Chương 59: Vấn đề

Hãn gật gù như hiểu ra. Thấy Hãn không nói gì, lão Cai mới cất tiếng

-Ta đến đây là có một việc muốn xin ý kiến của các cháu?

-Ý của cháu? – Cả Hãn và Trâu đều bất ngờ

-Đúng vậy. Tộc trưởng đang lúc đau thương, không nên làm phiền ngài. Người mà ta có thể trông cậy, chỉ có các cháu. Trâu là con trai tộc trưởng, không có Tộc trưởng ở đây, lời nói đương nhiên có trọng lượng, Hãn có tài chí xoay sở. Hai cháu hợp sức, nhất định có thể làm được

-Cháu có thể giúp gì chứ?

-Có đấy. Hiện tại trước mắt, chúng ta đang thiếu lương thực trầm trọng, sợ rằng không trụ được đến vụ sau.

Từ khi lũ phỉ tấn công bộ tộc đã kéo theo một sự xáo trộn cực lớn về nhân lực và vật lực. Thổ phỉ tấn công diện rộng tất cả các làng gần với đầm Dạ Trạch. Không nhìn thấy sự dừng lại của chúng. Các làng đã tụ lại với nhau để có sức mạnh đối đầu với chúng. Cách này đúng là có tác dụng khi họ có thể phòng vệ với số lượng đến 800 người chiến đấu.

Tuy ô hợp, thiếu kĩ năng chiến đấu, vũ khí nghèo nàn nhưng ai cũng liều chết nên tạo nên một áp lực tương đối với thổ phỉ. Tuy nhiên, vấn đề là khi họ rời đi, một số làng đã không kịp thu hoạch lúa, lũ phỉ đến, một phần cướp, một phần đốt sạch khiến cả tộc sắp phải đương đầu với nạn thiếu lương.

-Hiện chúng ta còn bao nhiêu lương thực? – Hãn hỏi

Lão Cai giơ 3 ngón tay nói:

- 3 tháng, nếu tính cả sự hỗ trợ của các tộc khác và sử dụng tiết kiệm. Các tộc khác không có dư dả gì nhiều, nuôi tộc nhân của họ đã đủ khó khăn rồi.

Hãn lấy hai tay vuốt mặt, đến nước này chỉ có cách mua lương thực thôi.

-Những người thợ thủy tinh còn lại bao nhiêu người ạ? – Hãn hỏi

-Chỉ còn 1 người sống sót. Đến thợ rèn của cháu cũng chỉ có 3 người sống. Người cháu mang về cũng tử nạn rồi.

Cả Musa cũng tử nạn rồi sao? Hãn giật mình hoảng hốt. Lão Cai nói hắn lúc đó cố gắng cứu mấy đứa nhỏ, bị lũ thổ phỉ gϊếŧ chết rồi. Hắn vô lực ngồi phịch xuống đất, tâm tình không thoải mái chút nào.

-Ngoài ra, sắp đến ngày đóng thuế rồi.

“Mẹ nó, hết thiếu lương, người chết giờ đến đóng thuế”, hắn còn chưa đủ khổ hay sao? Lần này tộc của Công Xương gần như phải xây dựng lại từ đầu. Xử lý không khéo sẽ gây ra hậu quả khó lường. Họ vẫn cần nhân lực để đương đầu với lũ phỉ đang nhòm ngó. Nếu mất đi thì đất đai, tộc nhân sẽ là mục tiêu cho không chỉ thổ phỉ mà các tộc xung quanh xâu xé.

Dù Công Xương có được hảo cảm từ tất cả các tộc trưởng trong vùng nhưng chưa chắc các tộc trưởng đó không nhân cơ hội mà cắn họ Công một miếng. Mọi thứ trên đời này vận động dựa trên lợi ích chứ không phải tình nghĩa. Khi Công Xương đứng ngang hàng với họ mới có thể nói tình nghĩa, nhưng mà lúc này đội quân chủ lực của tộc đã mất sạch thì họ không khác gì trinh nữ tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ nằm giữa đám da^ʍ tặc.

