Để thực hiện kế hoạch này, 3 tuần trước, Hãn đã gửi tin cho Trì phối hợp với các tộc trưởng bẫy bọn này với số thủy tinh còn lại. Đồng thời, nhờ Công Xương ra mặt bí mật “mượn” những chiến binh tinh nhuệ nhất của các bộ lạc, nói là để đánh bẫy bọn thổ phỉ. Đồng thời ra lệnh cho Musa cùng 5 người thợ học việc trong 2-3 tuần tạo được đao thép và đầu thương đủ trang bị cho ít nhất 20 người, trang bị cho họ giáp và khiên tốt nhất, sắp xếp họ ngồi sẵn trên các xe hàng. Các binh lính bộ lạc khác được lệnh đào các hầm cá nhân tại các nơi được chỉ định, lệnh chỉ khi nghe thấy tín hiệu lập tức xông ra, kéo đến nơi có tín hiệu vây chặt lấy, gặp tên phỉ nào gϊếŧ tên ấy
Trong thời gian đó, cứ để cho bọn cướp hoành hành tự tung tự tác. Vấn đề xảy ra duy nhất là chế tạo vũ khí. Thép hũ đúng là thép tốt nhưng rèn đúc thế nào mới quan trọng, thứ thép này chính là khó ở bước gia công, vì thợ học việc vẫn chưa thạo cách rèn dù đã học các công đoạn cơ bản nhưng việc nhận xét chất thép để rèn sao cho phù hợp tránh xảy ra trường hợp nứt hay cong trong quá trình rèn lại chưa hoàn thiện, chưa kể trang bị cho 18 người, tức là cần ít nhất 9 lò đốt để làm thép hũ. Khu rèn này chỉ có 6 người thôi. Nếu chỉ làm đầu thương thì được chứ đao thì sợ không kham được, một cây đao cần đến 3 ngày mới tạo được một cây, tính thêm phần bọc chuôi và mài sắc cũng đến 4 ngày. Vì thế Hãn yêu cầu làm chủ yếu là đầu thương, nhưng cũng phải tạo được ít nhất 8 cây đao
Trong thời gian đó Musa là người bận rộn nhất khi phải liên tục quan sát và hướng dẫn thợ rèn cho đúng nhiệt độ và nhịp búa, đồng thời phải tự tay làm thêm đầu thương cho kịp yêu cầu của chủ nhân. Hãn cũng đã thuê thêm vài người đến khu rèn hỗ trợ nên về cơ bản khi hết hạn những người lính đều có vũ khí bằng sắt để dùng, dù vẫn chưa tốt lắm nhưng chất lượng đủ dùng rồi
Trận đánh phục kích diễn ra chóng vánh trong 1 khắc, tốc độ đồ sát của những người lính tương đối nhanh. Đám thổ phỉ hơn 40 tên bị diệt, nói chung đám này mới chỉ là nông dân cầm vũ khí, luyện tập không nhiều, lại phải đối đầu với lính tinh nhuệ có vũ khí sắt nên bị diệt sạch là bình thường nhưng có vẻ vẫn có vài tên thoát khỏi vòng vây được. Về phần những người lính tham gia có 6 người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương nhẹ. Do họ được trang bị giáp nên vũ khí đồng không có nhiều tác dụng, chỉ có vài chiến binh hăng chiến nên bị một đám vây lại đâm chết.
