Chương 15: Đãi cát đào ngao(1)

Nhà bọn họ cách bãi biển không xa, đi tầm mười phút đã đến, chỉ là sau khi đến bãi biển mọi người không đi thẳng tới bãi cát mà đi dọc theo bờ đi tiếp ra chỗ bến tàu.

Dưới bãi cát có ngao cát để đào nhưng mà vẫn phải tìm, bãi cát của bọn họ cũng không nhỏ, không phải chỗ nào cũng đều có ngao cát tùy tiện xúc mấy cái là đào được.

Ngao cát là một loại sò, cũng có thể gọi là sò hoa, chỉ là người trong thôn bọn họ gọi ngao cát quen rồi, bởi vì ngao là đào từ dưới cát lên.

Đừng nhìn tới đào từ dưới cát lên nhưng bên trong đa phần đều không có cát, thỉnh thoảng đào lên có cát trong đó cũng chỉ cần nuôi một đêm là có thể lấy ra ăn được.

Lấy nấu canh hoặc lúc nấu tô mì thả vài con ngao cát vào khỏi phải nói tươi ngon đến chừng nào.

Chút sò trong chợ ở đời sau kia người trong thôn bọn họ đều không thích ăn, không nói đến bọn họ tự đến bờ biển đào được dễ mà chất thịt cũng không thơm ngon bằng ngao cát của bọn họ.

Với lại ngao cát trên bãi cát của bọn họ không giống sò hoa trên thị trường lắm, ngao cát có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ thì có bằng cái móng tay, con lớn cũng bằng sò hoa nhưng mà con nhỏ cũng cực kỳ nhiều thịt.

Mỗi ngày có hai lần thủy triều lên và hai lần thủy triều xuống, hằng ngày khi thủy triều xuống sẽ có trẻ nhỏ đào cát vui chơi, nhưng vào ngày mồng một và mười lăm sẽ có nhiều người tới đào hơn.

Hơn nữa người dân trong thôn có thói quen đào ngoài bãi cát chỗ bến tàu vì chỉ chỉ đến ngày mồng một và mười lăm thủy triều mới rút sâu để lộ bãi cát trên đó, bình thường dù là thủy triều lên hay xuống chỗ đó đều đầy nước.

Mỗi khi lộ ra phía dưới bãi cát đó có rất nhiều ngao cát, bờ đá ngầm cũng sẽ lộ ra, trên đá ngầm còn có sò lụa hàu các thứ có thể nạy, còn có thể nhặt ốc cay.

Dựa núi ăn núi, dựa biển ăn biển!

Ở gần bờ biển chỉ cần nhanh một chút là sẽ không bị đói.

Sau khi đến bến tàu, bọn họ đi dọc theo những tảng đá dốc đứng đi xuống, lúc này thủy triều đã xuống lộ ra một bãi cát nhỏ, trên bờ cát đã có mấy người phụ nữ ngồi đó đào cát.

Bình thường việc đãi biển này đều là do phụ nữ trẻ con trong nhà làm, từ sau khi kết hôn tới giờ Diệp Diệu Đông chưa đến bờ biển chơi lần nào, cũng không phải trẻ con cho nên không còn cảm giác mới lạ gì với bãi cát này nữa.

Nhưng sau khi sống lại không biết có phải là vì trải qua thăng trầm hay không mà cảm xúc trong lòng anh không giống trước, đối với bãi biển này có thêm một ít cảm giác mới mẻ.

Anh đi đầu đi tới nhìn cái thùng bên cạnh các phụ nữ trong thôn một chút: “Có đào được đồ không? Ai da, có thật này, đây là đào bao lâu rồi?”

Mọi người đều cầm muỗng ngồi trong bãi cát vùi đầu đào, không ai phản ứng anh.

Một tên đàn ông chơi bời lêu lổng cả ngày, nghĩ rằng bọn họ cũng giống như anh sao, có thời gian để nói chuyện tầm phào không bằng chuyên công đào thêm hai cái không phải hơn à?

Không ai phản ứng lại anh Diệp Diệu Đông cũng không tức giận, thấy con trai vẫn ngồi xổm một mình nghịch cát trên bờ anh lại đi về bên cạnh vợ mình, chỉ mới ngồi một hồi như thế mà trong thau của cô đã nhiều thêm sáu bảy con ngao cát rồi.

Nghe leng keng hai tiếng, lại thêm hai con nữa, anh ngồi xổm xuống: “Em đào khá nhanh đấy.”

Muỗng là công cụ thiết thực nhất để đào ngao cát, không có ngoại lệ!

Có người không cầm lên tay cầm gỗ mà cầm chỗ mặt muỗng để cạo luôn.

Lâm Tú Thanh cầm chỗ mặt muỗng không ngẩng đầu lên nói: “Quen tay hay việc, với lại cái này cũng không cần kỹ xảo gì, đào cát là được.”

Ừm, việc này khi còn bé anh đã làm không ít, trẻ con lớn lên bên bờ biển chơi nhiều nhất chính là đào cát.

Tới cũng đã tới vậy anh cũng không thể cứ đứng nhìn, không có muỗng để đào anh trực tiếp dùng tay đào.