Để tránh thảm cảnh đó xảy ra, việc đầu tiên cần làm là có đủ lương thực cho mọi người đến vụ sau. Nhưng nói thì dễ, làm mới là vấn đề vì thứ nhất đất canh tác không đủ, thứ 2 thời gian quá ngắn, thứ 3 nông cụ kém chất lượng. Việc xoay sở là một bài toán khó.

Trầu nhìn Hãn có vẻ bất lực, trong lòng cũng cảm thấy rối rắm, không tiện lên tiếng. Lão Cai thấy hai đứa trẻ im lặng mới nói

-Ta biết trách nhiệm này quá nặng nề với các cháu, nhưng tộc trưởng đã thành ra như vậy, ta cũng không còn cách nào. – lão Cai thở dài.

Hãn trong mắt lão cũng chỉ là một thiếu niên mới trưởng thành, chưa có kinh nghiệm gì hết. Đặt gánh nặng của cả tộc quả thực quá sức. Nhưng với Hãn, nếu không nghĩ cách thì không được. Hắn trẻ nhưng có một linh hồn trưởng thành, tuy không nói là trải sự đời nhưng cũng được tính là có chút kinh nghiệm.

-Cháu cần nắm rõ chúng ta có gì trước, bao gồm dân số, số người có thể lao động, số đất có thể canh tác, dụng cụ, đặc điểm các khu vực xung quanh. Trâu, đi theo tao, chúng ta sẽ có nhiều việc phải làm đấy.

-Được – Trâu thấy Hãn dần có ý chí trở lại, cũng bỏ khuôn mặt ủ rũ đi

Hãn lấy tự lấy hai tay vỗ mạnh vào mặt mình, nhanh chóng bỏ khuôn mặt chán trường vừa nãy mà phấn chấn hơn rồi nói. Có thời gian ngồi đó mất tinh thần thì thà đứng lên mà làm việc sẽ có ích hơn.

-Được, hai cháu theo ta, có gì ta sẽ từ từ giải đáp. – Lão Cai nói

Cả 3 cùng ra khỏi lán mà đi xem xét xung quanh.

…..

Suốt hai ngày kể từ khi nhóm của Công Xương trở về, Hãn và Trâu đã liên tục tìm hiều thông tin về chỗ ở hiện tại. Hắn nắm được nơi đây tập trung khoảng 6000 người, nơi đây trước chỉ là một ngôi làng nhỏ nên đất canh tác, cùng với đất bỏ hoang cũng chỉ có mấy chục hecta, không đủ để canh tác nuôi mấy ngàn người, chưa kể nông cụ rất kém, đến lưỡi cuốc cũng làm từ gỗ cứng, không có chút kim loại nào, trâu kéo cày cũng chỉ có vài con, phía tây là sông Hồng, có thể sẽ có lũ bất cứ lúc nào, cũng là hướng đi đến thương hội, còn lại các mặt khác là các cánh rừng thưa, lợi thế duy nhất là số người có thể lao động có rất nhiều và đất có thể canh tác được cũng rất màu mỡ do có phù sa từ những trận lụt

Nói tóm lại, họ đang ở một khu đất trống tốt với một nhúm người. Hãn ví một nhúm người có hơi khập khiễng nhưng không phải không có lý. Nếu làm một ví dụ đơn giản thì dù có gộp toàn bộ dân sô 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam lúc này lại cũng không không bằng nổi dân số của tỉnh Lạng Sơn hiện đại, mà Lạng Sơn hiện tại vẫn được coi là vùng có mức dân số trung bình. Chính vì thế đất Giao Chỉ tuy nói là đất có dân số đông nhất các vùng từ phía Nam Trường Giang đổ xuống nhưng chung quy vẫn là nơi ”đất rộng người thưa”. Đất Giao Chỉ lúc này rừng núi vẫn là chủ yêu mà thôi.

Cũng trong hai ngày này, hắn theo Lão Cai bám riết không rời để tìm hi vọng cứu cả cái tộc này nhưng việc duy nhất hắn có thể nghĩ đến là phương pháp tình thế để có thêm lương thực. Đó là phân chia người đi vào rừng đi săn bắn để giảm bớt gánh nặng cũng như phân bố lại lương thực, những người ít hoạt động hay không góp sức vào việc tạo ra thực phẩm cho bộ tộc sẽ bị cắt giảm khẩu phần một chút để ưu tiên cho các người bệnh và những người có đóng góp.

