Chương 15: Phương pháp trồng lúa mới

Hãn cùng đám trẻ con chơi đùa ngoài bìa rừng nhưng chỉ được một lúc thì Hãn xin ra. Lúc này Hãn đang nằm trên bãi cỏ, nghĩ ngợi về một chủ đề duy nhất: Kiếm tiền. Ôi, thiếu tiền thật khổ sở. Cái áo hắn đang mặc thì ra làm bằng sợi chuối (vải tiêu cát), mặc dù nhẹ và thoáng mát nhưng dễ rách, lại còn là hàng mượn nữa. Hắn và đám Sóc đã được thêm mấy cái áo dự phòng cho hắn mặc vì các bài tập chạy đường rừng đã làm áo hắn rách tơi tả. Nếu có cotton hay sợi đay thì tốt nhưng mà ở chỗ hắn không có, chỉ có tên Trâu là con tộc trưởng nên mới có áo bằng vải cotton thôi chứ cả làng ai cũng tơ chuối để làm áo hết. Chưa kể ở đây rất thiếu muối và thịt. Tuy hắn không yêu cầu cao về đồ ăn nhưng thực sự là đồ ăn quá nhạt đi, mới đầu tuy Hãn không quan tâm nhưng về sau bắt đầu thấy ngán do không những nhạt mà toàn là rau dưa. Nói đi cũng phải nói lại, từ trước đến giờ Hãn cũng chỉ ăn có thế thôi, ở làng Tiềm cũng vậy, đến cả nhà Tộc trưởng cũng chỉ có ít muối mà dùng thôi, muối ăn không đủ lấy đâu ra thịt. Không may mắn là Giao Châu lại nằm trong danh sách đen nên giá nhu yếu phẩm như muối cao chót vót. Không hiểu sao không có thịt ăn mà dân Việt vẫn chịu được, quả là đáng nể. Nhưng cũng vì thiếu thốn như thế nên người Việt rất chậm phát triển, đặc biệt là phát triển trí não do thiếu các thành phần iot. Muối thời này là muối biển, không phải muối tinh có chứa iot như thời hiện đại. Hắn tuy có kiến thức nhưng để tạo iot thì trừ khi đầu hắn là nhà bác học mới nghĩ cách làm được. Nói thế cũng không phải không có cách. Iot đâu chỉ có trong muối tinh, các loại thực phẩm từ biển, như hải sản, rong biển cũng có mà, trong trứng, các chế phẩm từ sữa cũng có, nhiều là đằng khác. Vậy nên mới nói, uống sữa nhiều sẽ phát triển trí não hơn. Mà thời này, cơm không đủ thì lấy đâu là mấy món xa xỉ ấy. Chung quy cũng vì không có tiền.

-Mày đang nghĩ gì vậy?

Từ lúc nào, tên Trâu đã đến ngồi cạnh hắn. Thấy Hãn có vẻ đang phiền não về điều gì nên hắn mới hỏi

-Tao đang nghĩ, làm sao để có thể có nhiều tiền lúc này

-Thì làm thứ gì đó bán cho bọn thương nhân là được

-Quan trọng là làm thứ gì?

-Chẳng phải mày làm được thủy tinh sao? Chúng có giá lắm đấy

-Ờ thì đúng vậy nhưng tao không có nguyên liệu thì làm sao làm

-Mày thiếu cái gì?

-Cát biển

-Thì ra ngoài biển mà lấy

-Haizz, nhưng có phải cát nào cũng làm được đâu. Với lại nơi này xa biển quá.