Những chiến bịnh thiệt mạng sẽ được đền bù bằng một lượng thủy tinh và các tộc trưởng cũng rất vui lòng mà nhận khoản “đền bù” này, dù sao thì đây là do Hãn bày ra chứ không phải Công Xương nên đền bù là hiển nhiên. Số vũ khí tất nhiên cần hổi lại vì sắt là đồ quý, không dễ gì có. Việc hồi lại cũng có chút khó khăn vì các chiến binh lần đầu được phát đao thép sáng bóng đã chạy tung tăng khắp thao trường luyện tập, họ hăng hái thực hiện các đường múa đao và thương, những binh khí sáng bóng chém vào thân cây nhẹ nhàng như chém bùn khiến họ càng yêu thích, đến đi ngủ cũng ôm chặt bên mình như ôm vợ, sau khi tiêu diệt đám thổ phỉ lại càng muốn có, các tộc trưởng cũng hi vọng Công Xương sẽ tặng họ một cây làm “kỉ niệm” nhưng vì sắt đối với Hãn còn quý hơn vàng, nên dù Công Xương có mở lời cũng không làm hắn đổi ý được, hắn cần rất rất nhiều sắt, mà lúc này chỉ có 50 cân, cho thợ luyện tập còn không đủ nói gì mang cho, nhưng mà trận vừa rồi có thu được một vài vũ khí bằng sắt, với lại, các tộc trưởng không thể từ chối thẳng thừng, cần tạo quan hệ với họ, sẽ có lợi sau này nên Hãn đồng ý tặng mỗi tộc trưởng 1 cây, làm theo yêu cầu, muốn chạm khắc thế nào đến gặp đám thợ mà mô tả
Còn về tên tù binh bắt được, không cần dùng nhiều đến tra tấn hành hạ, thấy cảnh cả đám bị diệt sạch cũng khiến tên này có bao nhiêu thông tin cũng nôn ra bằng hết. Nhưng bảo hắn chỉ vị trí chính xác trại đóng quân lại không nói. Có vẻ Tưởng Kì làm “công tác tư tưởng” cho thuộc hạ rất kĩ, tên tù binh chỉ dám khai các tuyến đường và các ổ mai phục bên ngoài còn bên trong dù đã hứa hẹn bảo đảm an toàn nhưng tên này vẫn cứng đầu, nên đành mạnh tay cho đến khi nào hắn khai ra thì thôi.
Những thông tin về vùng ngoài tương đối hữu ích nhưng cần xác minh trước. Theo như tên tù binh thì đến chính đám thổ phỉ cũng không dám tùy tiện đi trong rừng mà phải theo những tuyến đường đã định do thủ lĩnh vẽ ra vì nếu đi theo ý mình thì sẽ rất dễ thành mục tiêu bị thú dữ tấn công. Khu của Tưởng Kì có đến hơn mười tuyến đường khác nhau nối đến lãnh địa các bộ lạc. Hãn chú ý có một con đường độc đạo dài dẫn ra sông Hồng, nhìn cũng hiểu con đường này có nhiệm vụ gì, đó chính là lối thoát thân cũng là nơi để tuồn nô ɭệ và hàng hóa ra bên ngoài. Tên tù binh nói nơi này là bí mật, chỉ những kẻ trong trại lâu năm mới biết, Tưởng Kì dùng để trao đổi với đám con buôn lấy lương thực và các nhu yếu phẩm, vị trí đó vốn không dễ bị phát giác do đã có các rặng đá và lùm cây che khuất, nơi đó lại có sẵn một vịnh nhỏ thích hợp cho thuyền bè neo đậu, kẻ làm ăn với Tưởng Kì mới biết đến sự tồn tại của nó.
Khi đã có đường đi nước bước bên ngoài đầm lầy thì việc khóa chặt Tưởng Kì bên trong hoàn toàn có thế bởi nếu Tưởng Kì không tuân theo những tuyến đường có sẵn hắn sẽ tự rơi vào cái bẫy mà hắn tự hào cản được liên quân.
Trên này cũng ghi rõ các điểm mai phục, hắn cần xác thực trước, nếu phá hết, khu vực bên ngoài sẽ là của các bộ lạc, không còn lo phục kích mà chính chúng ta sẽ phục kích ngược lại hắn.
-Chú mau mang thứ này vẽ làm nhiều bản chia cho các tộc trưởng, họp bàn thống nhất ngày cùng tiến công phá các ổ mai phục. Tấn công đồng loạt sẽ cho chúng không kịp trở tay.
-Được – Công Xương hồ hởi cẩm lấy tấm da
-Luôn tiện, chú sắp xếp mai phục tại các tuyến đường đến đây.
-Tại sao?
-Người của Tưởng Kì bị bắt, có thể hắn sẽ kéo quân làm loạn, mục tiêu của hắn có thể là chúng ta.
-Đến càng hay, ta sẽ đích thân chặt rụng đầu hắn
-Hắn có đến hơn 1000 quân, nếu hắn nổi điên sẽ làm thật, không đem tất cả nhưng cũng đến mấy trăm, số đó đủ gây thiệt hại, chúng ta cần đón tiếp chu đáo.
-Nếu hắn không tới,
-Vậy coi như hắn cũng có đầu óc
-Hiểu, ta sẽ chuẩn bị ngay – Mắt công Xương sáng lên, liền sau đó quay đi.