Nhưng cách này sẽ không thể kéo dài thêm bao nhiêu thời gian cho họ. Hãn từng nghĩ đến việc tìm một loại củ ngắn ngày, đáng buồn là việc canh tác này không có kết quả khi vào mùa đông, các cây lấy củ mà hắn biết đều khô héo, không thể tìm thấy dấu vết, chưa kể, thời gian canh tác vẫn còn quá dài với khả năng chịu đựng của mọi người.

-----

Một tháng sau

Tại khu rừng phía Nam của làng

Lúc này đang là sáng sớm, sương vẫn còn bao phủ. Một con hoẵng lớn đang cúi chiếc cổ xuống để gặm những cây cỏ non còn đang đẫm sương sớm



-Thấy rồi, chờ 4-5 ngày cuối cùng cũng chờ được – Một bụi cây cách đó chừng 10m lên tiếng

-Im lặng, chuẩn bị bắn đi – Một giọng nói ồm gắt nhẹ

Trong bụi cây kêu lên một tiếng “kẹt”, một cánh cung bị kéo căng, lắp trên đó là một mũi tên nhắm thẳng con vật này. “Víu”. Dây cung thả ra, tạo đà cho mũi tên bay đi lao về hướng con vật đang đứng phía trước. Nhưng người bắn cung còn kém may mắn một chút khi mà mũi tên bị trượt lên trên thân con nai một chút

-Mẹ nó, trượt rồi – Một giọng chửi từ bụi rậm

Cọn vật sau khi cảm nhận có một thứ gì đó bay qua mình liền giật mình chạy mất, “Đuổi theo”, “Roạt” “roạt”. Ngay khi giọng nói vừa kết thúc một bóng ảnh lao ra chạy đuổi theo, theo sau là thêm vài tiếng chân dậm trên đống lá khô trên đất.

Một nhóm khoảng 4 người bứt tốc chạy ra khỏi bụi rậm đuổi theo con vật lúc nãy. Họ đuổi theo bước chân không nghỉ, theo con vật này đến một rừng tre rậm rạp. Ở đây, cỏ không mọc, mặt đấy chỉ độc một loài tre trúc. Bóng con vật ẩn hiện giữa các thân tre, theo sau là các thợ săn đang truy đuổi.

Dẫn đầu là một người đàn ông trung tuổi, vừa chạy vừa giương cung bắn đuổi theo. Một cây cung phức hợp quả là một món đồ xa xỉ với thợ săn. Cánh cung kéo mạnh liền thả ra đẩy mũi tên lao về phía trước, hướng đến con vật này nhưng sự nhanh nhẹn của con hoẵng nãy đã cứu nó.

-Nó ở kia, mở cánh ra, lùa nó về bên này

Có một người trẻ tuổi đứng trên một gò đất gần đó quan sát rồi giang tay nói. Ngay lập tưc những người theo sau dàn thành hàng ngang bứt tốc. Một người cầm theo một sợi dây, mỗi đầu buộc một cục đá, lấy ngón trỏ móc bám vào đoạn dây rồi xoay vài vòng trên không trung sau đó quăng về phía con vật cách đó chừng 4-5m, nhắm thẳng vào hai chân sau. Nhưng con vật này tốc độ quá nhanh nên sợi dây quăng bị hụt, bắt nhầm phải một thân tre.

Kẻ quăng dây xì một tiếng cay cú, không ngừng bám theo. Người thanh niên lúc nãy ra lệnh đã cầm trên tay một cây cung phức hợp từ lúc nào, một thanh Tong-ah có lắp Tiểu Hoàng Tiễn, nhanh chóng ngắm bắn dựa theo chuyển động của con mồi. “Viu”, thanh Tong-ah bật ra khỏi dây cung, còn mũi tên con miết vào thân tre lao đi, không nhìn thấy bóng, chỉ nghe có một tiếng va chạm. Cả mũi tên và con vật lúc này đã biến mất khỏi tầm mắt. “Chẳng lẽ không trúng?”. Hắn nghe vẫn còn tiếng chạy của con vật ở phía trước vọng lại đến khi im lặng hẳn. Khuôn mặt có chút thất vọng