Hãn đã khảo sát quanh đây, không có thứ gì dùng được. Ngoài trừ có một ngọn núi đá vôi, nằm khá xa. Mà chỉ có đá vôi thì Hãn lại chẳng làm được gì. Cạnh làng có một hố đất sét trắng dùng để làm đồ dùng như bình, nồi gốm… cho cả làng. Đá vôi, đất sét, thiếu cát là làm được xi măng và gạch chịu nhiệt nhưng lúc này chưa cần. Hắn cần tiền thôi. Càng nghĩ càng buồn, hắn nghĩ không ra nên làm gì. Nói đến cũng đen, trình độ của người Trung Hoa lúc này quá cao. Nói không phải tâng bốc nhưng sự thật trình độ người Trung Hoa từ cổ đại đến thời hết thời Trung Cổ vẫn ăn đứt phương Tây về mọi mặt. Đơn cử thời nay, có thể nói khoa học công nghệ của Phương Bắc có thể xưng bá được rồi. Ví dụ như luyện kim, sắt thép Trung Hoa đến hết thời Tống vẫn đứng đầu thế giới, hay về thuyền vượt biển, đừng nghĩ người phương Tây có thể vượt biển mà nói hàng hải phương Tây đứng đầu thế giới, thực ra kết cấu nhiều khoang của thuyền phương Tây là học từ Trung Hoa đó, sau đó người phương Tây mới cải tiến thêm nên mới có thể đi trước. Nếu không phải cái thói hủ nho, bảo thủ thì Trung Hoa đã sớm trở thành cường quốc vào thế kỷ 19 rồi, phát xít Nhật khéo còn bị xâm lược ngược lại chứ đừng nói đến đặt chân lên đất Trung Hoa. Bài học đó Hãn nhất định không mắc phải. Nho giáo không phải cái gì cũng xấu, có rất nhiều cái tốt, nhưng phải bài trừ và thay đổi cái xấu. Trong sử Việt, người tiên phong loại trừ sự cổ hủ của Nho giáo không ai khác lại chính là Nguyễn Trãi, ông theo một phong cách Nho gia phóng khoáng, hướng đến con người hoàn thiện cả văn lẫn võ và sẵn sàng tiếp thu có chọn lọc những cái mới, nhưng phong cách của ông lại không được đón nhận do hủ nho đã ăn quá sâu, rất khó bỏ. Nhưng nói thế không có nghĩa là không được, nếu có một ông vua mạnh mẽ và nghiêm khắc, cỡ Tần Thủy Hoàng, đảm bảo thói hủ nho sẽ bị tận diệt. Nhưng trớ trêu, mấy ông vua lại sợ “người đời” oán trách chửi rủa, nói thật “người đời” có bao nhiêu, dân đen 90% không biết chữ thì oán trách thế nào, nói trắng ra là mấy tên Nho gia nhiều chữ nói văn, sợ Nho giáo mất vị trí độc tôn ảnh hưởng đến lợi ích nên cà khịa cả thôi.

Quay lại với mục đích kiếm tiền, nên làm gì đây? Nước Nam nổi tiếng vì thổ sản phong phú. Lụa là gấm vóc? Hiện tại không đọ nổi với Trung Hoa về số lượng. Ngà voi, sừng tê? Dùng làm đồ tiến cống, đóng thuế rồi. Hoa quả? Vua thầu rồi, hoa quả nước Nam rất hợp khẩu vị Hoàng đế, đến mức cho lập cả một điền trang chỉ để trồng cây ăn quả, vận chuyển hao quả mang về Trường An rồi.

Còn nữa, tốt nhất là nên chọn nơi bí mật sản xuất, và sản xuất với quy mô nhỏ bằng không sẽ gây nhiều phiền phức không đáng có. Mà nghĩ xa thế để làm gì? Tìm thứ mà làm trước. Nếu ở thời hiện đại, hỏi làm gì nhanh giàu thì chỉ có “buôn ma túy với nuôi cave” là nhanh giàu thôi. Cave Hãn kiếm không ra, ma túy thì được, mua của đám Ấn Độ, chắc chắn có, vì đó là vị thuốc, dùng ở Hi Lạp mấy ngàn năm rồi, và dùng cho người già, để khiến họ chết sớm, vì chúng sẽ vắt kiệt sinh lực của họ, thay vì sống thêm 5 năm ốm yếu, dùng ma túy cho họ 1 năm khỏe mạnh, đỡ làm khổ con cái. Hãn có thể nhớ Công tộc trưởng mua qua thương hội, cơ mà Hãn quyết định không làm, thứ đó tốt nhất không nên tồn tại ở đây, người Việt tiếp xúc có thể khiến giống nòi suy kiệt. Bán cho người Hán, không, vì bách tính vô tội. Nói người Hán đô hộ là chưa đúng, phải nói triều đình Hán đô hộ mới đúng.

