Chương 5

Từ nhỏ đến lớn nghe chửi là chuyện thường ngày nên Tân Nguyệt cũng không quan tâm cho lắm. Chuyện là khi có thai cô, mẹ Tân Nguyệt có ý không muốn, vì trong nhà đã có 3 đứa nhỏ, mà lúc đó đã sinh con trai trưởng Lâm Đức Hoa, trong nhà liền có con trai nối dõi, mà vào thời điểm đó gặp phải 3 năm thiên tai mất mùa, nên không nghĩ sinh thêm một đứa nữa.

Khi mang thai Tân Nguyệt lúc sau Lâm mẫu rất muốn đem cái thai đánh rớt.

Mỗi ngày Lâm mẫu đều lặn lội đi gánh nước, bà làm còn giỏi hơn cả đàn ông, nhưng ai ngờ cái thai mạnh mẽ không bị sinh non, bà nhờ người lấy thuốc sẩy thai, chính là đứa bé không sao cả, ngược lại bà vào bệnh viện.

Thử nhiều cách nhưng hài tử đều không rớt, Lâm mẫu cũng hết hy vọng. Biết đứa nhỏ mệnh lớn, chú định là có duyên phận với Lâm gia. Bà cũng mong có thêm đứa con trai để bầu bạn với Đức Hoa, bởi nhóm chị em dâu đã sinh ba đứa con trai , nên ở trước mặt bà cao hơn vài phần, mẹ chồng cũng thích nhà bọn hắn hơn.

Ai biết được mười tháng hoài thai lại sinh ra con gái.

Từ trong bụng mẹ Tân Nguyệt đã không được chào đón, chứ đừng nói chi là lúc sinh ra.

Từ nhỏ cô đều phải mặc lại quần áo cũ của các tỷ tỷ và ca ca, ngày lễ tết ai cũng có quần áo mới dây buộc tóc mới, còn riêng cô thì không có.

Đại tỷ Tân Vũ và nhị tỷ Tân Trúc đều giỏi việc làm đồng, chưa kể nữa là con trai Đức Hoa làm việc đồng áng cũng rất được. Chỉ duy nhất có Tân Nguyệt việc nhà hay ngoài ruộng cô đều không làm được, cũng chỉ biết đọc sách.

Trong mắt Lâm mẫu chỉ là con gái đọc sách không có ích gì, thêu thùa may vá giỏi, biết làm việc nhà, biết làm ruộng là được.

Nếu là Tân Nguyệt đời trước, bị chửi mắng như vậy thì cô đã quay lại cầm cuốc tiếp tục làm cỏ, nhưng bây giờ thì không. Cô muốn cho cha mẹ biết Tân Nguyệt đã không còn là bánh bao để mặc mọi người chà đạp.

Nơi nào có áp bức thì nơi đó có phản kháng, chỉ cần cô có can đảm đó thì ai cũng không thể làm gì được cô.

Tân Nguyệt nhanh chân rời đi, nhìn về phía bờ sông.

Cô muốn về nhà, nhưng nghĩ về nhà không có việc gì làm, lại nóng như vậy, nhà không có quạt điện, còn không bằng ra sông tắm cho mát.

Làng mà cô đang ở là Thôn Tuyền Thủy. Ngôi làng không chỉ có nước suối trong lành mà còn có một con sông lớn.



Cây cối ở hai bên bờ sông được trồng rất nhiều, chủ yếu là cây dương, cây liễu, thích hợp để ngồi hóng mát vào mùa này.

Chẳng bao lâu Tân Nguyệt đã tới bên sông. Dưới dòng nước có mấy đứa trẻ nô đùa, trong đó có hai đứa là học sinh trường cô.

Vừa thấy cô chúng đã hô lên lão sư Lâm. Tân Nguyệt vừa cười vừa vẫy tay chào với bọn trẻ.

Sau đó Tân Nguyệt tìm một chỗ vắng vẻ yên tĩnh để ngồi xuống. Vì trận mưa lớn vào hai ngày hôm trước nên lượng nước sông chảy xiết.

Tựa lưng vào một gốc cây lớn, bên tại là tiếng nước chảy róc rách, đầu óc Tân Nguyệt đang suy tính về những kế hoạch cho việc trùng sinh sao này.

Mà người xuất hiện đầu tiên trong đầu cô là Hàn Minh Viễn, người mà cả hai kiếp cô đều không quên được, cưng chiều cô như bảo bối, là thanh mai trúc mã của cô.

Tân Nguyệt cẩn thận suy nghĩ không sai biệt lắm khoảng hai tháng sau là tròn bốn năm Hàn Minh Viễn đi bộ đội. Mà tháng mười hai âm lịch này anh sẽ có thời gian nữa tháng để trở về thăm người thân, cũng là lần đầu tiên khi anh nhập ngũ về nhà.

Bình thường mà nói tham gia quân ngũ khoảng hai năm là xuất ngũ được, nhưng Hàn Minh Viễn ở bộ đội biểu hiện cực kì tốt nên được lưu lại

Nếu không có chuyện gì xảy ra thì ngày một tháng chín Hàn Minh Viễn sẽ viết thư tỏ tình với cô, trong thư Hàn Minh Viễn có nói với cô là anh được làm đại đội trưởng, anh sẽ cố gắng trong tương lai có thể tiếp mẹ anh và cô vào trong thành phố sống. Anh hi vọng Tân Nguyệt sẽ gả cho anh, mặc dù hiện tại anh không có cách nào để đón cô vào thành phố, nhưng anh cố gắng làm cho Tân Nguyệt trở thành người thành phố thực sự. Nhưng vò có Trần Lệ Lệ xúi giục mà cô không hồi đáp lại thư của anh, nên dẫn đến việc Hàn Minh Viễn không trở lại nữa. Chờ anh về thì cô đã lấy Trương Cường.

Ngay lúc Tân Nguyệt đang suy nghĩ về Hàn Minh Viễn bên tai lại vang lên tiếng leng keng, leng keng là tiếng chuông cửa xe đạp.

Vào những năm 1980, ở thôn Tuyền Thủy của cô và những thôn xung quanh người nào có xe đạp hẳn là rất hiếm, kiêu ngạo giống như những năm sau nhà ai có xe hơi.

Tân Nguyệt ngước nhìn theo tiếng chuông, thấy một thanh niên mặc áo lạnh chạy chiếc xe đạp mới tinh, hướng về bên này mà chạy. Đúng là oan gia ngõ hẹp khi cô nhìn kỹ thấy đó là Lý Kiến Quân thì tim cô như bị siết chặt.

Lúc này Lý Kiến Quân nhìn thấy cô, hắn ta lập tức tăng tốc chạy về phía Tân Nguyệt.

Lý Kiến Quân và cô là cùng tuổi, sau khi hắn tốt nghiệp cấp ba xong được họ hàng sắp xếp vào một xưởng trong huyện thành đi làm. Cũng vì cha hắn là bí thư chi bộ nên Lý Kiến Quân được xem như thanh niên ưu tú nhất thôn.