Những người khác đuổi theo cũng đi mất hút theo hướng chạy của con vật. Còn người này thu cây cung lại, từ từ tăng tốc chạy

-“Trúng rồi” – Một giọng nói truyền lại

Người thanh niên vừa bắn mũi tên mới chút vừa nãy còn có chút thất vọng vì tưởng bắn trượt. Khi giọng nói vừa rồi truyền đến, mắt chợt dần mở to, khuôn mặt liền nở nụ cười phấn khởi chạy đến. Khi thấy những người đi săn cùng đã thấy họ đứng quanh một chỗ. Tất cả đều hướng mắt nhìn vật nằm trên đất. Xác con vật vừa nãy đang nằm thoi thóp, mắt mở hoảng sợ. Mũi tên lúc nãy cắm trên người con vật này dường như đã đâm phải tim hay bộ phận quan trọng khiến con vật mất sức mà chết.

-To quá!! – Một người cảm thán

-Nó sắp chết rồi – Một người trung tuổi nói

-Mày bắn tốt lắm, đi săn bao lâu cuối cùng cũng được một lần – Một người khác niền vỗ vai

Phần ngực và bụng con vật còn phập phồng thở dốc như sợ có kẻ lấy đi không khí của nó. Chắc hẳn con vật này đang cảm nhận việc hô hấp dần trở nên khó khăn. Người thiếu niên nở nụ cười vui mừng nói,

-Lấy dây đi, khiêng nó về

-Được, đợi tao một chút – Một người trả lời rồi rời đi

Người đang ông trung tuổi tiến lại rút mũi tên ra khỏi con vật này rồi quỳ xuống chắp tay cầu nguyện thứ gì đó. Những người còn lại cũng làm theo tương tự. Không cần đợi lâu, người vừa nãy đã quay trở lại với một thanh tre và vài sợi thừng.

Họ buộc chân con nai rồi luồn thanh tre qua. Cả một con hươu lớn nặng khoảng 50-60 kg, nhưng 2 người khiêng cũng nổi, dù có hơi nặng. Trong lòng tất cả đều rất cao hứng, trên đường còn hát một đoạn tạp khúc. Bài hát tuy không ra âm ra nhạc nhưng cũng thấy họ rất vui.

-Mày nói xem sao chúng ta mỗi lần đi săn phải bái lạy mỗi khi săn được chứ?

-Vạn vật đều có linh hồn, cũng đều có mục đích để tồn tại. Chúng ta cầu nguyện để mong sự siêu thoát, cũng là cảm ơn sự hi sinh của con vật. Con vật này đã tặng cho chúng ta sự sống, chúng ta nhận và sống sót. Hiểu chưa?

-Chưa.

-Vây thôi, đừng hiểu nữa. Lần nào giải thích cho mày cũng mệt óc.

Người trẻ tuổi thở dài, tiếp tục cùng những người khác khiêng con vật này trở về làng. Từ đằng xa người làng đã thấy họ, phía cổng vào đã thấy xôn xao.

-Nhóm của Hãn về rồi!!...Mấy ngày mới về, còn mang theo một con hươu… Lần đi săn này có kết quả rồi.

Cả nhóm đi săn trở về trong sự chào đón của dân làng. Từ cổng vào đã thấy rất nhiều trẻ con và dân làng tụ họp để xem thành quả. Lũ trẻ tròn mắt nhìn, lần đầu chúng được thấy xác một con hươu nên thi nhau đến sờ thử. Những người khác nhìn cũng cảm thán một hồi. Có vẻ nhóm của Hãn là nhóm đầu tiên trở về sau chuyến đi săn, những nhóm khác vẫn chưa thấy trở lại

-Mọi người về rồi – Một giọng nữ thánh thót phía

Tất cả quay lại thì nhìn thấy một thiếu nữ tầm 14-15 tuổi thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu. Nói là nhỏ nhắn nhưng đó là với 3 thiếu niên này thôi chứ đó là bình thường. Thấy cô bé này, Hãn liền cười chào.