Càng nghĩ càng thở dài, hắn muốn báo thù nhưng chưa thể có cách. Thời đại này “Quyền lực do tiền tài đắp lên, uy danh do đánh trận mà có”. Muốn có thực lực, hắn cần cả hai, đầu tiên là quyền lực, có quyền sẽ có binh, có tiền sẽ có lương, nhưng ngay lúc này hắn lại bị kẹt.

Đang đi lang thang cùng đám trẻ trở về làng thì thấy già làng đang mang một gánh 2 xô bằng gốm, đựng gì đó đi ra đồng. Hãn liền chạy lại hỏi.

-Ông ơi, ông đi đâu thế ạ?

-À, ông đi bón phân cho ruộng ấy mà

-Vậy để chúng cháu giúp.

-Được, các cháu chuyển tiếp mấy xô kia ra đây.

-Dạ

Cả đám đến lấy dụng cụ, trước nhà già làng đã đựng sẵn mấy xô phân bón. Hôi quá. Đây là phân tươi à?

-Nhanh lên, già làng đang đợi đấy- Sóc nói

-Đợi chút.

Hóa ra người Việt cổ dùng phân tươi để bón à. Thế khác nào hại cây trồng. Tay mang 2 xô phân ra đến đồng. Thấy già làng đã bắt đầu bón rồi.

-Khoan đã ông ơi, đừng bón.

-Có chuyện gì vậy? Không bón sao cây tốt được.

-Ông làm thế sẽ hại cây đấy ạ.

-Bậy nào, cách này đã được dân ta dùng mấy trăm năm rồi, sao hại được.

-Cháu nói thật, làm thế gốc cây sẽ chết đấy ạ.

-Thôi thôi, cháu đừng cản ta nữa, ta bận lắm, hôm nay phải xong 2 mẫu này nữa.

-Phải đấy, làng ta ngày trước cũng làm vậy mà. Mình xuống giúp ông đi – Sóc nói



Hãn lắc đầu ngao ngán. Không phải hắn không muốn giải thích mà nếu giải thích họ chưa chắc đã hiểu vì hắn nói những từ của thời hiện đại. Người Việt lúc này, tuy vẫn còn tàn tích của “thủy canh” và “hỏa canh” nhưng cũng đã biết lấy phân bón ruộng cùng với xác các loại cây để làm màu cho đất, cái này rất tốt vì trong phân đúng là có rất nhiều chất có lợi, năng suất cao hơn so với ruộng nước không nhưng việc bón phân tươi trực tiếp này lại gây ra một tác hại không hề nhỏ. Trong phân tươi có chứa hợp chất hữu cơ phân hủy dỡ dang từ đường ruột của động vật. Khi bón vào đất, trong môi trường thiếu oxy, các hợp chất này tiếp tục phân hủy bởi các vi sinh vật sinh ra rất nhiều axit hữu cơ và khí độc. Khí độc đó là khí metan trong quá trình phân hủy phân sẽ bốc lên gây hại cho cây lúa. Khí metan không những không làm màu đất mà còn khiến cho cây lúa bị bệnh, cháy gốc dẫn đến cây bị chết, ngoài ra bón phân tươi còn gây nguy cơ mất cân bằng chất, dẫn đến đất bị chua do quá trình axit hóa, gây ngộ độc cho cây

Hãn đoán thế nào vụ này sản lượng cũng không đảm bảo được tốt như mong đợi. Nhưng Hãn không nói được đành xuống đồng bón phân phụ ông vậy.

Quả đúng như Hãn đoán, sau 3 tháng cũng đến mùa gặt, tình trạng không khả quan lắm, trên các mẫu ruộng tình trạng lúa chết diễn ra tràn lan do chết rễ hay bị ngộ độc. Lúa lại quá xấu, những cây còn sống, hạt rất ít và kém chất lượng. Tuy nói là lúa chết nhiều nhưng cũng không đáng kể so với đồng ruộng bạt ngàn nơi đây. Vẫn có thể miễn cưỡng chấp nhận được. Hãn cùng đám Sóc phụ già làng gặt lúa cũng như phụ dập và giã lúa. Sản lượng có thể nói là đủ ăn chứ không dư được chút nào.