Khả năng của Tưởng Kì vẫn là ẩn số đối với Hãn. Nếu hắn tới chính là chôn mình, liên quân vừa phá được sự đột kích của thuộc hạ, điều mà trước nay chưa từng có. Kẻ thất phu nghe được chắc chắn sẽ nổi điên đem quân quậy tưng bừng, đây mới chỉ là trận phục kích nhỏ chưa đủ để các bộ tộc chủ quan, nhất định sẽ phòng bị chờ hắn đến, nhưng nếu biết suy nghĩ chúng sẽ rúc yên trong đó không ra, đồng thời gia cố lại các tuyến phòng thủ và mai phục. Tuy nhiên, Hãn cầu mong hắn là một tên biết nghĩ chứ không phải loại nghĩ bằng cơ bắp.
Dù gì đến hắn sẽ bị phục chết nhưng thiệt hại gây ra sẽ không nhỏ, đặc biệt khi tộc của Công Xương vẫn chưa tập hợp đủ. Từ trại đến đây Hãn đoán cũng mất 2 ngày. Một vùng đầm lầy rộng lớn trải đến đến hơn 40 dặm vuông, đường đi lắt léo đâu phải nói đến là đến, chưa kể còn chuẩn bị quân, lương nữa, nuôi cả ngàn người cơ mà. Thời gian hắn nhận tin cũng như chuẩn bị cũng phải mất ít nhất 1 tuần, đủ thời gian cho các tộc trưởng trở về chuẩn bị rồi
Sau khi sao địa đồ thành nhiều bản, Công Xương phát cho từng tộc trưởng đến dự, hẹn họ 2 tuần nữa sẽ phá các ổ mai phục xung quanh, trấn giữ vùng ngoài cho đến mùa đông năm nay. Việc công kích là chuyện của tương lai, bây giờ hắn cần đến thương hội trao đổi, Kasym sắp đến rồi.
------------------------
2 ngày sau, vẫn chưa có tin tức gì của quân Tưởng Kì, Công Xương đã rút hết các binh lính bộ lạc tại các làng, chỉ để lại 1 người mỗi làng tiếp tục huấn huyện, sắp xếp cho họ mật phục tại tuyến đường đến tộc, số trang bị giáp đã đủ cho một nửa quân số nhưng khiên và cung thiếu trầm trọng. Khiên do phải có đồng để gia cố, cung thì không có đủ sừng trâu, chỉ làm đủ cho 25 người. Ưu tiên trang bị cho các chiến binh bộ lạc
Lần này đến thương hội, mục đích là lĩnh bạc mua thêm gia súc và muối là chính, 4000 lạng bạc là một con số không nhỏ với hắn, số tiền dư còn lại còn chưa biết làm gì. Đợt vừa rồi phải chuyển gấp mỗi làng 3 con lơn, 2 thạch muối phát cho dân binh. Lời đã nói thì không nuốt được, cũng vì thế mà tài sản của hắn lúc này đàn lợn chỉ còn hơn 20 con lơn sữa và vài con heo nái.
Có thêm bạc hắn sẽ đủ sức duy trì đội quân ngàn người của Công Xương. Quá trình thổi thủy tinh không có gì gián đoạn nên số lượng làm ra đủ để cung cấp cho Kasym.
Bây giờ đang là giữa xuân, việc thu hoạch lúa tại bộ tộc cũng đang diễn ra, nhưng việc thổi thuy tinh cũng không gián đoạn, bởi vì những người thợ dư sức thuê người làm thay họ việc gặt lứa phụ người thân. May cho hắn là không phải tốn thêm tiền mua lúa gạo, chứ không với lực hiện tại hắn không trụ nổi quá 1 tháng, người ăn núi cũng lở, vạn người cùnng ăn còn nhanh hơn cả nạn châu chấu, dù lần này không đến vạn người, nhưng ngàn người cũng là cả một vấn đề.
Đúng như những gì Trì thông báo, người của Kasym đã đợi sẵn ở bến neo thuyền. Họ đang dỡ hàng chuẩn bị chuyển di chuyển vào bên trong khu buôn bán trong khi Kasym đang đứng trước một sạp nhỏ có khoảng 10 quân nhân Hán nói chuyện gì đó. Sông Hồng năm nay nổi sóng manh, từng dợt sóng xếp lên nhau, sóng sau xô sóng trước, nước cũng cao hơn mọi ngày. Chuyện sông Hồng bị lụt luôn là đề tài muôn thủa rồi vì vậy nên cũng không hẳn là nhà Hán “giải phóng mặt bằng” mà cơ bản là chẳng có bộ tộc nào dám sống gần đây cả, đến khu chính của thương hội xây cũng trên một thế đất cao, cách bờ sông đến cả dặm, cộng thêm hệ thống đê, kĩ thuật trị thủy của người Hán du nhập đến nước Việt từ thời Triệu Đà và hàng loạt kênh dẫn nước tự nhiên cũng như do các bộ lạc đào để lấy nước tưới ruộng thi lũ không thể gây thiệt hại đến thương hội. Nhưng cũng có những năm nước cao bất thường, khiến thương hội cũng vài phen bị thiệt hại nặng, chủ yếu là đê phòng bị vỡ.