-Hoa, thế nào, con hoẵng này có lớn không? – Trâu vỗ vài cái vào xác con hươu nói.

-Lớn, lớn lắm, các cậu làm sao bắt được nó vậy?

-Ài, nghĩ đến thật là khó khăn, bọn này phải tốn sức của 9 trâu 2 hổ mới săn đươc – Sóc khịt mũi nói.

Hai tên này thấy gái là bắt đầu ba hoa, trong lời toàn có mùi gió. Hãn cũng đành lắc đầu ngồi một chỗ xem 2 tên này tấu hài vậy. Càng nghe càng thấy thú vị, chúng nó kể cứ như cả nhóm đi săn hổ vậy, rất lôi cuốn a.

Mọi người đang cười đùa vui vẻ bỗng có một người hớt hải chạy đến

-Cậu Trâu, không xong rồi, cha cậu đang định tự sát kía



-Cái gì?!!

Trâu liền bỏ khuôn mặt cợt nhả lúc nãy mà tức tốc chạy đến chỗ mẹ mình dưỡng thương. Vừa chạy đến bên ngoài đã nghe thấy âm thanh vọng ra.

-Tộc trưởng, xin đừng, ngài mau bỏ con dao xuống.

-Bỏ ta ra, yaaaa – Tiếng Công Xương nói kèm theo tiếng nấc

-Cha, đừng mà – Trâu vội mở cửa xông vào

Trước mắt là cảnh 2 người đàn ông đang cố gắng giữ chặt Công Xương, một người khác cầm lấy tay, cố gắng giành lấy con dao trong tay họ Công

-Là ta vô dụng, không bảo vệ được nàng. Tất cả là tại tạ. Đáng lẽ ta không nên đến đó.

Sauk hi bị giành mất con dao, họ Công quỳ xuống, lấy tay tự đấm ngực, luôn miệng hối cái. Trâu vừa khóc vừa ôm chặt lấy cha mình. Hãn và Sóc đi phía sau, chốc lại thở dài. Cô Trinh vẫn chưa tỉnh lại, hằng ngày chỉ có thể ăn cháo cầm hơi qua ngày.

Cả hai đứng đó cũng thấy lão Cai và Hoa ở phía sau, khuôn mặt lo lắng. Lão Cai ra hiệu cho cả hai đi theo mình.

-Cháu chào ông – Hãn lễ phép

-Uhm, lần này đi săn cũng có thành quả hả?

-Dạ.

-Haizz, tộc trưởng bị thế này cũng không trách được, ngài ấy rất thương vợ mình.

-Cũng mong có kỳ tích giúp cô Trinh tỉnh lại thôi – Hãn nói

Hãn đi theo lão Cai đi vào trong làng, để lại con vật mới săn cho người đàn ông trung tuổi trong nhóm xử lý. Nói về đi săn, hắn mới chỉ tham gia cách đây đúng một tháng. Từ khi tham gia vào nhóm đi săn, hắn đã học được nhiều thứ rất có ích. Lần đi săn này cũng là lần đi săn đầu tiên có thứ mang về.

Trên đường theo lão Cai, Hãn đã gặp Trì, tên này được Hãn giao điều phối lương thực, lúc này đanh nhẩm tính số lượng các bao lương. Trên mặt còn đang lấm tấm mồ hôi, coi bộ rất vất vả. Hãn lớn tiếng gọi hắn lại.

-Tình hình thế nào rồi?

-Không khả quan lắm, dù chúng ta đã tiết kiệm và điều phối kĩ nhất nhưng vẫn có tình huống ngoài ý muốn, số lương thực đang giảm nhanh hơn dự kiến.

Nói về lương thực quả là khiến Hãn đau đầu. Dù đi săn có thành quả nhưng so với lượng người ở đây thì chưa đủ nhét kẽ răng. Đất đai quanh đây cũng đã bắt đầu bước vào cày cấy cho kịp vụ cũng như quá trình mở mang thêm quỹ đất đang gấp rút được tiến hành. Dù dụng cụ kém nhưng lấy số lượng mà bù vào. Các lưỡi rìu đồng tuy có hữu dụng trong việc đốn cây nhưng hiệu quả thấp chưa kể việc phải nhổ cả gốc cây cũng là một nhiệm vụ khó khăn.