Nếu cứ tiếp tục thế này cũng không kéo dài được bao lâu. Nói lại không có ai tin vì đây là truyền thống. Muốn bỏ cũng không dễ, muốn người Việt bỏ, phải làm thành công trước mới được. Thế là Hãn quyết định đến gặp tộc trưởng, may mà lão có nhà, cứ tưởng lão lại đi phượt ở đâu rồi chứ. Nói cũng lạ, nghe Trâu nói cả tháng nay không thấy lão ra ngoài, chỉ có rúc trong nhà, chỉ thấy lão loanh quanh ở thềm cửa rồi lại vào nhà.

-Cháu chào chú

-Hãn à? Cháu tìm ta có việc gì?

-Dạ, cháu muốn xin chú một mẫu đất bạc màu được không ạ?

-Tưởng chuyện gì khó, để ta dắt cháu đi xem nhé – Lão nói giọng mừng rỡ

-Đứng lại,… Định đi đâu? – Cô Trinh từ sau nhà bước ra

-Hãn nói muốn xin một mảnh đất không trồng cấy nữa nên anh định dẫn nó đi xem.

-Cháu định làm gì vậy?

-Cháu định làm thử phương pháp trồng lúa mới ạ.

-Thế à? Được, lát nữa cháu đi gặp ông Cai để xin nhé. Còn anh, ở nhà, không đi đâu hết.

Cô Trinh véo tai chú Xương lôi vào trong nhà. Khóa trái cửa, nhốt lão ở bên trong luôn, mấy tên hộ vệ đứng đó thấy tộc trưởng vậy cũng tội nhưng không dám làm gì vì sự ghê gớm của cô Trinh nổi danh khắp vùng rồi. Hóa ra là do lão cứ trốn đi tối ngày nên bị cấm túc, phạt ở trong nhà 1 tháng không đi đâu. Hãn thấy cũng tội,…nhưng thôi, cũng kệ.

Hãn rời nhà tộc trưởng đến tìm lão Cai, lúc này lão đang ngồi trước thềm nhà đan tre. Hãn tiến đến nói.

-Ông ơi, cháu có thể nhờ ông một việc được không?

-Có việc gì vậy cháu?

-Làng mình có mẫu đất nào không trồng cấy được nữa không ạ?

-Cái đó không thiếu, nhưng cháu cần để làm gì?

-Cháu định thử phương pháp trồng lúa mới ạ

-Cháu chắc mình làm được không?

-Chắc chắn được ạ.

Hãn trả lời chắc nịch. Già làng cũng biết vụ mùa ngày càng xấu đi, lão cũng quen rồi nhưng tình hình cứ tiếp tục thì chỉ có nước chuyển nhà. Hôm nay Hãn đến tìm nói có phương pháp mới, lão cũng có phần vui vì có chút hi vọng nhưng hi vọng này lại đến từ một đứa nhóc. Lão cũng kì vọng gì nhiều, sức của Hãn cũng có thể coi là làm đồng được, hơn nữa nhìn vào mắt Hãn, lão thấy sự tự tin, thôi thì cho cũng được, thử cũng đâu có mất gì, nếu thành công lại là chuyện tốt.

Việc làm đồng, Hãn cũng biết, nhưng rất nặng nhọc vì nông cụ chỉ bằng gỗ hay bằng đồng thôi. Nhưng lấy số lượng bù chất lượng. Hãn còn nhóm Sóc nữa mà, hắn là người lãnh đạo chẳng lẽ chúng nó thấy lão đại quần quật làm việc lại ngồi không không giúp.

Già Cai dẫn Hãn ra mảnh ruộng của của mình. Đối diện mẫu ruộng của lão Cai có một mẫu không được cày cấy từ lâu, đất bạc trắng. Người chủ trước đã bỏ đến trồng cấy ở một khoảng ruộng khác, về cơ bản mẫu này là đất vô dụng, đến cỏ dại cũng không mọc nổi, nói gì đến cây lúa, bên cạnh còn một mẫu nữa cũng bị bỏ. So với hiện đại, 2 mẫu này mới tạo thành 1 mẫu thời hiện đại (3600m2). Lại nói, trung bình vụ vừa rồi, tính ra mỗi hộ cày cấy khoảng 2-3 mẫu thì thu được hơn 4 hộc một vụ, chưa trừ đi vỏ trấu.