Kasym lần này đến, khuôn mặt phấn khởi coi bộ làm ăn lãi lời cũng rất tốt. Thấy Hãn từ xa lão đã lao đến rồi
-Cậu Hãn, vẫn khỏe chứ?
-Tôi và ông mới không gặp có mấy tháng thôi mà, hỏi sức khỏe gì chứ. Xem ra ông buôn bán rất tốt đấy
-Cũng nhờ đồ của cậu thôi. Hà hà
Thương nhân là kẻ mang đồ nơi này đem bán nơi khác, ăn phần chênh lệch thông qua buôn bán, phần chênh lệch này đôi lúc còn gấp mấy lần giá thực của hàng hóa, vì thế thương nhân cũng có thể coi là kẻ giàu có. Các thế gia đại tộc không có người làm quan to, sở hữu nhiều ruộng đất thì cũng là thương nhân gặp thời, không ai bông dưng mà giàu được cả.
Kasym cũng không ngoại lệ, hắn mua của đồ thủy tinh của Hãn nhưng bán lại với giá gấp 5 lần. Hãn mà biết chắc chửi 18 đời cái tên gian thương này, lão đã chém đẹp Hãn rồi. Dù giá gấp 5 lần nhưng so ra vẫn còn rẻ chán so với giá thủy tinh thời này nên tất nhiên là làm ăn được rồi. Lần này lão quay lại là muốn lấy thêm nhiều hơn. Tiền có ai nói thừa bao giờ nên mua càng nhiều bán ra càng lãi. Hãn thì không hiểu mấy cái đạo lý của thương nhân, hắn chỉ biết nếu có lời xứng đáng thì đám con buôn sẵn sàng làm. Hắn lúc này chỉ quan tâm là tiền chảy vào túi hắn như thế nào là đủ. Dù hắn là con trai của một doanh nhân thành đạt nhưng mấy mánh lới trên thương trường hắn chẳng học được gì cả, chứ không thì hắn sớm đã giàu nhất Giao Chỉ này rồi
-Không biết cậu đã chuẩn bị xong chưa?
-Đã xong, đầy hơn 20 xe lớn, ông có thể kiểm tra.
-Được, vậy tôi không khách khí – Kasym nói rồi phất tay cho thuộc hạ
-Trì, dẫn đường cho họ đi
-Được
Nhận được tín hiệu, hơn 10 người từ trên thuyền chạy về hướng các xe hàng, theo cùng là Trì. Hắn không đủ trâu nên nối các xe hàng lại, đồng thời mượn thêm mấy con trâu mới kéo đi được. Trong lúc chờ đợi, Hãn nhân cơ hội này bàn thêm với Kasym một số việc. Có một số thứ hắn cần làm rõ trước khi sản xuất, tránh tình trạng bị hớ.
-Ông chủ đi buôn nhiều không biết buôn bán thứ gì ông cảm thấy được mua nhiều nhất?
-Cái này rất khó nói. Nhưng với tôi thì gia vị và vải vóc là nhiều nhất. Gia vị tại các nước được sử dụng rất nhiều, cậu cũng biết rồi, đồ ăn cần có mùi vị mới ăn được chứ, ngoài muối còn có các loại hương liệu, gia vị khác. Có những loại cậu còn không tưởng tượng nổi giá ấy chứ, nhưng bán vẫn đắt hàng.
-Ví dụ?
-Để xem,…là vị ngọt, cậu có biết thứ có vị ngọt lúc này chỉ có mật ong và trái cây hay không? Nhà Hán ngoại lệ còn có kẹo mạch nha. Nhưng vấn đề là khách hàng muốn gia vị ngọt chứ không phải đồ ngọt vì chúng để được lâu, tiện dụng trong chế biến.
-Vị ngọt à, tôi có một thứ rất thú vị đấy. Ông có thể ăn thử.
