Kiều Anh không muốn oan uổng ai. Có thể là cô buồn lo vô cớ. Nhưng vấn đề gì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình cô, cô sẽ bóp chết nó từ trong trứng nước. Kiều Anh mỉm cười hỏi bố cô: "Sao bác bán hoa quả lại cho nhà chúng ta quần áo vậy?"
Mẹ và chị cô lúc này cũng không xem quần áo nữa mà đều quay sang nhìn bố cô. Trước ba đôi mắt nhìn như vậy bố cô đột nhiên vỗ trán nói: "Quên kể cho mấy mẹ con, chị bán hoa quả là chủ quầy hàng nơi nhà mình nhập hàng. Hoa quả ở đấy chất lượng tốt mà giá cả thấp hơn so với quầy hàng khác." Sau đó nhìn mẹ cô nói: "Chị chủ nhận anh vào làm thuê trong quầy hàng. Mỗi ngày được trả hai mươi nghìn, bao bữa sáng. Thấy anh làm việc chăm chỉ nên rất quý anh. Nghe nói nhà mình có hai cô con gái nên mới mang quần áo cũ của con chị ấy cho nhà mình. Anh định nói chuyện này qua điện thoại nhưng em chẳng bảo phí điện thoại cao cần nói ngắn gọn sao, nên anh không nói."
Kiều Anh cho bố cô một cái xem thường, chuyện quan trọng thế mà lại sợ mất phí điện thoại. Chưa kịp hỏi tiếp thì mẹ cô đã cười lạnh nói: "Hóa ra là lỗi của em à?"
Bố cô là đầu gỗ cũng biết mình nói sai rồi vội vàng nhận lỗi: "Không phải lỗi của em mà là anh sai." Sau đó bố cô giải thích: "Lúc trước mang tiền lên Hà Nội, đến nơi mới biết được chỗ ở trọ rất hỗn loạn. Một nhà trọ có mười mấy hai mươi người ở, anh cầm tiền trong người cứ lo lắng bị trộm mất, mấy ngày không dám ngủ." Đây là điều bố cô luôn giấu, sợ ba mẹ con cô lo lắng. Thấy ba mẹ con nhìn mình ông lại tiếp tục nói: "Sau lại đi tìm hiểu được nơi nhập hàng, anh nghĩ cứ đổi tiền thành hoa quả gửi về cho em cho an toàn. Nhưng tiền anh mang đi cùng với tiền anh kiếm được chỉ đủ ba lần nhập hàng. Lúc đấy lại không ai về quê để nhờ gửi tiền lên. Nên anh nghĩ cách nợ tiền hàng với chị chủ quầy hàng. Nhưng anh và chị chủ không thân cũng chẳng quen, ai lại cho anh nợ tiền nên anh tìm cách để chị chủ nhận anh vào làm thuê. Có tầng này quan hệ, lúc nợ tiền hàng cũng dễ dàng hơn." Nhưng chung quy việc này không được sáng rọi trái với bản tính thật thà của ông nên ông không dám nói với vợ con.
TruyenHDKiều Anh nghe xong vẫn có điều khó hiểu liền hỏi: "Bố có thể về quê lấy tiền mà."
Bố cô lại ngại ngùng lên: "Bố sợ về bị người ta bảo là quỵt nợ không trả tiền. Hôm nay chị chủ bảo về bố mới dám về."
Kiều Anh không còn gì để nói. Sự thật cách xa tưởng tượng của cô cả vạn dặm. Làm cô sợ bóng sợ gió một hồi.
Mẹ cô lúc này nào còn giận dỗi gì bố cô nữa. Bà lo lắng hỏi: "Giờ còn thiếu bao nhiêu tiền hàng nữa? Lúc đi anh nhớ cầm tiền mang trả cho người ta."
Bố cô thế mà lại ngẩng đầu ưỡn ngực lên nói: "Anh trả hết rồi."
Ba mẹ con cô kinh ngạc nha, ai vừa rồi vì có thể nợ tiền hàng đến chiêu làm con tin đều nghĩ ra được. Vậy mà chỉ trong chớp mắt lại nói trả hết nợ rồi. Thấy ba mẹ con cô không tin bố cô cười xán lạn nói: "Anh tìm thêm một công việc mới." Sau đó Kiều Anh biết được bố cô không chỉ làm dân khuân vác giờ lại kiêm chức bán than. Đúng vậy, công việc mới bố cô tìm được là bán thán tổ ong dạo. Chẳng là, bố cô làm khuân vác trong quầy hàng từ hai giờ đến bảy giờ sáng. Còn lại thời gian là tự do. Bố cô người mang nợ nần trong người đâu chịu ngồi yên. Ông đi tìm việc làm kiếm thêm thu nhập. Sau đó ông nhìn thấy thương cơ. Hà Nội chẳng phải đang mùa đông sao, nhu cầu rất cao than để sưởi ấm và nấu nướng. Rất trùng hợp làng cô có người làm nghề đúc than tổ ong. Bố cô theo chân người làng đến cơ sở làm than rồi mua than của người ta mang đi bán.
"Mỗi một viên có thể lợi nhuận hai trăm đồng đấy. Bố một buổi chiều có thể bán được năm mươi đến tám mươi viên." Bố cô vô cùng tự hào nói cho chị em cô.