-Cháu có thể lấy đất ở đây nhé? Trâu thì có thể mượn của ta cũng được.

-Dạ vâng, cháu xin luôn mẫu bên cạnh được không ạ?

-Được, cháu muốn làm sao thì làm.

Sau khi được lão Cai phân đất, Hãn bắt đầu kế hoạch. Đầu tiên là cày lại chỗ đất này, cùng với đó là thu thập đá vôi, phân trâu. Mấy thứ đó ở chỗ này chỉ có thừa chứ không thiếu, phân trâu Hãn đi đường còn dẵm phải nữa mà. Nhưng một mình không thể làm được nên đành nhờ đám Sóc và tên Trâu tập hợp nhân lực cho Hãn vậy. Cái này đơn giản, tính ra cũng được 20 mấy mạng sẵn sàng làm việc cho Hãn.

Phân công như sau, nhóm Sóc sẽ lấy đá vôi, vì đường xa, số lượng cần nhiều nên chọn thêm những đứa có sức khỏe, lấy thêm tận hơn 10 đứa đi cùng. Nhóm còn lại thì đào một cái hố lớn, hốt hết phân trong làng, và đào mương dẫn nước.

Nhiều người việc nặng mấy cũng nhanh giải quyết được. Hãn tiến hành xới ruộng rồi dẫn nước vào để rửa chua. Mấy ngày hôm đó, trong khi cả làng đang nghỉ ngơi chờ vụ sau thì có một đám nhóc dẫn trâu đi cày nên cảm thấy tò mò. Thì ra là có người đang cày trên 2 mẫu ruộng vô dụng kia lại tưởng chúng bày trò nghịch ngơm nhưng vì tộc trưởng cho phép nên họ không có ý kiến gì.

Nhóm Sóc mang về rất nhiều đá vôi. Nhưng so với số lượng Hãn cần vẫn còn thiếu nên chúng vẫn thường xuyên đến khu đá vôi để lấy thêm về. Công việc tiếp theo là giã thật lực để cho đống đá này thành bột mà thôi. Cái này có hơi vất vả nhưng cần thiết nên đành chịu. Hãn cùng 4 đứa mượn được trong làng một cối đá lớn để cho công việc giã bột. Nói về sức thì tên Trâu và Sóc là 2 đứa được việc, một đứa lì đòn, một đứa dai sức, quá hợp với công việc này



Theo Hãn phán đoán thì đất này bị nhiễm phèn nặng do bón phân tươi quá nhiều. Bón vôi sẽ giúp cho đất hấp thụ được canxi và trung hòa axit trong đất. Vì nhiễm phèn nặng nên cần bón số lượng lớn để trung hòa các chất trong đất. Sau khi cày xong và rút nước rửa chua, 3 ngày sau Hãn bắt đầu mang vôi đến vãi trắng cả đất luôn. Sau đó để đấy đến hơn một tháng sau làm tiếp. Công việc tiếp theo là ủ phân. Việc đào hố đã xong rồi, đào hố tốt nhất nên làm xa xa một chút. Vì quá trình ủ phân sẽ có mùi rất khó chịu, nếu để gió thổi vào làng thì Hãn kiểu gì cũng bị ăn mắng xối xả, chưa kể còn rất độc nữa

-Tao không hiểu mày cần nhiều phân để làm gì, số này đủ để bón một nửa ruộng ở đây rồi chứ đừng nói đến mẫu của mày đấy.- Trâu vừa nói, vừa lấy tay bịt mũi

-Rồi mày sẽ hiểu thôi, giúp tao chuyển số phân này đổ vào cái hố đằng kia

-Tránh đường cho tao thằng này

Từ đằng sau, tên Sóc đang bê một thúng lớn toàn phân trâu, trông có vẻ rất nặng, đi qua Trâu với ánh mắt như thách thức. Tên Trâu thấy thề thì gân xanh nổi đầy mặt.