-Sự hỗ trợ của các tộc trưởng xung quanh thế nào?

-Khó nói lắm, số lương thực giúp đỡ đợt này có ít hơn lần trước, dù đò chúng ta gửi tặng có phần hậu hơn.

Để tranh thủ thêm và duy trì sự hỗ trợ của các tộc khác, Hãn đã cho xây lai khu làm thủy tinh. Khi gặp lại nhóm thợ rèn và người thợ thủy tinh, tuy lần này tổn hại nhiều nhưng cũng gỡ gạc lại một chút. Về rèn sắt, trước khi rời đi, họ đã cùng Musa đem dìm tất cả xuống sông. Nói thật, họ lúc đó chỉ nghĩ chạy mạng nhưng Musa lại lo về đám dụng cụ, dù mang bệnh trong người nhưng vẫn cố đem số đồ nghề đi dấu. Có câu “một ngày là thầy, cả đời là thầy”, Musa tuy ngang hàng với những người thợ khác nhưng trong lòng những thợ rèn học việc cũng có sự kính trọng nên họ không thể thấy thế mà không giúp.

Còn về thủy tinh thì đơn giản hơn, người thợ làm thủy tinh đã thu dọn sớm vì cũng chẳng có gì nhiều, đặc biệt là mấy ống sắt cần mang đi đầu tiên. Người này đã chất lên xe rồi mang đến đây cả rồi. Những người khác, bao gồm cả chú Lương cũng đã tử nạn trong khi chống trả cũng như trốn khỏi đám phỉ.

Thế nên, ngay khi trở về được 2 ngày, Hãn đã sắp xếp người trở về làng chính tìm lại các bao nguyên liệu và mở lại lò thổi. Các sản phẩm được mang đi tặng các tộc trưởng để đổi lấy sự giúp đỡ về lương thực của họ. Luôn tiện chọn thêm những người khéo tay đi học nghề thổi thủy tinh và rèn sắt

Những thợ rèn sử dụng lượng sắt còn dư để rèn dụng cụ khai thác mở rộng quỹ đất. Họ đều đã có kĩ năng nên có thể làm theo những gì Hãn mô tả. Việc đầu tiên là rèn dụng cụ mở rộng quỹ đất. Hắn không chọn những rèn những lưỡi rìu mà là những lưỡi cưa. Việc vẽ một mẫu cưa nặng khoảng 5kg sắt dành cho 2 người rất đơn giản. Môt lưỡi cưa dài khoảng 1m hai đầu là 2 tay cầm bằng gỗ, môt lưỡi được rèn hình răng cưa, và tôi cứng.

Có những lưỡi cưa, việc đốn hạ các cây gỗ rất đơn giản, thay vì dùng rìu có thể mất đến cả canh giờ thì dùng lưỡi cưa khoảng 20p chỉ bằng hoạt động kéo qua, kéo lại của 2 người đàn ông. Tuy tiện lợi nhưng số lượng chỉ có 4 cái, không đủ để tạo ra hiệu quả lớn lao gì, nhưng nó tiết kiệm rất nhiều sức lao động.

Còn về chế tác thủy tinh, vì chỉ có 1 người nên Hãn đã sắp xếp chọn ra những người khéo tay nhất ở đây tham gia học tập chế tác bù vào số lương người bị mất. Nghề thủy tinh này ngày trước với Hãn cũng tương đối đơn giản vì hắn là người mang đến mà, hắn chỉ có thể làm theo những gì nhớ lại mà truyền đạt cho những người thợ rồi sau khi chứng kiến sự sáng tạo và sự thuận thục nhanh chóng của họ, hắn đã yên tâm mà giao lại, không tham gia nữa.

Nhưng không ngờ rằng, qua lần đến xem thử thì thấy kĩ thuật thổi thủy tinh của người thợ đã đạt đến một cảnh giới khác, khiến Hãn phải trố mắt nhìn. Công việc này xuất hiệt sự chuyên nghiệp hơn khi yêu cầu đặt ra có đến mấy chục điều cần tuân thủ chặt chẽ như chuyển động đảo của tay, lực thổi, nhiệt độ lò, tỉ lệ hỗn hợp, cũng như tốc độ chế tác,…. Lúc trước Hãn cùng làm thủy tinh cũng không thấy họ đào ra bằng đấy cái tiêu chí, thậm chí đến kĩ thuật chế tác cổ đại lúc này người ta cũng chưa chắc có nhiều tiêu chuẩn như vậy.