Kiều Anh mới không thấy tiền sáng mắt đâu, làm nghề than độc hại lại nặng nhọc chứ sung sướиɠ gì. Cô khuyên bố cô: "Than rất độc hại cho sức khỏe, bố làm trong quầy đã vất vả rồi. Tiền kiếm nhiều cũng không bằng sức khỏe của mình." Mẹ cô cũng lo lắng lên vội khuyên can, nhưng bố cô lại có lập luận riêng: "Bố chỉ chở than đi bán thôi. Mất chút sức lực, còn thời gian tiếp xúc với than không nhiều."
Mắt thấy bố cô đã quyết định làm công việc này, Kiều Anh chỉ phải dặn dò: "Bố nhớ lấy khăn bịt mũi và miệng lại, đừng hít phải bụi than vào phổi." Bây giờ không thịnh hành khẩu trang, lấy khăn vải thay thế hiệu quả chưa chắc đã cao nhưng có chút ít còn hơn không.
Mẹ cô mở tủ lấy một mảnh vải ra, ước lượng khuôn mặt bố cô, trực tiếp làm ra hai khăn che mặt đưa cho bố cô nghiêm khắc nói: "Nhớ rõ mang lên đấy, nếu mà anh không mang thì về quê làm ruộng đi đừng đi làm nữa. Em không muốn làm quả phụ đâu."
Bố cô nào dám không nghe, chỉ biết điên cuồng gật đầu, mẹ cô bảo gì bố cô đều nghe hết. Không khí gia đình cô cũng đỡ căng thẳng hơn chút ít. Cũng hơn mười hai giờ trưa, mẹ cô đuổi hai chị em cô đi ngủ.
Kiều Anh mí mắt cũng trầm xuống, nhưng cô không muốn ngủ. Thật là đau đầu, cứ mỗi lần tưởng yên ổn ông bố cô lại cho một cái bất ngờ. Có lẽ phải tìm cho bố cô một nghề nghiệp để ông đỡ phải có những suy nghĩ không an phận. Nghĩ một lát, không nghĩ ra được cái gì cô cũng ngủ rồi.
Kiều Anh bị mùi hương từ nhà bếp bay tới gọi tỉnh. Cô hai mắt nhập nhèm theo mùi hương tìm được mẹ cô đang làm ruốc ở dưới bếp. Mẹ cô cũng vừa lúc đổ nốt mẻ ruốc cuối cùng ra mâm. Nhìn mâm ruốc mới ra chảo thơm ngào ngạt, Kiều Anh nuốt vài ngụm nước miếng. Lại nhìn dưới chân mẹ cô, em mèo đã đứng gác từ lâu. Kiều Anh một tay vớt nó vào lòng, một tay ấn nhẹ đầu nó oán trách: "Đúng là đồ tham ăn."
Mẹ cô nghe thấy lời này lắc đầu nói: "Chủ tớ đều cùng một đức hạnh, đừng có mà chó chê mèo lắm lông." Nói xong lấy chiếc bát nhỏ gắp đầy bát ruốc đưa cho cô. Kiều Anh nhận lấy cám ơn mẹ cô rồi ôm mèo lên nhà cùng nhau chia sẻ.
Buổi chiều thật mau trôi qua, buổi tối cũng tới rồi. Ăn xong cơm tối, cả nhà lại ngồi cùng nhau nói chuyện. Nói thật, thời tiết mùa đông ngồi trên bàn nói chuyện rất lạnh lẽo. Nhưng biết sao được ngày mai bố cô đã đi làm rồi, có nhiều chuyện để nói. Vẫn là những câu dặn dò cũ rích, nhưng ở trong hoàn cảnh này ai cũng kiên nhẫn lắng nghe. Nhớ đến bố cô không có tiền làm liều, mẹ cô vẫn là cầm tiền cho bố cô mang đi. Bố cô luôn miệng chối từ, hai ông bà đẩy qua đẩy lại hoa cả mắt. Kiều Anh dở khóc dở cười nhìn bố cô nói: "Con nhớ bố không có xe, bố dùng cái gì vận chuyển than vậy?"
Câu hỏi của Kiều Anh làm bừng tỉnh cả nhà, thứ quan trọng thế mà không ai nhớ ra nó. Bố cô lúc trước là mượn người trong làng xe Thồ để chở than đi bán. Nhưng ai cho mượn mãi được, phải tự mua xe mới mà dùng. Nghe ông miêu tả, nếu lại mua xe đạp để chở than bố cô phải đi bộ đẩy xe vừa vất vả lại hiệu quả không cao. Kiều Anh cái khó ló cái khôn nói: "Bố mua một chiếc xe đạp ba bánh, vừa chở được nhiều hàng lại ngồi lên đi được, nhanh hơn đi bộ bao nhiêu lần."
Bố cô nghe xong cũng tâm động không thôi, chết cái em xe này đắt hơn xe đạp thường nhiều. Bố cô băn khoăn hồi lâu cũng không quyết định được. Kiều Anh tiếp tục dụ dỗ bố cô: "Bố đạp xe sẽ đi được xa hơn, bán được càng nhiều hàng hơn chứ sao?"
Cuối cùng bố cô cũng thỏa hiệp, nhưng ông vẫn đau lòng tiền. Không biết bán bao nhiêu viên than mới hòa vốn. Cuộc họp gia đình kết thúc trong êm đẹp, ai đi làm việc người lấy. Đến tám giờ cả nhà cô tắt điện đi ngủ.