-Đừng tưởng mình mày làm được – Trâu nói lớn rồi quay đi

Lát sau, hắn quay, trên tay còn bê theo một cái thúng lớn chưa phân, coi ra chỉ có nặng hơn của Sóc mang đến. Dù nặng và mặt hắn lúc này đỏ phừng phừng nhưng vẫn cố tỏ vẻ. Hãn nhìn mà cảm giác mệt mỏi, vuốt trán. Hai tên này đúng là trẻ con, tị nhau từng tí một. Ngày nào Hãn cũng phải đứng ra làm trọng tài cho hai đứa phân cao thấp. Tỉ số lúc này là 20-20, hòa. Nếu không phải Hãn nghĩ ra việc cho chúng thì chắc lúc này đang ở bãi cỏ ngồi xem đánh nhau rồi. Nhưng cũng nhờ thế mà hố phân cũng sớm đầy. Nói ra thì Việc ủ cũng rất đơn giản nhưng cần phải tính kỹ, sẽ mất vài tháng để ủ được. Quan trọng là quá trình đảo phân để các vi khuẩn có oxy hoạt động. Ủ được một tuần đến khi trên bề mặt nổi rêu trắng thì cần đảo đều và thêm phân và rơm nếu cần. Nếu vào mùa khô thì đổ thêm ít nước. Khi đảo phân thì các vi khuẩn có lợi sẽ tiếp xúc với oxy mà hoạt động mạnh hơn, khí metan cũng vì thế mà thoát ra nhanh hơn. Khi mới ủ, phân vẫn sẽ có mùi hơi hôi nên tốt nhất nên ủ xa khu dân cư nhưng khi ủ thành công thì sẽ không có mùi hôi mà sẽ có mùi đất. Việc đảo phân phải diễn ra 1 tuần một lần trong hơn 1 tháng, phân sẽ mất đi mùi. Lúc này trong đống phân ủ đó có màu nâu đen, chứa rất nhiều vi khuẩn và chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng, giúp tăng năng suất và đặc biệt là kháng chịu bệnh tốt hơn. Đặc biệt, ủ càng lâu càng tốt do sẽ có thêm vi khuẩn được sinh ra.

Sau hơn một tháng, công việc ủ phân theo Hãn tính đã hoàn thành. Lúc này, đống phân ủ đã mất đi mùi hôi. Rơm rạ, xác thực vật đã tan rồi, phân ủ đã chuyển sang màu nâu đen đúng như Hãn yêu cầu.

-Được chưa hả mày?

-Đợi tí.

Hãn bốc một nắm phân ủ nên ngửi.

-Eo, hôi lắm, mày cầm nên làm gì?- Trâu nói

-Đâu còn mùi đâu, mày ngửi đi – Hãn đưa tay, giơ bốc phân ủ về phía Trâu

Tên Trâu này mới đầu giật lùi vì sợ mùi nhưng thấy Hãn nói không sao thì mới dám ngửi. Đúng là không có mùi ngoài ra, phân không còn dính mà còn rất tơi xốp.

-Đúng thật.

-Chúng mày mang thúng lại đây, mang phân này đi bón.

Đám nhóc nhanh tay xúc phân vào thúng rồi mang ra cánh đồng Hãn đang canh tác. Lúc này, dân làng đã bắt đầu mang trâu đi xới ruộng, thấy đám nhóc nhóc mang một thúng toàn đất đen đến bón ruộng mới tò mò hỏi nhau

-Lũ trẻ làm gì ở cái mẫu đất bac màu đó vậy?

-Ai mà biết, già làng phân cho chúng, hình như chúng định làm thử cái gì đó thì phải.

Hãn lúc này đã bắt đầu cùng đám nhóc bón phân làm màu đất, lúc này mẫu ruộng của Hãn rất ẩm, toàn là bùn, đất đen được vãi đều và được hòa vào đất bằng chân. Thời hiện đại gọi là bón lót tức là bón trước cho đất để khi gieo trồng cây lúa sẽ có chất để lớn. Sau một thời gian bón, khoảng 3 tháng sau, cây lúa cũng lớn được tương đối thì đem bón thêm lần nữa, gọi là bón thúc, vì lúc này lúa cần phát triển để kết hạt nên hấp thụ chất cực nhanh, bón thêm để có đủ chất, thà dư còn hơn thiếu. Khi có đủ chất thì cây sẽ ra hạt tối đa và chất lượng.