Thủy tinh thời đại này dù chế tác có sơ sài nhưng giá trị rất cao vì công sức và thời gian bỏ ra cũng rất nhiều. Những chiếc bình hay đồ vật bằng lưu ly lấp lánh trong thời đại này đều có tính thẩm mĩ và độ chính xác mà đến thời hiện đại còn kinh ngạc. Tất cả đều được tạo ra bởi những nghệ nhân lành nghề, có bản năng và cả kinh nghiêm gắn bó với nghề mới có thể tạo ra được.

Ngoài ra, sau nhiều lần làm ăn ở thương hội, hắn phát hiện ra rằng, ngoài vẻ đẹp thẩm mĩ của các sản phẩm thì kích thước đồ thủy tinh của Hãn là độc nhất. Thời đại này kích thước đồ thủy tinh rất hạn chế các sản phẩm lớn chủ yếu là chén, đĩa, các bình lớn thì số lượng ít vì nhiều quan niệm sai lầm về đặc tính thủy tinh lúc này. Phương pháp thổi thủy tinh của Hãn đã hóa giải sự hạn chế đó và khiến việc chế tác nhanh hơn

Nhưng kĩ thuật thổi ra đời, đã kéo theo một loạt các thay đổi, các kĩ năng tạo hình cũ dần mất đi thay bằng các kĩ mới dần được phát hiện và ứng dụng, cũng như người ta bắt đâu khắt khe hơn trong việc chế tác do phương pháp này phức tạp khác hẳn phương pháp trước đó. Ví dụ về chuyển động tay và lực thổi. Kĩ năng truyền thống không cần đến nhưng khi có kĩ thuật thổi thủy tinh, họ đã tính đến rằng hai tay khi làm việc phải không được nhanh quá, cũng không được chậm quá tránh làm méo, xấu thành phẩm. Tất cả cần dựa vào phán đoán nhiệt độ để chuyển động cho hợp lý. Còn về lực thổi, thổi mạnh quá sẽ làm độ dày không đều, thổi nhẹ quá sẽ khiến thành phẩm khó thành hình, chưa kể khi thổi phải kết hợp cả chuyển động xoay của tay để tạo hình đúng ý.

Những người học việc lần đầu tiếp xúc với thủy tinh thì rất lúng túng, tay chân lóng ngóng rất nhiều nên trong những ngày đầu, tiếng đổ vỡ thủy tinh ngày nào cũng có đến mười mấy đợt, cứ cách vài phút lại có một tiếng vỡ. Người thợ sống sót cũng không có nhiều kinh nghiệm truyền đạt và tạo tác nên nhờ người này dạy cho những người mới quả có phần quá sức.

“Giá như chú Lương còn sống”, đôi lúc Hãn tự thầm nói như vậy, khi thấy người này vất vả dạy dỗ những người mới. Chú Lương là người thợ có nhiều kinh nghiệm nhất trong những người thợ trước, tuy mới chỉ làm quen có vài tháng nhưng tài chế tạo cực kì đáng nể, những đồ chú ấy làm đều lấy được giá cao nên được nâng làm thợ trưởng. Nhưng có sao dùng vậy, chỉ cần quen tay thì sớm họ cũng tự phát triển các kĩ năng mới thôi.

Nói về chú Lương mới nhớ, gần đây Hãn ít gặp Hoa. Hắn vẫn nhớ như in khuôn mặt đau buồn khi gặp cô bé nhưng sau đó, cô đã sống mạnh mẽ hơn, không còn khóc lóc nưa mà tham gia giúp đỡ những người già và người bị thương. Khi Hãn cùng lão Cai và Trì đang nói chuyện thì có một người chạy đến nói

-Ông Cai, từ thương hội có một người đến tìm Hãn.

-Tìm cháu?? – Hãn ngẩn người đáp