, cho heo ăn, quét nhà, bới đất, tháo giặt chăn đệm… Một đứa trẻ mười mấy tuổi đã có thể làm hết được tất cả những việc nhà trong gia đình. Còn người lớn phải đi ra ngoài làm những công việc nặng nề hơn để kiếm tiền.
Còn về phần ý nghĩ rửa bát sẽ làm chậm trễ thời gian học tập của trẻ thì thế hệ phụ huynh của mẹ Thư Nghi lại càng không nghĩ như vậy. Ở thế hệ của Thư Nghi sự cạnh tranh trong học tập cũng không quá gay gắt, bầu không khí học tập ở trong các trường học bình thường cũng không phải thật sự rất tốt. Mỗi ngày học sinh tiểu học đều tan học vào khoảng ba rưỡi chiều, sau khi tan học thì sẽ có rất nhiều bạn học ở bên ngoài chơi đến tối mới trở về nhà ăn cơm.