Còn một việc nữa là gieo mạ. Người làng vẫn còn theo phương thức cũ là vãi hạt ngay xuống bùn trong mẫu ruộng và để chúng tự lớn và bón phân tươi, nhưng Hãn làm theo cách khác. Vì hạt giống gặp bùn trong ruộng dễ chết do bị úng nước, không tạo rễ được nên Hãn đã ủ hạt để tạo mầm rễ trước, sau đó lấy bùn ngoài ruộng trải ra một khu đất rồi gieo vào với độ ẩm vừa đủ và tưới nước bùn theo đợt để chúng lên mạ non. Cách này giống như quá trình nuôi em bé vậy. Không có đứa bé nào sinh ra là ăn cơm được ngay, cần phải lớn đến lúc mọc răng thì mới ăn được. Dân làng chính xác là làm giống như cho trẻ sơ sinh ăn cơm vậy.

Đến ngày gieo hạt thì Hãn cuộn những mảnh bùn có mạ lúa lại mang ra đồng trồng cấy. Do đám trẻ không biết cách làm thế nào nên Hãn phải làm mẫu trước. Hãn sắp xếp chúng theo hàng ngang, mối lần cấy thì lấy khoảng 7-8 cây mạ cắm thế xuống bùn. Mới lúc đầu cấy còn lệch, có đứa vì không quen nên ngã ngửa xuống bùn, lại đau lưng nữa. Nhưng về sau thì tình hình đỡ hơn, công việc cũng hoàn thành dù muộn một chút. Công việc còn lại là làm theo cách truyền thống và bón thúc là xong.

Lúc Hãn cấy xong thì cũng là lúc dân làng bắt đầu gieo hạt. Chúng đã xong từ sớm nên chúng tiện qua phụ luôn.

-Thế nào, công việc của cháu sao rồi?

-Cháu chỉ còn chờ kết quả thôi ông ạ - Hãn trả lời

-Ừm, tốt lắm.

Mọi cách làm của Hãn đều khác cách làm của mọi người. Thời lượng gieo trồng cũng ngắn hơn vì lúc này ruộng của Hãn đã lên mạ rồi, còn của mọi người mới là gieo hạt thôi. Nói thẳng ra là cách làm của Hãn là nhanh nhất ở thời này vì nhà Hán lúc này còn đang trồng lúa mạch, ruộng khô, 1 vụ một năm nhưng sản lượng lớn do hạt của lúa mì hay lúa mạch nhiều gấp 2-3 lần ruộng nước, phương pháp ủ phân cũng chưa có ở Đại Hán lúc này. Nếu Hãn thành công và cách này được nhân rộng ra thì còn hơn cả cái viễn cảnh như trong Hán thư mô tả về lương thực ở Giao Châu, “lương đủ nuôi trăm vạn đại quân”. Rõ hơn thì như thời Đông Hán, Giao Chỉ thu thuế được 13.600.000 hộc, sau khi sơ chế, tính chẵn còn khoảng 50% là gạo thì với lượng ăn hiện đại, số gạo trên nuôi đủ 500.000 người trong một năm

Sau từ 1 đến 2 tháng, cây lúa vẫn phát triển đều khiến Hãn tin vụ đầu tiên của hắn sẽ là bội thu. Nghĩ đến cảnh đó mà hắn cười mãi không thôi. Đến tháng thứ 3 thì đã thấy rõ sự khác biệt, khi đến mẫu ruộng đang trồng để bón thúc thì hắn thấy một số người đang nhìn vào ruộng của mình. Họ đang rất tò mò, cây lúa của Hãn hiện còn rất xanh, chưa trổ bông nhưng lớn nhanh quá, mọc cũng cao nữa. Cây bị bệnh lại càng không có. Dù lúa lên mạ sớm nhưng lớn thế này thì họ lần đầu nhìn thấy, chưa kể đất này vốn cằn cỗi mà có thể trồng lớn thế này. Một số người cũng đã hỏi Hãn về cách làm, hắn cũng không ngại hướng dẫn cho họ