Hãn lấy ra một túi nhỏ bên trong có một số mẩu mụn hình hộp, màu vàng óng rất ngon mắt. Hãn đưa ra cho Kasym nếm thử. Thấy thứ này kì lạ, có chút mềm, Hãn lại mời nên Kasym cũng liền cho một mẩu nhỏ vào miệng. Vừa mời cho vào miệng chưa được mấy giây, mắt lão đã mở to, quay ngoắt về phía Hãn, ngay lập tức chộp lấy chiếc túi nhỏ của Hãn, lấy một miếng lớn cho vào miệng như muốn thử lại xem mình có nếm nhầm không.
-Thế nào, vị không tệ chứ?
-Thứ này, làm thế nào mà cậu có? – Kasym nói
-À, lấy từ một loại cây bản địa chỗ tôi, làm được không dễ đâu
-Cậu có biết thứ này nếu đem bán thì sẽ thế nào không?
-Tôi không hứng thú, chỉ quan tâm lời lãi thu được có xứng đáng hay không thôi.
-Một năm cậu có thể làm được bao nhiêu?
-Cái này rất khó nói, nếu như trồng thành công mới có thể nói được. Công đoạn tinh chế không đơn giản chút nào, phải qua mấy trăm bước.
-Thế thì khó khác gì việc nuôi ong lấy mật đâu? Nhưng nếu cậu bán, tôi sẵn sàng thương lượng giá tốt cho cậu.
-Việc này bàn sau đi. Tôi muốn nhờ ông trong chuyến lần sau có thể mang đến đây giống bò có thể lấy sữa và thịt tốt nhất được không?
-Việc này không đơn giản như cậu nghĩ đâu. Mang gia súc lên thuyền số lượng rất hạn chế, chưa kể tình trạng bệnh tật nữa. – Kasym lắc đầu, ý muốn từ chối.
Nhìn Kasym chối lia lịa, ý không thể làm được, đối với ai chứ đối với Hãn có lâu mới tin. Hắn còn lạ gì đám con buôn này. Cho chúng lợi ích đủ lớn bảo chúng cấu kết phản loạn còn dám chứ nói gì mấy con gia súc.
-Ra giá đi, tôi biết ông hoàn toàn có thể làm được mà, đúng không?
Những gia súc này đối với Hãn có tính chiến lược trong kế hoạch sau này nên giá nào cũng phải có, trả 1000 lạng một con cũng không thành vấn đề. Thịt không cần nhưng sữa nhất định phải có. Hắn đúng là có dê lấy sữa nhưng sản lượng thấp, nên hắn cần bò. Sữa thời cổ đại là nguồn lương thực sinh tồn của rất nhiều dân tộc, chẳng hạn tại Lưỡng Hà, Hi Lạp, Ai Cập, các chế phẩm như phô mai còn được coi là bữa ăn phụ thay cho bữa chính cung cấp đủ năng lượng trong trường hợp có nạn đói lớn hay đối với các dân tộc du mục, sữa là thứ không thể thiếu. Các kỵ binh Mông Cổ có thể hành quân dài ngày dù thiếu lương thực cũng nhờ các sản phẩm từ sữa. Hay vào thời kì đỉnh cao của La Mã, phô mai là thành phần bắt buộc trong khẩu phần ăn hằng ngày của quân lính trấn giữ biên thùy
Ngoài ra còn hàm lượng dinh dưỡng khổng lồ và lợi ích về sức khỏe nữa. Nhưng thời đại cơm có mà ăn đã là đủ tại đất Giao Châu này thì nghĩ làm sao được. Họ cũng không thích uống hay sử dụng các sản phẩm từ sữa vì mùi vị chúng không hạp. Kasym nghe Hãn nói thì lập tức cúi mắt suy nghĩ một lát rồi nói.
-Giống bò phù hợp với yêu cầu của cậu và tiện nhất thì tôi thấy ở Shunga là có. Giống bò đó có màu nâu đỏ, rất khỏe và ít bệnh, đặc biệt là sức vóc cao lớn, sữa cũng nhiều. Nhưng mà, nói đến sữa thì theo tôi biết, dân ở đây không có thói quen uống sữa, sao cậu lại yêu cầu về sữa như vậy? – Kasym tò mò
-Đây là chuyện riêng của tôi,
-À phải, cái tính tò mò khó bỏ của tôi. Tôi sẽ chuyển cho cậu 4 cặp vào cuối năm nay. Lấy giá 20 lạng một con. Kasym nói, liền giơ 2 ngón tay
-Không thành vấn đề nhưng tại sao phải là cuối năm?
-Cậu không biết thôi, chúng tôi có những nơi 3 năm mới quay lại một lần, thời gian như vậy là bình thường, chưa kể theo tôi biết nơi này vào thu sẽ có lụt, thuyền bè không nên qua lại, tính thêm vài tháng để tu sửa nữa. Đây là hiện tượng tự nhiên rồi, phải có nơi neo đậu tốt chúng tôi mới dám vào chứ.
-Thời gian dài vậy ông còn nhớ không?
-Yên tâm, tôi đều ghi những thứ cần nhớ lên 1 tấm da lớn sau mỗi chuyến đi biển
-Tôi hiểu vậy hẹn ông nửa năm sau… À đúng rồi, nói đến Shunga, ông có biết họ có một loại cây lương thực phổ biến tại đó không? Chúng có rất nhiều hạt, cao chừng này, thu hoạch chỉ sau 3-4 tháng? – Hãn vừa dùng trên vẽ lên mặt đất chiều dài của giống cây đó, khoảng 4m.
-Ở Shunga thì tôi không rõ nhưng ở Satavahana lại có một thứ như vậy. Giống cây này rất phổ biển cùng với hạt kê và lúa mì, gieo chỉ trong 3 tháng là có thể thu hoạch. Tên là “Jowar” thì phải.
-Ông có thể mang cho tôi giống cây đó được không?
-Không thành vấn đề, thứ đó thì thừa mứa, trâu bò ăn không hết đâu.
Thứ mà Hãn vừa nói với Kasym đó chính là cây cao lương. Với người Việt hiện đại thì có lẽ cái tên “bobo” chắc không có gì lạ lẫm. Đây là cây lương thực xếp thứ 5 trong 5 loại cây lương thực quan trọng. Loại cây này cho năng suất chỉ xếp sau cây ngô thôi. Nếu cây ngô có nguồn gốc không phải ở Nam Mĩ thì Hãn đã sớm chọn ngô rồi. Nhưng vì không có ngô nên hắn chọn bo bo. Nói đến bobo thì những người Việt sau Giải Phóng chắc không quên thứ hạt vừa dai vừa cứng họ từng độn với cơm ăn. Nỗi ám ảnh ăn cơm cắn phải hạt bobo còn cứng chắc các thế hệ đó không thể nào quên được.
Đến ông nội hắn từng nói ăn bobo “vào như nào, ra thế ấy”. Vì đất nước còn nghèo, dân thiếu ăn nên Việt Nam phải xin hỗ trợ hạt bobo nhưng vì không có thời gian xay xát do sợ thiếu lương thực nên đã chuyển trực tiếp đến người dân. Vì thế, muốn nấu chỉ có 2 cách, ngâm nước lâu và nấu kĩ để hạt mềm ra hoặc giã thành bột làm bánh. Hắn chưa thử bao giờ nhưng ông nội hắn nói ăn rất lợ miệng, ăn trừ vài bữa còn được chứ không ăn thay cơm được hoặc trừ khi rất đói mới ăn. Lúc đói, thứ gì ăn được đều là cao lương mĩ vĩ.
Ở thời cổ đại thì cây cao lương mới lan truyền đến các châu lục. Nhà Hán thì cũng đã có lúc này nhưng chỉ có ở phía Bắc do từ con đường tơ lụa truyền vào. Điều đặc biệt của giống cây này là dù thời tiết nóng như đổ lửa tại Châu Phi nhưng chúng vẫn sinh sôi, thậm chí là tốt là đằng khác. Trồng quanh năm, 3 tháng là thu hoạch được, sản lượng 1,4 tấn/ ha, cao hơn lúa nước lúc này, 1,5 tấn/ha. Giống cây này Hãn dự định phòng lúc mất mùa có thể đem ra cứu đói.
-Chuyến sau tôi vẫn sẽ đặt số hàng trị giá 4000 lạng như hôm nay, nếu cần hơn sẽ cho người đến báo cho cậu
-Chúc ông buôn bán suôn sẻ
-Đa tạ
............
Khi 2 người chào nhau cũng là lúc Trì cùng những thuộc hạ Kasym đang chuyển thủy tinh lên tàu. Hãn theo cùng Kasym đến bãi tàu để nhận bạc. Sau khi hoàn tất thì là lúc Kasym mang tiền ra. 8 rương lớn chứa đầy bạc trắng. Hãn dùng số tiền này giao cho Trì một nửa mua những thứ cần thiết, một nửa giữ lại, sau này có thể có việc cần dùng đến.