Đến tháng thứ 5, lúa đã trổ bông chín vàng. Sắp thu hoạch được rồi. Trong lúc thăm đồng, Hãn thấy cả làng đều túm tụm lại xem mẫu ruộng của hắn. Tất nhiên phải xem chứ, ruộng lúa tốt thế này cơ mà. Không những mọc cao mà lúc này hạt lúa cũng nhiều, mẩy hơn nữa. Vì nhiều hạt và mẩy lên ngọn trũ cả xuống, đối với người nông dân, hình ảnh vừa rồi rất hạnh phúc là đằng khác, lần này bội thu rồi, Hãn thành công rồi. Một số người còn lội xuống, ngắt một bông lúa lên xem thử, so với lúa của họ, đúng là khác một trời một vực, lúa của họ ít hạt, nếu so với của Hãn, còn kém gấp 3 lần là ít, hạt lép cũng rất ít. Chỗ này tính ra nếu thu hoạch cũng được 10 hộc thóc chứ không ít đâu, trừ trấu đi còn được hơn 6 hộc gạo, hơn gấp 3 lần bình thường. Một khu đất bạc màu, một ngày đẹp trời trồng lúa thu được gấp 4 lần sản lượng một khu đất tốt.

Nghĩ đến đây là mọi người bắt đầu đi đổ xô tìm Hãn rồi. Mà không phải tìm, hắn ở ngay phía sau chứ đâu. Thế là phương thức trồng lúa được Hãn nói lại, mọi người nghe như nuốt từng lời Hãn nói mà nói ra cũng tương đối đơn giản, chỉ cần đem phân ủ rồi bón thay cho phân tươi, đất bị chua thì bón thêm vôi vào là được. Nghe xong họ biết phải làm gì rồi. Ngày hôm sau, trong làng rất bận rộn, họ tập trung đi hót phân, đập đá… vôi theo lời của Hãn. Không phân biệt phân gà, lợn, bò, phân người cũng lấy, độn thêm lá cây và rơm rồi đem ủ theo sự hướng dẫn của Hãn. Nhờ thế, Hãn đi đường không dẵm phải phân trâu nữa, đỡ bực. Dân làng lập nên một loạt hố phân ủ, tất nhiên là xa làng rồi, để phòng có mưa, họ còn lập nên những mái che nữa.

Vụ đó tuy chỉ có ruộng của Hãn trúng vụ nhưng hắn cũng không hưởng 1 mình mà chia đều cho đám nhóc, hơn 20 đứa mỗi đứa cũng được hơn 2 thạch gạo mang về. Hãn làm thế này chắc không cần Tích Quang hay Nhâm Diên đến đây dạy dân trồng lúa nữa. Đây cũng có thể coi là bước đầu giúp Hãn xây dựng thế lực

Nhưng không hiểu lý do gì mà tộc trưởng nói chỉ được giới hạn phương pháp này trong khu trung tâm, không được để ra bên ngoài. Hãn có hỏi thì Công Xương nói: “Cháu có hiểu thứ giúp chúng ta mạnh lên, để kẻ thù biết chúng cũng mạnh lên không?”. Nghe đến đây hắn mới hiểu ra, cứ truyền bá vô tội vạ thứ này rất có thể sẽ khiến Bạch Kỷ mạnh hơn, Hãn lúc này chưa có gì trong tay cả, phải mất vài năm mới có thể hình thành tương đối, nhưng trong vài năm đó, Bạch Kỷ, mà cụ thể là Bạch Lang với phương thức trồng lúa mới này đã mạnh hơn rất nhiều rồi. Lúc đó đối đầu với hắn đã khó, nay lại càng khó hơn. Vì vậy nên làm điều lợi mình trước, kẻ thù cần diệt đầu tiên. Tuy cách này ích kỷ nhưng thời đại này là vậy, “không hiểm không thể xưng bá, không gian không thể phú quý”, đó là luật.

Hãn suýt nữa quên mất điều này. Hắn còn một món nợ máu phải tính nên cần phải “hiểm”, phải “gian” hơn. Sau khi báo thù rồi thì truyền bá luôn cũng không muộn.